DỰ Án tăng cưỜng năng lực quốc gia ứng phó VỚi biếN ĐỔi khí HẬU Ở việt nam nhằm giảm nhẹ TÁC ĐỘng và kiểm soát phát thải khí nhà KÍNH


PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG CỦA BĐKH ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP



tải về 0.61 Mb.
trang7/15
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích0.61 Mb.
#32805
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15

4. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG CỦA BĐKH ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP

4.1. Tác động tiềm tàng của BĐKH đến thay đổi ranh giới các hệ sinh thái rừng tự nhiên và rừng trồng


4.1.1. Sự thay đổi ranh giới phân bố của các hệ sinh thái rừng tự nhiên

Nghiên cứu về vấn đề này còn rất hạn chế cả trên phương diện quốc tế và trong nước. Hầu hết các đánh giá mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận định của chuyên gia và một vài quốc gia đã sử dụng phương pháp mô hình hóa. Đánh giá của IPCC năm 2007 cho rằng các hệ sinh thái rừng tự nhiên sẽ bị tác động bởi BĐKH. Đó là sự thay đổi ranh giới các kiểu rừng và phân bố. Xu hướng chung là có sự dịch chuyển một số loài cây họ dầu ra phía Bắc do sự ấm lên của nhiệt độ và lượng mưa thay đổi.

Ở Việt Nam mới chỉ có đánh giá sơ bộ về tính dễ bị tổn thương trong lâm nghiệp. Nghiên cứu này sử dụng Chương trình bản đồ khí hậu Việt Nam do Trevor H. Booth xây dựng năm 1996 để đánh giá những biến đổi về ranh giới của 3 kiểu rừng tự nhiên quan trọng và có đủ cơ sở dữ liệu để chạy mô hình là: kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới và rừng thưa cây họ dầu (Vũ Tấn Phương và cs, 2008).

Về bản chất phương pháp đánh giá này dựa trên các nhu cầu sinh thái của từng kiểu rừng và các kịch bản BĐKH được công bố (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009) để xác định vùng khí hậu thích hợp cho các hệ sinh thái rừng. Các nhân tố khí hậu xem xét khi đánh giá bao gồm:



  • Lượng mưa bình quân năm (mm/năm)

  • Chế độ mưa

  • Các tháng mùa khô (tháng)

  • Nhiệt độ tối cao của tháng nóng nhất (OC)

  • Nhiệt độ tối thấp của tháng lạnh nhất (OC)

  • Nhịêt dộ trung bình năm (OC)

Kết quả đánh giá về vùng khí hậu thích hợp cho sự phân bố của kiểu rừng khộp, rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đối và rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới được tổng hợp ở bảng 4 (Vũ Tấn Phương và cs, 2008). Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số nhận định sau về sự thay đổi ranh giới và diện tích của 3 hệ sinh thái rừng đặc trưng này theo các kịch bán BĐKH vào năm 2020, 2050 và 2100 như sau:

1. Đối với kiểu rừng khộp:

Nếu BĐKH xảy ra như kịch bản công bố, rừng khộp sẽ không còn là vùng “đặc hữu” của Tây Nguyên. Do sự ấm lên của nhiệt độ và thay đổi lượng mưa, một số vùng phía Bắc sẽ trở nên những vùng có điều kiện khí hậu phù hợp với sự phát triển của rừng khộp. Với vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên BĐKH sẽ dẫn đến đìeu kiện khí hậu thay đổi theo hướng bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của rừng khộp. Do đó diện tích rừng khộp ở một số tỉnh Nam Trung Bộ sẽ bị thu hẹp nhanh chóng và có thể chỉ còn phân bố ở một số tỉnh ở Tây Nguyên và ở một số tỉnh phía Bắc như Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hòa Bình. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vùng khí hậu thích hợp cho sự phân bố của rừng khộp sẽ chịu tác động theo mỗi kịch bản biến đổi khí hậu. Phân bố của hệ sinh thái rừng này sẽ giảm đi đáng kể nếu BĐKH diễn ra gay gắt hơn. Cụ thể là:



  • Theo kịch bản BĐKH vào năm 2020, nhiệt độ trung bình năm tăng thêm từ 0,3 – 0,5OC và lượng mưa tăng khoảng 0,3 – 1,4%, thì diện tích vùng khí hậu thích hợp cho rừng khộp vào năm 2020 có xu hướng tăng lên đáng kể, chiếm khoảng 4,6% diện tích toàn quốc (so với 1,17% tại năm 2000) tương đương với 1.540.000 ha. Một số tỉnh phía Bắc sẽ có điều kiện thời tiết giống với một số tỉnh Tây Nguyên có rừng khộp, biên độ nhiệt giữa các tháng và các mùa trong năm không còn lớn nữa, số tháng mùa khô trong năm có thể tăng lên, sự phân chia mùa khô và mùa mưa sẽ rõ ràng hơn.

  • Theo kịch BĐKH vào năm 2050, nhiệt độ trung bình năm tăng thêm từ 0,8 – 1,0OC và lượng mưa tăng thêm từ 0,8 – 4,1%), thì diện tích vùng khí hậu thích hợp cho rừng khộp có thể trở lại khu vực phân bố nguyên sinh của nó. Trong điều kiện này, miền Bắc sẽ không có khí hậu phù hợp với rừng khộp và do đó rất khó có sự xuất hiện của rừng khộp ở vùng này. Tổng diện tích rừng khộp trên toàn quốc sẽ giảm đi đáng kể, ước tỉnh rừng khộp chiếm khoảng 1,5%, tương đương với khoảng 500.000 ha. Tây Nguyên vẫn là nơi phân bố tập trung và chủ yếu của rừng khộp nhưng các diện tích này có xu hướng bị thu hẹp nhanh chóng.

  • Theo kịch bản BĐKH vào năm 2100, nhiệt độ trung bình năm tăng thêm từ 1,6 - 2,6OC và lượng mưa tăng thêm từ 1,5 - 7,9% thì hệ sinh thái rừng khộp có thể sẽ lại phân bố ở 2 khu vực miền Bắc và miền Nam do những vùng này có khí hậu thích hợp với rừng khộp. Tuy nhiên, diện tích và khu phân bố có khí hậu phù hợp bị thu hẹp đáng kể và ở khu vực Tây Nguyên là nơi phân bố chính của rừng khộp hiện nay sẽ còn lại một diện tích rất nhỏ và đặc biệt có nguy cơ biến mất khỏi khu vực phân bố nếu như biến đổi khí hậu diễn ra phức tạp hơn. Tổng diện tích vùng khí hậu thích hợp cho rừng khộp chỉ còn khoảng 300.000 ha, tức gần 1% (so với 1,17% hiện nay) diện tích toàn quốc.

2. Đối với hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới:

Tác động của BĐKH về sự thay đổi ranh giới của kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới cũng rất rõ nét. Các khả năng thay đổi về kiểu rừng này do sự thay đổi về điều kiện khí hậu đối với sự phân bố của nó bao gồm (Vũ Tấn Phương và cs, 2008):



  • Tới năm 2020, với kịch bản là nhiệt độ trung bình năm tăng thêm từ 0,3 – 0,5OC và lượng mưa tăng thêm từ 0,3 – 1,4% thì phân bố kiểu rừng này sẽ bị thay đổi đáng kể. Diện tích thích hợp về điều kiện khí hậu cho sự phân bố của hệ sinh thái rừng này sẽ được mở rộng ở vùng Tây Nguyên và Nam Bộ và do đó có thể làm tăng diện tích phân bố của kiểu rừng này. Với điều kiện khí hậu thay đổi theo hướng tích cực cho hệ sinh thái rừng này thì diện tích của kiểu rừng này có thể chiếm khoảng 4,44% diện tích tự nhiên toàn quốc, tương ứng với khoảng 1,5 triệu ha (so với 1,2 triệu ha tại năm 2000).

  • Năm 2050, với kịch bản nhiệt độ trung bình năm tăng thêm từ 0,8 – 1,0OC và lượng mưa tăng thêm từ 0,8 – 4,1% thì diện tích thích hợp về khí hậu cho sự phân bố của kiểu rừng này cũng có những thay đổi giống với kịch bản của năm 2020. Nghĩa là so với năm 2000 thì diện tích của kiểu rừng này có thể sẽ tăng thêm 4,44% và phân bố sẽ mở rộng vào phía Nam. Phần diện tích khí hậu thích hợp cho kiểu rừng này ở khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ gia tăng không đáng kể. Tuy nhiên có một phần diện tích khá lớn ở vùng Nam Bộ có điều kiện khá phù hợp với sự phân bố của hệ sinh thái này.

  • Vào năm 2100, trong điều kiện có sự thay đổi lớn hơn và khắc nghiệt hơn về nhiệt độ và lượng mưa, cụ thể là nhiệt độ trung bình năm tăng từ 1,6 – 2,6OC và lượng mưa tăng thêm từ 1,5 – 7,9% thì phân bố và diện tích của rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới bị giảm đi đáng kể ở cả 2 khu vực phân bố của nó là Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Theo kịch bản này, tổng diện tích thích hợp về khí hậu cho hệ sinh thái này vào năm 2100 chỉ còn khoảng 650 nghìn ha, chiếm khoảng 1,9% diện tích toàn quốc (so với 3,6% năm 2000).

3. Đối với kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới:

Hệ sinh thái rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới hiện tại (năm 2000) có diện tích khoảng 3,83 triệu ha, chiếm khoảng 11,4% diện tích toàn quốc. Kiểu rừng này phân bố khá rộng từ Bắc Trung Bộ tới miền Đông Nam Bộ. Trong 3 kiểu trạng thái rừng nghiên cứu, hệ sinh thái rừng kín rụng lá ẩm nhiệt đới có thể sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất theo các kịch bản khí hậu, đó là ranh giới và diện tích của nó không ngừng giảm ở tất cả các khu vực theo xu hướng tăng dần của nhiệt độ và lượng mưa. Cụ thể là:



          • Theo kịch bản BĐKH, vào năm 2020 nhiệt độ trung bình năm tăng thêm từ 0,3 – 0,5OC và lượng mưa tăng thêm từ 0,3 – 1,4%, thì diện tích loại rừng này có thể giảm xuống khoảng 2,25 triệu ha tương ứng với tỷ lệ che phủ 6,7% diện tích toàn quốc. Khu vực phân bố suy giảm nghiêm trọng ở vùng Bắc Trung Bộ và không suy giảm rất ít ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Kết quả này cho thấy với sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm ở mức vừa phải thì diện tích thích hợp về khí hậu cho hệ sinh thái này đã có những thay đổi rất lớn ở vùng Bắc Trung Bộ. Vùng khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của hệ sinh thái này giảm đi đáng kể, còn khoảng 1/2 diện tích so với diện tích phân bố năm 2000.

          • Năm 2050, với kịch bản nhiệt độ trung bình năm tăng thêm từ 0,8 – 1,0OC và lượng mưa tăng thêm từ 0,8 – 4,1% thì diện tích vùng khí hậu phù hợp cho kiểu rừng này cũng giảm đi đáng kể ở khu vực phân bố của chúng. Tổng diện tích thích hợp về khí hậu ước tính chỉ còn khoảng 1,3 triệu ha, chiếm khoảng 3,9% diện tích tự nhiên (diện tích của loại rừng này năm 2000 chiếm 11,4% diện tích tự nhiên toàn quốc). Do vậy, phân bố của kiểu rừng này cũng có thay đổi, diện tích phù hợp về khí hậu ở vùng Bắc Trung Bộ dần biến mất và khu vực có khí hậu phù hợp với phân bố của loại rừng này là ở vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

          • Với kịch bản BĐKH năm 2100, nhiệt độ trung bình tăng thêm từ 1,6 – 2,6OC và lượng mưa tăng từ 1,5 - 7,9% thì diện tích thích hợp về khí hậu đối với kiểu rừng này tiếp tục bị suy giảm so với năm 2000, nhưng mức giảm không đáng kể so với kịch bản của năm 2050. Cụ thể, tổng diện tích phù hợp về khí hậu cho kiểu rừng này còn lại khoảng 1,2 triệu ha, chiếm khoảng 3,5% tổng diện tích tự nhiên; so với năm 2050 thì diện tích này giảm đi khoảng 100 nghìn ha, điều này chứng tỏ những diện tích còn lại có mức độ phù hợp cao và đáp ứng được các nhu cầu sinh thái của kiểu rừng này trong điều kiện nhiệt độ và lượng mưa tăng lên khá cao. Phân bố của nó cũng không có sự thay đổi đáng kể, khu vực phân bố chủ yếu vẫn là Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Bảng 2. Ước tính diện tích thích hợp về khí hậu cho một số hệ sinh thái rừng theo các kịch bản BĐKH

Loại rừng

Hiện tại (2000)

Năm 2020

Năm 2050

Năm 2100

ha

%

ha

%

ha

%

ha

%

Rừng khộp

375.000

1,17

1.544.154

4,6

504.000

1,5

302.400

0,9

Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

1.210.900

3,6

1.492.283

4,44

1.492.283

4,44

651.480

1,94

Rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới

3.827.040

11,39

2.251.200

6,7

1.307.040

3,89

1.179.360

3,51

4.1.2. Sự thay đổi ranh giới vùng thích hợp đối với rừng trồng

Khác với hệ sinh thái rừng tự nhiên, các loài cây rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam có khá đầy đủ các thông tin liên quan đến nhu cầu sinh thái của loài, sinh trưởng, phạm vi phân bố vv…điều này có thể do rừng trồng không có những quan hệ phức tạp về mặt sinh thái, ảnh hưởng qua lại giữa các loài…của các cá thể và quần thể trong rừng tự nhiên.

Tuy nhiên cũng giống như các hệ sinh thái rừng tự nhiên, nghiên cứu xác định vùng trồng rừng thích hợp do biến đổi khí hậu cho rừng trồng còn rất hạn chế. Vũ Tấn Phương và cs năm 2008 đã lựa chọn và tiến hành đánh giá mức độ thích hợp của 2 loài cây Lát hoa (Churkasia talbularis) và Thông nhựa (Pinus merkusii) dưới tác động của BĐKH. Tác giả dựa vào đặc điểm sinh thái của loài và kịch bản BĐKH để đánh giá tác động của nó. Dựa trên phần mềm Chương trình bản đồ khí hậu Việt Nam do Trevor H. Booth xây dựng năm 1996. Nhóm nghiên cứu đã xác định các vùng thích hợp về khí hậu theo kịch bản BĐKH cho hai loài cây này. Một số kết quả chính được tóm tắt như sau:

1. Đối với Lát hoa:

Lát hoa là loài cây bản địa có giá trị kinh tế khá cao, phân bố chủ yếu ở miền Bắc. Vùng thích hợp với Lát hoa ở năm 2000 là khoảng 1 triệu ha, chiếm khoảng 3,11% tổng diện tích tự nhiên. Tuy nhiên tác động của BĐKH sẽ gây ra những tác động mạnh mẽ đến vùng thích hợp của loài cây này. Các đánh giá cụ thể vào các năm 2020, 2050 và 2100 như sau (Vũ Tấn Phương và cs, 2008):



    • Theo kịch bản của năm 2020, diện tích thích hợp về khí hậu cho sự phân bố của Lát hoa tăng lên đáng kể. Diện tích phù hợp về khí hậu với Lát hoa chiếm khoảng 3,6% diện tích tự nhiên toàn quốc, tương ứng với 1,2 triệu ha. Phân bố của Lát hoa không còn xuất hiện ở khu vực Tây Bắc và các tỉnh khu vực Trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Thay vào đó nó có thể phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai…..) và một phần diện tích nhỏ ở tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình.

    • Với kịch bản BĐKH cho năm 2050, diện tích thích hợp về khí hậu cho sự phân bố của Lát hoa giảm đi đáng kể. Diện tích này chiếm khoảng 2% tổng diện tích tự nhiên, tương ứng với 0,7 triệu ha (giảm 1,11% so với diện tích hiện tại). Diện tích vùng thích hợp về khí hậu cho sự phaâ bố của Laá hoa không nằm rải rác mà tập trung chủ yếu ở một số khu vực thuộc tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, sát biên giới Việt – Trung. Xu hướng mất dần khu phân bố của Lát hoa là khá rõ nét.

    • Với kịch bản BĐKH cho năm 2100, khí hậu có thể rất khắc nghiệt. Nhiệt độ trung bình năm tăng lên đáng kể, từ 1,6 – 2,6OC và lượng mưa tăng 1,4 – 7,9%. Tác động của sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ lên phân bố và diện tích của Lát hoa là rõ nét nhất. Khu vực có điều kiện khí hậu thích hợp cho sự phân bố của Lát hoa còn lại khá nhỏ và không tập trung. Diện tích thíưch hợp về khí hậu còn lại nằm chủ yếu tại tỉnh Hà Giang và có thể là cả Cao Bằng. Diện tích này chỉ còn chiếm khoảng 0,73% tổng diện tích tự nhiên, tương đương với khoảng 0,2 triệu ha.

2. Đối với Thông nhựa:

Ở Việt Nam, Thông nhựa hiện được trồng ở những vùng đồi thấp ven biển, chủ yếu ở các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ. Với điều kiện khí hậu hiện tại (năm 2000) thì diện tích phù hợp về khí hậu với Thông nhựa là khoảng 5,4 triệu ha, chiếm khoảng 16% tổng diện tích tự nhiên. Tác động của BĐKH đến vùng thích hợp về khí hậu cho Thông nhựa là khá rõ nét (Vũ Tấn Phương và cs, 2008), cụ thể là:



          • Vào năm 2020, phân bố và diện tích của Thông nhựa có thể thay đổi khi lượng mưa và nhiệt độ tăng lên. Khu vực thíưch hợp về khí hậu cho sự phân bố của Thông nhựa được mở rộng ra phía Bắc và diện tích thích hợp về khí hậu với Thông nhựa có thể chiếm tới 17,13% diện tích tự nhiên toàn quốc, tương ứng khoảng 5,8 triệu ha (hiện tại năm 2000 là 5,4 triệu ha).

          • Theo kịch bản năm 2050, xu hướng chung là diện tích thích hợp về khí hậu cho sự phân bố của Thông nhựa bị giảm đi nhanh chóng. Các diện tích thích hợp về khí hậu ở vùng Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên dần biến mất và có một phần diện tích nhỏ dịch chuyển lên phía Bắc. Diện tích thích hợp về khí hậu với Thông nhựa chiếm khoảng 12,61% tổng diện tích tự nhiên, tương đương 4,2 triệu ha.

          • Theo kịch bản năm 2100, nhiệt độ trung bình năm và lượng mưa tăng lên lần lượt là 1,6 - 2,6OC và từ 1,4 – 7,9% thì diện tích khu phân bố của Thông nhựa giảm đi đáng kể. Diện tích thích hợp về khí hậu với Thông nhựa chiếm khoảng 6,96% tổng diện tích tự nhiên, tương đương với 2,3 triệu ha. Khu vực phân bố chính là một số tỉnh ở phía Bắc và rải rác ở vùng Nam Trung Bộ.


tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương