DỰ Án tăng cưỜng năng lực quốc gia ứng phó VỚi biếN ĐỔi khí HẬU Ở việt nam nhằm giảm nhẹ TÁC ĐỘng và kiểm soát phát thải khí nhà KÍNH


Tác động của BĐKH đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn



tải về 0.61 Mb.
trang11/15
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích0.61 Mb.
#32805
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

4.5. Tác động của BĐKH đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn


Việt Nam có bờ biển dài 3.260km, hơn một triệu km2 lãnh hải và trên 3.000 hòn đảo gần bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng đất thấp ven biển. Những vùng này hàng năm phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô. BĐKH và nước biển dâng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng nói trên, làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi ro lớn đối với các công trình xây dựng ven biển như đê biển, đường giao thông, bến cảng, các nhà máy, các đô thị và khu dân cư ven biển.

BĐKH, đặc biệt là mực nước biển dâng và nhiệt độ nước biển tăng ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển và ven biển, gây nguy cơ đối với các rạn san hô và rừng ngập mặn, ảnh hưởng xấu đến nền tảng sinh học cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản ven biển.



Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở các vùng cửa sông và ven biển. Ở Việt Nam rừng ngập mặn phân bố rộng khắp từ miền Bắc đến miền Nam. Ở miền Nam rừng ngập mặn chủ yếu phân bố ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, vv và ở miền Bắc chủ yếu là ở vùng Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn là hệ sinh thái đặc thù và rất nhạy cảm với những thay đổi của điều kiện môi trường. Tác động tiềm tàng của BĐKH lên rừng ngập mặn ở Việt Nam có thể gồm:

    • Do nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi sẽ tạo ra các vùng khí hậu phù hợp với sự phân bố của một số cây ngập mặn nơi chúng chưa từng có phân bố tự nhiên. Một số loài cây ngập mặn có vùng phân bố tự nhiên ở phía Nam có thể gây trồng ở một số vùng ở phía Bắc.

    • Do nhiệt độ tăng hàm lượng CO2 trong nước biển tăng làm cho rạn san hô bị suy thoái. Do rạn san hô ở phía ngoài biển giữ chức năng bảo vệ rừng ngập mặn ở phía trong bị suy thoái theo.

    • Do mức nước biển dâng lên nên rừng ngập mặn sẽ phải chuyển dịch vào trong cửa sông, nếu thích nghi được thì tồn tại còn ngược lại sẽ bị tiêu diệt. Xu hướng chung là diện tích rừng ngập mặn có nhiều nguy cơ bị thu hẹp. Tuy nhiên nếu mực nước biển dâng đủ chậm, thì rừng ngập mặn có thể thích nghi bằng cách thay đổi cấu trúc rễ, mọc cao hơn và mở rộng phân bố hướng về phần đất liền hoặc có thể tăng khả năng cố định bùn cát. Hai vùng phân bố rừng ngập mặn chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng sẽ chịu tác động mạnh mẽ do tác động của mực nước biến dâng.

    • Ảnh hưởng của lượng mưa đối với rừng ngập mặn tuỳ thuộc vào mức độ thay đổi của lượng mưa. Nhìn chung lượng mưa tăng sẽ góp phần làm tăng sinh trưởng của rừng và tăng mức đa dạng của loài. Ngược lại, lượng mưa giám sẽ tạo nên các tác động làm hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của rừng ngập mặn. Bão với tần suất tăng và cường độ tăng sẽ hủy hoại rừng ngập mặn. Nếu lượng mưa tăng, lượng trầm tích tăng sẽ làm giảm quang hợp của cây trong rừng ngập mặn.

    • Các nhân tố gây áp lực và làm tăng tác động âm tính của BĐKH đối với rừng ngập mặn mạnh hơn so với các thảm thực vật ở trong lục địa, đó là: chia cắt vùng phân bố (do phát triển nuôi trồng thủy sản), chuyển đổi sử dụng đất (làm muối, trồng cói, cây lúa), khai thác quá mức (gỗ, củi) và ô nhiễm nước nhiều nơi rất nặng.

    • Tuy nhiên có thể nhận xét rằng nhiệt độ tăng và nồng độ CO2 tăng sẽ làm tăng quang hợp cho rừng ngập mặn, năng suất sinh học rừng ngập mặn sẽ gia tăng nếu trong giới hạn thích nghi.

    • Hậu quả của việc suy thoái rừng ngập mặn sẽ kéo theo các tác động khác, đó là gia tăng nguy cơ xói lở bờ biến, tăng mức độ phá huỷ đối với vùn ven biển do tác động của bão, lốc, và sóng biến. Một tác động khác khi rừng ngập mặn bị suy thoái là đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng ngập mặn cũng bị tác động mạnh mẽ theo hướng tiêu cực.

Ngoài hệ sinh thái rừng ngập mặn thì hệ sinh thái rừng tràm cũng là một hệ sinh thái ven biển và rất nhạy cảm với tác động của BĐKH. Nguy cơ lớn nhất đối với hệ sinh thái rừng tràm là mực nước biến dâng sẽ làm gia tăng quá trình mặn hóa ở các vùng cửa sông, các vùng ven biển. Nước và đất nhiễm mặn quá giới hạn cho phép thì sẽ làm cho rừng tràm chết và do đó diện tích rừng tràm sẽ bị thu hẹp. Hơn nữa, nhiệt độ tăng cao và hạn hán sẽ làm tăng nguy cơ tiềm ẩn về cháy rừng, đặc biệt là trong các tháng mùa khô.

5. GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH TRONG LÂM NGHIỆP

5.1. Giải pháp ứng phó với BĐKH trong lâm nghiệp


Nhận thức rõ về mức độ ảnh hưởng của BĐKH, Chính phủ Việt Nam đã sớm phê duyệt Công ước khung của Liên hịêp quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto. Điều này thể hiện rõ quyết tâm và cam kết của Việt Nam trong cuộc chiến với BĐKH. Quyết tâm và nỗ lực của Việt Nam được thể hiện tại Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 2 tháng 12 năm 2008 về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH. Quyết định này đã nêu ra 9 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm ứng phó BDĐH trong giai đoạn 2009 – 2015 với nguồn kinh phí dự kiến do Chính phủ đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng.

Trên cơ sở Quyết định của Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 2730/QĐ-BNN-KHCN ngày 5 tháng 9 năm 2008 về Ban hành Khung Chương trình hành động thích ứng với BĐKH ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2008 – 2020. Khung chương trình đưa ra 5 nhiệm vụ và nhiều hoạt động dự kiến thực hịên cho giai đoạn này.



Ứng phó với BĐKH cần được triển khai theo hướng kết hợp nghiên cứu với thực hiện các giải pháp ứng phó. Giải pháp ứng phó với BĐKH phải được xây dựng dựa trên những hiểu biết đầy đủ về diễn biến của BĐKH và tác động của BĐKH trong lâm nghiệp, đặc biệt là các vùng, các hệ sinh thái nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Dưới đây đề xuất một số giải pháp ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực lâm nghiệp.

1. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trong lâm nghiệp cho các vùng sinh thái, các hệ sinh thái và các vùng nhạy cảm, dễ bị tổn thương


Các nội dung cần quan tâm bao gồm:

  • Trên cơ sở các kịch bản BĐKH đã được xây dựng, cần đánh giá tác động trước mắt và lâu dài của BĐKH, đặc biệt là các vùng, các hệ sinh thái và các cộng đồng dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH;

  • Đánh giá tác động của BĐKH, đặc biệt là nước biển dâng, đến các các hệ sinh thái ven biển, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng tràm;

  • Đánh giá các cơ hội của lâm nghiệp trong ứng phó với BĐKH. BĐKH có tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng là cơ hội cho việc bảo vệ và phát triển rừng, các dịch vụ môi trường rừng và công nghệ thân thiện với môi trường. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam thì cơ hội sử dụng Quỹ đa phương ứng phó với BĐKH và các nguồn vốn ứng phó khác của các nước, cơ hội về Cơ chế phát triển sạch (CDM), sáng kiến về giảm phát thải do phá rừng và suy thoái rừng (REDD), cơ chế chi trả dịch vụ môi trường (PES).


tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương