CẤp cứu ngừng tuần hoàn hô HẤP



tải về 1.35 Mb.
trang5/29
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích1.35 Mb.
#37682
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29

SĂN SÓC SAU HỒI SINH





  1. Điều hòa thân nhiệt:

  • Giữ thân nhiệt 32-34 0 C trong 12-24 giờ.

  • Cải thiện sống còn và thần kinh.
  1. Kiểm soát đường huyết.


  2. hấp:

  • Tránh tăng thông khí

  • Đảm bảo oxy máu.
  1. Tuần hoàn:


  • TMCBCT/NMCT

  • Ổn định huyết động

  • Suy thượng thận

  • Loạn nhịp tim.
  1. Thần kinh:


  • Duy trì áp lực tưới máu não

  • Giảm tiêu thụ oxy của não: tăng thân nhiết, co giật.


TÀI LIỆU THAM KHẢO





    1. Phác đồ điều trị Bệnh viện Chợ Rẫy, 2013.

    2. Highlighs of the 2010 American Heart Association: Guidelines for CPR .

    3. European Resuscitation Council Guidelines for Resuscitation 2005.


CHOÁNG PHẢN VỆ



I. ĐẠI CƯƠNG


Choáng phản vệ là một phản ứng quá mẫn toàn thân ở mức độ nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Choáng phản vệ có thể xảy ra theo cơ chế miễn dịch (thường qua trung gian kháng thể IgE) hoặc theo cơ chế không miễn dịch (phản ứng dạng phản vệ).

  1. LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG


    1. Lâm sàng: xuất hiện vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc với dị nguyên, bao gồm các nhóm sau:

      • Da niêm (>90% bệnh nhân): đỏ bừng mặt, ngứa, nổi mề đay, phù mạch.

      • Hô hấp (>40% - 70% bệnh nhân): khó thở, ho, nặng ngực, khò khè, thở

rít, khàn tiếng…

      • Tiêu hóa (30% bệnh nhân): buồn nôn, ói mửa, đau quặn bụng, tiêu chảy.

      • Tim mạch: mạch nhanh, huyết áp tụt, rối loạn nhịp tim (choáng xảy ra trên khoảng 10% bệnh nhân).

      • Thần kinh trung ương: ảo giác, xây xẩm, lú lẩn, hôn mê.

2. Cận lâm sàng : các xét nghiệm cần để theo dõi trong trường hợp nặng: ECG, KMĐM…

  1. CHẨN ĐOÁN


Bệnh nhân cần có một trong 3 tiêu chuẩn sau để chẩn đoán choáng phản

vệ.

Tiêu chuẩn 1:


Khởi phát cấp tính (vài phút đến vài giờ) các triệu chứng của da/niêm mạc hoặc cả hai (mề đay toàn thân, ngứa hay ban đỏ phừng mặt, phù nề môi – lưỡi – lưỡi gà) và một trong hai nhóm triệu chứng sau

    1. Hô hấp: khó thở, khò khè, thở rít, giảm ôxy máu

    2. Tuần hoàn: tụt huyết áp, giảm trương lực cơ, ngất, tiểu không tự chủ.

Tiêu chuẩn 2:


Bệnh nhân có ít nhất 2 trong số các nhóm triệu chứng sau đây sau khi tiếp xúc với chất có khả năng là dị nguyên trong vài phút đến vài giờ:

  1. Da/niêm mạc hoặc cả hai (mề đay toàn thân, ngứa hay đỏ phừng mặt, phù nề môi – lưỡi – lưỡi gà)

  2. Hô hấp: khó thở, khò khè, thở rít, giảm ôxy máu.

  3. Tuần hoàn (tụt huyết áp, giảm trương lực cơ, ngất, tiểu không tự chủ).

  4. Tiêu hóa (đau quặn bụng, ói mửa).

Tiêu chuẩn 3:


Bệnh nhân tụt huyết áp sau khi tiếp xúc với dị nguyên đã biết trong vài phút đến vài giờ:



  1. Trẻ em: HA tâm thu thấp hoặc giảm trên 30%.

  2. Người lớn: HA tâm thu < 90 mmHg hoăc giảm trên > 30%.



VI. ĐIỀU TRỊ


  1. Nguyên tắc xử trí

    • Loại bỏ tác nhân (dị nguyên).

    • Thuốc hàng đầu epinephrine.

    • Các thuốc hàng thứ 2: kháng histamine, corticosteroid, đồng vận beta-2.

    • Oxy.

    • Dịch truyền.
  2. Điều trị cụ thể


    • Epinephrine 1/1000: 0,3-0,5 ml, SC hoặc IM mỗi 5-15 phút (trẻ em: 0,01

ml/kg); 0,1 – 1 µg/kg/ph TTM nếu không đáp ứng với trị liệu ban đầu.

  • Diphehydramine: 25-50 mg IM/IV mỗi 4-6 giờ (trẻ em: 1 mg/kg IM/IV)

  • Chlopheniramine 10 mg IV (trẻ em: 2,5-5mg)

  • Ranitidine: 50mg IV mỗi 6 giờ (trẻ em: 1-2 mg/kg IM/IV).

  • Methylprednisolone: 50-100mg IV mỗi 6 giờ (trẻ em: 1-2 mg/kg IM/IV).

  • Hydrocortisone: 100-200mg IV mỗi 6 giờ.

  • Albuterol (Ventolin): 5 mg/2,5 ml PKD mỗi 20 phút (trẻ em: 2,5 mg).

  • NaCl 0,9% 1000-2000 mL (trẻ em: 20mL/kg) TTM trong 30 phút đến 1

giờ.
  1. Theo dõi


    • Bệnh nhân với triệu chứng nhẹ cần được theo dõi trong ít nhất 6 giờ sau khi điều trị ban đầu.

    • Bệnh nhân với triệu chứng toàn thân cần được nhập viện (ICU).

    • Một số trường hợp phản vệ muộn hoặc có 2 pha: pha muộn có thể xảy ra

sau khi có triệu chứng khởi đầu 8 – 12 giờ.


TÀI LIỆU THAM KHẢO





  1. Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ (kèm theo thông tư số 08/1999-TT-BYT, ngày

04 tháng 05 năm 1999).

  1. Phác đồ điều trị Bệnh viện Chợ Rẫy 2013.

3. Simons FR et al. World Allergy Organization anaphylaxis guidelines : Summary. J Allergy Clin Immunol 2011 ;127 :587-93.


CHOÁNG NHIỄM TRÙNG



  1. ĐẠI CƯƠNG


    1. Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống

Khi bệnh nhân có ít nhất hai trong bốn tiêu chuẩn sau:

- Sốt (nhiệt độ  38C), hoặc hạ thân nhiệt (nhiệt độ < 36C).


thở máy.


  • Thở nhanh (> 20 lần/phút), hoặc




  • Nhịp tim nhanh (> 90 lần/phút).

PaCO2 < 32mmHg, hoặc cần phải

- Bạch cầu > 12.000/L, hoặc có > 10% bạch cầu non.

Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống có thể do các bệnh lý nhiễm trùng hoặc không do nhiễm trùng.


    1. Nhiễm trùng huyết


Có hội chứng đáp ứng viêm hệ thống và có nhiễm trùng (cấy máu hoặc nhuộm gram, cấy đàm, cấy nước tiểu hoặc dịch vô khuẩn của cơ thể dương tính với vi sinh gây bệnh, hoặc ổ nhiễm khuẩn thấy được như thủng ruột quan sát được trong quá trình phẫu thuật ổ bụng, vết thương có mủ thoát ra..)
    1. Choáng nhiễm trùng


Nhiễm trùng huyết có tụt huyết áp (huyết áp tâm thu < 90mmHg, hoặc giảm 40mmHg so với huyết áp bình thường trước đó, huyết áp động mạch trung bình < 70mmHg) ít nhất 1 giờ dù đã bù đủ dịch. Hoặc cần thuốc vận mạch để duy trì huyết áp tâm thu  90mmHg, hoặc huyết áp động mạch trung bình  70mmHg.

  1. CHẨN ĐOÁN


    1. Bệnh sử và khám lâm sàng: để xác định

- Ổ nhiễm trùng: viêm phổi là nguyên nhân thường gặp, rồi đến nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng tiết niệu và các vị trí khác như nhiễm trùng xương khớp, mô mềm, viêm màng não, viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng từ các catheter tĩnh mạch, ống dẫn lưu. Một số trường hợp không rõ nguồn gốc nhiễm trùng.

- Tác nhân gây bệnh: đường vào hoặc ổ nhiễm gợi ý tác nhân gây bệnh. Tác nhân gây bệnh hàng đầu là các vi khuẩn gram âm, rồi đến vi khuẩn gram dương. Ngoài ra có thể do nấm, siêu vi và ký sinh trùng. 20%-30% trường hợp không xác định được tác nhân gây bệnh.


    1. Cận lâm sàng


      • Cấy máu: trước khi điều trị kháng sinh, cần lấy tối thiểu 2 mẫu máu ở 2 vị trí để cấy, một mẫu lấy xuyên da, một mẫu lấy từ catheter đã được lưu  48 giờ, và thể tích mỗi lần cấy máu 10ml.

      • Cấy dịch những vị trí khác tùy theo ỗ nhiễm hoặc đường vào ( nước tiểu, dịch não tủy, đàm, các vết thương, hoặc những dịch khác của cơ thể), cần cấy trước điều trị kháng sinh nhưng không làm chậm trễ việc cho kháng sinh.



      • Chẩn đoán hình ảnh cần thực hiện để xác định ổ nhiễm và hướng dẫn lấy mẫu ổ nhiễm.

      • Các dấu ấn sịnh học đánh giá nhiễm trùng: CRP, PCT.



  1. ĐIỀU TRỊ


  1. Hồi sức ban đầu: bắt đầu hồi sức ngay khi có tụt huyết áp hoặc Lactate/máu > 4mmol/l

    1. Mục tiêu trong 6 giờ đầu:

      • CVP 8-12 mmHg (12-15 mmHg khi có thở máy hoặc có giảm sức

đàn của tâm thất).

      • Huyết áp động mạch trung bình  65mmHg.

      • Nước tiểu  0,5ml/kg/giờ.

      • Khi đã đạt được mục tiêu huyết áp động mạch trung bình, đo độ bão

hòa Oxy máu tĩnh mạch trung tâm

(ScvO2 )

hoặc tĩnh mạch trộn

(SvO2 ) . Mục



tiêu cần đạt là

ScvO2  70% , hoặc

SvO2

 65%. Nếu



ScvO2

không đạt mục tiêu



điều trị thì có thể: (1) truyền thêm dịch, (2) truyền hồng cầu lắng để Hct 

30%, (3) dùng dobutamine.



    1. Bù dịch: Truyền nhanh 1.000ml dịch tinh thể (NaCl 0,9% hoặc lactate Ringer) hoặc 30ml/kg. Đánh giá lại CVP, tình trạng tưới máu và huyết áp sau hồi sức bù dịch ban đầu. Sau khi đạt mục tiêu CVP, bù dịch tùy theo dịch mất.


tải về 1.35 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương