Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-cp ngày 27 tháng 12 năm 2007 và Nghị định số 22/2010/NĐ-cp ngày 09/3/2010 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ y tế



tải về 1.77 Mb.
trang10/18
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.77 Mb.
#30046
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   18

II. CHỈ ĐỊNH

- Chảy máu nặng sau cắt amidan, mà cầm bằng các phương pháp khác không kết quả.

- Chảy máu mũi kéo dài.

- Chảy máu nặng trong chấn thương, ung thư hàm mặt.

- Phòng ngừa chảy máu trong phẫu thuật các u ác mũi xoang, hàm mặt, u xơ vòm mũi hang.

III. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa cấp I Tai Mũi Họng có kinh nghiệm đứng về bên mổ, người phụ đứng đối diện với phẫu thuật viên.



2. Phương tiện

01 dao mổ thường; 10 kìm Kocher; 10 kìm Halstead; 01 kìm phẫu tích có răng và 01 không răng; 01 thông lòng máng; kìm luồn chỉ (01 Derchan), 02 banh Farabeup ; 01 kìm cặp kim và kim; 05 kìm cặp khăn mổ; 01 kéo thẳng; 01 kéo dài cong; 01 kìm Kocher dài 20 cm; chỉ.



3. Người bệnh

Được chuẩn bị khẩn trương và hồi sức tích cực, truyền máu. Nếu người bệnh chưa mất nhiều máu có thể tiêm bắp dolargan 0,10; pipolphen 0,05; atropin 1/4 mg x 2 ống.



4. Hồ sơ bệnh án

Bệnh án đầy đủ xét nghiệm cơ bản, chụp phim cổ nghiêng, nếu có siêu âm càng tốt.



IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm

Gây tê xylocain 1% dọc theo bờ trước cơ ức - đòn - chũm dài 10 cm.



2. Tư thế

Người bệnh nằm ngửa trên bàn, vai có độn gối và quay đầu về bên không mổ. Dùng dung dịch sát khuẩn, trải khăn mổ.



3. Kỹ thuật

Thì 1: Rạch da và cân cổ nông

Rạch da dài 8 cm, bắt đầu từ ngang tầm góc hàm dưới và cách góc hàm này về phía sau 1 cm; đường rạch chạy dọc theo bờ trước cơ ức - đòn - chũm đến ngang tầm sụn nhẫn. Nhát đầu rạch da, tổ chức dưới da, cơ bám da và mỡ. Nhát thứ hai cắt cân cổ nông dọc theo bờ trước cơ ức - đòn - chũm. Nếu gặp tĩnh mạch cảnh ngoài cặp buộc lại.



Thì 2: Tìm tam giác Farabeuf

Kéo cơ ức - đòn - chũm ra phía ngoài, bóc nhẹ nhàng vào máng cảnh. Tam giác Farabeuf được xác định bởi tĩnh mạch cảnh trong, thân tĩnh mạch giáp lưỡi mặt và dây thần kinh 12 (nằm ngang dưới bụng cơ nhị thân).



Thì 3: Tìm động mạch cảnh ngoài qua 2 tiêu chuẩn

- Động mạch cảnh ngoài ở trong động mạch cảnh trong ở ngoài.

- Động mạch có phân nhánh là động mạch cảnh ngoài. (Tìm ngay trong tam giác Farabeuf)

Thì 4: Thắt động mạch cảnh ngoài

- Tiêm novocain vào bao cảnh ở ngang góc nhị diện giữa động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài để đè kích thích tiểu thể cảnh.

- Dùng kẹp phẫu tích luồn chỉ cong đưa chỉ vicryl hoặc chỉ perlon.

- Vị trí thắt động mạch cảnh ngoài sẽ là ở trên chỗ phân chia cảnh trong cảnh ngoài khoảng 1 - 2 cm là được. (không thắt ngay chỗ phân chia).

- Có thể thắt chọn lọc từng nhánh riêng là giáp hoặc lưỡi hoặc mặt.

Thì 5: Khâu

Dùng chỉ catgut buộc các mạch nhỏ đã cặp, khâu phục hồi 2 lớp mà lớp trong là catgut lớp ngoài là chỉ lanh hoặc nilon.



V. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi

Thay băng 3 ngày một lần, 1 tuần sau cắt chỉ.



2. Tai biến

- Thắt 1 bên:

+ Nghẽn mạch máu não: do di chuyển cục máu đông vào hệ cảnh trong lên não.

+ Phản xạ quá mạnh của xoang cảnh gây chóng mặt, điếc vùng bên, mặt xanh tái cùng bên: tiêm xylocain sẽ khỏi, nhưng có khi tử vong.

+ Biến chứng não: liệt 1/2 người, mất ngôn ngữ.

- Thắt 2 bên: bình thường thì không sao, nhưng có thể gây người tái, có thể tử vong trong mấy tiếng.


PHẪU THUẬT NỘI SOI THẮT ĐỘNG MẠCH BƯỚM KHẨU CÁI

I. ĐẠI CƯƠNG

- Động mạch bướm khẩu cái là nhánh tận của động mạch hàm trong, tách ra từ hố chân bướm hàm. Động mạch hàm trong tách ra từ động mạch cảnh ngoài. Như vậy, động mạch bướm khẩu cái thuộc động mạch cảnh ngoài.

Động mạch bướm khẩu cái đi vào hốc mũi qua lỗ bướm khẩu cái và chia ra các nhánh cung cấp máu cho vùng hố mũi phía sau.

- Như vậy kẹp thắt động mạch bướm khẩu cái qua nội soi nhằm làm giảm lượng máu cho vùng hố mũi phía sau.



II. CHỈ ĐỊNH

- Chảy máu nặng, tái phát ở vùng mũi phía sau..

- Giảm cung cấp máu vào khối u vùng cửa mũi sau trước khi tiến hành phẫu thuật.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Các bệnh về máu.

- Trẻ em chưa mọc răng vĩnh viễn.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa cấp I Tai Mũi Họng trở lên được đào tạo về nội soi mũi xoang.



2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi mũi xoang: dao lưỡi liềm, que thăm dò cong, kéo cong, bay hút bóc tách, ống hút cong, ống hút đông điện, optic 0o và optic 30o , clip.

- Thuốc tê: lidocain + adrenalin 1/10.000.

- Thuốc co mạch: oxymetazolin 1%.



3. Người bệnh

Người bệnh được:

+ Làm các xét nghiệm thường quy.

+ Khám trước mổ như thông thường.

+ Khám nội soi tai mũi họng.

+ Được chụp phim cắt lớp vi tính mũi xoang 2 tư thế coronal và axial.



4. Hồ sơ bệnh án

Hoàn thành hồ sơ bệnh án theo như quy định chung của Bộ Y tế.



V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm

Có thể gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân.



2. Kỹ thuật

- Người bệnh nằm ngửa, kê gối tròn dưới đầu.

- Đặt bấc tẩm thuốc co mạch như oxymetazolin vào khe giữa và

khe dưới.

- Xác định vị trí lỗ bướm khẩu cái nằm về phía sau và trên đuôi cuốn dưới, cách cửa mũi sau về phía trên ngoài khoảng 11-12 mm.

- Thăm dò lỗ bướm khẩu cái bằng que thăm thăm dò đầu tù.

- Tiêm tê dưới niêm mạc tại điểm vị trí động mạch bướm khẩu cái.

- Phong bế thần kinh bướm khẩu cái hai bên cách tiêm vào lỗ khẩu cái lớn 2 ml xylocain 1%.

- Dùng dao lưỡi liềm rạch niêm mạc theo hướng nằm ngang, cách bờ lỗ bướm khẩu cái từ 5 - 10mm để tránh tổn thương các nhánh của động mạch bướm khẩu cái.

- Dùng bay hút (Saction Frier) bóc tách vạt niêm mạc sát xương, mở rộng vạt niêm mạc lên trên, bộc lộ lỗ bướm khẩu cái.

- Nếu lỗ bướm khẩu cái nhỏ, có thể mở rộng ra sau và xuống dưới (nơi thành xương mỏng nhất) bằng thìa nạo để bộc lộ rõ động mạch bướm khẩu cái.

- Dùng clip kẹp động mạch bướm khẩu cái.

- Phủ lại vạt niêm mạc, chèn gelaspon và merocel.

VI. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC SAU MỔ

- Rút merocel sau mổ 24 giờ.

- Dùng kháng sinh, chống viêm, giảm đau.

- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý.



VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Tai biến

Chảy máu: do làm đứt, rách động mạch bướm khẩu cái.



2. Xử trí

- Đốt điện.

- Nhét bấc mũi sau.
PHẪU THUẬT NỘI SOI GIẢM ÁP Ổ MẮT

I. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật nội soi giảm áp ổ mắt là phẫu thuật nội soi lấy đi thành trong ổ mắt để làm giảm áp suất bên trong ổ mắt. Phẫu thuật có thể tiếp cận đến đỉnh ổ mắt.



II. CHỈ ĐỊNH

- Tăng áp ổ mắt do tụ máu phù nề sau chấn thương, do viêm,..

- Lồi mắt do bệnh lý tuyến giáp.

III. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng từ thạc sỹ, chuyên khoa II trở lên được đào tạo chuyên sâu về phẫu thuật nội soi mũi xoang.



2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi mũi xoang, optic 0o và optic 45o, mũi khoan kim cương dài và thiết bị bơm nước để giảm nhiệt vùng xương bị mài.

- Thuốc tê (lidocain + adrenalin 1/10.000), thuốc co mạch (naphazolin, oxymetazolin,…).

3. Người bệnh

Người bệnh được:

+ Làm các xét nghiệm thường quy

+ Khám trước mổ như thông thường.

+ Khám nội soi tai mũi họng.

+ Được chụp phim cắt lớp vi tính mũi xoang 2 tư thế coronal và axial.



IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm

Phẫu thuật có thể thực hiện dưới gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân.



2. Kỹ thuật

- Người bệnh nằm ngửa, kê gối tròn dưới đầu.

- Đặt bấc mũi tẩm thuốc co mạch, như: naphazolin, oxymetazolin,..

- Cắt mỏm móc từ sau ra trước bằng kìm cắt ngược hoặc từ trước ra sau bằng dao lá lúa.

- Mở rộng lỗ thông xoang hàm bằng kìm cắt ngược hoặc dao hút - cắt (hummer).

- Mở bóng sàng bằng kẹp Blakesley hay thìa nạo để dẫn lưu các xoang sàng trước. Mở xuyên mảnh nền xương cuốn giữa đến các tế bào sàng sau để làm sạch và dẫn lưu, bộc lộ xương giấy. Rạch xương giấy bằng bay.

- Dùng kìm đột gặm dần xương giấy theo hướng xuống dưới, lên trên và ra sau. Xương giấy cũng có thể được gặm từ sau ra trước bằng kìm cắt ngược nhưng chúng ta cần ngưng thao tác khi tiếp cận với vùng xương cứng để tránh làm tổn thương ống lệ. Người phụ phải ấn vào mi mắt để phẫu thuật viên thấy được bao ổ mắt đã được bộc lộ bao nhiêu.

- Phần xương nối giữa thành trong và thành dưới của ổ mắt rất dày chắc vì vậy chúng ta không nên lấy thành xương này vì động tác này có thể gây nên tình trạng song thị.

- Dùng dao rạch cốt mạc sau khi toàn bộ ổ mắt đã được giảm áp. Đầu tiên rạch một đường rạch ngang bắt đầu ở phía sau trên cốt mạc, sau đó rạch tiếp một số đường song song rồi rạch các đường theo phương thẳng đứng để tạo thành hình mắt lưới. Lưu ý tránh động tác rạch sâu sẽ làm tổn thương cơ thẳng trong.

- Sau khi rạch cốt mạc xong, người phụ dùng tay ấn nhãn cầu để làm cho mảnh cốt mạc rời ra hoàn toàn và mỡ ổ mắt dễ dàng qua lỗ hở vừa tạo ra vào hốc mũi.

- Trong phẫu thuật giảm áp ổ mắt toàn bộ, dùng khoan kim cương lấy đi tổ chức xương ở đỉnh ổ mắt (phần xương này rất cứng và chắc). Trong khi khoan, phải thường xuyên bơm nước để tránh hiệu ứng nhiệt do ma sát truyền vào làm tổn thương thần kinh thị giác

V. CHĂM SÓC SAU MỔ

- Dùng thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau, cầm máu.

- Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý.

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Viêm mô tế bào quanh hốc mắt:

- Biểu hiện người bệnh sưng và đau mắt tăng dần.

- Xử trí:

+ Dùng thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau.

+ Thuốc kháng sinh nhỏ mắt.


PHẪU THUẬT NỘI SOI GIẢM ÁP THẦN KINH THỊ GIÁC

I. ĐẠI CƯƠNG

Là phẫu thuật giảm áp ổ mắt được mở rộng thêm, trong đó thần kinh thị giác đoạn đi từ đỉnh ổ mắt đến giao thoa thị giác được mở để giảm áp.



II. CHỈ ĐỊNH

Các trường hợp giảm hoặc mất thị lực sau chấn thương do chèn ép thần kinh thị giác.



III. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng từ thạc sĩ, chuyên khoa II trở lên được đào tạo chuyên sâu về phẫu thuật nội soi mũi xoang.



2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi mũi xoang, optic 0o và optic 45o, mũi khoan kim cương dài và thiết bị bơm nước để giảm nhiệt vùng xương bị mài.

- Thuốc tê (lidocain + adrenalin1/10.000), thuốc co mạch (naphazolin, oxymetazolin).

3. Người bệnh

Người bệnh được:

- Làm các xét nghiệm cấp cứu.

- Chụp phim cắt lớp vi tính mũi xoang 2 tư thế coronal và axial.



IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm

Phẫu thuật thực hiện dưới gây mê toàn thân.



2. Kỹ thuật

- Người bệnh nằm ngửa, kê gối tròn dưới đầu.

- Đặt bấc mũi tẩm thuốc co mạch, như: naphazolin, oxymetazolin,...

- Thực hiện phẫu thuật giảm áp ổ mắt toàn bộ, dùng khoan kim cương lấy đi tổ chức xương ở đỉnh ổ mắt (phần xương này rất cứng và chắc). Trong khi khoan, phải thường xuyên bơm nước để tránh hiệu ứng nhiệt do ma sát truyền vào làm tổn thương thần kinh thị giác.

- Lấy bỏ thành trong ống thần kinh thị giác để bộc lộ thần kinh thị giác từ đỉnh ổ mắt đến phần giao thoa thị giác.

- Rạch bao màng cứng để giảm áp thần kinh thị giác từ đỉnh ổ mắt đến phần giao thoa thị giác.



V. CHĂM SÓC SAU MỔ

- Dùng thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau, cầm máu.

- Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý.
Chương III

LĨNH VỰC MŨI XOANG

PHƯƠNG PHÁP PROETZ

I. ĐẠI CƯƠNG

Phương pháp Proetz còn được gọi là phương pháp đổi thế giúp cho điều trị xoang sau (xoang sàng và xoang bướm).



II. CHỈ ĐỊNH

Hút rửa và đưa thuốc vào xoang sau khi lỗ thông xoang bít tắc không hoàn toàn.



III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Khi viêm xoang có biến chứng (đau đầu, nhìn mờ, sưng tấy quanh ổ mắt).



IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ hay Điều dưỡng học định hướng Tai Mũi Họng.



2. Phương tiện

- Dụng cụ:

+ Kẹp khuỷu

+ 2 bơm tiêm (5 ml để lấy thuốc, và bơm tiêm 10 ml để lấy nước muối sinh lý)

+ Máy hút

+ Ampu


- Thuốc: thuốc co mạch (oxymetazolin hay naphazolin).

3. Người bệnh

Được nghe giải thích kỹ về thủ thuật để an tâm và hợp tác.



V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Đặt thuốc co mạch vào hai hốc mũi để làm thông mũi.

- Tư thế: người bệnh nằm đầu ngửa tối đa.

- Cách làm: dùng máy hút đầu ống hút có lắp ampu vừa khít lỗ mũi. Bịt chặt hốc mũi một bên, bảo người bệnh kêu kê kê để buồm hàm đậy kín đường

xuống họng, bơm dung dịch nước muối đẳng trương và hút mũi để lấy dung dịch rửa và dịch xuất tiết. Sau đó bơm khoảng 1 ml thuốc vào, làm như trên. Kết thúc người bệnh nằm tư thế trên để giữ thuốc khoảng vài phút mới đứng dậy để cho thuốc không chảy xuống họng,

Làm vài lần như vậy có thể rửa và dẫn lưu xoang.


BẺ CUỐN MŨI

I. ĐẠI CƯƠNG

Bẻ cuốn mũi là thủ thuật nhằm ép cuốn dưới vào sát vách mũi xoang (khe dưới) giải quyết vấn đề lưu thông không khí qua đường mũi đối với người bệnh bị ngạt nhiều nhưng niêm mạc cuốn còn co hồi với thuốc co mạch và cuốn bị vẩu.



II. CHỈ ĐỊNH

Cuốn mũi bị vẩu.



III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Dị hình vách ngăn làm hốc mũi quá hẹp không có đường đưa dụng cụ vào.

- Đang viêm mũi xoang cấp.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.



2. Phương tiện

- Dụng cụ:

+ Kéo cong to bản đầu tù hoặc đầu tày to bản.

+ Banh mũi.

+ Nguồn sáng đeo trán (đèn Clar, đèn trán)

+ Que bông, bấc, bông y tế.

- Thuốc: thuốc tê niêm mạc (xylocain 6 - 10%) có thể pha thuốc co mạch (adrenalin tỷ lệ 1: 20.000).

3. Người bệnh

- Được giải thích kỹ về bệnh và các bước tiến hành thủ thuật.

- Có thể ngồi, nhưng tốt hơn là nằm (có tiền mê).

4. Hồ sơ bệnh án

Theo quy định chung.



V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm

Đây là một thủ thuật khá đau, người bệnh có thể được tiền mê.

Gây tê tại chỗ (xylocain 6 - 10%) khắp bề mặt cuốn dưới, ngách dưới (đặt bấc 15 phút).

2. Kỹ thuật

- Dùng kéo cong dày, đưa đầu kéo vào sát thành sau họng, bờ cong của kéo ôm lấy lưng cuốn và bờ tự do của cuốn, kéo lùi ra trước khoảng 1- 2 cm.

- Nếu người bệnh ngồi thì ôm đầu người bệnh tì vào ngực thầy thuốc, nếu người bệnh nằm thì phải cố định đầu (giữ đầu).

- Bẻ từ từ, từ đuôi cuốn đến đầu cuốn nghe như tiếng bánh đa vỡ là được.



VI. THEO DÕI

- Chảy máu.

- Sốc do thuốc, do đau.

- Nhiễm khuẩn.



VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Sốc: chống sốc.

- Chảy máu: tùy theo mức độ có thể nhét bấc và dùng thuốc cầm máu.
ĐỐT CUỐN MŨI BẰNG ĐÔNG ĐIỆN

I. ĐẠI CƯƠNG

- Đốt cuốn mũi là một thủ thuật nhằm thu nhỏ cuốn mũi dưới bằng đông điện, giải quyết vấn đề lưu thông không khí qua mũi.

- Hiện nay, với các thiết bị sử dụng laser, sóng cao tần, kỹ thuật này ít được sử dụng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Cuốn mũi dưới bị quá phát thường xuyên.

- Không đáp ứng với điều trị nội khoa.

- Thuốc co mạch không còn tác dụng làm co cuốn mũi.



III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Cuốn mũi quá phát vẫn còn đáp ứng tốt với thuốc co mạch.

- Dị hình vách ngăn chạm đến cuốn.

- Đang viêm cấp (xung huyết, xuất tiết hay đang bội nhiễm).



IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.



2. Phương tiện

- Dụng cụ:

+ Đông điện

+ Banh mũi.

+ Nguồn sáng đeo trán (đèn Clar, đèn trán).

+ Que bông, bấc, bông y tế.

- Thuốc: thuốc tê niêm mạc (xylocain 6 - 10%) (có thể pha adrenalin 0,1%).

3. Người bệnh

- Được giải thích về thủ thuật.

- Có thể ngồi hoặc nằm.

- Thăm khám kỹ người bệnh (tìm nguyên nhân). Đặt thuốc co mạch đánh giá sự co hồi của niêm mạc, khe giữa, vách ngăn.



4. Hồ sơ bệnh án

Theo quy định chung.



V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm

Gây tê toàn bộ cuốn dưới bằng thuốc tê niêm mạc (xylocain 6 - 10%), bôi nhiều lần bằng que bông khắp bề mặt cuốn, khe giữa và dưới hoặc đặt bấc tẩm thuốc tê niêm mạc.



2. Kỹ thuật

- Tay trái cầm banh mũi banh rộng cánh mũi ra.

- Tay phải cầm đông điện nguội đưa dọc theo cuốn dưới đến tận thành sau họng rồi kéo ngược trở ra khoảng 2 cm (đuôi cuốn).

- Cạnh sắc của đông điện thẳng góc với niêm mạc rồi bấm nút cho đông điện đỏ và kéo đông điện lùi ra từ từ nhè nhẹ ra ngoài đến tận đầu cuốn dưới nhưng không để chạm vào vách ngăn. Có thể đốt nhiều đường song song với nhau ở lưng cuốn, một ở bờ tự do cuốn.

- Khi hốc mũi hẹp buộc phải di mặt bằng của mũi đông điện nằm sát vào mặt cuốn mũi dưới để tránh làm hỏng vách ngăn và như vậy, đường đốt sẽ rộng hơn và chỉ nên đốt 1 lần.

- Có thể đốt một hoặc hai bên cùng một lúc.



VI. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC

- Khám lại sau 24 giờ.

- Nhỏ thuốc co mạch 4 giờ/1 lần trong 6 ngày liền để tránh dính niêm mạc.

- Rửa mũi hằng ngày bằng nước muối sinh lý.

- Có thể dùng thuốc chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng nếu cần, tìm và điều trị nguyên nhân gây quá phát cuốn.

- Theo dõi kết quả trong 6 tháng.



VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Tổn thương vách ngăn: cho 1 đoạn bấc (tẩm mỡ kháng sinh) vào, rút sau 02 ngày.

- Chảy máu: nhét bấc và dùng thuốc cầm máu.

- Sốc, ngất do thuốc tê, sợ hãi: chống sốc.


PHẪU THUẬT CUỐN MŨI DƯỚI BẰNG SÓNG CAO TẦN (COBLATOR)

I. ĐẠI CƯƠNG

Cuốn mũi là các mảnh xương xoắn, mỏng, chúc xuống và nhô ra từ 2 vách mũi. Cuốn mũi được niêm mạc bao bọc làm tăng diện tích bề mặt của mũi lên, do đó giúp cho không khí trước khi vào phổi được sưởi ấm và được làm ẩm nhiều hơn. Phẫu thuật cuốn mũi dưới khi cuốn mũi dưới bị viêm nhiễm lâu ngày to lên gây nghẹt mũi bằng sóng điện cao tần.



II. CHỈ ĐỊNH

- Cuốn mũi dưới bị quá phát thường xuyên.

- Không đáp ứng với điều trị nội khoa.

- Thuốc co mạch không còn tác dụng làm co cuốn mũi.



III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Các bệnh về máu: rối loạn đông, chảy máu.

- Các bệnh về tim mạch và nội khoa khác: chưa kiểm soát được.

- Thiếu máu.

- Nhiễm trùng cấp tính.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.



2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ và thiết bị của máy Coblator II.

- Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi mũi xoang.

- Bấc tẩm thuốc co mạch (ephedrin 1‰, oxymetazolin 0,5% hoặc 1‰).

- Thuốc gây tê tại chỗ: lidocain 6% hoặc 10%.

3. Người bệnh

- Khám kiểm tra mũi xoang qua nội soi, chụp phim cắt lớp vi tính mũi xoang tư thế coronal (mặt phẳng đứng ngang).

- Được giải thích rõ ràng về bệnh và cách thức phẫu thuật.

- Bồi phụ máu, nước, điện giải.



4. Hồ sơ bệnh án

Đầy đủ các xét nghiệm cơ bản đánh giá được chức năng tim, gan, thận, phổi, bệnh về máu như: công thức máu, đông máu cơ bản, chức năng gan, thận, điện tâm đồ, siêu âm tim, Xquang phổi...



V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

3. Kỹ thuật

3.1. Tư thế

- Người bệnh nằm ngửa, đầu cao hơn (15o - 20o) so với ngực.

- Máy Coblator và dụng cụ phẫu thuật đặt ở bên trái người bệnh. Phẫu thuật viên đứng bên phải của người bệnh, monitor đối diện với phẫu thuật viên.

3.2. Vô cảm

Gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân.



- Thì 1: đặt hoặc xịt thuốc gây tê tại chỗ và thuốc co mạch.

- Thì 2:

+ Dùng optic nội soi 0o kiểm tra toàn bộ hốc mũi và cuốn dưới 2 bên.

+ Đánh giá tình trạng niêm mạc hốc mũi, cuốn mũi, khe mũi, vách ngăn, vòm.

+ Đốt điện cao tần cuốn mũi dưới dưới niêm mạc bằng đầu dò chuyên dụng của máy Coblator II. Dùng đầu điện cực tạo 2 đường vào ở đầu cuốn dưới (ở trên và ở dưới). Mỗi vạch khấc trên đầu điện cực được đốt khoảng 10s (thường thì đầu đốt có 6 vạch khấc). Trước khi đưa đầu điện cực dọc theo thân cuốn dưới, với mỗi vạch khấc nên dừng lại để bôi thêm chất dẫn điện. Lặp lại thủ thuật tương tự ở mũi bên cạnh.

+ Kiểm tra lại hốc mũi 2 bên.

+ Đặt merocel (bấc) vào hốc mũi để chống dính và cầm máu mũi.



VI. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC SAU PHẪU THUẬT

- Thay băng mũi ngoài mỗi ngày 2 lần.

- Bơm rửa hoặc nhỏ nước muối sinh lý nhiều lần vào hốc mũi mỗi ngày. Rút merocel (bấc) từ ngày thứ 3 - 6 tùy tình trạng của người bệnh.

- Người bệnh được yêu cầu tái khám sau mỗi tuần trong tháng đầu và 3 tháng sau mổ để đánh giá tình trạng chảy máu, giả mạc, bong giả mạc. Trong tuần đầu, khuyên người bệnh tránh xì mũi mạnh.



VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Chảy máu.

- Choáng ngất.

- Nhiễm khuẩn mũi xoang.

Thầy thuốc Tai Mũi Họng và Gây mê tìm nguyên nhân để xử trí thích hợp bằng phương pháp hiệu quả nhất.
SINH THIẾT HỐC MŨI

I. ĐẠI CƯƠNG

Là một thủ thuật nhằm lấy một mảnh tổ chức bệnh lý ở trong hốc mũi để làm xét nghiệm mô bệnh học.



II. CHỈ ĐỊNH

Các tổn thương bệnh lý của hốc mũi hoặc sàng hàm lan ra hốc mũi cần xác định mô bệnh học.



III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Các phình mạch.

- Sa màng não.

- U máu, u xơ mạch (chống chỉ định tương đối).



IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.



2. Phương tiện

- Dụng cụ:

+ Bộ dụng cụ khám tai mũi họng.

+ Kẹp sinh thiết.

+ Bấc, gelaspon.

- Thuốc: xylocain 3% hoặc 6% (bơm xịt và đặt bấc).



3. Người bệnh

Thăm khám người bệnh và giải thích rõ.



4. Hồ sơ bệnh án

- Xét nghiệm cơ bản: máu chảy, máu đông.

- Chụp phim X-quang: Blondeau, Hirtz nếu cần.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Tư thế người bệnh có thể ngồi hoặc nằm.

- Thầy thuốc ngồi đối diện hoặc đứng ở bên phải khi người bệnh nằm.

- Gây tê bằng xylocain 3% hoặc 6% bằng bơm xịt và đặt bấc xylocain.

- Dùng kẹp bấm một mảnh tổ chức nghi ngờ, tốt nhất là bấm ở vùng rìa tổn thương, không bấm vào tổ chức hoại tử.

- Bỏ tổ chức vừa bấm vào dung dịch cố định.

- Đặt gelaspon hoặc bấc cầm máu và rút sau 24 giờ.

VI. THEO DÕI

Rút bấc sau 24 giờ nếu phải nhét bấc mũi.



VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Chảy máu: thường chỉ có rỉ ít máu sau khi đặt bấc thấm thuốc co mạch thì tự cầm. Nếu chảy máu nhiều phải đặt bấc.

- Nhiễm khuẩn: cho kháng sinh dự phòng.

- Sốc: chống sốc.


CHỌC RỬA XOANG HÀM

Каталог: quy-trinh
quy-trinh -> Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-cp ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ y tế
quy-trinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học kinh tế tp. Hcm độc lập Tự do Hạnh phúc
quy-trinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học kinh tế tp. Hcm độc lập Tự do Hạnh phúc
quy-trinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học kinh tế tp. Hcm độc lập Tự do Hạnh phúc
quy-trinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học kinh tế tp. Hcm độc lập Tự do Hạnh phúc
quy-trinh -> Khoa công nghệ thực phẩm bài tiểu luậN

tải về 1.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương