Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-cp ngày 27 tháng 12 năm 2007 và Nghị định số 22/2010/NĐ-cp ngày 09/3/2010 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ y tế



tải về 1.77 Mb.
trang16/18
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.77 Mb.
#30046
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

VI. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC SAU MỔ

1. Mổ hở

- Dùng kháng sinh sau mổ.

- Người bệnh không ăn bằng miệng ít nhất là 3 ngày, nuôi ăn qua ống Levin và dịch truyền.

- Thường rút dẫn lưu cổ vào ngày thứ 2.

- Khi người bệnh ăn bằng miệng (ăn từ lỏng đến đặc).

- Chăm sóc vết thương.



2. Mổ nội soi

- Dùng kháng sinh trong 24 giờ đầu.

- Theo dõi chảy máu trong 24 giờ đầu.

- Người bệnh ăn từ lỏng cho đến đặc.



VII. TAI BIẾN

- Viêm phổi hít và tất cả các biến chứng của viêm phổi.

- Ung thư của túi thừa.

- Loét và chảy máu của túi thừa (chú ý người bệnh dùng aspirin kéo dài).

- Thủng túi thừa:

+ Tràn khí trung thất.

+ Viêm trung thất.

- Tai biến phẫu thuật: chảy máu, thủng vào trung thất, tổn thương thần kinh.


PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH SẸO HẸP THANH KHÍ QUẢN BẰNG ĐẶT ỐNG NONG

I. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật chỉnh hình sẹo hẹp thanh khí quản bằng ống nong là một phương pháp điều trị tái phục hồi thanh khí quản bằng cách đặt một ống nong liên tục vào lòng của thanh khí quản qua đường tự nhiên, đường mở khí quản hoặc kết hợp cả hai đường trên sau khi cắt mô sùi hẹp nhằm đạt được một khẩu độ của thanh khí quản thích hợp sau một khoảng thời gian xác định.



II. CHỈ ĐỊNH

- Sẹo hẹp nặng tầng thanh môn.

- Sẹo hẹp nặng không hoàn toàn thanh môn, hạ thanh môn.

- Sẹo hẹp nặng khí quản.



III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

1. Tuyệt đối

- Vì bất cứ nguyên nhân nào có thể gây nên nguy hiểm việc hô hấp bằng đường tự nhiên.

- Người bệnh có các bệnh lý nội khoa nặng, mất bù như bệnh phổi mạn tính suy hô hấp, mất não (đời sống thực vật), suy thận giai đoạn cuối, bệnh lý về máu.

2. Tương đối

- Trên những người bệnh không thể lấy ống nong ra được một cách dễ dàng và nhanh chóng.

- Người bệnh không thể mang ống nong đủ thời gian đảm bảo mô sẹo ổn định và hồi phục niêm mạc trong lòng thanh khí quản.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng từ chuyên khoa I trở lên được đào tạo về phẫu thuật chỉnh hình thanh khí quản.



2. Phương tiện

- Bộ ống nội soi thanh khí quản.

- Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi thanh khí quản cần thiết.

- Bộ dụng cụ mở khí quản.

- Ống nong thanh khí quản bao gồm các kiểu, các kích cỡ và ống giúp nong giãn thanh khí quản ở đoạn hẹp.

3. Phương pháp

Nên thực hiện phẫu thuật dưới gây mê toàn thân.



4. Người bệnh

- Khám và nội soi tai mũi họng, làm xét nghiệm đầy đủ:

+ Công thức máu, đông máu cơ bản.

+ Sinh hóa máu gồm đường huyết, chức năng gan, chức năng thận.

- Đo chức năng hô hấp.

- Nội soi thanh khí quản gián tiếp hoặc trực tiếp.

- Khảo sát CT scan vùng cổ ngực và có tái tạo cây thanh khí quản (nếu có điều kiện cho phép).

- Khám trước mổ bởi bác sĩ gây mê hồi sức.

- Giải thích cho người bệnh và người thân về cách thức phẫu thuật, tai biến có thể xảy ra.

5. Hồ sơ bệnh án

Theo như quy định chung.



V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Chọn ống nong và phương pháp điều trị sẹo hẹp thanh khí quản

3.1. Ống nong

Hiện nay có rất nhiều loại ống nong giúp điều trị sẹo hẹp thanh khí quản.

- Tuy nhiên, các loại ống nong phải đạt tiêu chuẩn sau:

+ Không quá cứng, có độ đàn hồi không dính vào niêm mạc thanh khí quản.

+ Để lâu trong lòng thanh khí quản được, không gây nên phản ứng viêm.

+ Đảm bảo không thay đổi tính chất hóa lý trong thời gian sử dụng.

+ Có khả năng đảm bảo cho nong rộng vị trí hẹp và niêm mạc tái phục hồi nhanh và hoàn toàn.

- Bên cạnh đó, tùy vào vị trí hẹp bác sĩ chuyên khoa sẽ chọn ống nong thích hợp:

+ Hẹp thanh môn: Froin, Keel.

+ Hẹp hạ thanh môn: ống nong Aboulker, ống T.

+ Hẹp hạ thanh môn: ống T, Dumon, ống nong Metalic (của Boston).

3.2. Chọn các phương pháp điều trị hẹp thanh khí quản bằng ống nong từ phương pháp ít xâm lấn đến xâm lấn

- Nội soi (vi phẫu thanh quản hoặc dùng laser cắt sùi hay sẹo hẹp, nong vị trí hẹp).

- Nội soi với đặt ống nong:

+ Ống T.


+ Đặt ống nong trong lòng thanh khí quản (Dumon, Wall).

- Phương pháp mổ hở:

+ Cắt mô sẹo hẹp.

+ Tạo hình thanh khí quản bằng ghép sụn.

+ Đặt ống nong.

4. Vô cảm

Phẫu thuật dưới sự gây mê toàn thân qua đường tự nhiên hoặc đường mở khí quản.



5. Tư thế

- Người bệnh nằm ngửa, có gối vai, cổ ngửa thẳng.

- Phẫu thuật viên đứng bên phải người bệnh, người phụ đứng bên đối diện và trên đầu.

6. Kỹ thuật

- Mở khí quản (khi có chỉ định).

- Cắt mô sùi, mô sẹo trong lòng thanh khí quản qua đường tự nhiên hoặc mở khí quản.

- Nong thanh khí quản ở vị trí hẹp (khi cần).

- Đặt ống nong khí quản qua đường tự nhiên hoặc đường mở khí quản hoặc kết hợp cả hai đường (có thể chỉnh hình thanh khí quản kèm theo tùy vào tổn thương sẹo hẹp).

- Kiểm tra sự thông thoáng của đường thở qua lỗ tự nhiên hoặc qua lỗ mở khí quản.



VI. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC SAU MỔ

- Ống nong chỉ sử dụng cho phép lành niêm mạc hay cho phép mảnh ghép dính, thì ống nong có thể lấy ra trong 2 - 3 tuần.

- Nếu ống nong được sử dụng như nẹp cố định thì nó có thể đặt trong lòng thanh khí 6 - 8 tuần.

- Đặt ống nong để thời gian dài (có thể hơn 12 tháng) thì cần thiết nếu khung sụn thanh khí quản thiếu và hình thành sẹo xung quanh ống nong.



VII. TAI BIẾN

- Stent được thiết kế để nâng đỡ mô và ngăn ngừa sụp. Sử dụng ống nong không phải không có vấn đề:

+ Nhiễm trùng tại chỗ.

+ Loét niêm mạc.

+ Hình thành mô hạt.

- Tuy nhiên, những biến chứng này liên quan đến thời gian sử dụng. Vì vậy, nó có thể chỉ sử dụng nếu thật sự cần thiết và thời gian đặt tối thiểu.


PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH SẸO HẸP THANH KHÍ QUẢN BẰNG MẢNH GHÉP SỤN

I. ĐẠI CƯƠNG

Là phẫu thuật tạo hình lại thanh khí quản bằng phương pháp ghép sụn tự thân như sụn sườn, sụn vành tai để làm rộng lòng ống thở trong các bệnh lý hẹp, sẹo hẹp thanh khí quản.



II. CHỈ ĐỊNH

- Sẹo hẹp hạ thanh môn nặng (mức độ motton III, IV).

- Thất bại của phẫu thuật cắt nối khí quản tận tận trong chỉnh hình sẹo hẹp.

- Tổn thương khí quản đoạn dài trên 4 cm.

- Tổn thương khí quản ở thành trước, sau khí quản.

- Sau phẫu thuật cắt bỏ khối u lớn tại khí quản.

- Nhuyễn sụn khí quản mức độ nặng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh mắc các bệnh toàn thân nặng như tiểu đường, tim mạch, suy thận.



IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Phẫu thuật viên và người phụ.

- Phẫu thuật viên đứng ở bên phải người bệnh.

- Người phụ đứng ở bên đối diện.



2. Người bệnh

Nằm ngửa có gối kê vai.



3. Phương tiện

- Dao mổ lưỡi 20 và 15.

- Kéo thẳng, kéo sim.

- Kẹp phẫu tích cầm máu.

- Farabeauf nhỏ: 2 chiếu.

- Bay bóc tách cỡ to và nhỏ.

- Kẹp phẫu tích có mấu và không có mấu.

- Kìm kẹp kim loại to và nhỏ.

- Ống hút cỡ to và nhỏ.

- Chỉ tiêu (Vicryl 1.0 đến 5.0).

- Bộ nội soi thanh khí quản và optic.

- Ống nong thanh khí quản.

- Kìm lóc màng sụn sườn.

- Canula khí quản.



V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Thì 1: Mở khí quản trung bình (nếu người bệnh chưa được mở khí quản).

Thì 2: Lấy sụn sườn số 8, 9 ở phía bên phải.

- Gây tê tại chỗ bằng lidocain 6%.

- Rạch da dọc trên bề mặt lưng xương sườn số 8,9 khoảng 6 cm.

- Cắt màng sụn dọc bờ tự do của sụn sườn.

- Dùng bay bóc tách và lóc màng sụn mặt sau ra khỏi sụn sườn, giữ lại màng sụn ở phía trước.

- Tiến hành cắt sụn sườn có độ dài theo đoạn định tiến hành ghép.

- Kiểm tra có thủng màng phổi tại nơi lấy sụn sườn không.

- Đóng lại hố mổ và đặt dẫn lưu kín.

- Tiến hành gọt sụn sườn vừa lấy được thành hình chêm.

Thì 3:

- Rạch da ngang qua nếp lằn cổ.

- Bộc lộ trục thanh khí quản.

+ Phía trên đến bờ trên sụn giáp.

+ Phía dưới có thể xuống lỗ mở khí quản.

- Có thể cắt tổ chức xơ, sùi trong lòng khí quản nếu có.

- Bổ sụn nhẫn ở mặt sau trong trường hợp cần ghép cả mặt sau sụn nhẫn

- Đặt mảnh ghép hình chêm ở giữa hai mép sụn thanh khí quản đã bổ ở mặt trước hoặc mặt sau, mặt có màng sụn quay vào trong lòng của đường thở.

- Khâu mép sụn ghép với sụn thanh khí quản.

- Đóng lại hố mổ theo các lớp giải phẫu.

Có thể tiến hành đặt ống nội khí quản theo đường mũi, hoặc đặt ống nong kiểu ống chữ T hoặc Albouker (chú ý kích cỡ ống nong phải nhỏ hơn lòng đường thở).

V. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi

- Đặt sonde dạ dày cho người bệnh và theo dõi ống dẫn lưu kín.

- Nghe phổi và chụp phổi định kỳ để kiểm tra.

- Hút đờm dãi, thở Oxy .

- Cho thuốc kháng sinh, chống viêm, chống trào ngược.

- Thay băng hàng ngày.

- Rút ống nong vào ngày thứ 7 (nếu ống nong là ống nội khí quản), ống nong loại khác có thể để lâu hơn.

2. Xử trí

- Nếu có thủng màng phổi: phải hút liên tục.

- Chảy máu: mở lại vết mổ để cầm máu.

- Nhiễm trùng thải trừ mảnh ghép: mổ lại để lấy bỏ mảnh ghép đi.

- Sẹo hẹp tái phát.
NỐI KHÍ QUẢN TẬN - TẬN

I. ĐẠI CƯƠNG

Nối khí quản tận - tận là phẫu thuật cắt bỏ phần khí quản bị hẹp và nối 2 đầu khí quản lành để làm thông đường thở.

Nối khí quản đánh giá được:

- Thanh quản bình thường, dây thanh di động tốt, thanh môn mở rộng.

- Khí quản tổn thương không quá dài (tối đa không quá chiều dài khí quản), không quá sâu.

- Có ba loại miệng nối khi cắt nối khí quản tận - tận gồm nối khí quản sụn nhẫn, nối khí quản sụn giáp, nối khí quản - khí quản.



II. CHỈ ĐỊNH

- Sẹo hẹp khí quản có tổn thương cung sụn khí quản.

- U khí quản

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH TƯƠNG ĐỐI

- Khí quản bị hẹp trên 50% chiều dài.

- Tổn thương thanh quản kèm theo.

- Người bệnh cần thở máy hỗ trợ (mắc các bệnh nội khoa nặng, ví dụ như: tai biến mạch máu não, đái đường tiến triển, tim mạch nặng..).



IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa cấp I Tai Mũi Họng đã được đào tạo về lĩnh vực này, có kinh nghiệm về phẫu thuật cũng như xử trí tai biến nếu có.



2. Phương tiện

Phẫu thuật được tiến hành tại các cơ sở có phòng phẫu thuật từ tuyến tỉnh trở lên.



3. Người bệnh

- Khám xét kỹ người bệnh trước phẫu thuật về toàn thân để loại trừ các bệnh nặng về nội khoa, ngoại khoa như cơn hen phế quản, tai biến mạch máu não, các chấn thương kèm theo v.v

Khám thanh quản, khí quản để đánh giá tổn thương thanh quản, tổn thương khí quản bằng soi gián tiếp hoặc soi trực tiếp, chụp phim thanh quản thẳng, nghiêng. Chụp CT scan thanh khí quản.

- Giải thích cho người bệnh về kỹ thuật này, các tai biến có thể xảy ra và yêu cầu sự hợp tác của người bệnh và gia đình sau phẫu thuật.



V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm

Gây mê toàn thân bằng đặt nội khí quản qua lỗ mở khí quản.



2. Kỹ thuật

- Đặt một ống nội khí quản khác qua đường mũi đến ngang đầu trên chỗ hẹp khí quản để chờ.

- Tư thế người bệnh nằm ngửa, kê gối dưới vai để cổ ngửa tối đa.

Thì 1:

- Đặt ống nội khí quản thứ 2 qua mũi họng thanh quản khí quản tới chỗ hẹp của khí quản

- Rạch da: đường rạch da thông dụng là đường chữ U từ bờ trước cơ ức đòn chũm hai bên đến lỗ mở khí quản.

- Bộc lộ toàn bộ sụn thanh khí quản.



Thì 2:

- Bộc lộ toàn bộ trục thanh khí quản ở đường giữa.

- Bóc tách mở rộng sang 2 bên trục thanh khí quản.

- Bóc trục thanh khí quản ở thành sau và giải phóng toàn bộ đoạn hẹp thanh khí quản, chú ý đến vùng đã mở khí quản cũng cần bộc lộ rộng hai bên cũng như lên trên và xuống dưới đoạn hẹp.

- Nếu đoạn hẹp cả ở vùng lỗ mở khí quản thì giải phóng đoạn khí quản trên và dưới lỗ mở khí quản.

- Đánh giá lại chính xác độ dài chỗ hẹp bằng thước đo và số vòng sụn bị tổn thương.



Thì 3:

- Cắt bỏ đoạn hẹp khí quản đến tận mép của khí quản bình thường.

- Cắt cơ dưới móng có thể cả trên móng để kéo thanh quản xuống dưới.

Thì 4:

- Giải phóng trục khí quản ở đầu trên và dưới chỗ đã cắt bỏ, đoạn dưới chỗ hẹp để kéo khí quản lên.

- Để đầu người bệnh cúi xuống (người bệnh gập cổ).

- Khâu nối tận tận hai đầu khí quản lành ở mặt sau và mặt bên (kéo sát lại 2 đầu khí quản lành).

- Ống nội khí quản qua đường mũi được đưa xuống thay cho ống đặt ở lỗ mở khí quản, tiếp tục gây mê cho người bệnh.

- Khâu khí quản mặt trước.



Thì 5: Phục hồi bình diện giải phẫu:

* Khâu lại các bình diện phía trước và đặt dẫn lưu. Yêu cầu kỹ thuật:

- Phải cắt hết tổ chức sẹo hẹp để tránh tái phát.

- Chỗ khâu không được căng quá dễ bị bục, khâu cố định cằm ngực để đầu người bệnh ở tư thế cúi tối đa trong 3 tuần.

- Không làm tổn thương đến dây hồi quy.

* Nếu cần mở lồng ngực để kéo khí quản lên cần phối hợp với bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật lồng ngực.



VI. THEO DÕI

1. Trong phẫu thuật

Kiểm tra bóng ống nội khí quản để tránh máu xuống phổi, không bơm bóng quá căng trong thời gian dài để tránh làm tổn thương niêm mạc. Luôn luôn tránh tổn thương dây thần kinh, mạch máu.



2. Sau phẫu thuật

- Cho ăn bằng ống thông dạ dày trong 10 ngày.

- Có thể rút ống nội khí quản sớm (trong vòng 24 giờ - 48 giờ) với điều kiện đánh giá được hoạt động dây thần kinh bằng ống soi mềm.

- Theo dõi khó thở sát sao trong tuần đầu để phát hiện phù nề đường thở, bục chỗ nối, bong niêm mạc khí quản để kịp thời xử trí.

- Kháng sinh liều cao kéo dài khoảng 2 tuần.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Khó thở:


- Do phù nề hạ thanh môn, dùng corticoid.

- Do liệt một bên dây thanh: theo dõi.

- Do liệt hai bên thần kinh hồi quy: mở khí quản lại.

- Do bục chỗ nối: trường hợp này rất nặng, có nguy cơ khí quản tụt vào lồng ngực. Cần phát hiện sớm để có thể cố định khí quản kéo lên. Mở khí quản hay đặt ống chữ T.


PHẪU THUẬT KHỐI U KHOẢNG BÊN HỌNG

I. ĐẠI CƯƠNG

Khối u khoảng bên họng là những u phát sinh và phát triển ở trong cấu trúc giải phẫu của khoảng bên họng. Bản chất u có thể lành tính (u xơ thần kinh, tuyến nước bọt, u cuộn cảnh, u dạng nang), khối u cũng có thể ác tính (tuyến nước bọt, hạch di căn, ung thư biểu mô, sarcoma). U khoảng bên họng gặp không nhiều, nhưng lại rất quan trọng vì vị trí giải phẫu bao quanh trục mạch máu thần kinh cổ và vùng đáy sọ.

Phẫu thuật khối u khoảng bên họng là một phẫu thuật nhằm mở rộng đường vào và phẫu trường của khoảng bên họng để bóc tách, cắt bỏ khối u, hồi phục lại cấu trúc của nó.

Có nhiều đường vào khoảng bên họng, như đường họng miệng, đường bờ trước và sau cơ ức đòn chũm. Nhưng an toàn, được áp dụng nhiều nhất và có thể bộc lộ hết để cắt bỏ triệt để khối u ở khoảng bên họng đó là đường cổ bên (Sebileau-Carrega). Chính vì vậy, bài viết sẽ đề cập về phương pháp mổ theo đường vào mở cổ bên.



II. CHỈ ĐỊNH

Các khối u của khoảng bên họng lành và ác tính: khối u của thùy sâu tuyến mang tai, u xơ, u xơ thần kinh, u nang, u hạch, u máu, u cuộn cảnh, ung thư di căn hạch khoảng bên họng và hạch Cuneo-Krause (vùng lỗ tách sau), u bào thai, sarcoma cơ...



III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Các khối u đã phá hủy đáy sọ, đã xâm lấn trục mạch, lỗ rách sau.

- Những người bệnh có các bệnh lý toàn thân như đái tháo đường, tim mạch huyết áp (không tuyệt đối).

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên.

- Các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên sâu về phẫu thuật ung bướu đầu cổ, đã được đào tạo và có kinh nghiệm phụ mổ, mổ về khoảng bên họng, mạch máu vùng đầu cổ.

- Cần 2 đến 3 bác sĩ phụ mổ cũng đã được hướng dẫn đào tạo về phụ mổ vùng đầu cổ.

- Ê kíp gây mê và hồi sức: gồm bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng và dụng cụ viên.

2. Phương tiện

Tên, số lượng của thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao (định hướng, ước lượng).

- Bộ phẫu thuật đầu cổ.

- Chỉ Vicryl khâu mạch máu. Kẹp cầm máu Agraffe.

- Dẫn lưu kín.

3. Người bệnh

- Giải thích kỹ cho người bệnh và người nhà về mục đích, ưu nhược điểm của phẫu thuật, ký giấy mổ.

- Người bệnh được chụp CT scan chẩn đoán, chụp mạch và tắc mạch số hóa xóa nền (nếu cần) vừa chẩn đoán và làm giảm thiểu chảy máu khi mổ.

- Giải thích kỹ về truyền máu, liệt dây VII, dò chảy dịch não tủy, liệt đây thần kinh sọ.



4. Hồ sơ bệnh án

- Chuẩn bị đầy đủ như một bệnh án phẫu thuật ngoại khoa tai mũi họng.

- Chuẩn bị sẵn sàng về nhóm máu, dự kiến số lượng máu mất cần phải bù để có thể truyền cấp cứu.

- Người bệnh phải ký giấy mổ và được giải thích về cả truyền máu và người nhà cho máu nếu cần.

- Cũng cần phải giải thích cho người bệnh và người nhà về mở khí quản khi cần trong các tai biến chảy máu nhiều hoặc để dự phòng chảy máu nhiều khi mổ, để hồi sức tốt và nắm chắc đường thở.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: (trong đó cần cụ thể thời gian tiến hành).

1. Kiểm tra hồ sơ

Kiểm tra lại bệnh án trước khi gây mê, rà soát lại nhóm máu.



2. Kiểm tra người bệnh

Kiểm tra người bệnh mạch, nhiệt độ, huyết áp.



3. Kỹ thuật

Thì 1: Rạch da theo đường cổ bên đi từ ngang tấm sau góc hàm áp dụng cho khối u khu trú ở phần thấp (cực giữa và dưới) của khoảng bên họng, Rạch theo đường Sebileau-Carrega nếu u khu trú cao - cực trên và nằm sâu của khoảng.

Thì 2: Bóc tách cân cổ nông và cân cổ giữa dọc theo đường rạch da để vào máng cảnh chú ý phải buộc và thắt các nhánh của hệ tĩnh mạch cảnh ngoài.

Thì 3: Tìm và thắt tĩnh mạch mặt, phải tìm được tĩnh mạch cảnh ngoài, dây 12 và tĩnh mạch mặt (tam giác Faraboeuf), nhằm mở rộng đường vào vùng tuyến dưới hàm.

Thì 4: Cắt bỏ tuyến dưới hàm để mở rộng đường vào cực dưới khoảng bên họng. Bóc tách bao tuyến dưới hàm, thắt và cắt bỏ ống tuyến và tuyến.

Thì 5: Bóc tách qua cân cổ sâu và giữa để bộc lộ bao khối u của khoảng bên họng. Chú ý cầm máu tốt mạch nuôi dưỡng vỏ bao bằng đông điện lưỡng cực. Cũng cần chú ý đến cực trên khối u thường dính vào cân, màng xương đáy sọ, hoặc vùng vịnh cảnh. Bóc tách có thể thực hiện bằng tay, bay, kẹp phẫu tích không mấu. Các khối u như u nang, u xơ thần kinh, u đặc, u tuyến nước bọt, hạch thường ít dính. Nhưng u cuộn cảnh sẽ phải rất thận trọng vừa tách vừa đông điện để cắt dời u khỏi vỏ bao mạch, thần kinh. Cũng phải chú ý khi u to dính sát niêm mạc họng rất dễ rách thủng vào họng. Khi u đã được tách dời sẽ lấy ra dễ dàng, hốc mổ khá rộng.

Thì 6: Kiểm tra hốc mổ, cầm máu kỹ, đặt gelaspon nếu cần. Đặt dẫn lưu kín. Và đóng kín hốc mổ bằng 2 hoặc 3 lớp gồm cân cổ sâu, cơ, dưới da và da. Băng ép nhẹ vùng sau góc hàm và cổ.

VI. THEO DÕI

1. Theo dõi

Tình trạng thoát mê và rút ống thở khi đã an toàn (tỉnh hẳn, không chảy máu).



2. Săn sóc hậu phẫu

Trong thời gian còn đặt dẫn lưu (thường trong vòng 48 giờ).



3. Rút dẫn lưu

Sau 48 giờ, sau khi đã kiểm tra hút sạch dẫn lưu.



4. Chăm sóc hàng ngày

Sau rút hết bấc mũi: theo dõi chảy máu, cho thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm phù nề.



5. Ra viện

Cắt chỉ sau 7 ngày, khi đã an toàn về sẹo hóa hốc mổ.



VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Tai biến về gây mê

Chú ý tụt ống thở, tràn khí màng phổi.



2. Tai biến chảy máu

Có thể do động mạch nhỏ quanh bao khối u. Tai biến chảy máu nặng hơn trong các trường hợp khối u lan rộng vào đáy sọ sọ não, dính vào các nhánh nuôi u từ động mạch cảnh trong.

Phải lấy hết khối u thì mới cầm được chảy máu diện bám. Phải đông điện thật kỹ diện bám u, và các nhánh nuôi dưỡng u. Phải xem xét đánh giá lượng máu mất để truyền máu, bù máu cho đủ thông số huyết học, điện giải cần thiết. Phải theo dõi chặt mạch, huyết áp, của chế độ hộ lý cấp I cho các trường hợp chảy máu.

3. Tai biến liệt dây thần kinh của đám rối họng, dây X

4. Dò dịch não tủy

Tai biến này gặp khi khối u đã lan rộng vào đáy sọ, khối u đã phá hủy xương đáy sọ. Các trường hợp dò dịch não tủy cần phải làm phẫu thuật bít lấp khuyết hở đáy sọ.


PHẪU THUẬT SINH THIẾT HẠCH CỔ

I. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật sinh thiết hạch cổ là phẫu thuật bóc lấy một phần hoặc toàn bộ một hạch điển hình vùng cổ để làm giải phẫu bệnh. Bên cạnh chọc hút hạch bằng kim nhỏ thì sinh thiết hạch cổ là một phẫu thuật giúp chẩn đoán bệnh lý viêm và hình ảnh tổ chức học của hạch, nếu là u thì lành hay ác tính, nguyên phát hay di căn từ cơ quan nào, bộ phận nào của cơ thể.



II. CHỈ ĐỊNH

- Hạch sưng ở vùng cổ ở bất kỳ vị trí nào, mới, to hay nhỏ, di động hay cố định, đau hay không, chưa rõ ràng bản chất của hạch.

- Hạch ở vùng cổ không đáp ứng với điều trị nội khoa.

- Sinh thiết hạch nhằm chẩn đoán hạch viêm, u lành hay ác tính, di căn từ lĩnh vực đầu, mặt, cổ hay từ đâu đến.



III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Chống chỉ định trong các thủ thuật ngoại khoa chung như bệnh về máu, đang bị bệnh cấp tính, bệnh mạn tính đang tiến triển nặng, cũng có thể chỉ trì hoãn sinh thiết trong trường hợp người bệnh quá yếu không chịu đựng được phẫu thuật do bệnh lý nào đó như bệnh chuyển hóa, bệnh hệ thống, suy mòn vì ung thư…



IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng như chuyên khoa định hướng trở lên được đào tạo về phẫu thuật sinh thiết.



2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật sinh thiết hạch như dao, kéo, kẹp cầm máu, kim chỉ, bông băng, cồn gạc.

- Thuốc tê (lidocain + adrenalin 1/10.000).

3. Người bệnh

- Phải được khám tổng quan và khám hạch tại chỗ cần làm phẫu thuật, làm xét nghiệm đầy đủ:

+ Công thức máu.

+ Đông máu cơ bản.

- Siêu âm vùng cổ và vị trí hạch, nếu có điều kiện chụp phim cắt lớp vi tính vùng cổ khi cần.

- Khám trước phẫu thuật, nếu người bệnh có những bệnh lý nặng như tim mạch, gan, thận thì phải có ý kiến của bác sĩ gây mê và hội chẩn bác sĩ chuyên khoa trước khi làm phẫu thuật.

- Giải thích cho người bệnh về cách thức tiến hành phẫu thuật, các tai biến có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật và cách săn sóc hậu phẫu.

4. Hồ sơ bệnh án

Hoàn thành hồ sơ bệnh án theo như quy định chung của Bộ Y tế.



V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Vô cảm

Phẫu thuật sinh thiết hạch cổ có thể tiến hành dưới gây tê tại chỗ hay gây mê toàn thân, trẻ em dưới 10 tuổi và người bệnh quá nhút nhát nên gây mê.



Каталог: quy-trinh
quy-trinh -> Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-cp ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ y tế
quy-trinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học kinh tế tp. Hcm độc lập Tự do Hạnh phúc
quy-trinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học kinh tế tp. Hcm độc lập Tự do Hạnh phúc
quy-trinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học kinh tế tp. Hcm độc lập Tự do Hạnh phúc
quy-trinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học kinh tế tp. Hcm độc lập Tự do Hạnh phúc
quy-trinh -> Khoa công nghệ thực phẩm bài tiểu luậN

tải về 1.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương