Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-cp ngày 27 tháng 12 năm 2007 và Nghị định số 22/2010/NĐ-cp ngày 09/3/2010 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ y tế


VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ SAU PHẪU THUẬT



tải về 1.77 Mb.
trang15/18
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.77 Mb.
#30046
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ SAU PHẪU THUẬT

- Chảy máu: hiếm gặp, cầm máu bằng đông điện hoặc thuốc co mạch đặt tại chỗ.

- Đề phòng nhiễm trùng: cho kháng sinh uống.

- Phòng nề sàn miệng: cho thuốc chống phù nề.


PHẪU THUẬT DÍNH MÉP TRƯỚC DÂY THANH

I. ĐẠI CƯƠNG

Là phẫu thuật cắt bỏ phần màng dính giữa hai dây thanh nhằm phục hồi chức năng thở và phát âm cho người bệnh.



II. CHỈ ĐỊNH

Màng dính trên 1/3 dây thanh (bẩm sinh hay mắc phải: sau viêm nhiễm, chấn thương, phẫu thuật).



III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Các chống chỉ định do bệnh lý toàn thân không thể gây mê hay gây tê, phẫu thuật được.



IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ chuyên khoa I Tai Mũi Họng trở lên, được đào tạo về phẫu thuật thanh quản

- Bác sĩ Tai Mũi Họng trợ giúp.

- Bác sĩ Gây mê hồi sức.

- Kĩ thuật viên Gây mê hồi sức.

- Điều dưỡng Tai Mũi Họng trợ giúp.



2. Phương tiện

- Bộ soi treo vi phẫu thanh quản.

- Bộ kẹp phẫu tích, kéo vi phẫu thanh quản, laser (nếu có).

- Kính hiển vi phẫu thuật (nếu có).

- Bộ nội soi phẫu thuật, que dẫn sáng 0,4 mm.

- Máy hút, ống hút.



3. Người bệnh

- Được thăm khám và giải thích về quy trình và các tai biến của phẫu thuật.

- Cần thăm khám đường thở đánh giá tình trạng chấn thương sẹo hẹp đi kèm, tình trạng khó thở.

- Ở trẻ em cần chú ý khám tìm các dị tật bẩm sinh toàn thân khác.



4. Hồ sơ bệnh án

- Các xét nghiệm cơ bản cho phẫu thuật.

- Siêu âm vùng cổ hoặc chụp phim cổ nghiêng hoặc chụp cắt lớp vi tính vùng cổ để xác định vị trí, kích thước, mật độ vùng thanh quản bị dính cũng như tình trạng tuyến giáp lạc chỗ.

- Làm bệnh án theo mẫu của Bộ Y tế.



V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

Kiểm tra các bước thăm khám, kết quả xét nghiệm cơ bản, siêu âm vùng cổ.



2. Kiểm tra người bệnh

Thăm khám toàn thân và tại chỗ, đánh giá tình trạng hô hấp, chấn thương sẹo hẹp đi kèm, các dị tật bẩm sinh (nếu có).



3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm

Gây mê nội khí quản, gây tê trong trường hợp người bệnh không có khả năng gây mê.

Nếu người bệnh khó thở cần được mở khí quản trước khi làm phẫu thuật.

3.2. Tư thế người bệnh

Người bệnh nằm ngửa, kê gối dưới vai.



3.3. Kỹ thuật

- Người bệnh được gây mê nội khí quản hoặc tiền mê và gây tê tại chỗ.

- Dùng ống soi thanh quản có giá treo (Karlz - Storz) bộc lộ thanh quản sát tận mép trước, đánh giá tổn thương.

- Dùng kẹp phẫu tích và kéo vi phẫu cắt bỏ màng dính ở sát bờ tự do hai bên dây thanh từ sau ra tới tận mép trước.

- Cắt phẳng sát bờ tự do.

- Cầm máu kỹ.

- Sử dụng Mitomycin C chấm tại chỗ (trong 5 phút) để chống dính trở lại do tổ chức xơ sẹo.

- Làm sạch tổn thương nơi đã chấm Mitomycin C bằng nước muối 9‰.

- Sau 2 tuần soi treo kiểm tra lại, nếu còn dính thì tiếp tục làm nhẵn diện cắt và chấm Mitomycin C theo quy trình như trên.

VI. THEO DÕI

- Tình trạng khó thở

- Chảy máu.

- Các biến chứng do dùng thuốc Mitomycin C: sốt, giảm bạch cầu, nôn.



VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Khó thở: tiêm corticoid tĩnh mạch, mở khí quản (nếu cần ở người bệnh chưa mở khí quản trước phẫu thuật).

- Chảy máu: soi treo cầm máu.

- Các biến chứng do dùng thuốc Mitomycin C: sốt, giảm bạch cầu, nôn được điều trị theo chuyên khoa.


PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ LIỆT CƠ MỞ THANH QUẢN HAI BÊN

I. ĐẠI CƯƠNG/ĐỊNH NGHĨA

Là phẫu thuật mở rộng thanh môn bị hẹp do liệt cơ mở hai bên với mục đích giúp người bệnh có thể thở thông qua đường tự nhiên. Thanh môn sau khi mở rộng phải đảm bảo người bệnh có thể thở thông qua đường tự nhiên song nếu mở rộng quá sẽ gây ăn sặc kéo dài kèm theo các rối loạn giọng trầm trọng đôi khi không thể giao tiếp được.



II. CHỈ ĐỊNH

Người bệnh liệt cơ mở gây:

- Khó thở

- Ngủ ngáy

- Ngừng thở khi ngủ.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Các chống chỉ định do bệnh lý toàn thân không thể gây mê hay gây tê phẫu thuật được.



IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sỹ chuyên khoa I Tai Mũi Họng trở lên, được đào tạo về phẫu thuật thanh quản.



2. Phương tiện

Bộ soi treo vi phẫu thanh quản.

Bộ kẹp phẫu tích, kéo vi phẫu thanh quản, laser nếu có.

3. Người bệnh

Được thăm khám và giải thích về quy trình và các tai biến của phẫu thuật.

Được mở khí quản (trong trường hợp có khó thở) từ trước khi thực hiện phẫu thuật 6 tháng (thời gian tối thiểu để quan sát sự phục hồi của dây thần kinh chi phối).

4. Hồ sơ bệnh án

Các xét nghiệm cơ bản cho phẫu thuật.

Khám nội soi, chụp Xquang cổ nghiêng, phổi thẳng, chụp thực quản cản quang, siêu âm vùng cổ tìm nguyên nhân của liệt cơ mở.

Làm bệnh án theo mẫu.



V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

Kiểm tra các bước thăm khám, kết quả xét nghiệm cơ bản, Xquang, siêu âm vùng cổ.



2. Kiểm tra người bệnh

Thăm khám toàn thân, khám thần kinh tìm hiểu các bệnh lý toàn thân và tình trạng liệt các dây thần kinh kèm theo (nếu có).



3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm

Gây mê qua canuyn khí quản, gây tê trong trường hợp người bệnh không có khả năng gây mê.



3.2. Tư thế người bệnh

Người bệnh nằm ngửa, kê gối vai.



3.3. Kỹ thuật

- Cắt dây thanh quản nội soi

Đặt ống soi treo thanh quản, bộc lộ dây thanh cần cắt. Tiêm tê vào khoang cạnh thanh môn.

Bóc tách dây thanh khỏi khoang cạnh thanh môn.

Cắt dây thanh:

+ Phía sau ở vị trí chỗ bám vào mấu thanh của sụn phễu.

+ Phía trước: tùy vào mức độ hẹp của thanh môn mà cắt một phần hay toàn bộ dây thanh.

Tùy vào mức độ hẹp của thanh môn có thể cắt một hoặc cả hai dây thanh. Cầm máu kỹ.

- Các phương pháp khác: tùy vào trang bị của cơ sở và đào tạo của phẫu thuật viên có thể sử dụng các phương pháp:

+ Cắt sụn phễu một phần hoặc toàn bộ: sử dụng laser rạch niêm mạc, bóc tách bộc lộ sụn phễu rồi cắt bỏ mấu thanh hoặc gần toàn bộ sụn phễu dưới nội soi, phủ lại niêm mạc.

+ Mở cổ bên, cắt chỗ bám của cơ siết họng dưới bộc lộ xoang lê, sụn phễu, khâu treo sụn phễu ra phía ngoài.

+ Luồn chỉ thép qua buồng Morgagni xuống mặt dưới dây thanh, kéo dây thanh sụn phễu ra phía ngoài áp vào sụn giáp.



VI. THEO DÕI

- Cho kháng sinh, corticoid 5 ngày.

- Theo dõi khó thở do phù nề, chảy máu vào đường hô hấp.

- Tập ăn, phục hồi chức năng nuốt trong trường hợp ăn sặc.

- Kiểm tra định kỳ hàng tháng.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Khó thở do phù nề: corticoid, mở khí quản nếu cần.

- Cầm máu: khi có chảy máu diện cắt không tự cầm.

- Tiếp tục cắt rộng hoặc cắt dây thanh bên đối diện: khi thanh môn chưa đủ rộng hay hẹp tái phát.


PHẪU THUẬT TREO SỤN PHỄU

I. ĐẠI CƯƠNG

Là phẫu thuật điều trị liệt nhóm cơ mở thanh quản 2 bên, hai dây thanh liệt ở tư thế khép, gây khó thở. Phẫu thuật này giải quyết cho người bệnh thở tốt nhưng khàn tiếng.

Với các phẫu thuật vi phẫu thuật thanh quản, phẫu thuật bằng Laser CO2, phẫu thuật này ngày nay ít được sử dụng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Hội chứng Gerhardt do tổn thương trung ương.

- Liệt nhóm cơ mở 2 bên sau phẫu thuật tuyến giáp.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Không có chống chỉ định đặc biệt.

- Người bệnh từ chối phẫu thuật, chấp nhận mở khí quản đeo ống thở lâu dài.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa cấp II Tai Mũi Họng



2. Dụng cụ

- 02 dao phẫu thuật lớn và nhỏ.

- 01 ống thông lòng máng bóc tách.

- 01 bay bóc tách thẳng.

- 01 bay bóc tách cong.

- 02 kéo hướng phải và giữa.

- 01 banh khí quản.

- 01 Canuyn khí quản có nòng.

- 01 ống thông lòng máng.

- 02 kìm phẫu tích lớn và nhỏ không có răng.

- 02 kìm phẫu tích lớn và nhỏ có răng.

- 02 kìm phẫu tích trung bình có răng và không có răng.

- 02 kim khâu 3 cạnh để khâu sụn.

- 01 kìm Reverdin nhỏ.

- 01 kìm Reverdin lớn

- 02 banh Faraboeuf.

- 02 móc Ollier

- 04 kìm Pean

- Khăn, gạc, bấc.

3. Người bệnh

- Các xét nghiệm theo quy định mổ gây mê.

- Khám kỹ về tai, mũi, họng bằng nội soi và chụp X-quang.

- Giải thích kỹ cho người bệnh về kỹ thuật và biến chứng có thể xảy ra.



4. Hồ sơ bệnh án

Theo quy định của Bộ Y tế.



V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Nếu người bệnh có khó thở thanh quản từ độ II trở lên, nên mở khí quản trước.



1. Vô cảm

Gây mê toàn thân, nếu đã mở khí quản, gây mê qua lỗ mở khí quản.



2. Tư thế

- Phẫu thuật viên và phụ mổ thứ nhất đeo nguồn sáng (đèn Clar).

- Người bệnh nằm ngửa trên bàn phẫu thuật, vai và gáy được kê gối làm cổ căng, đầu hơi nghiêng về bên đối diện. Người bệnh đã được mở khí quản hoặc đặt nội khí quản.

- Phẫu thuật viên đứng bên phẫu thuật, phụ mổ đứng đối diện với phẫu thuật viên.

- Phụ 2 đứng giữ đầu và có khi cần kéo banh.

3. Kỹ thuật

- Vùng phẫu thuật được sát trùng bằng cồn iod sau đó lau bằng cồn trong 900.

- Trải khăn phẫu thuật để hở hố phẫu thuật.

Thì 1: Rạch da theo bờ trước cơ ức đòn chũm đường ngang từ ngang tầm xương móng đến sụn nhẫn. Rạch tổ chức dưới da, cơ bám da cổ và cân cổ nông.

Thì 2: Cắt cơ vai móng và buộc các mạch máu và phần lớn là nhánh của động mạch giáp trạng trên.

Thì 3: Giải phóng bờ sau cánh sụn giáp bằng cách cắt cơ siết họng dưới, có thể cắt cơ liên phễu, nhẫn phễu sau.

Thì 4: Bộc lộ bờ sau cánh sụn giáp bằng móc Ollier kéo ra 1 bên.

Thì 5: Cắt khớp nhẫn phễu và giải phóng sụn phễu.

Thì 6: Cố định mấu thanh của sụn phễu vào bờ sau bên cánh sụn giáp bằng chỉ không tiêu.

Thì 7: Khâu phục hồi các bình diện.

Thì 8: Soi lại thanh quản xem treo đã đủ mở rộng chưa (bình thường 3 - 4 mm là đủ).

VI. THEO DÕI

- 24 giờ đầu rút dẫn lưu.

- 2 ngày sau thay băng 1 lần.

- Hút đờm dãi.

- Đặt ống thông thực quản dạ dày cho người bệnh ăn, rút ống sonde khi ăn uống tốt.

- Rút canuyn sau khi soi đánh giá thanh môn đã mở đủ rộng.



VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Chảy máu quanh khớp nhẫn phễu.

- Chảy máu sau phẫu thuật: cầm máu.

- Viêm sụn: dùng kháng sinh liều cao.

- Viêm phế quản phổi: kháng sinh, hút đờm.
PHẪU THUẬT CẮT TUYẾN DƯỚI HÀM

I. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật cắt tuyến dưới hàm là phẫu thuật lấy bỏ toàn bộ tuyến dưới hàm để điều trị bệnh hoặc mở đường cho phẫu thuật khác.



II. CHỈ ĐỊNH

- Viêm tuyến dưới hàm tái phát nhiều lần.

- U tuyến dưới hàm.

- Sỏi tuyến dưới hàm.

- Co thắt (hẹp) ống tuyến sau thủ thuật vùng sàn miệng hoặc sau điều trị tia xạ.

- Mở đường cho các phẫu thuật vùng bên họng, sàn miệng.

- Là một phần trong nạo vét hạch cổ.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

1. Tuyệt đối

Các bệnh lý nội khoa nặng, mất bù như: suy thận, các bệnh lý về máu...



2. Tương đối

- Đang có viêm cấp.

- Người bệnh từ chối phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Các bác sỹ chuyên khoa Tai Mũi Họng từ chuyên khoa I trở lên được đào tạo về phẫu thuật đầu cổ.



2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật phần mềm.

- Thuốc tê (lidocain + adrenalin 1/10.000)

3. Người bệnh

- Khám nội soi tai mũi họng, làm xét nghiệm đầy đủ:

+ Công thức máu.

+ Đông máu cơ bản.

+ Chức năng gan, thận.

- Được chụp phim cắt lớp vi tính vùng mang cổ 2 tư thế coronal và axial (nếu điều kiện cho phép).

- Khám trước mổ bởi bác sĩ gây mê hồi sức.

- Giải thích về cách thức phẫu thuật, tai biến có thể xảy ra.



4. Hồ sơ bệnh án

Hoàn thiện hồ sơ bệnh án theo như quy định chung.



V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Vô cảm

Phẫu thuật thực hiện dưới gây mê toàn thân.



4. Tư thế

- Người bệnh nằm ngửa, có gối độn vai, đầu ngửa tối đa.

- Phẫu thuật viên chính đứng bên cần phẫu thuật, người phụ đứng bên đối diện và trên đầu.

5. Kỹ thuật

- Tiêm tê dưới da theo đường ngang cổ, dưới bờ hàm dưới 2 khoát ngón tay, từ đầu ngoài thân xương móng tới ngang mức góc hàm bằng Medicain (Octocain) 1%.

- Rạch da qua lớp cơ bám da, bộc lộ lớp sâu của cân cổ nông ở phía ngoài tuyến. Tìm và thắt tĩnh mạch mặt ở bụng sau của cơ nhị thân. Rạch lớp cân phủ mặt ngoài tuyến từ sau ra trước theo bờ dưới của tuyến. Bộc lộ tuyến theo bình diện dưới tĩnh mạch mặt để tránh làm tổn thương nhánh bờ hàm dưới.

- Bộc lộ tuyến ra phía trước, thắt nhánh trước của động mạch mặt. Kéo bụng trước cơ nhị thân và bờ sau cơ cằm móng lên trên, ra trước tìm và thắt ống tuyến.

- Tìm dây thần kinh dưới lưỡi, cắt nhánh thần kinh dưới hàm phía dưới hạch dưới hàm.

- Bộc lộ dây XII ở phía trên trong của bụng trước cơ nhị thân. Tìm và thắt động mạch hàm ngoài ở phía sau dưới tuyến, ngay trên bụng sau cơ nhị thân.

- Đặt dẫn lưu kín, khâu da hai lớp.

VI. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC SAU MỔ

- Rút dẫn lưu sau 48 giờ.

- Thay băng hàng ngày.

- Cắt chỉ sau 5-7 ngày.



VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Chảy máu: cần theo dõi vết mổ và bình dẫn lưu để phát hiện chảy máu. Nếu chảy máu nhiều cần mở lại hốc mổ để kiểm tra.

- Nhiễm trùng: kháng sinh toàn thân.

- Liệt nhánh bờ hàm dưới của dây VII.


PHẪU THUẬT CẮT MỘT PHẦN ĐÁY LƯỠI

I. ĐẠI CƯƠNG

Là phẫu thuật lấy bỏ phần lưỡi phía sau V lưỡi.



II. CHỈ ĐỊNH

Ung thư đáy lưỡi nhỏ và vừa.



III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Khối u lan rộng ra ngoài đáy lưỡi hoặc vượt qua đường giữa.

- Ung thư không biệt hóa, lymphome, sarcome.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa I Tai Mũi Họng có kinh nghiệm trong phẫu thuật đầu cổ, bác sĩ phẫu thuật đầu cổ.



2. Phương tiện

- Bộ phẫu thuật phần mềm.

- Cưa cắt xương, khoan cưa.

- Bộ cố định xương bằng nẹp vít.



3. Người bệnh

- Giải thích kỹ về phẫu thuật cho người bệnh.

- Các xét nghiệm cơ bản, CT scan để đánh giá độ lan rộng cũng như di căn hạch.

4. Hồ sơ bệnh án

Theo quy định của Bộ Y tế.



V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm

Gây mê nội khí quản (có thể mở khí quản).



2. Tư thế

- Người bệnh nằm ngửa, kê gối vai, đầu ngửa tối đa và quay về bên lành.

- Phẫu thuật viên đứng bên phải người bệnh, phụ 1 đứng bên trái, phụ 2 đứng phía đầu người bệnh.

- Điều dưỡng dụng cụ và bàn dụng cụ ở bên trái phía dưới, đối diện với phẫu thuật viên.



3. Kỹ thuật

Thì 1:

- Rạch da đi từ điểm giữa môi dưới vòng quanh cằm xuống cổ và chạy song song với xương hàm dưới, cách xương hàm dưới 2 khoát ngón tay tới gần mỏm chũm.

- Nếu có chỉ định nạo vét hạch cổ kết hợp thì rạch tiếp tục dọc bờ trước cơ ức đòn chũm đến giữa xương đòn.

- Bóc tách vạt da bộc lộ trường phẫu thuật hạch cổ và xương hàm dưới.



Thì 2: Nạo vét hạch cổ

- Nạo vét hạch chọn lọc nếu No: nạo vét hạch nhóm I, II và III.

- Nạo vét hạch 2 bên nếu N1, N2, N3.

Thì 3: Cắt xương hàm dưới

Dùng cưa cắt xương hàm dưới ở gần góc hàm (lưu ý cắt theo hình zic zắc để sau cố định.



Thì 4: Bộc lộ u

Sau khi cắt xương hàm dưới kéo sang 2 bên, thành bên họng được mở để bộc lộ rõ vùng đáy lưỡi và khối u. Chú ý tránh làm tổn thương dây IX, XII.



Thì 5: Cắt u

Dùng dao điện cắt u, ngoài ranh giới u từ 1,5 - 2 cm, đến vị trí sinh thiết tức thì vùng rìa âm tính. Phần khối u phải được cắt liền một khối với tổ chức nạo vét hạch cổ.



Thì 6: Đóng hố phẫu thuật

- Đóng đáy lưỡi theo lớp bằng Vicryl 2.0 hoặc 1.0.

- Khâu ống họng theo lớp bằng Vicryl 4.0 hoặc 3.0.

- Cố định lại xương hàm dưới bằng nẹp vít.

- Đặt dẫn lưu kín, khâu da 2 lớp, chú ý khâu đúng viền môi.

- Đặt ống thông cho ăn.



VI. THEO DÕI

- Người bệnh được theo dõi sát ở phòng hồi sức 24 giờ đầu: chảy máu, mạch, huyết áp.

- Khó thở (nếu không mở khí quản).

- Cho ăn qua ống thông.

- Dẫn lưu: thường rút sau 2 - 3 ngày.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Khó thở: cho thuốc chống phù nề, có thể phải mở khí quản (nếu chưa mở lúc phẫu thuật).

- Rò nước bọt nhất là sau tia xạ hậu phẫu.

- Nhiễm trùng: dùng kháng sinh thích hợp.

- Viêm xương hàm dưới.
PHẪU THUẬT CẮT THÙY GIÁP

I. ĐẠI CƯƠNG

Là phẫu thuật cắt một nửa tuyến giáp cùng với eo giáp.



II. CHỈ ĐỊNH

- Các khối u lành tính một bên tuyến giáp.

- Quá phát tuyến giáp một bên.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Các chống chỉ định về ngoại khoa thông thường.

- Basedow và các ung thư tuyến giáp có phẫu thuật riêng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa cấp I Tai Mũi Họng, bác sĩ phẫu thuật Đầu Cổ có kinh nghiệm phẫu thuật vùng cổ.



2. Phương tiện

- Bộ phẫu thuật phần mềm vùng cổ.

- Dòng đông điện đơn cực hoặc lưỡng cực.

3. Người bệnh

Giải thích về cuộc phẫu thuật và các tai biến có thể xảy ra cho người bệnh và gia đình.



4. Hồ sơ bệnh án

- Xét nghiệm thường quy và xét nghiệm chức năng, kích thước, mật độ tuyến giáp.

- Khám thanh quản và đánh giá dây thanh.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Có thể gây tê tại chỗ hoặc gây mê.

- Đường phẫu thuật: đường ngang rộng rãi cắt đến hết cơ bám da cổ, thường ở lằn cổ dưới.

- Các thì:

+ Bóc tách kéo vạt da lên trên ngang tầm xương móng.

+ Cắt cân cổ nông, cổ giữa ở đường trắng giữa theo chiều dọc tùy theo u ở thùy phải hay thùy trái, sau đó vén các cơ ở dưới móng ra ngoài.

+ Bộc lộ eo giáp.

+ Bộc lộ cực trên, thắt các cuống mạch giáp trên.

+ Tìm dây thần kinh quặt ngược để không làm tổn thương nó.

+ Bộc lộ cực dưới và thắt các cuống mạch giáp dưới.

+ Nhận rõ tuyến cận giáp để bảo tồn.

+ Bộc lộ rõ tĩnh mạch giáp giữa, buộc 2 lần.

+ Cắt eo giáp, buộc hoặc khâu cầm máu.

+ Cắt dây chằng Berry để giải phóng toàn bộ thùy giáp.

+ Đóng hố phẫu thuật có đặt dẫn lưu kín.

VI. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC

- Chảy máu: theo dõi xem có tụ máu vùng cổ hay không.

- Khó thở.

- Hạ calci máu.



VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Chảy máu: cầm máu kỹ bằng đông điện lưỡng cực hoặc buộc các mạch trong và sau phẫu thuật.

- Tổn thương dây hồi quy: theo dõi khó thở, khàn tiếng.

- Tổn thương dây thanh quản trên: rối loạn nuốt.

- Lấy mất tuyến cận giáp: làm điện giải đồ, bồi phụ calci.
ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT TÚI THỪA ZENKER

I. ĐẠI CƯƠNG

Túi thừa Zenker là những túi thoát vị xuất phát ở vùng hạ họng nằm giữa cơ siết họng và cơ nhẫn hầu (tam giác Killian). Điều trị túi thừa có thể là cắt túi thừa, cắt vách túi thừa thực quản qua nội soi hoặc treo túi thừa lên vị trí cao hơn vị trí cũ để tránh ứ đọng. Các phẫu thuật này có thể kèm thêm phẫu thuật cắt cơ siết họng.



II. CHỈ ĐỊNH

Túi thừa Zenker chỉ can thiệp phẫu thuật khi có biểu hiện triệu chứng.

- Các tổn thương nhỏ (< 2 cm) ít cần can thiệp phẫu thuật có thể điều trị bằng cắt cơ nhẫn hầu có hoặc không có kèm theo thủ thuật xâm lấn.

- Các tổn thương mức trung bình và lớn (2 - 6 cm) thì phương pháp điều trị tốt nhất mổ hở cắt túi thừa kèm với cắt cơ nhẫn hầu hoặc cắt túi thừa qua nội soi.

- Các tổn thương rất lớn (> 6 cm), phương pháp điều trị tốt nhất là cắt túi thừa kèm với cắt cơ nhẫn hầu hoặc khâu thắt túi với cắt cơ nhẫn hầu.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có các bệnh lý nội khoa nặng không chịu đựng nổi cuộc phẫu thuật và các bệnh lý kèm theo như bệnh Parkinson.

- Hạn chế dùng phương pháp nội soi ở những người bệnh khít hàm hoặc cứng khớp cổ.

- Đang viêm túi thừa.



IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng từ chuyên khoa I trở lên được đào tạo về phẫu thuật Đầu Cổ.



2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật cổ.

- Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi ống mềm.

- Bộ soi treo túi thừa.

- Kẹp (stapler).

3. Phương pháp

Nên thực hiện phẫu thuật dưới gây mê toàn thân.



4. Người bệnh

4.1. Cận lâm sàng

- Khám và nội soi tai, mũi, họng, làm xét nghiệm đầy đủ:

+ Công thức máu, đông máu cơ bản.

+ Sinh hóa máu gồm đường huyết, chức năng gan, chức năng thận.

- Xquang thực quản (uống Barrium).

- Nội soi họng thực quản ống mềm.

- Manometry: giúp xác định bệnh học của túi thừa và ít khi thực hiện trên những người bệnh được chẩn đoán xác định túi thừa Zenker.

4.2. Chuẩn bị người bệnh

- Khám trước mổ: bác sĩ gây mê hồi sức.

- Giải thích cho người bệnh và người thân về cách thức phẫu thuật, tai biến có thể xảy ra.

- Phải điều trị viêm nhiễm ở túi thừa trước và hút các chất ứ đọng qua nội soi thực quản.

- Người bệnh được chỉ dẫn một chế độ ăn lỏng hai ngày trước mổ để cho túi thừa trống.

5. Hồ sơ bệnh án: theo như quy định chung.

6. Chọn phương pháp điều trị phẫu thuật

- Mổ hở:


+ Chỉ cắt cơ nhẫn hầu.

+ Cắt túi thừa cắt cơ nhẫn hầu.

+ Treo túi + cắt cơ nhẫn hầu.

- Mổ nội soi:

+ Cắt bằng nhiệt (monopolar).

+ Cắt bằng laser.

+ Dùng kẹp (stapler).

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Vô cảm

Phẫu thuật dưới sự gây mê toàn thân qua đường tự nhiên.



4. Tư thế

Người bệnh nằm ngửa trên bàn mổ, được gối vai để cổ thẳng.



5. Kỹ thuật

5.1. Phương pháp mổ hở

+ Rạch da bờ trước cơ ức đòn chũm hoặc đường ngang cổ cách xương đòn 2-3 khoát ngón tay.

+ Vén cơ ức đòn chùm ra ngoài (xa đường giữa) và cắt cơ vai móng (cột 2 đầu bằng silk 1.0).

+ Bộc lộ rõ mạc bao khí quản, thực quản và tuyến giáp ở phía trong bao cảnh. Dùng kéo Metzenbaum cắt mạc này.

+ Bóc tách từng lớp nhìn thấy mặt sau của thực quản và họng. Nếu có dính do viêm nhiễm và khó phân biệt cấu trúc, thì dùng một ống cao su đặt xuống thực quản và bơm nhẹ nhàng không khí hoặc nước (50 ml) để làm căng phồng túi thừa.

+ Tách túi thừa ra khỏi vùng cổ và di động.

+ Cẩn thận dây thần kinh hồi quy và sau đó thắt túi thừa.

+ Có thể cắt cơ nhẫn hầu (tùy theo kích thước của túi thừa).

+ Nhiều phẫu thuật viên bây giờ đặt một endostapler GIA hoặc TA qua cổ của túi thừa sau đó cắt ngang qua túi.

+ Khâu treo bằng chi Vicryl hoặc silk ở vị trí 3 giờ và 9 giờ, sau đó cắt túi bằng dao.

+ Đặt ống Levin vào thực quản để khi đóng tránh làm hẹp lòng.

+ Khâu thực quản 2 lớp, lớp niêm mạc phía trong thực quản khâu mũi đơn với chỉ tan chậm 4.0 và nút chỉ ra ngoài.

+ Khâu lớp ngoài giữa cơ siết họng dưới và cơ nhẫn hầu bằng chỉ 4.0.

+ Đặt ống dẫn lưu.

+ Khâu cơ vai móng và cơ bám da cổ bằng chỉ 2.0.

+ Khâu dưới da.



5.2. Mổ nội soi

Các bước phẫu thuật qua nội soi.

Soi treo, qua nội soi nhìn thấy rõ hành giữa túi thừa và thực quản.

Qua nội soi dùng laser hoặc kẹp (stapler) hoặc cắt đốt bằng monopolar để cắt vách giữa túi thừa và thực quản (cắt cơ nhẫn hầu).

Cầm máu


Каталог: quy-trinh
quy-trinh -> Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-cp ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ y tế
quy-trinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học kinh tế tp. Hcm độc lập Tự do Hạnh phúc
quy-trinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học kinh tế tp. Hcm độc lập Tự do Hạnh phúc
quy-trinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học kinh tế tp. Hcm độc lập Tự do Hạnh phúc
quy-trinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học kinh tế tp. Hcm độc lập Tự do Hạnh phúc
quy-trinh -> Khoa công nghệ thực phẩm bài tiểu luậN

tải về 1.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương