Nguyễn Thị Kim Hoa Trường Đại học y dược Huế TÓm tắt mục tiêu



tải về 121.06 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu01.10.2016
Kích121.06 Kb.
#32512
ĐÁNH GIÁ PROTEIN NIỆU VÀ TỶ TRỌNG NƯỚC TIỂU Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG THẬN HƯ TIÊN PHÁT TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ BẰNG CORTICOID TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Nguyễn Thị Kim Hoa

Trường Đại học Y Dược Huế

TÓM TẮT


Mục tiêu: - Đánh giá sự biến đổi protein niệu và tỷ trọng nước tiểu trong quá trình điều trị hội chứng thận hư bằng corticoid.

- Tìm hiểu mối tương quan giữa protein niệu và tỷ trọng nước tiểu với các chỉ số về lâm sàng trong quá trình điều trị hội chứng thận hư bằng corticoid.



Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 30 bệnh nhân hội chứng thận hư tiên phát, phối hợp phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô tả một cách ngẫu nhiên có kiểm chứng từ tháng 5/2007 đến tháng 5/2008.

Kết quả:

1. Sự thay đổi của protein niệu và tỷ trọng nước tiểu trong quá trình điều trị

- Có sự thay đổi của protein niệu trong quá trình điều trị:

. Trước điều trị: Đa số bệnh nhân có mức protein niệu> 5-10 g/24 giờ (chiếm 55,6% ở hội chứng thận hư đơn thuần và 71,4% ở hội chứng thận hư không đơn thuần).

. Sau điều trị: Protein niệu cả 2 thể đều giảm, có sự khác biệt giữa 2 thể bệnh về protein niệu trung bình ( 0,7 ± 0,90g/24 giờ ở hội chứng thận hư đơn thuần và 2,2 ± 2,26g/24 giờ ở hội chứng thận hư không đơn thuần) ( p<0,05).

- Có sự thay đổi tỷ trọng nước tiểu trong quá trình điều trị:

. Tỷ trọng nước tiểu bệnh nhân hội chứng thận hư đơn thuần ở mức sinh lý trong quá trình điều trị.

.Tỷ trọng nước tiểu bệnh nhân hội chứng thận hư không đơn thuần tăng dần trong quá trình điều trị, sự khác biệt giữa tỷ trọng trước điều trị ( 1,018 ± 0,004) và sau điều trị (1,021 ± 0,005) có ý nghĩa thống kê (p<0,05).



2. Mối tương quan giữa protein niệu và tỷ trọng nước tiểu với một số thông số lâm sàng:

- Protein niệu tương quan nghịch ở mức chặt chẽ với lượng nước tiểu của bệnh nhân (r = 0,611), tương quan thuận ở mức độ vừa với cân nặng ( r = 0,310) và không tương quan với HA tâm thu (r = 0,155).

- Tỷ trọng nước tiểu không có sự tương quan với các chỉ số cân nặng ( r = - 0,097, p >0,05), HA tâm thu ( r = - 0,160, p >0,05) và lượng nước tiểu ( r = 0,127, p >0,05)
ABSTRACT

Objectives : - To assess the change of proteinuria and urinous density in treatment nephrotic syndrome by corticoid.

- To identify the correlation of proteinuria and urinous density with clinical indexes in treating nephrotic syndrome by corticoid.

Subject and study methods: 30 pts with primary nephrotic syndrome were study by combination of experimental method and controlled -random descriptive method from May, 2007 to May, 2008 .

Results:

1. The change of proteinuria and urinous density in treatment nephrotic syndrome by corticoid:

Before treatment: Most of patients had proteinuria > 5-10 g/24 hrs (55,6% at single nephrotic syndrome and 71,4% at complex nephrotic syndrome)

After treatment: Proteinuria at 2 types decreased, there was the difference between 2 types of nephrotic syndrome : 0,7 ± 0,90g/24 hrs in single nephrotic syndrome and 2,2 ± 2,26g/24 hrs in non- single nephrotic syndrome (p<0,05).

- There was a change of urious density during treatment:

+ The urious density of patient with single nephrotic syndrome was at physioligical level during treatment.

+ The urious density of patient with non- single nephrotic syndrome gradually increased during treatment, there was significant difference of density before and after treatment (1,018 ± 0,004 compared with 1,021 ± 0,005) with p<0,05.

2. Correlation of proteinuria and urinous density with some clinical indexes:

- Proteinuria had strong reverse correlation with volume of patient’s urine (r = 0,611), medium agreeable correlation with weight (r = 0,310) and no correlation with systolic blood pressure (r = 0,155).

- Urious density had no correlation with weight (r = - 0,097, p >0,05), systolic blood pressure (r = - 0,160, p >0,05) and volume of urine (r = 0,127, p >0,05)


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng thận hư là hội chứng của nhiều bệnh lý, đặc trưng bởi các đặc điểm: Protein niệu, giảm albumin máu, tăng lipid máu, tiểu ít và phù nề. Những biến đổi sinh học và những triệu chứng lâm sàng trong hội chứng thận hư chủ yếu là do mất lượng lớn protein theo nước tiểu. Hội chứng thận hư là biểu hiện chung của nhiều bệnh lý khác nhau có tổn thương thành mao mạch cầu thận. Hội chứng thận hư có thể tiên phát hoặc có thể thứ phát.

Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em và người trẻ thường hay gặp hơn, chủ yếu là trẻ em, 90% xảy ra dưới 16 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh khá cao so với các bệnh lý cầu thận và các bệnh thận tiết niệu khác. Bệnh thường kéo dài nhiều đợt bộc phát xen lẫn thời kỳ thuyên giảm, nhiều trường hợp dẫn đến suy giảm chức năng thận, điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn.

Từ năm 1950 corticoid được bắt đầu sử dụng để điều trị hội chứng thận hư và cho đến nay nó vẫn đang là thuốc điều trị hàng đầu trong điều trị hội chứng thận hư nguyên phát.

Để hiểu rõ hơn về hội chứng thận hư tiên phát ở người trưởng thành về cả lâm sàng và biến đổi sinh học đặc biệt là protein niệu và tỷ trọng nước tiểu trong quá trình điều trị bằng corticoid, chúng tôi nghiên cứu đề tài với 2 mục tiêu:



- Đánh giá sự biến đổi protein niệu và tỷ trọng nước tiểu trong quá trình điều trị hội chứng thận hư bằng corticoid.

- Tìm hiểu mối tương quan giữa protein niệu và tỷ trọng nước tiểu với các chỉ số về lâm sàng trong quá trình điều trị hội chứng thận hư bằng corticoid.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Chúng tôi nghiên cứu trên 30 bệnh nhân hội chứng thận hư (HCTH) tiên phát bao gồm đơn thuần và không đơn thuần, tuổi từ 16 tuổi trở lên. Tất cả bệnh nhân được chọn theo tiêu chuẩn chẩn đoán của William G Couser 1988

2.2. Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu về lâm sàng: Khai thác phần hành chính, lý do vào viện, tiền sử, các triệu chứng hiện tại ( phù, tiểu ít, huyết áp, lượng nước tiểu/ 24 giờ).

- Nghiên cứu về cận lâm sàng: protein niệu; tỷ trọng nước tiểu; hồng cầu niệu; ure, creatinin máu.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới và thể bệnh


Giới
Thể bệnh


Nam

Nữ

Tổng

P

n

%

n

%

n

%

Đơn thuần

7

41,2

2

15,4

9

30

> 0,05

Không đơn thuần

10

58,8

11

84,6

21

70

> 0,05

Tổng

17

100

13

100

30

100

> 0,05

- Tỷ lệ hội chứng thận hư không đơn thuần cao hơn hẳn hội chứng thận hư đơn thuần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01).

- Sự phân bố chung cho cả hai thể có sự khác biệt giữa nam và nữ, nam/nữ bằng 1,3: 1. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê ( p>0,05).

Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi


Nhóm tuổi
Thể bệnh

16-19

20-29

30-39

40-49

≥ 50

n

%

n

%

n

%

n

%

n

%

Đơn thuần

4

44,4

3

33,3

1

11,1

0

0,0

1

11,1

Không đơn thuần

3

14,3

6

28,5

4

19,1

3

14,3

5

23,8

Chung

7

23,3

9

30,0

5

16,7

3

10,0

6

20,0

Tuổi trung bình

32,57 ± 13,6

Tuổi bệnh nhân nhỏ nhất là 16 tuổi và cao nhất là 61 tuổi. Lứa tuổi thường gặp nhất là 16 đến 29 tuổi ở cả 2 thể chiếm 53,3%.

3.2. Đặc điểm lâm sàng

Bảng 3.3. Sự thay đổi cân nặng trong quá trình điều trị


Thời điểm
Thể bệnh

Trước điều trị

Sau 1 tuần điều trị

Sau 2 tuần điều trị

Sau 3 tuần điều trị

p

Đơn thuần

49,6 ± 3,64

48,7 ± 3,87

46,7 ± 4,0

45,8 ± 3,83

<0,05

Không đơn thuần

54,6 ± 7,67

52,6 ± 7,88

51,3 ± 7,87

49,0 ± 7,93

<0,05

Sau 3 tuần điều trị nhóm HCTH đơn thuần cân nặng giảm trung bình là 3,8 ± 1,12 và nhóm HCTH không đơn thuần cân nặng giảm trung bình 5,6 ± 3,27. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Mức độ giảm cân nặng trung bình của 2 thể bệnh là khác nhau, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05).

Bảng 3.4. Sự thay đổi mức độ phù trước và sau điều trị



Thời điểm

Trước điều trị

Sau 3 tuần điều trị

Mức độ phù

Nặng

Vừa

Nhẹ

Không

Nặng

Vừa

Nhẹ

Không

HCTH đơn thuần

n

3


5

1

0

0

0

2

7

%

33,3

55,6

11,1

0,0

0,0

0,0

22,2

77,8

HCTH không đơn thuần

n

11


8

2

0

5

3

4

9

%

52,4

38,1

9,5

0,0

23,8

14,3

19,0

42,9

p

>0,05

>0,05

Trước điều trị 100% bệnh nhân đều phù. Sau điều trị tỷ lệ bệnh nhân HCTH đơn thuần hết phù là 77,8% và HCTH không đơn thuần hết phù là 42,9%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p<0,05).
Bảng 3.5. Sự thay đổi lượng nước tiểu trong quá trình điều trị



Thời điểm
Thể bệnh

Trước điều trị

Sau 1 tuần điều trị

Sau 2 tuần điều trị

Sau 3 tuần điều trị

HCTH Đơn thuần

(l/24 giờ)



0,59 ± 0,15

0,77± 0,13

1,03 ± 0,12

1,26 ± 0,19

HCTH Không đơn thuần (l/24 giờ)

0,66 ± 0,20

0,89 ± 0,24

1,07 ± 0,12

1,25 ± 0,26


p

>0,05

>0,05

>0,05

>0,05

Trước điều trị 100% bệnh nhân có lượng nước tiểu giảm. Sau 3 tuần điều trị lượng nước tiểu bệnh nhân ở cả 2 thể đều tăng ( p< 0,01). Đa số bệnh nhân trở về lượng nước tiểu sinh lý. Giữa 2 thể bệnh không có sự khác biệt về lượng nước tiểu ở từng thời điểm điều trị ( p> 0,05).

Bảng 3.5. Sự thay đổi trị số huyết áp trung bình trong quá trình điều trị




Thể bệnh

Trị số HA

Trước điều trị

Sau 3 tuần điều trị

HCTH đơn thuần

HA tâm thu

120,0 ± 8,6

118,9 ± 7,8

HA tâm trương



76,7 ± 5,0

77,8 ± 6,7

HCTH không đơn thuần

HA tâm thu

129,0 ± 17,9

124,3 ± 8,7

HA tâm trương



82,4 ± 8,3

80,0 ± 3,2

- HA bệnh nhân HCTH đơn thuần ở mức sinh lý và không có sự thay đổi trong quá trình điều trị.

- HA bệnh nhân HCTH không đơn thuần trước điều trị cao hơn sau điều trị. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê ( p> 0,05).


3.3. Đặc điểm cận lâm sàng

Bảng 3.6. Sự thay đổi protein niệu sau 3 tuần điều trị



Protein niệu

(g/24 h)


Trước điều trị

Sau điều trị

HCTH đơn thuần

HCTH không đơn thuần

HCTH đơn thuần

HCTH không đơn thuần

n

%

n

%

n

%

n

%

≤ 0,2

0

0,0

0

0,0

6

66,7

4

19,0

> 0,2-3,4

0

0,0

0

0,0

3

33,3

11

52,4

≥ 3,5-5

3

33,3

6

28,6

0

0,0

3

14,3

>5-10

5

55,6

15

71,4

0

0,0

3

14,3

>10

1

11,1

0

0,0

0

0,0

0

0,0

Trung bình

7,7 ± 5,63

5,9 ± 1,48

0,7± 0,90

2,2 ± 2,26

Trước điều trị 100% bệnh nhân có protein niệu ≥ 3,5 g/24 giờ, đa số bệnh nhân có mức protein niệu> 5-10 g/24 giờ (chiếm 55,6% ở HCTH đơn thuần và 71,4% ở HCTH không đơn thuần). Sau điều trị protein niệu cả 2 thể đều giảm. Có sự khác biệt giữa 2 thể bệnh về protein niệu sau điều trị ( p<0,01).
Bảng 3.7. Sự thay đổi tỷ trọng nước tiểu sáng sớm trong quá trình điều trị

Thời điểm



Trước điều trị

Sau 1tuần điều trị

Sau 2tuần điều trị

Sau 3tuần điều trị

HCTH đơn thuần

1,022 ± 0,003

1,023 ± 0,004

1,022 ± 0,006

1,023 ± 0,005

HCTH không đơn thuần

1,018 ± 0,004

1,020 ± 0,004

1,021 ± 0,003

1,021 ± 0,005

p

< 0,05

> 0,05

> 0,05

> 0,05

Trong quá trình điều trị: Tỷ trọng nước tiểu bệnh nhân HCTH đơn thuần ở mức sinh lý; tỷ trọng nước tiểu bệnh nhân HCTH không đơn thuần tăng dần, sự khác biệt giữa tỷ trọng trước điều trị ( 1,018 ± 0,004) và sau điều trị (1,021 ± 0,005) có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

3.4. Mối tương quan giữa protein niệu và tỷ trọng nước tiểu với một số thông số lâm sàng

Bảng 3.8. Mối tương quan giữa protein niệu với một số thông số lâm sàng




Thông số tương quan

Protein niệu

r

p

Cân nặng


0,310

<0,05

HA tâm thu

0,155

>0,05

Lượng nước tiểu

0,611

<0,05

Protein niệu tương quan nghịch ở mức chặt chẽ với lượng nước tiểu của bệnh nhân (r = 0,611); protein niệu tương quan thuận ở mức độ vừa với cân nặng ( r = 0,310) và không tương quan với HA tâm thu (r = 0,155).

Bảng 3.9. Mối tương quan giữa tỷ trọng nước tiểu với một số thông số lâm sàng



Thông số tương quan

Tỷ trọng

r

p

Cân nặng


- 0,097

>0,05

HA tâm thu

- 0,160

>0,05

Lượng nước tiểu

0,127

>0,05

Tỷ trọng nước tiểu không có sự tương quan với các chỉ số cân nặng (r = - 0,097, p >0,05); HA tâm thu (r = - 0,160, p >0,05) và lượng nước tiểu (r = 0,127, p >0,05)
4. BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu gồm 30 bệnh nhân HCTH trong đó nam có 17 người, chiếm tỷ lệ 56,7%; nữ giới có 13 người chiếm tỷ lệ 43,3%, tỷ lệ nam/nữ là 1,3/1. So sánh với một số tác giả như Nguyễn Minh Dũng (tỷ lệ nam/nữ là 2,5/1), Hoàng Trung Vinh (nam/nữ là 3/1), Suzanne Watnick (nam>nữ). Hầu hết tác giả đều nhận xét nam thường gặp hơn nữ. Tuy nhiên chưa có một tỷ lệ chung nào được đề cập về giới tính có liên quan đến bệnh.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 70% (21 người) là HCTH đơn thuần và 30% (9 người) HCTH không đơn thuần, HCTH đơn thuần cao hơn hẳn HCTH không đơn thuần. Kết quả này phù hợp với tác giả Lê Nam Trà cho rằng: hội chứng thận hư đơn thuần chỉ có 15-20% ( tổn thương tối thiểu).

4.2. Sự thay đổi của protein niệu và tỷ trọng nước tiểu trong quá trình điều trị

- Sự thay đổi của protein niệu trong quá trình điều trị:

Kết quả bảng 3.6 cho thấy 100% bệnh nhân có protein niệu ≥ 3,5 g/24 giờ, đa số có mức protein niệu> 5-10 g/24 giờ ( chiếm 55,6% ở HCTH đơn thuần và 71,4% ở HCTH không đơn thuần), còn protein niệu > 10g/24 giờ chỉ có 1 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 3,3%. Lượng protein niệu rất cao, trung bình là 7,7 ± 5,63g/24 giờ ở HCTH đơn thuần và 5,9 ± 1,48g/24 giờ ở HCTH không đơn thuần. Sau 3 tuần điều trị protein niệu đã giảm rõ, trung bình là 0,7 ± 0,90g/24 giờ ở nhóm HCTH đơn thuần và 2,2 ± 2,26g/24 giờ. Sự khác biệt giữa protein niệu trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê ( p<0,01).

Theo tác giả Võ Phụng có 57% bệnh nhân có protein niệu > 10g/24 giờ; sau điều trị protein niệu âm tính chiếm tỷ lệ 23%. Tác giả Lê Văn An: trước điều trị protein niệu trung bình 8,71± 3,72g/24 giờ, sau 4 tuần điều trị protein niệu trung bình là 1,83 ± 2,65g/24 giờ; 52,38% bệnh nhân có protein niệu âm tính. Khi so sánh kết quả nghiên cứu protein niệu ở bệnh nhân HCTH trong quá trình điều trị bằng corticoid của các tác giả trên với kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì tất cả các tác giả đều có kết quả là protein niệu trước điều trị rất cao và protein niệu giảm dần trong quá trình điều trị, so với kết quả của Võ Phụng, tỷ lệ protein niệu âm tính sau điều trị của chúng tôi có sự khác biệt, có thể do tác giả nghiên cứu trên bệnh nhân HCTH tiên phát còn chúng tôi chia ra 2 nhóm để nghiên cứu. Có thể nói HCTH tiên phát không đơn thuần đáp ứng điều trị với corticoid kém hơn HCTH tiên phát đơn thuần.

- Sự thay đổi tỷ trọng nước tiểu lúc sáng sớm trong quá trình điều trị:

Kết quả bảng 3.7 cho thấy: HCTH đơn thuần có tỷ trọng nước tiểu trung bình trước điều trị là 1,022 ± 0,003, tỷ trọng nước tiểu của thể bệnh này ở mức sinh lý trong quá trình điều trị. Đối với HCTH không đơn thuần, tỷ trọng nước tiểu tăng dần trong quá trình điều trị, sự khác biệt giữa tỷ trọng trước điều trị ( 1,018 ± 0,004) và sau điều trị (1,021 ± 0,005) có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

So với kết quả của tác giả Lê Hữu Sơn với tỷ trọng nước tiểu trung bình ở HCTH không đơn thuần là 0,016 ± 0,004 thì kết quả của chúng tôi không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

4.3. Mối tương quan giữa protein niệu, tỷ trọng nước tiểu với một số chỉ số lâm sàng.

- Mối tương quan giữa protein niệu với cân nặng, HA tâm thu, lượng nước tiểu: Theo bảng 3.8 protein niệu tương quan nghịch ở mức chặt chẽ với lượng nước tiểu của bệnh nhân (r = 0,611), tương quan thuận ở mức độ vừa với cân nặng ( r = 0,310) và không tương quan với HA tâm thu (r = 0,155). Qua sự tương quan này gợi ý cho việc theo dõi hiệu quả điều trị HCTH không chỉ bằng theo dõi lượng protein niệu mà có thể bằng việc theo dõi các chỉ số lâm sàng như cân nặng và lượng nước tiểu.

- Mối tương quan giữa tỷ trọng nước tiểu với cân nặng, HA tâm thu, lượng nước tiểu: Theo bảng 3.9 tỷ trọng nước tiểu không có sự tương quan với các chỉ số cân nặng (r = - 0,097, p >0,05), HA tâm thu (r = - 0,160, p >0,05) và lượng nước tiểu (r = 0,127, p >0,05).



5.KẾT LUẬN

1. Sự thay đổi của protein niệu và tỷ trọng nước tiểu trong quá trình điều trị:

1.1. Sự thay đổi của protein niệu trong quá trình điều trị

- Trước điều trị: Đa số bệnh nhân có mức protein niệu> 5-10 g/24 giờ ( chiếm 55,6% ở hội chứng thận hư đơn thuần và 71,4% ở hội chứng thận hư không đơn thuần).

- Sau điều trị: Protein niệu cả 2 thể đều giảm, có sự khác biệt giữa 2 thể bệnh về protein niệu trung bình ( 0,7 ± 0,90g/24 giờ ở hội chứng thận hư đơn thuần và 2,2 ± 2,26g/24 giờ ở hội chứng thận hư không đơn thuần) ( p<0,05).

1.2. Sự thay đổi tỷ trọng nước tiểu trong quá trình điều trị

- Tỷ trọng nước tiểu bệnh nhân hội chứng thận hư đơn thuần ở mức sinh lý trong quá trình điều trị.

- Tỷ trọng nước tiểu bệnh nhân hội chứng thận hư không đơn thuần tăng dần trong quá trình điều trị, sự khác biệt giữa tỷ trọng trước điều trị ( 1,018 ± 0,004) và sau điều trị (1,021 ± 0,005) có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

2. Mối tương quan giữa protein niệu và tỷ trọng nước tiểu với một số thông số lâm sàng:

- Protein niệu tương quan nghịch ở mức chặt chẽ với lượng nước tiểu của bệnh nhân (r = 0,611), tương quan thuận ở mức độ vừa với cân nặng ( r = 0,310) và không tương quan với HA tâm thu (r = 0,155).

- Tỷ trọng nước tiểu không có sự tương quan với các chỉ số cân nặng ( r = - 0,097, p >0,05), HA tâm thu ( r = - 0,160, p >0,05) và lượng nước tiểu ( r = 0,127, p >0,05)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Lan Anh (2006), “ Đánh giá kết quả điều trị HCTH tiên phát đơn thuần bằng corticoid ở người trưởng thành tại khoa Nội thận- cơ xương khớp bệnh viện Trung ương Huế”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ Y khoa, Đại học y khoa Huế.

2. Nguyễn Minh Dũng (2006), “ Nghiên cứu nồng độ lipoprotein (α) huyết thanh ở bệnh nhân HCTH tiên phát trước và sau điều trị, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học y khoa Huế.

3. Nguyễn Thế Khánh, Phạm tử Dương (2005), “ Nước tiểu”, xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản y học, tr. 418-434.



4. Bernardo, Rodtiguez- Iturbe, Jaime Herrera Acosta Richard J. Johnson (2002), “ Interstitical inflammation, sodium retention and the pathogenses of nephrotic edema: A unifying hypothesis”, Kidney international, Vol(62), pp. 1379-1384.

5. Claudio Bazzi, Concetta Petrini, Virginia Rizza (2000), “ A modern approach to selectivity of proteinuria and tubulointerstitial damage in nephrotic syndrome”, Kidney international, Vol(58), pp. 1732-1741.
Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2014
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
2014 -> ĐƠn vị CẤp trên cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
2014 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2014 -> VÀ ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2020 I. ĐÁnh giá KẾt quả thực hiện qui hoạch giáo dục và ĐÀo tạo giai đOẠN 2008 2013
2014 -> Các cơ quan: Văn phòng HĐnd và ubnd, Tư pháp, Tài chính- kế hoạch, Công thương, Nông nghiệp và ptnt, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
2014 -> ĐÁnh giá TÌnh trạng chăm sóc sức khoẻ CÁc bà MẸ trưỚc và sau sinh tại các xã miền núi huyện phong đIỀn ths. Bs. Nguyễn Mậu Duyên. Ths. Bs. Nguyễn Nhật Nam
2014 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2014 -> TỈnh thừa thiên huế

tải về 121.06 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương