DỰ Án tăng cưỜng năng lực quốc gia ứng phó VỚi biếN ĐỔi khí HẬU Ở việt nam nhằm giảm nhẹ TÁC ĐỘng và kiểm soát phát thải khí nhà KÍNH



tải về 0.61 Mb.
trang2/15
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích0.61 Mb.
#32805
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

1. GIỚI THIỆU CHUNG

    1. Mở đầu

Biến đổi khí hậu (BĐKH), theo định nghĩa của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC), là những thay đổi theo thời gian của khí hậu, trong đó bao gồm cả những biến đổi tự nhiên và những biến đổi do các hoạt động của con người gây ra. Biến đổi khí hậu xuất phát từ sự thay đổi cán cân năng lượng của trái đất do thay đổi nồng độ các khí nhà kính, nồng độ bụi trong khí quyển, thảm phủ và lượng bức xạ mặt trời.

Hiện nay, chúng ta đang phải sống trong một thế giới có nhiều biến đổi lớn về khí hậu: nhiệt độ trái đất đang nóng dần, mực nước biển đang dâng lên, dân số tăng nhanh ở nhiều quốc gia, sự xâm nhập của các loài ngoại lai ngày càng nhiều, các sinh cảnh đang bị thu hẹp lại và phân cách nhau, sức ép của công nghiệp hóa và toàn cầu hóa ngày càng lớn, trao đổi thông tin giữa các lĩnh vực ngày càng được mở rộng. Tất cả những thay đổi đó đang ảnh hưởng lớn đến công cuộc phát triển của tất cả các nước trên thế giới, trong đó có việc làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và gây ra những thay đổi lớn trong sự sinh trưởng, phát triển của các loài động thực vật trong tự nhiên.

Lâm nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, đặc biệt là duy trì và bảo vệ môi trường toàn cầu, chống lại sự ấm lên của trái đất. Biến đổi khí hậu được dự báo là sẽ tiếp tục diễn ra hết sức phức tạp và tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực, vùng và các quốc gia. Việt Nam được coi là một trong các quốc gia sẽ bị tác động mạnh do biến đổi khí hậu.

Để phát triển bền vững trong nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn, vấn đề đặt ra là cần có các phân tích, hiểu biết về biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng của nó tới dân sinh, kinh tế và xã hội; phải xem tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu là một nhân tố cấu thành trong xây dựng chiến lược phát triển, chính sách và các giải pháp nhằm giảm thiểu và thích ứng với các tác động tiêu cực do BĐKH gây ra.

Nhằm làm rõ vấn đề này, báo cáo này tập trung phân tích các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với lâm nghiệp, làm cơ sở cho việc định hướng xây dựng chính sách và các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực lâm nghiệp ở Việt Nam.

Báo cáo phân tích bao gồm các phần chính: Giới thiệu chung; Tổng quan hiện trạng rừng Việt Nam; Thực trạng và xu hướng BBĐKH; Phân tích tác động tiềm tàng của BĐKH đối với lâm nghiệp dựa trên các kịch bản BĐKH; Đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH; kiến nghị cơ chế chính sách cho kế hoạch hành động của ngành nhằm giảm thiểu và thíưch ứng với tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp; Kết luận và kiến nghị.

1.2. Mục tiêu và nội dung


Mục tiêu của báo cáo là nhằm:

  • Phân tích các tác động tiềm tàng của BĐKH đối với lâm nghiệp dựa trên các kịch bản BĐKH đã công bố và các tư liệu hiện có;

  • Đề xuất cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm ứng phó với tác động của BĐKH trong lâm nghiệp.

Để đạt được mục tiêu đề ra, các hoạt động dưới đây được thực hiện:

Hoạt động 1: Thu thập, tổng hợp các tài liệu và thông tin liên quan

Trong nội dung này, việc nghiên cứu sẽ tập trung vào thu thập và tổng quan các tài liệu và thông tin hiện có liên quan phục vụ cho việc phân tích các tác động của BĐKH. Việc phân tích sẽ đuợc thực hiện bởi các chuyên gia chuyên sâu cho từng lĩnh vực. Những thông tin và dữ liệu sau đây sẽ được thu thập để xem xét và phân tích:

1. Dữ liệu liên quan đến khí hậu:


  • Dữ liệu lịch sử về điều kiện khí hậu cho 9 vùng sinh thái trong giai đoạn 1970 – 2008 (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, mực nước biển, bão, áp thấp nhiệt đới, ngập lụt, v.v)

  • Kịch bản biến đổi khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, nước biển dâng theo mỗi vùng sinh thái) cho giai đoạn 2010 – 2050;

2. Dữ liệu và thông tin liên quan đến Lâm nghiệp:

  • Thay đổi diện tích rừng (1943-2008);

  • Phân bố của từng loại rừng theo vùng (diện tích, loài cây, v.v)

  • Các đặc điểm sinh thái về sự phân bố của các loại rừng ;

  • Biện pháp kỹ thuật cho việc phát triển và quản lý rừng;

  • Các chế độ quản lý rừng (sở hữu, quản lý, v.v);

  • Đầu tư và kinh doanh rừng (sản phẩm, doanh thu, vốn đầu tư; chi phí định mức cho trồng và quản lý rừng)

  • Các thiệt hại (cháy rừng, ngập lụt, sâu bệnh, v.v);

  • Các khía cạnh xã hội (dân số sống dựa vào rừng, thu nhập, v.v)

  • Cở sở hạ tầng Lâm nghiệp (Hệ thống theo dõi cháy rừng, sâu bệnh, dịch bệnh, v.v)

  • Kinh nghiệm trong việc phòng chống bão và lụt của địa phương và quốc gia;

  • Kế hoạch, chính sách về quản lý rừng, các dự án đầu tư cũng như các tài liệu khác về chính sách thích ứng và giảm thiểu Biến đổi khí hậu;

Hoạt động 2: Phân tích các tác động tiềm tàng của BĐKH đối với Lâm nghiệp dựa trên các kịch bản BĐKH

Hợp phần này nhấn mạnh vào phân tích các tác động tiềm tàng gây ra bởi BĐKH đối với lâm nghiệp. Phân tích này được tiến hành dựa trên các kịch bản BĐKH và các tư liệu sẵn có. Các hoạt động của hoạt động này bao gồm:



  1. Tổng quan các tài liệu và kiến thức khoa học hiện có liên quan đến tác động của biến đổi khí hậu trong ngành Lâm nghiệp ở Việt Nam;

  2. Phân tích các tác động tiềm tàng của BĐKH đối với Lâm nghiệp, bao gồm:

  • Sự thay đổi ranh giới phân bố của các loại rừng tự nhiên;

  • Sự thay đổi ranh giới phân bố của rừng ngập mặn vùng cửa sông và ven biển;

  • Nguy cơ cháy rừng tự nhiên và rừng trồng;

  • Nguy cơ sâu bệnh hại với rừng trồng;

  • Nguy cơ với đa dạng sinh học ở hệ sinh thái rừng tự nhiên

  1. Tổ chức các cuộc họp và hội thảo nhằm tham khảo ý kiến và thảo luận về các tác động tiềm năng của biến đổi khí hậu đối với ngành lâm nghiệp.

Hoạt động 3: Phân tích các biện pháp thích ứng và các chính sách liên quan

Hoạt động này sẽ tập trung vào đề xuất các giải pháp và chính sách nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và bao gồm các hoạt động dưới đây:



  1. Tổng quan và phân tích các hiện tượng khí hậu cự đoan trong quá khứ và các giải pháp ứng phó của ngành Lâm nghiệp.

  2. Phân tích các hoạt động và chính sách đang thực hiện liên quan tới ứng phó với biến đổi khí hậu trong Lâm nghiệp;

  3. Đề xuất các giải pháp và chính sách nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu trong Lâm nghiệp.

  4. Tổ chức hội thảo lấy ý kiến về các giải pháp và chính sách ứng phó với BĐKH cho ngành Lâm nghiệp.


tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương