Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009



tải về 1.23 Mb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích1.23 Mb.
#8250
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

2. Những nhân tố trong nước:

- Các nhân tố chính yếu có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân lực ngành giao thông vận tải gồm: Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Định hướng phát triển KT-XH của nước ta đến 2020; các Quy hoạch chuyên ngành về phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, hàng hải, hàng không, đường thủy nội địa đến năm 2020 và tầm nhìn sau 2030.

- Tiếp theo đó là các nhân tố như về: quy mô đầu tư, phát triển ngành; tổng số và cơ cấu đầu tư theo các phân ngành; đầu tư cơ sở mới, đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở hiện có; vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài.

- Nhóm nhân tố về KH-CN: ứng dụng KH-CN, dây chuyền, thiết bị máy móc mới, đòi hỏi lao động ngành nghề mới, kiến thức và trình độ kỹ năng lao động cao hơn, thay đổi cơ cấu lao động theo trình độ nghề và kỹ năng lao động.

- Định hướng phát triển nhân lực, phát triển đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề cả nước theo tiêu chuẩn khu vực, quốc tế.

II. MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2011-2020:



1. Quan điểm phát triển nhân lực:

- Phát triển đào tạo nhân lực ngành GTVT phải bảo đảm gắn liền với phát triển kinh tế xã hội, góp phần đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế; đổi mới sự nghiệp GD-ĐT, bảo đảm thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực GD-ĐT; coi đầu tư cho đào tạo nhân lực là đầu tư phát triển; huy động toàn xã hội tham gia và tối đa hóa các nguồn lực có thể dành cho phát triển đào tạo nhân lực ngành GTVT;

- Phát triển đào tạo nhân lực ngành GTVT là nhiệm vụ của các cấp, các ngành và toàn xã hội, có tính chiến lược lâu dài; là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục; là khâu đột phá có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu của kinh tế hóa ngành GTVT; bảo đảm nhu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ của từng vùng, từng địa phương và của các chuyên ngành, các lĩnh vực;

- Phát triển, đào tạo nhân lực ngành GTVT phải bảo đảm gắn liền với việc bố trí, sử dụng, nhằm phát huy đầy đủ năng lực, phẩm chất của cán bộ, công chức, viên chức người lao động; là nội dung quan trọng nhất và phải gắn kết với phát triển con người, góp phần thực hiện những mục tiêu phát triển con người;

- Phát triển đào tạo nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải trên cơ sở tập trung cho các lĩnh vực mũi nhọn của ngành GTVT: hàng hải, hàng không, đường sắt, đường bộ.

2. Mục tiêu phát triển nhân lực:

- Đào tạo nhân lực ngành GTVT đảm bảo về số lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển ngành GTVT giai đoạn 2011-2020 và các năm tiếp theo;

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành GTVT tiếp cận trình độ quản lý, công nghệ tiên tiến trên thế giới;

- Phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo nhân lực ngành GTVT đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng nhân lực, tăng cường khả năng liên thông, liên kết giữa các bậc đào tạo.

III. DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC GTVT:

1. Dự báo nguồn nhân lực ngành GTVT được xây dựng dựa trên các căn cứ cơ bản sau đây:

- Căn cứ định hướng, mục tiêu, chiến lược của ngành, lĩnh vực; căn cứ việc thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch hàng năm, kế hoạch 5 năm của ngành GTVT;

- Căn cứ thực trạng cơ cấu nhân lực, độ tuổi cán bộ, trong đó có tính đến tốc độ tăng trưởng về số lượng và chất lượng nhân lực, số cán bộ chuẩn bị nghỉ hưu, cần tinh giản và thay thế;

- Căn cứ cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ hiện đại và định hướng phát triển, kiện toàn tổ chức các lĩnh vực ngành GTVT trong thời gian tới;

- Căn cứ kết quả tổng hợp nhu cầu cụ thể về nhân lực của từng đơn vị thông qua các hoạt động điều tra, khảo sát;

- Tham khảo cơ cấu ngành GTVT ở một số nước trong khu vực có điều kiện phát triển kinh tế xã hội tương đồng với Việt Nam.



2. Những yếu tố tác động đến nhu cầu nhân lực:

- Tốc độ tăng trưởng, quy mô và thay đổi cơ cấu sản xuất, dịch vụ của ngành GTVT;

- Khoa học - công nghệ: ứng dụng khoa học, công nghệ, dây chuyền, thiết bị, máy móc mới đòi hỏi lao động ngành nghề mới, kiến thức và trình độ, kỹ năng lao động cao hơn, thay đổi cơ cấu lao động theo trình độ nghề và kỹ năng lao động.

- Giải pháp đổi mới, cải tiến quản lý và tổ chức sản xuất, kinh doanh yêu cầu đội ngũ cán bộ quản lý phải được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, quản lý mới.

- Khả năng xuất hiện những ngành, nghề mới hoặc nhu cầu về những kiến thức, kỹ năng mới trong tương lai (do áp dụng công nghệ, kỹ thuật mới đưa vào dây chuyền sản xuất mới) như: công nghiệp đóng tàu, chế tạo máy bay, đường cao tốc, vận tải logisctic…

- Mức độ phát triển của thị trường lao động và thị trường đào tạo, khả năng cung lao động từ nguồn nhân lực tại chỗ của ngành GTVT.

- Hợp tác quốc tế: tăng giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, đầu tư ra nước ngoài; tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng và cung ứng toàn cầu.

3. Dự báo nhu cầu nhân lực:

3.1. Nhu cầu chung về nhân lực ngành GTVT:

- Dự báo nhu cầu lao động trên cơ sở quy mô phát triển của ngành GTVT và mức năng suất lao động;

- Theo phương pháp này nhu cầu lao động được dự báo cho các lĩnh vực (công nghiệp cơ khí, xây dựng, vận tải xếp dỡ và dịch vụ và các lĩnh vực khác) trên cơ sở các số liệu về quy mô phát triển kinh tế và năng suất lao động.

3.2. Các căn cứ của dự báo:

- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020;

- Chiến lược phát triển GTVT đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg ngày 3/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 của các chuyên ngành (đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa).



4. Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến 2020:

4.1. Mục tiêu tổng quát:

Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực KH-CN, KCHT, tiềm lực kinh tế được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.



4.2. Mục tiêu cụ thể:

Dựa trên nghiên cứu Chiến lược phát triển kinh tế cả nước do Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng với nội dung:

- Tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước giai đoạn 2006-2010 đạt 8,5%, giai đoạn 2011-2020 đạt 8%. Phấn đấu đến năm 2015, GDP thực tế đạt trên 3.500 ngàn tỷ đồng, GDP bình quân đầu người đạt trên 1.500 USD, nước ta vượt ra khỏi tình trạng kém phát triển; đến năm 2020 GDP thực tế đạt khoảng 6.600 ngàn tỷ đồng, GDP bình quân đầu người đạt trên 3.000 USD, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, đời sống nhân dân được cải thiện căn bản.

- Cơ cấu nền kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tập trung phát triển công nghiệp. Dự kiến năm 2011 cơ cấu nền kinh tế là: tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm xuống 14,61%; công nghiệp, xây dựng tăng lên 45,26%; dịch vụ chiếm 40,13%. Năm 2020 cơ cấu kinh tế là: tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp tiếp tục giảm còn 9,19%; công nghiệp, xây dựng tiếp tục tăng lên 46,44%; dịch vụ tăng lên 44,37%.



Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu

Chỉ tiêu

Đơn vị

2005

2010

2015

2020

Dân số

Ngàn người

83.106

88.200

93.500

98.000

Tốc độ tăng trưởng dân số

%

1.37%

1.20%

1.17%

0.94%

GDP (giá hiện hành)

Tỷ đồng

839.200

1.443.898

3.106.016

6.674.510

GDP (giá so sánh 1994)

Tỷ đồng

393.000

590.937

868.280

1.275.789

Tốc độ tăng trưởng GDP




00-05

06-10

11-15

16-20

%

7.51

8.5

8

8

Hệ số giảm phát sử dụng SS 2005







1.14

1.67

2.46

GDP/người (giá hiện hành)

Triệu đồng

10.1

16.37

33.22

68.11

USD

673

989

1.817

3.374

Tỷ giá hối đoái hiện hành

VNĐ/USD

15.000

16.561

18.285

20.188

Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu

Triệu USD

32.447

72.672

155.953

334.676

5. Mục tiêu chiến lược phát triển ngành GTVT đến 2020:

5.1. Về mục tiêu phát triển:

Các mục tiêu phát triển chung cũng như các mục tiêu phát triển từng chuyên ngành trong chiến lược đã được phê duyệt cơ bản vẫn còn phù hợp đến giai đoạn 2020.



5.2. Chiến lược phát triển đến năm 2020:

- Xác định đến năm 2020, nước ta cơ bản đã trở thành một nước công nghiệp, do đó, GTVT sẽ phải được phát triển về cơ bản để đáp ứng nhu cầu vận tải của nền KT-XH của một nước công nghiệp. Đặc biệt phát triển GTVT phải được ưu tiên đầu tư đi trước một bước. Do đó, chiến lược phát triển tổng thể GTVT đến năm 2020 sẽ hình thành được một mạng lưới vận tải hợp lý giữa các phương thức vận tải, sẽ hình thành các hành lang vận tải chủ yếu đối với các mặt hàng chính có khối lượng lớn, đó là trục đường sắt Bắc - Nam đảm nhiệm vận tải hành khách đường dài Bắc - Nam; vận tải ven biển đảm nhận vận tải hàng hóa Bắc - Nam, hàng không chủ yếu nhận vận tải hành khách đường dài và khách quốc tế; đường bộ đảm nhận vận tải đường ngắn; đường thủy nội địa đảm nhận vận tải hàng hóa cự ly trung bình và các loại hàng siêu trường, siêu trọng.



- Mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông sẽ được hoàn thiện cơ bản một bước liên thông giữa các vùng trong cả nước, đi đến được các vùng sâu, vùng xa. Hoàn thiện được mạng lưới quốc lộ đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định; xây dựng được một số tuyến đường bộ cao tốc. Hoàn thiện nâng cấp toàn bộ các tuyến đường sắt hiện có đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định; từng bước xây dựng một số tuyến đường sắt cao tốc và đường sắt cận cao tốc. Xây dựng được các cảng cửa ngõ quốc tế ở ba khu vực Bắc - Trung - Nam; hoàn thành việc di dời cụm cảng Sài Gòn. Hoàn thành việc nâng cấp các cảng hàng không hiện có theo tiêu chuẩn quy định. Hoàn thành giai đoạn I Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Giao thông vận tải đô thị sẽ được cải thiện cơ bản; xây dựng các tuyến vận tải hành khách khối lượng lớn đi trên cao và đi ngầm. Xây dựng ga đầu mối tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trên cao để giảm tối đa đất sử dụng và trở thành trung tâm thương mại. Hoàn thành một số tuyến vận tải hành khách nhanh có khối lượng lớn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Đường bộ: hệ thống quốc lộ và đường tỉnh phải được đưa vào đúng cấp kỹ thuật; mở rộng và xây dựng mới các quốc lộ có nhu cầu vận tải lớn; xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc. Các tuyến đường bộ đối ngoại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của đường bộ khu vực. Thành lập quỹ bảo trì đường bộ để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho công tác bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Đường sắt: hoàn thành cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có đạt cấp tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt quốc gia và khu vực đạt tốc độ 120km/h; xây dựng mới các tuyến đường sắt cao tốc và đường sắt tốc độ cao; ưu tiên xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam tốc độ 350 km/h. Nhanh chóng phát triển giao thông vận tải bánh sắt tại các đô thị, đường sắt nội - ngoại ô, làm nòng cốt trong vận tải hành khách công cộng, trước mắt ưu tiên triển khai tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Hàng hải: phát triển hệ thống cảng biển quốc gia, bao gồm cảng trung chuyển quốc tế tại Vân Phong, các cảng cửa ngõ quốc tế, các bến cảng nước sâu tại ba vùng kinh tế trọng điểm có khả năng tiếp nhận các tàu container thế hệ mới, các cảng tổng hợp, cảng chuyên dùng, cảng hành khách đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế. Đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng cảng biển, bao gồm bến cảng, luồng vào cảng, giao thông đến cảng và hệ thống dịch vụ hỗ trợ sau cảng.

Hàng không: hoàn thành việc nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cảng hàng không đạt tiêu chuẩn quốc tế; tập trung đầu tư các cảng hàng không quốc tế trong khu vực Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; nghiên cứu, triển khai đầu tư các cảng hàng không quốc tế mới với quy mô và chất lượng phục vụ ngang tầm với các cảng hàng không quốc tế lớn trong khu vực. Đưa năng lực khai thác các cảng hàng không lên 3,0 ÷ 3,5 lần vào năm 2020.

Đường thủy nội địa: hoàn thành nâng cấp các tuyến thủy nội địa chính đạt cấp kỹ thuật quy định; tập trung cải tạo, chỉnh trị một số đoạn tuyến quan trọng; tăng chiều dài các đoạn, tuyến sông được quản lý khai thác. Đầu tư chiều sâu, nâng cấp và xây dựng mới các cảng đầu mối, bến hàng hóa và hành khách, đặc biệt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Giao thông đô thị: phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị và vận tải công cộng; đảm bảo quỹ đất dành cho giao thông đô thị từ 16 ÷ 26%. Đối với các thành phố lớn, phát triển mạnh hệ thống xe buýt; nhanh chóng đầu tư xây dựng các tuyến vận tải công cộng khối lượng lớn như đường sắt trên cao và tàu điện ngầm tại thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để đạt tỷ lệ đảm nhận hành khách công cộng 35 ÷ 45%.

Giao thông nông thôn: phát triển đường giao thông nông thôn cho phương tiện giao thông cơ giới tới tất cả trung tâm xã hoặc cụm xã, đảm bảo thông suốt quanh năm. Tỷ lệ mặt đường cứng, rải nhựa đạt 60 ÷ 80%. Chú trọng phát triển giao thông đường thủy nội địa, đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Công nghiệp tàu thủy: đóng mới tàu biển trọng tải đến 300.000 DWT; sửa chữa tàu biển trọng tải tới 400.000 DWT; đáp ứng nhu cầu trong nước và có sản phẩm xuất khẩu; phấn đấu nâng tỷ lệ nội địa hóa lên 70%.

Công nghiệp ô tô, xe máy thi công: phối hợp với các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, luyện kim, hóa chất… trong cả nước để hình thành được ngành công nghiệp ô tô, xe máy thi công; tăng nhanh tỷ lệ nội địa hóa đạt trên 60%. Phấn đấu để có sản phẩm xe tô tô mang thương hiệu Việt Nam, đủ sức cạnh tranh quốc tế.

Công nghiệp đường sắt: đóng mới các loại toa xe khách và hàng hiện đại, đủ tiện nghi và đa dạng về chủng loại để sử dụng trong nước và xuất khẩu. Chế tạo một số phụ tùng, linh kiện và lắp ráp được các loại đầu máy hiện đại.

Công nghiệp hàng không: tăng cường năng lực sửa chữa, bảo dưỡng máy bay, động cơ máy bay và các trang thiết bị chuyên ngành, đến năm 2020 đảm bảo tự chủ hoàn toàn trong việc cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa máy bay cho các hãng hàng không trong nước, tiến tới mở rộng dịch vụ cho các hãng hàng không nước ngoài; hợp tác chế tạo từng phần máy bay, phụ tùng máy bay và các trang thiết bị kỹ thuật chuyên ngành.

6. Dự báo các chỉ tiêu kinh tế của ngành GTVT:

6.1. Dự báo nhu cầu vận tải:

- Các căn cứ để làm cơ sở dự báo trong Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam được phê duyệt với tốc độ tăng trưởng cho giai đoạn 2001-2010 là 7,2%, giai đoạn 2011-2020 là 6,8%.



- Sử dụng hàm hồi quy mô tả mối quan hệ giữa nhu cầu vận tải hàng hóa hoặc hành khách với các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu là: tổng sản phẩm quốc nội, GDP bình quân đầu người, dân số cả nước, dân số thành thị. Kết hợp với phân tích thống kê và phương pháp kinh nghiệm chuyên gia.

Dự báo khối lượng vận chuyển hàng hóa của các phương thức vận tải

Đơn vị: 1000 tấn

Phương thức vận tải

2005

2010

2020

Khối lượng

Tốc độ TT 2006-2010 (%)

Khối lượng

Tốc độ TT 2011-2020 (%)

Đường bộ

217.600

337.578,2

9,18

761.915,3

7,5

Tỷ lệ đảm nhận (%)

53,98

54,19




56,43




Đường sắt

8.800,0

12.298,2

6,92

43.397,0

13,44

Tỷ lệ đảm nhận (%)

2,18

1,97




3,21




Đường thủy nội địa

63.900,0

90743,9

7,27

190750,7

7,71

Tỷ lệ đảm nhận (%)

15,85

14,57




14,13




Đường biển

112.604,3

187.832,5

10,06

260,000

6,80

Tỷ lệ đảm nhận (%)

27,93

29,189




26,006




Hàng không

215,7

25,000

18,61

1,000

19,63

Tỷ lệ đảm nhận (%)

0,05

0,08




0,23




Tổng toàn ngành

403.120

622.959




1.350.246




Dự báo khối lượng vận chuyển hành khách của các phương thức vận tải

Đơn vị: triệu người

Phương thức vận tải

2005

2010

2020

Khối lượng

Tốc độ TT 2006-2010 (%)

Khối lượng

Tốc độ TT 2011-2020 (%)

Đường bộ

1.103,5

1.854,4

10,94

6.168,6

12,77

Tỷ lệ đảm nhận (%)

85,04

86,89




89,97




Đường sắt

12,8

16,40

5,13

71,94

15,93

Tỷ lệ đảm nhận (%)

0,99

0,77




1,05




7. Dự báo nhu cầu sử dụng nhân lực khu vực công ngành GTVT giai đoạn 2011-2020:

- Sử dụng mô hình dự báo hồi quy đa nhân tố kết hợp số liệu quy hoạch toàn ngành GTVT và các chuyên ngành: vận tải ô tô, vận tải thủy, hàng không, hàng hải, đường sắt và khảo sát dự báo của các đơn vị báo cáo;

- Mô hình đa nhân tố được áp dụng trong dự báo xu hướng phát triển nhân lực có dạng:



tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương