Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-cp ngày 27 tháng 12 năm 2007 và Nghị định số 22/2010/NĐ-cp ngày 09/3/2010 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ y tế



tải về 1.77 Mb.
trang9/18
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.77 Mb.
#30046
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   18

4. Hồ sơ bệnh án

Bệnh án đầy đủ xét nghiệm cơ bản, phim chụp cổ nghiêng.



IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm

Có thể gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ.



2. Tư thế

Người bệnh nằm ngửa, đặt một gối ở dưới vai và nghiêng đầu sang bên đối diện. Có thể đặt một sonde thực quản để khi mổ dễ nhận biết.



3. Kỹ thuật

Thì 1: Rạch da dài 10 cm dọc theo bờ trước cơ ức - đòn - chũm bắt đầu từ bờ trên sụn giáp đến trên khớp ức đòn 1 cm, tìm cân cổ nông và rạch cân cổ nông ở bờ trước cơ ức đòn chũm. Giải phóng bờ trước cơ này và kéo ra phía ngoài.

Thì 2: Cắt lớp cân cổ giữa, bóc tách các cơ dưới móng: cơ ức - móng, cơ ức - giáp, cơ vai - móng bóc. Tách cơ vai móng và dùng dao cắt cơ này, cân giữa lộ ra trên toàn vết mổ; bóc tách mở vỏ bọc của ổ áp xe, mủ trào ra. Đến cân cổ sâu, bó mạch, thần kinh cảnh, kéo bó mạch ra ngoài.

Thì 3: Buộc các mạch máu giáp trạng và cắt:

- Tĩnh mạch giáp trạng giữa.

- Động mạch giáp trạng dưới, thắt xa tuyến giáp để tránh thần kinh quặt ngược.

- Sờ thấy đốt sống cổ, khí quản và thực quản.



Thì 4: Rạch thực quản

Chỉ rạch thực quản khi dị vật to quá không lấy bằng đường tự nhiên được. Rạch thực quản xa dây thần kinh hồi quy (tức là rạch ở mặt sau của thực quản gần cạnh bên trái).

Dùng kìm Rose lấy dị vật.

Thì 5: Xử trí vết mổ

- Nếu tổn thương thực quản gọn, không nhiễm khuẩn, có thể khâu ngay, khâu từng bình diện.

- Nếu nhiễm khuẩn nát, nhiều mủ không khâu, để khâu thì 2. Đặt hút rửa liên tục nếu nhiễm trùng nặng, nhiễm trùng sâu, có nhiều mủ và tổ chức hoại tử.

- Đặt bấc kháng sinh hốc mổ để dẫn lưu.

- Đặt sonde thực quản cho người bệnh ăn sau mổ.

V. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi

- 24 giờ đầu truyền dịch, ngày thứ 2 ăn sữa qua sonde thực quản, sau là các chất lỏng qua thông.

- Nếu hốc mổ có mủ thay băng ngày 1 - 2 lần rửa oxy già, hoặc hút rửa liên tục.

2. Xử trí

- Viêm trung thất mủ do mủ từ vùng cổ tràn xuống: kháng sinh, dẫn lưu trung thất, hút rửa liên tục.

- Viêm màng phổi mủ: chọc dẫn lưu mủ màng phổi.

- Vỡ động mạch cảnh do dị vật chọc thủng hoặc do nhiễm khuẩn làm vỡ mạch máu; chảy máu ồ ạt:

+ Phẫu thuật viên dùng ngón tay ép chặt vào đoạn mạch bị rách - mời ngay phẫu thuật viên mạch máu đến phối hợp phẫu thuật khâu hoặc thắt mạch máu. Nếu không xử trí nhanh người bệnh sẽ bị tử vong.

+ Nếu không có phẫu thuật viên mạch máu thì kẹp bằng kẹp hai đầu lỗ thủng, làm sạch vết thương và khâu mạch máu.


PHẪU THUẬT MỞ KHÍ QUẢN

I. ĐỊNH NGHĨA

Mở khí quản là tạo ra một đường thở mới ở khí quản trong những trường hợp bít tắc hầu - thanh quản hoặc cho mục đích hồi sức chung.



II. CHỈ ĐỊNH

Bít tắc đường hô hấp trên do u, viêm, dị vật, chấn thương vùng cổ và thanh quản như:

- Dị vật thanh quản, khí quản, hạ họng.

- U hạ họng, thanh quản, u tuyến giáp chèn ép vào trong lòng khí quản.

- Viêm thanh quản bạch hầu, viêm thanh thiệt, viêm toàn bộ thanh quản phù nề, dị ứng.

- Chấn thương cổ và thanh quản.

- Liệt cơ mở thanh quản, uốn ván gây co thắt bất thường.

- Bại liệt thể hành não.

- Mở khí quản để phòng ngừa trước trong những phẫu thuật lớn vùng cổ mặt.

- Mổ khi trong trường hợp phải hồi sức thở máy lâu dài.

- Sẹo hẹp thanh khí quản.

- Tổn thương từ bên ngoài chèn vào đường thở như u, viêm nhiễm trên sụn thanh khí quản gây xẹp thanh khí quản.



III. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa cấp I Tai Mũi Họng và người phụ.



2. Phương tiện

01 dao mổ thường, 01 dao mổ nhỏ, 01 kéo thẳng, 01 kéo Sim, 04 kìm Kocher, 04 kìm Halstead, 02 banh Farabeup, 01 banh ba chạc Laborde, 01 bóc tách lòng máng, 02 kẹp phẫu tích (có mấu và không mấu) 01 kìm cặp kim và kim, chỉ, 01 ống hút, dây cao su, máy hút, canuyn khí quản.



3. Người bệnh

Được chuẩn bị chu đáo theo quy định.



IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Có 3 loại mở khí quản: mở cao, mở trung bình và mở thấp. Trong trường hợp tối cấp có thể dùng một kim to (trocar) chọc qua màng giáp nhẫn cho người bệnh thở tạm.



1. Vô cảm

Gây tê, tiêm thuốc tê dưới da và tổ chức từ sụn nhẫn tới hõm ức, hoặc gây mê nếu được đặt ống nội khí quản trước.



2. Tư thế

Người bệnh nằm ngửa, dưới vai có độn gối, đầu ngửa hết sức ra sau. Trong trường hợp khó thở nặng để người bệnh nằm bình thường, đến khi rạch được khí quản mới cho đầu ngửa.

Phẫu thuật viên đứng bên phải người bệnh, đeo nguồn sáng (đèn Clar) (hoặc đèn trần tốt). Người phụ đứng bên đối diện với phẫu thuật viên.

3. Kỹ thuật

Thì 1: Rạch da

Phẫu thuật viên dùng tay trái giữ lấy sụn giáp (ngón cái và ngón giữa hai bên sụn giáp ngón trỏ giữ giữa sụn giáp). Rạch từ bờ dưới sụn nhẫn, đường rạch khoảng 3 cm, cắt da và lớp mỡ dưới da, bộc lộ được cân nông, nếu chảy máu kẹp tạm.



Thì 2: Tách cơ

Dùng dao rạch cân nông theo đường trắng giữa. Dùng bóc tách, tách 2 nhóm cơ dưới móng sang hai bên. Dùng banh Faraboeuf kéo hai nhóm cơ sang hai bên.



Thì 3: Bộc lộ khí quản

Dùng bóc tách lòng máng gỡ tổ chức trước khí quản, kéo nhẹ eo tuyến giáp xuống dưới hoặc lên trên để bộc lộ khí quản. Nếu eo to quá dùng hai kẹp Kocher kẹp hai bên rồi cắt eo, để khâu buộc sau.



Thì 4: Chỉ rạch khí quản khi thấy vòng sụn khí quản

Tiêm nhanh 1 ml xylocain 1% vào khí quản để phản xạ ho (trước khi bơm hút ra có khí là đúng khí quản). Dùng dao nhỏ lưỡi dao quay lên trên, chọc thủng khí quản rồi hất lên trên theo đúng đường giữa, khoảng 2 vòng sụn.



Thì 5: Đặt ống canuyn khí quản

Luồn nhanh ống thông vào khí quản rồi rút ngay nòng ống thông ra, lắp ngay ống thông vào. Nếu khó khăn dùng banh ba chạc Labord banh lỗ mở ra.



Thì 6: Khâu da

Khâu da trên và dưới vài mũi.



Thì 7: Buộc băng

Buộc 2 dây quai cố định ra sau cổ để khi ho không bật ống ra được. Đặt yếm cho người bệnh.



V. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi

- Mùa lạnh để người bệnh nằm buồng ấm, thoáng.

- Phải sử dụng máy hút và ống cao su nhỏ để hút đờm dãi khi xuất tiết.

- Ngày 2 - 3 lần nhẹ nhàng lấy ống thông trong ra, rửa thông sạch, sát khuẩn rồi lắp lại tránh tắc. Thay yếm khi bị bẩn.

- Khi nào bệnh khỏi, thở đường trên được thì rút ống. Trước khi rút ống cho thuốc an thần hay thuốc ngủ.

- Phải buộc băng đỏ hoặc kẻ chữ mới rút ống thông ở đầu giường người bệnh.

- Chuẩn bị một bộ ống thông sẵn đặt ngay đầu giường người bệnh, để khi cần đặt lại không lúng túng.

2. Xử trí

- Chảy máu:

+ Chạm vào những mạch máu: kẹp buộc lại.

+ Chạm vào tuyến giáp chảy máu: khâu lại.

+ Mở khí quản lâu do loét, canuyn cọ chảy máu niêm mạc dễ cầm. Nếu chảy máu lớn vì vỡ các mạch máu cổ thì cần phải mở ra và kẹp buộc lại.

- Tràn khí:

+ Tràn khí nhẹ dưới da: cần cắt bớt chỉ đã khâu.

+ Tràn khí rộng: phải cắm kim cho thoát khí.

+ Tràn khí màng phổi: phải hút liên tục để hồi sức, thở cho tốt.

- Đôi khi mở tốt rồi, toàn bộ hệ thống đường thở co thắt, nếu ta bóp bang mà chống lại bóng thì phải chống co thắt, thậm chí phải gây mê giãn cơ có máy thở hỗ trợ.


PHẪU THUẬT NỘI SOI CẦM MÁU MŨI

I. ĐỊNH NGHĨA

Là biện pháp cầm máu mũi bằng đông điện (đơn cực hoặc lưỡng cực) dưới nội soi có màn hình.



II. CHỈ ĐỊNH

Chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau.



III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định tuyệt đối.



IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sỹ chuyên khoa Tai Mũi Họng.



2. Phương tiện

- Bộ nội soi có màn hình.

- Bộ đông điện lưỡng cực (tốt nhất là loại không dính) và ống hút có chức năng đông điện.

- Kẹp khuỷu.

- Kẹp phẫu tích kẹp Blakesley.

- Bấc, thuốc co mạch (ephedrin 1‰, oxymetazolin 0,5‰ hoặc 1‰).

- Thuốc gây tê tại chỗ (lidocain 6% hoặc 10%).

3. Người bệnh

- Được giải thích rõ ràng về bệnh và cách thức phẫu thuật.

- Bồi phụ máu, nước, điện giải trước.

- Tìm nguyên nhân chảy máu.



4. Hồ sơ bệnh án

Đầy đủ, các xét nghiệm cơ bản đánh giá được chức năng tim, gan, thận, phổi, bệnh về máu của người bệnh như công thức máu, đông máu cơ bản, chức năng gan, thận.



V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án và các xét nghiệm cơ bản đã làm

2. Kiểm tra người bệnh

3. Kỹ thuật

3.1. Tư thế

Người bệnh nằm ngửa đầu cao 15-20o so với ngực. Phẫu thuật viên đứng bên phải của người bệnh.



3.2. Vô cảm

Gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân.



3.3. Kỹ thuật

Thì 1:

Rút bấc trong mũi nếu có.



Thì 2:

Đặt hoặc xịt thuốc gây tê tại chỗ và thuốc co mạch.



Thì 3:

- Dùng ống nội soi 0 kiểm tra toàn bộ hốc mũi bên chảy máu và cả bên không chảy máu.

- Đánh giá tình được tình trạng niêm mạc cuốn, vách ngăn, khe-sàn mũi, vòm.

- Tìm điểm chảy máu hoặc nghi ngờ chảy máu.

- Đốt điểm chảy máu bằng đông điện lưỡng cực hoặc ống hút đông điện có hút.

Thì 4:

- Kiểm tra lại hốc mũi.

- Đặt miếng gelaspon hoặc merocel vào hốc mũi để chống dính nếu niêm mạc bị tổn thương nhiều và đối xứng.

VI. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC SAU PHẪU THUẬT

- Bơm rửa hoặc nhỏ nước muối sinh lý nhiều lần vào hốc mũi.

- Rút merocel sau 3-6 ngày tùy từng người bệnh.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Chảy máu lại.

- Choáng ngất.

- Nhiễm khuẩn mũi xoang.

- Hoại tử niêm mạc đường thở nếu diện đốt quá rộng và sâu.

Chú ý tìm nguyên nhân của chảy máu và điều trị nguyên nhân để đề phòng chảy máu tái phát như cao huyết áp, chấn thương.


PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG XOANG TRÁN

I. ĐẠI CƯƠNG

- Chấn thương xoang trán gồm 2 loại:

+ Chấn thương kín.

+ Chấn thương hở.

- Chấn thương xoang trán có thể kèm theo tổn thương não, màng não và trong một số trường hợp cần phối hợp với phẫu thuật thần kinh.

II. CHỈ ĐỊNH

- Vỡ xoang trán hở

- Vỡ nát hoặc lún thành trước xoang trán.

- Vỡ lún thành sau của xoang trán.

- Vỡ xoang trán có chảy nước não tủy.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Những trường hợp vỡ xoang trán kèm theo rách màng não, tổn thương nhu mô não hoặc nghi ngờ có tụ máu trong sọ không nằm trong chỉ định phẫu thuật này.



IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng có kinh nghiệm phẫu thuật xoang.



2. Phương tiện

- Dụng cụ phẫu thuật xoang trán qua đường ngoài.

- Khoan điện và mũi khoan các cỡ.

- Chỉ thép không gỉ, nẹp vít kết hợp xương.

- Thuốc: kháng sinh liều cao, loại ngấm qua màng não đường tiêm hoặc truyền tĩnh mạch để ngăn ngừa tai biến tại não và màng não.

3. Người bệnh

- Người bệnh và gia đình được giải thích những tai biến có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật như chảy máu, rách màng não, tụ máu trong sọ, viêm màng não.

- Người bệnh được cạo sạch lông mày bên xoang trán mổ hoặc cạo sạch tóc thành một vệt rộng 3 cm song song với đường chân tóc trước (nếu vỡ xoang trán cả hai bên).

4. Hồ sơ bệnh án

- Nêu rõ các triệu chứng cơ năng và thực thể xuất hiện sau chấn thương, đặc biệt cần khai thác kỹ khoảng tỉnh, hội chứng màng não, chảy máu mũi, chảy dịch não tủy sau chấn thương.

- Hình ảnh điện quang cần có:

+ Phim sọ nghiêng, Blondeau, Hirtz.

+ Tốt nhất là có phim CT scan lát cắt đứng ngang và lát cắt ngang (coronal và axial) qua xoang trán.

- Xét nghiệm cơ bản về máu và nước tiểu kèm theo, xét nghiệm dịch mũi (albumin, đường) nếu nghi ngờ chảy dịch não tủy.



V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm

Gây mê toàn thân.



2. Kỹ thuật

- Đường rạch phần mềm: nếu chấn thương hở thì sử dụng đường qua vết thương có thể mở rộng. Với chấn thương kín có thể sử dụng hai đường rạch da khác nhau tuỳ theo thương tổn xoang trán khu trú hay lan rộng cả hai bên xoang trán:

+ Đường rạch da kinh điển: như trong phẫu thuật xoang trán qua đường ngoài (từ rễ mũi đến giữa cung mày).

+ Đường rạch Unterberger: đường liên thái dương (từ phần trước trên vành tai này sang tai kia đi qua vòm đỉnh trán, sau đường chân tóc trước 3 cm).

- Lóc màng xương: bộc lộ khớp mũi trán và mặt trước xoang.

- Khoan xương: thì này tuỳ thuộc kiểu vỡ xoang trán.

* Gẫy lún thành trước xoang trán:

+ Lấy những mảnh xương ở mặt trước xoang trán và ngâm bảo quản trong nước muối sinh lý.

+ Có thể khoan mở rộng xoang trán nếu cửa mở vào xoang trán quá hẹp. Khoan theo một hình thang được đánh dấu dựa trên hình dạng xoang trán trên phim (mảnh xương cũng được bảo quản trong nước muối sinh lý).

+ Rửa sạch lòng xoang trán: hút sạch những mảnh vụn xương, khối máu tụ.

+ Đặt ống dẫn lưu mũi trán.

+ Nếu có kết hợp vỡ xương sàng thì đường dẫn lưu mũi trán có thể được bổ sung bằng phẫu thuật nạo sàng qua đường mũi.

+ Đặt lại mảnh xương vào mặt trước xoang trán, khâu kết hợp xương bằng chỉ thép hoặc nẹp vít.

* Vỡ vụn thành trước xoang trán: lấy mảnh xương vụn bỏ đi, trong trường hợp không thể thực hiện kết hợp xương ta có thể áp dụng kỹ thuật loại trừ xoang trán:

+ Các thì phẫu thuật phần mềm như trên.

+ Mở vào xoang trán.

+ Rửa sạch xoang và lấy hết niêm mạc xoang

+ Bít lấp ống mũi trán bằng xương xốp (lấy từ xương chậu).

+ Có thể lấp thêm cân cơ hoặc tổ chức mỡ vào xoang với những xoang lớn. Phương pháp xóa xoang trán thường do Ngoại Thần kinh thực hiện sẽ có khả năng biến chứng u nhầy do không lấy hết niêm mạc và không dẫn lưu được xoang trán. Do đó, nên hạn chế phương pháp này.



* Vỡ thành sau xoang trán: nếu có rách màng não chảy nước não tủy: khâu màng não, có thể lấy hết màng não trong xoang trán, ngách mũi trán, sau đó bít lấp xoang trán bằng cân cơ và mỡ tự thân.

- Khâu màng xương, khâu cân cơ và da (nên khâu da bằng đường thẩm mỹ).

VI. THEO DÕI XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong phẫu thuật

Tránh làm tổn thương thành sau xoang trán khi mở rộng ống thông mũi trán.



2. Sau phẫu thuật

- Chảy máu mũi hoặc dịch não tủy.

- Theo dõi các triệu chứng màng não.

- Theo dõi và rửa ống thông mũi trán.

- Thời gian rút ống mũi trán sau khoảng 2 - 3 tháng.
PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG XOANG SÀNG - HÀM

I. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật chấn thương xoang sàng - hàm nhằm phục hồi tối đa chức năng sinh lý của xoang, giảm tối thiểu các biến chứng và di chứng do chấn thương gây ra.



II. CHỈ ĐỊNH

- Các chấn thương xoang hở.

- Các chấn thương xoang ảnh hưởng đến chức năng.

- Các chấn thương ảnh hưởng đến thẩm mỹ.



III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH (chỉ có tính chất tạm thời)

- Đang ở trong tình trạng nặng do chấn thương sọ não, chấn thương thanh khí quản kèm theo, cần giải quyết tình trạng cấp cứu trước.

- Đang còn phù nề nhiều cần điều trị nội khoa trước.

- Chấn thương xoang kín ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ xoang có thể điều trị nội khoa. Cần phối hợp với chuyên khoa răng hàm mặt và mắt nếu cần thiết.



IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.



2. Phương tiện

Dụng cụ phẫu thuật: bộ nẹp vít các cỡ, bộ phẫu thuật xoang thông thường, khoan và mũi khoan lỗ, chỉ thép các cỡ, móc nâng xương gò má.



3. Người bệnh

- Giải thích về cách thức phẫu thuật, tai biến có thể xảy ra.

- Hồi sức trước phẫu thuật nếu có mất máu, choáng.

- Khám mắt, khám xác định khớp cắn có bị lệch hay không. Khám thần kinh loại trừ máu tụ trong sọ.



4. Hồ sơ bệnh án

- Hoàn thành hồ sơ bệnh án như quy định chung.

- Làm xét nghiệm đầy đủ, Xquang các tư thế Blondeau - Hirtz - sọ nghiêng. Nếu có điều kiện nên chụp CT scan.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Đường vào

Đối với xoang hàm:

- Đường thông dùng là đường rạch qua niêm mạc rãnh lợi môi. Nếu tổn thương cả hai xoang thì rạch đường liên rãnh lợi môi.

- Đường cạnh mũi, đường góc trong ổ mắt nếu có kết hợp tổn thương sàng, ổ mắt.

- Đường mổ qua vết thương hở.

2. Xử trí các tổn thương

- Cố định khớp cắn nếu có di lệch khớp cắn.

- Kiểm tra trong lòng xoang, các thành xoang, hút máu tụ, chỉ lấy phần niêm mạc đã bị bong, hoại tử.

- Nắn lại các thành xoang bị vỡ, bị di lệch.

- Kiểm tra sàn ổ mắt, xử trí sa sàn ổ mắt nếu có vỡ và tổ chức mở ổ mắt tụt xuống.

- Cố định trần xoang.

- Cố định các thành khác như cung gò má có thể bằng chỉ thép, bằng nẹp vít, bấc.

- Xử trí vết thương hở: tổ chức phần mềm vùng mặt cần được cắt lọc, rửa và khâu kín.



3. Dẫn lưu

- Dẫn lưu qua khe giữa dưới nội soi nếu tổn thương ít.

- Đối với xoang sàng lấy bỏ các vách xoang bị vỡ để dẫn lưu vào khe giữa.

- Dẫn lưu xoang hàm qua khe dưới nếu tổn thương xoang nhiều.



VI. THEO DÕI

1. Trong phẫu thuật

- Chảy máu: chú ý động mạch hàm trong, cần xác định vị trí chảy máu. Có thể dùng đông điện hoặc buộc chỉ.

- Rách màng não: trong chấn thương xoang sàng. Có thể kiểm tra đánh giá mức độ và tuỳ mức độ để khâu hoặc chèn tổ chức bịt lấp chỗ hở.

- Vỡ thành ổ mắt: thành trong, thành dưới ổ mắt.



VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Chảy máu

+ Nhẹ: nhét lại bấc.

+ Nặng: mở kiểm tra cầm máu.

- Phù nề vùng mắt: dùng thuốc chống viêm.

- Đau nhức mắt: thuốc giảm đau.

- Rò chảy nước não tủy: theo dõi trong 1 đến 2 tuần, nếu rò ít sẽ tự cầm, nếu chảy dịch nhiều: can thiệp lại.

- Nhiễm khuẩn: kháng sinh.

- Rò sau phẫu thuật: xem xét có dị vật, có mảnh xương chết, để lấy bỏ.
PHẪU THUẬT THẮT TĨNH MẠCH CẢNH TRONG

I. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật thắt tĩnh mạch cảnh trong nhằm mục đích ngăn chặn ổ viêm nhiễm lan từ tĩnh mạch bên bị tắc hoặc tắc vịnh cảnh, tắc tĩnh mạch cảnh trong và các nhánh của nó đến cơ quan khác của cơ thể.



II. CHỈ ĐỊNH

- Nhiễm khuẩn gây bán tắc hoặc tắc hoàn toàn tĩnh mạch bên.

- Viêm tắc vịnh cảnh.

- Viêm tắc tĩnh mạch cảnh trong.



III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có.



IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt hay Ngoại khoa đã được đào tạo về kỹ thuật.



2. Phương tiện

Bộ dụng cụ phẫu thuật vùng cổ (thắt tĩnh mạch).



3. Người bệnh

Giống phẫu thuật xương chũm.



4. Hồ sơ bệnh án

Theo quy định chung.



V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm

Gây mê toàn thân hoặc gây tê.



2. Kỹ thuật

2.1. Tư thế người bệnh

Người bệnh nằm ngửa, vai được độn 1 gối, đầu quay sang bên đối diện.



2.2. Các thì phẫu thuật

Thì 1: Tìm vùng phẫu thuật

Đường phẫu thuật đi dọc bờ trước cơ ức đòn chũm từ bờ trên của sụn giáp và thân lớp của xương móng.



Thì 2: Rạch da bờ trước cơ ức đòn chũm bắt đầu ở ngay trên thân xương móng kéo dài xuống 8 cm.

Thì 3: Tìm bờ trước của cơ ức đòn chũm ở ngay dưới cân cổ nông.

Thì 4: Tách bờ trước cơ ức đòn chũm.

Thì 5: Tìm tĩnh mạch cảnh trong.

Kéo cơ ức đòn chũm ra phía ngoài, có 1 mạch máu lớn màu xanh xuất hiện, đó chính là tĩnh mạch cảnh trong.



Thì 6: Tĩnh mạch cảnh trong và các nhánh nối.

Thì 7: Thắt tĩnh mạch cảnh trong. Thường thắt trên thân tĩnh mạch giáp lưỡi mặt. Nếu bị viêm rộng thì thắt ở dưới chỗ tổn thương.

Thì 8: Khâu phục hồi các lớp bằng chỉ catgut, khâu da bằng chỉ lanh.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Nhiễm khuẩn vết mổ: sau ngày 3 - 4 thì vết mổ sưng đỏ đau.

- Tràn khí dưới da: cắt bớt chỉ, dẫn lưu vết mổ ngay.

- Liệt thần kinh hồi quy: cắt bớt chỉ.

- Rối loạn tuần hoàn: khó phát hiện.
PHẪU THUẬT THẮT ĐỘNG MẠCH HÀM TRONG

I. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật thắt động mạch hàm trong nhằm kiểm soát chảy máu mũi sau từ động mạch bướm - khẩu cái và mũi - khẩu cái.



II. CHỈ ĐỊNH

- Chảy máu mũi sau nặng không cầm được bằng đặt bấc mũi sau. Thông thường sau chấn thương vùng mặt.

- Chảy máu mũi tái phát nhiều lần.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Các bệnh lý nội khoa về máu, tim mạch, cao huyết áp, giãn tĩnh mạch

- Tuổi quá nhỏ ở trẻ em và người già cần cân nhắc.

- Đang sử dụng aspirin và các thuốc chống đông máu.



IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng, bác sĩ Gây mê.



2. Phương tiện

- Dụng cụ phẫu thuật xoang hàm theo đường rạch lợi môi.

- Dòng đông điện lưỡng cực.

- Kính hiển vi, bộ nội soi, có thể dùng kính lúp.



3. Người bệnh

- Giải thích cho người bệnh và gia đình về mục đích phẫu thuật và các tai biến có thể xảy ra.

- Phối hợp với Gây mê hồi sức để đánh giá tình trạng mất máu, có kế hoạch hồi sức trước, trong và sau phẫu thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

- Theo quy định chung, ngoài ra cần xác định được vị trí chảy máu.

- Có các phim chụp xoang, có thể CT scan xoang.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Gây tê hoặc gây mê, nên chọn gây mê toàn thân đặt nội khí quản.

- Đường vào bằng đường rạch niêm mạc rãnh lợi môi như trong phẫu thuật Caldwell - Luc.

- Mở vào xoang hàm có thể dùng đục nhưng tốt nhất dùng khoan. Tìm mặt sau xoang hàm, mở thành sau trong xoang hàm.

- Tìm động mạch hàm trong có thể cặp mạch hoặc buộc ở vị trí sát với chỗ chia động mạch khẩu cái xuống. Cầm máu kỹ niêm mạc có thể đặt dẫn lưu xoang.

- Kiểm tra lại hốc mũi họng.



VI. THEO DÕI

1. Trong khi phẫu thuật

- Chảy máu do làm tổn thương động mạch có thể phải thắt động mạch cảnh ngoài.

- Tổn thương thần kinh dưới hố mắt.

2. Sau khi phẫu thuật

- Chảy máu thứ phát.

- Viêm xoang hàm.

- Viêm mũi vận mạch.



VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Chảy máu do tổn thương các đám rối tĩnh mạch vùng cằm.

- Trong hố chân bướm hàm tránh phẫu tích sâu vì động mạch bao giờ cũng ở nông.

- Tổn thương ổ mắt: cần xác định kỹ chỗ phải phẫu thuật để tránh đi lạc hướng.


PHẪU THUẬT THẮT ĐỘNG MẠCH CẢNH NGOÀI

I. ĐỊNH NGHĨA

Phẫu thuật thắt động mạch cảnh ngoài nhằm ngăn chặn không cho máu lưu thông vào các nhánh của động mạch này, cầm máu những vùng do động mạch này chi phối.



Каталог: quy-trinh
quy-trinh -> Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-cp ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ y tế
quy-trinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học kinh tế tp. Hcm độc lập Tự do Hạnh phúc
quy-trinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học kinh tế tp. Hcm độc lập Tự do Hạnh phúc
quy-trinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học kinh tế tp. Hcm độc lập Tự do Hạnh phúc
quy-trinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học kinh tế tp. Hcm độc lập Tự do Hạnh phúc
quy-trinh -> Khoa công nghệ thực phẩm bài tiểu luậN

tải về 1.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương