DỰ Án tăng cưỜng năng lực quốc gia ứng phó VỚi biếN ĐỔi khí HẬU Ở việt nam nhằm giảm nhẹ TÁC ĐỘng và kiểm soát phát thải khí nhà KÍNH


Xác định các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu



tải về 0.61 Mb.
trang12/15
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích0.61 Mb.
#32805
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

2. Xác định các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu


Trên cơ sở kết quả đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và khả năng tổn thương do biến đổi khí hậu đối với lâm nghiệp, cần xây dựng và lựa chọn các giải pháp ứng phó với BĐKH. Các nội dung gồm:

  • Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn xác định các giải pháp ứng phó với BĐKH trong lâm nghiệp;

  • Xác định các giải pháp ứng phó với BĐKH đối với lĩnh vực lâm nghiệp trên phạm vi quốc gia và các vùng sinh thái, các hệ sinh thái dễ bị tổn thương. Những vấn đề ưu tiên cần tập trung là: i) quản lý rừng bền vững nhằm giảm thiểu mức độ tổn thương cho các hệ sinh thái và gia tăng độ che phủ của rừng; ii) nâng cao chất lượng rừng và năng lực phòng hộ của rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển; iii) xây dựng và triển khai các chiến lược, kế hoạch quản lý cháy rừng, sâu bệnh hại rừng; và; iv) phục hồi rừng và chống mất rừng; mở rộng các vùng, phân khu bảo vệ và kết nối chúng với các khu vực thích hợp nhằm mở rộng khu cư trú, hành lang đa dạng sinh học;

  • Đánh giá hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường của các giải pháp đã được xác định; lựa chọn các giải pháp ưu tiên đối với vùng, địa phương;

  • Xây dựng và triển khai một số dự án thí điểm ứng phó với BĐKH đối với các vùng, các hệ sinh thái nhạy cảm và dễ bị tổn thương do BĐKH, đặc biệt đối với các vùng, hệ sinh thái dễ bị tổn thương;

3. Xây dựng và triển khai chương trình khoa học công nghệ về biến đổi khí hậu


Xây dựng và triển khai chương trình khoa học công nghệ quốc gia nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng các thể chế, chính sách và kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH. Các nội dung bao gồm:

  • Xây dựng danh mục các đề tài KHCN về BĐKH trong từng giai đoạn, kể cả các nghiên cứu về cơ sở khoa học và phương pháp luận; xác định mục tiêu, nội dung, sản phẩm của từng đề tài nghiên cứu;

  • Xây dựng cơ sở dữ liệu về BĐKH phục vụ việc nghiên cứu, đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp ứng phó với BĐKH;

  • Nghiên cứu các tác động của BĐKH đến KT-XH, môi trường; phân tích và đánh giá khía cạnh kinh tế của các hoạt động thích ứng với BĐKH;

  • Nghiên cứu phát triển/nghiên cứu ứng dụng công nghệ ứng phó với BĐKH; chuyển giao công nghệ ứng phó với BĐKH cho các ngành, địa phương để ứng dụng khi triển khai kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH;

  • Triển khai các đề tài, đề án hợp tác quốc tế về BĐKH, nhận chuyển giao và ứng dụng các công nghệ thân thiện với khí hậu;

  • Triển khai các chương trình, dự án về cơ chế REDD, CDM và các hoạt động liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng.

4. Nâng cao nhận thức, phát triển nguồn lực khoa học công nghệ và tài chính về BĐKH

Các nội dung cho giải pháp này cần bao gồm:

  • Xây dựng kế hoạch về thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho các cơ quan quản lý ở các cấp, tổ chức, cộng đồng và cá nhân liên quan. Các hoạt động nên được tập trung vào: phổ cập những kiến thức chung về BĐKH và cung cấp thông tin sâu hơn cho các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

  • Xây dựng và biên soạn các tài liệu tuyên truyền, giáo dục và đào tạo cho từng đối tượng cụ thể có liên quan; sử dụng các phương tiện truyền thông như sách, báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình để phổ biến kiến thức về BĐKH;

  • Đánh giá nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực về BĐKH;

  • Đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ quan quản lý ở các cấp, các cơ quan nghiên cứu phục vụ các hoạt động về BĐKH;

  • Khuyến khích các nhà khoa học trong nước tham gia các chương trình nghiên cứu quốc tế liên quan đến BĐKH và lâm nghiệp;

  • Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn cho nghiên cứu KHCN và đào tạo về BĐKH; lồng ghép các hoạt động KHCN về BĐKH trong Chương trình mục tiêu quốc gia, Khung kế hoạch hành động của ngành;

  • Huy động và sử dụng các nguồn kinh phí và chuyển giao công nghệ từ các hoạt động hợp tác song phương, đa phương, từ các chính phủ, các tổ chức quốc tế.

5. Tăng cường năng lực tổ chức, hoàn thiện thể chế, chính sách về biến đổi khí hậu


Giải pháp này bao gồm các nội dung:

  • Rà soát các văn bản pháp lý liên quan đến phát triển lâm nghiệp và BĐKH của ngành, từ đó xác định những văn bản cần ban hành, cần sửa đổi bổ sung;

  • Phát triển khung pháp lý và cơ chế quản lý nhằm tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích vai trò và trách nhiệm của các cấp chính quyền, cũng như của khối tư nhân trong thích ứng và giảm nhẹ BĐKH;

  • Xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện ứng phó với BĐKH giữa các lĩnh vực thuộc Bộ Nông nghịêp và Phát triển nông thôn; giữa các cơ quan nghiên cứu và cơ quan quản lý ở các cấp.

6. Tăng cường hợp tác quốc tế về BĐKH trong lĩnh vực lâm nghiệp


Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm góp phần giải quyết hai yêu cầu chính là: Tranh thủ và sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ của quốc tế, bao gồm tài chính, chuyển giao công nghệ mới thông qua các kênh hợp tác song phương và đa phương; và Tham gia các hoạt động hợp tác khu vực và toàn cầu về BĐKH. Các nội dung cần quan tâm gồm:

  • Phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo Chương trình hành động thích ứng với BĐKH ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, đẩy mạnh tuyên truyền tới các nhà tài trợ, đối tác quốc tế;

  • Đàm phán, ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác đa phương và hợp tác song, các chương trình, dự án liên quan đến BĐKH và lâm nghiệp, các dự án liên quan đến bảo tồn và hấp thụ các bon;

  • Lập kế hoạch khác thác, sử dụng nguồn vốn viện trợ từ các Quỹ đa phương, Quỹ thích ứng với BĐKH của các tổ chức quốc tế và viện trợ song phương của các nước phát triển;

  • Tham gia các hội nghị, hội thảo, thảo luận đàm phán quốc tế để xây dựng các thỏa thuận, các chương trình hợp tác về BĐKH trong lâm nghiệp;


tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương