Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009


Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, xây dựng quy hoạch mạng lưới và tuyên truyền, nâng cao nhận thức về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong GTVT



tải về 1.23 Mb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích1.23 Mb.
#8250
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, xây dựng quy hoạch mạng lưới và tuyên truyền, nâng cao nhận thức về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong GTVT:

- Chú trọng nội dung phát triển, đào tạo nhân lực ngành GTVT trong quá trình đổi mới cơ chế, chính sách, pháp luật về giáo dục, đào tạo theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các chính sách khuyến khích học sinh, sinh viên học các ngành nghề hiện đang gặp khó khăn trong tuyển dụng, thông qua các quy định về tuyển sinh, đào tạo, các chương trình hỗ trợ về tài chính, về vật chất trong quá trình đào tạo, tìm kiếm việc làm, các chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư cho đào tạo nhân lực ngành GTVT.

- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức ngành GTVT tự học tập nâng cao kiến thức quản lý và chuyên môn nghiệp vụ; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức ngành GTVT và giáo viên có năng lực công tác được giảng dạy ở các nước tiên tiến để học tập, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng vào nước ta; gắn chính sách đào tạo với chính sách tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ cán bộ.

- Xây dựng hệ thống chức danh, chức vụ và vị trí công việc; hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển chọn, sử dụng cán bộ, đi đôi với chính sách đãi ngộ, chế độ ưu đãi đặc thù để thu hút được cán bộ giỏi, cán bộ có trình độ cao vào công tác trong ngành; nâng cao trình độ sử dụng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực ngành GTVT.

- Xây dựng chính sách thu hút, đãi ngộ thỏa đáng đối với các cán bộ quản lý đào tạo, giảng viên các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực GTVT.

- Lồng ghép nội dung phát triển đào tạo nhân lực ngành GTVT vào các chủ trương, chính sách phát triển chung và chính sách phát triển nhân lực của các địa phương, các Bộ, ngành và các dự án phát triển có liên quan, đặc biệt là các dự án hợp tác quốc tế, đề tài khoa học và công nghệ, các chương trình đào tạo nghề;

- Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo trong cả nước giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Xây dựng tiêu chí, tăng cường công tác giám sát, đánh giá, xếp hạng các cơ sở đào tạo GTVT; xây dựng các cơ quan chuyên môn độc lập để thực hiện công tác đánh giá, xếp hạng; nâng cao kỷ cương, kỷ luật đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo và giảng viên, học viên.

- Tăng cường tính liên thông, liên kết trong công tác đào tạo; tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo, trong đó chú trọng hợp tác với các cơ sở đào tạo tiên tiến, hiện đại ở các nước công nghiệp phát triển; lựa chọn, ưu tiên khuyến khích các cơ sở đào tạo tiên tiến, hiện đại trên thế giới liên thông, liên kết, hợp tác đào tạo.

- Tăng cường truyền thông về đào tạo nhân lực ngành, thông qua các phương tiện truyền thông, tư vấn nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và nhu cầu nguồn nhân lực ngành GTVT.

- Xây dựng chính sách khuyến khích các cơ sở đào tạo lớn, có uy tín trên thế giới vào liên doanh, liên kết đầu tư về giáo dục, đào tạo nhân lực trong lĩnh vực GTVT tại Việt Nam.

- Xây dựng chỉ tiêu giám sát, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng hóa các nguồn vốn chi cho đào tạo nhân lực ngành GTVT theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đóng góp, đầu tư thành lập cơ sở đào tạo, mở ngành đào tạo, nhưng ngân sách nhà nước phải định hướng và chủ đạo; các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia các hoạt động đào tạo nhân lực ngành GTVT.



2. Tập trung phát triển đào tạo nhân lực ngành GTVT, ưu tiên đào tạo các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành và cán bộ ở cơ sở:

- Đào tạo trong nước và ngoài nước các chuyên gia đầu ngành công tác trong các cơ quan hoạch định chính sách và các tổ chức KH-CN, tham gia các tổ chức quốc tế về GTVT.

- Đào tạo cán bộ cơ sở có đủ kiến thức, kỹ năng và năng lực giải quyết tốt nhiệm vụ được giao trong đó, chủ yếu thông qua hình thức đào tạo tại chỗ.

- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo, quản lý (đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý hành chính nhà nước) theo từng cấp độ quản lý: xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cụ thể cho từng loại cán bộ, công chức và chuyên gia chính sách cho từng thời kỳ hàng năm và năm; tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức các cấp từ Trung ương đến cấp địa phương; tổ chức gửi cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm ở nước ngoài.

- Khuyến khích, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật nâng cao trình độ ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, tin học và các kỹ năng quản lý, thực hành khác để tiếp cận, hội nhập vào khu vực và quốc tế.

- Đào tạo kỹ sư trình độ cao và công nhân lành nghề phục vụ cho các cơ sở khoa học công nghệ, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trọng điểm: tiếp tục thực hiện và mở rộng mục tiêu, quy mô các dự án đào tạo kỹ sư tài năng trong các ngành GTVT; hình thành các chương trình dạy nghề theo mục tiêu.

- Đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân, chuyên gia quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp về các nội dung liên quan đến GTVT: lồng ghép các nội dung, thông tin về GTVT trong các chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng cho các doanh nhân, chuyên gia quản trị kinh doanh; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đối với các doanh nhân, chuyên gia trong các tập đoàn kinh tế nhà nước, các Tổng công ty 90, 91.

- Tăng cường, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng bao gồm đào tạo tập trung, đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến và đào tạo tại chỗ.



3. Đầu tư, xây dựng và phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo về GTVT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020:

- Mở rộng, củng cố, nâng cấp và đầu tư các cơ sở đào tạo chuyên ngành GTVT; trong đó, chú trọng xây dựng các phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành, thư viện, phòng học, có cơ chế phối hợp giữa cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu;

- Xây dựng Trường Đại học Hàng hải, Trường Đại học GTVT Tp Hồ Chí Minh và Trường Đại học Công nghệ GTVT đạt chuẩn quốc gia và đẳng cấp quốc tế.

4. Xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo lĩnh vực GTVT:

- Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý của các cơ sở đào tạo về GTVT để có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành đào tạo; tập trung đào tạo được một đội ngũ giáo viên đầu ngành; tăng số chỉ tiêu đào tạo cán bộ công tác trong ngành GTVT và số giảng viên về GTVT theo Quyết định số 322/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” (gọi tắt là Đề án 322) và Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh Đề án 322. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý công tác trong ngành GTVT theo Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương.

- Huy động các nhà khoa học, chuyên gia, cán bộ quản lý ngành GTVT tham gia, cộng tác với các cơ sở đào tạo để đào tạo ở bậc đại học và sau đại học; thuê chuyên gia, mời các nhà khoa học có năng lực và uy tín trên thế giới trong lĩnh vực GTVT tham gia đào tạo giảng dạy tại Việt Nam.

- Đào tạo nhiệm vụ sư phạm và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng chuyên ngành, nghiệp vụ quản lý, thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chủ trương, chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên các cơ sở đào tạo về GTVT.

- Xây dựng các tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách, cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút những giảng viên, giáo viên giỏi, có năng lực, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo; nghiên cứu kiện toàn tổ chức, biên chế của các cơ sở đào tạo, thuộc lĩnh vực GTVT.

- Đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên giỏi về chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và ngoại ngữ bảo đảm đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành GTVT và tham gia các hoạt động đào tạo quốc tế. Cử cán bộ, giáo viên, giảng viên đi học tập trao đổi kinh nghiệm quản lý, khoa học công nghệ của các cơ sở đào tạo ở các nước tiên tiến.



5. Xây dựng và hoàn thiện chương trình, giáo trình:

- Rà soát, đánh giá danh mục ngành đào tạo, các chương trình, giáo trình đào tạo hiện đang áp dụng tại các cơ sở đào tạo ngành GTVT để có phương án điều chỉnh, bổ sung đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, sự phát triển của KH-CN và nhu cầu nhân lực ngành GTVT.

- Mời, thuê chuyên gia nước ngoài xây dựng hệ thống chương trình, giáo trình, nội dung đào tạo; mua bản quyền các chương trình đào tạo của các trường đại học có uy tín của các nước tiên tiến; đẩy mạnh đào tạo đại học, sau đại học bằng tiếng Anh cho một số chuyên ngành thuộc lĩnh vực GTVT.

- Tăng cường đào tạo theo hướng gắn với nhu cầu sử dụng nhân lực ngành GTVT, tăng thời lượng thực hành, thực tế ở các đơn vị quản lý, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực GTVT. Xây dựng hệ thống chương trình, giáo trình thực hành, thực nghiệm.

- Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng người học; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chương trình đào tạo, bồi dưỡng giảng viên; đa dạng hóa các hình thức đào tạo đặc biệt là các hình thức đào tạo hiện đại như đào tạo trực tuyến và đào tạo qua mạng.

- Xây dựng hệ thống chương trình, giáo trình bồi dưỡng kiến thức quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước ngành GTVT từ Trung ương đến địa phương.

III. KIẾN NGHỊ

Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Chính phủ:

- Cho phép Bộ GTVT được thực hiện xã hội hóa đối với các nghề thu hút được nhiều người học;

- Chính phủ có chính sách hỗ trợ phí đào tạo đối với các nghề quan trọng nhưng khó tuyển sinh như: lái tàu, vận hành máy công trình, điều khiển phương tiện tàu thủy, lắp đặt cầu.

- Có chính sách đồng bộ để cơ sở đào tạo thu hút được chuyên gia, giảng viên trình độ cao (kể cả người nước ngoài) tham gia giảng dạy, công tác;

- Có chính sách khuyến khích để cơ sở đào tạo đầu tư trong đào tạo: cơ sở được vay vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở được tín chấp, thế chấp tài sản, đất đai, công trình xây dựng để đầu tư sâu về đào tạo;

- Miễn thuế, ưu đãi lãi suất vay cho doanh nghiệp để đầu tư vào đào tạo.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH:



1. Các cơ quan, đơn vị thực hiện:

1.1. Cơ quan quản lý nhà nước:

Vụ Tổ chức cán bộ là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Vụ: Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Khoa học - Công nghệ, Môi trường, Hợp tác quốc tế và các Tổng cục, Cục có trường tham mưu cho lãnh đạo Bộ trong việc tuyên truyền, chỉ đạo, tổ chức triển khai hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch và các đề án phát triển nhân lực ngành GTVT. Cụ thể bao gồm những nội dung cơ bản sau:

- Xây dựng Kế hoạch 5 năm và hàng năm;

- Thẩm định và trình lãnh đạo Bộ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực của các trường thuộc Bộ GTVT giai đoạn 2011 - 2020;

- Chủ trì, tham mưu cho lãnh đạo Bộ trong việc giao chỉ tiêu kế hoạch đào tạo hàng năm cho các cơ sở đào tạo thuộc Bộ (số lượng tuyển sinh, kinh phí đào tạo);

- Thẩm định và trình lãnh đạo Bộ phê duyệt các chương trình đào tạo, bồi dưỡng;

- Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, giáo viên ngành GTVT;

- Tổ chức các hội thi giáo viên, học sinh, sinh viên giỏi ngành GTVT;

- Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo lãnh đạo Bộ về kết quả thực hiện Quy hoạch.

1.2. Các cơ sở đào tạo:

Tổ chức thực hiện Quy hoạch và các đề án phát triển nhân lực ngành GTVT theo sự chỉ đạo của Bộ GTVT, cụ thể bao gồm những nội dung cơ bản sau:

- Xây dựng Chiến lược phát triển nhân lực của trường giai đoạn 2011 - 2020;

- Xây dựng Kế hoạch 5 năm và hàng năm của trường;

- Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nhân lực của trường mình; Kế hoạch 5 năm và hàng năm sau khi đã được phê duyệt;

- Xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng;

- Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo Bộ GTVT (qua Vụ Tổ chức cán bộ) về kết quả thực hiện Quy hoạch.

1.3. Doanh nghiệp trực thuộc Bộ GTVT:

Phối hợp với các cơ sở đào tạo triển khai thực hiện Quy hoạch, cụ thể bao gồm những nội dung cơ bản sau:

- Tham gia vào xây dựng nhu cầu đào tạo nhân lực;

- Tham gia hỗ trợ về kinh phí, thiết bị, cơ sở để học sinh, sinh viên thực tập.



2. Tiến độ thực hiện:

2.1. Từ tháng 8/2011 đến 12/2011: phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực của các trường thuộc Bộ GTVT giai đoạn 2011 - 2020;

2.2. Từ năm 2012 đến 2015: triển khai Quy hoạch phát triển nhân lực ngành GTVT giai đoạn I;

2.3. Từ năm 2016 đến 2020: triển khai Quy hoạch phát triển nhân lực ngành GTVT giai đoạn II.

Phần thứ tư.

KẾT QUẢ DỰ KIẾN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUY HOẠCH

I. KẾT QUẢ DỰ KIẾN



1. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật và quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo lĩnh vực GTVT:

- Báo cáo tổng hợp, đề xuất quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo lĩnh vực GTVT được cấp có thẩm quyền thông qua;

- Hệ thống văn bản về chế độ chính sách trong việc đào tạo, tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức, người lao động trong lĩnh vực GTVT được xây dựng, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện và triển khai thực hiện;

- Chính sách thu hút trong tuyển sinh, đào tạo thuộc các lĩnh vực GTVT được xây dựng, triển khai thực hiện trong hệ thống các cơ sở đào tạo.



2. Đào tạo mới, đào tạo nâng cao và bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành GTVT:

- Đội ngũ công chức, viên chức, người lao động được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và chuyên môn nghiệp vụ bảo đảm số lượng, chất lượng theo mục tiêu đề ra;

- Chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng phê duyệt và ban hành;

- Đầu tư, tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo lĩnh vực GTVT;

- Hệ thống chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo được xây dựng, điều chỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển ngành GTVT;

- Đội ngũ giảng viên, cán bộ giảng dạy được củng cố, nâng cao trình độ đủ về số lượng và chất lượng, cơ cấu hợp lý tương đương trình độ khu vực và quốc tế;

- Cơ sở vật chất được đầu tư, nâng cấp đáp ứng bằng và trên mức quy định tiêu chuẩn chung của Việt Nam, tiếp nhận với khu vực và quốc tế.

II. TÁC ĐỘNG CỦA QUY HOẠCH NGUỒN NHÂN LỰC:

- Việc thực hiện Quy hoạch nhân lực có tác động quan trọng trong việc thay đổi tư duy, nhận thức trong việc đào tạo, phát triển nhân lực ngành GTVT. Các cấp lãnh đạo có nhìn nhận, đánh giá tổng thể về thực trạng nhân lực của đơn vị, của ngành để từ đó quyết định cách thức tổ chức, quản lý, thực thi nhiệm vụ phù hợp. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có phương án sử dụng, đào tạo bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Các cơ sở đào tạo xây dựng được kế hoạch, chương trình, nội dung đào tạo sát với nhu cầu thực tế;

- Quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo ngành GTVT thống nhất chung với quy hoạch hệ thống cơ sở đào tạo trong cả nước góp phần giảm chi phí đầu tư cơ sở vật chất xã hội, khuyến khích xã hội hóa đào tạo thuộc lĩnh vực GTVT, giảm khoảng cách về trình độ cán bộ giữa vùng miền trong cả nước.

- Hệ thống chính sách pháp luật lĩnh vực GTVT nói chung và chính sách đầu tư cho giáo dục, đào tạo, chính sách thu hút đãi ngộ cho ngành GTVT nói riêng tạo động lực cho sự phát triển đồng đều giữa các lĩnh vực GTVT, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu công tác quản lý ngành;

- Quy hoạch góp phần thực hiện các định hướng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và nhiệm vụ chuyên môn của ngành GTVT từ Trung ương đến địa phương, đẩy nhanh tiến trình cải cách hành chính, giảm thiểu thủ tục đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực GTVT;

- Quy hoạch được thực hiện sẽ góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước, giảm chi phí xã hội khi các chương trình đào tạo được xây dựng phù hợp với yêu cầu của đơn vị sử dụng nguồn nhân lực GTVT;

- Quy hoạch góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của các đơn vị sử dụng lao động, đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, thực thi ngay được nhiệm vụ, không phải qua đào tạo lại; đào tạo bổ sung kiến thức góp phần tăng hiệu quả kinh tế đối với các đơn vị sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo, đã qua đào tạo.

- Nhân lực ngành GTVT đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng với cơ cấu hợp lý là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương CNH-HĐH ngành GTVT.

- Nhờ nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu sẽ góp phần giải quyết tốt những vấn đề liên quan đến khiếu kiện trong các lĩnh vực GTVT do đó góp phần ổn định xã hội; góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng và chủ quyền quốc gia.

- Thông qua việc nâng cao chất lượng nhân lực về GTVT sẽ thúc đẩy công tác hội nhập quốc tế sâu rộng, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

2. Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

3. Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải.

4. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước thời kỳ 2011 - 2020;

5. Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020

6. Chiến lược phát triển dạy nghề đến năm 2020;

7. Quyết định 445/QĐ-TTg ngày 4/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn 2050;

8. Quyết định số 13/2008/QĐ-BGTVT ngày 06/8/2008 của Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường sông Việt Nam đến năm 2020;

9. Quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 1/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020;

10. Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg ngày 3/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

11. Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

12. Quyết định 242/QĐ-TTg ngày 12/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể đường Hồ Chí Minh;

13. Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 10/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

14. Quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 15/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

15. Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

16. Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 08/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

17. Nội dung chiến lược phát triển bền vững GTVT Việt Nam đến năm 2020 (VITRANSS) - Bộ GTVT - JICA thực hiện;

18. Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 - Bộ GTVT thực hiện;

19. Quy hoạch chi tiết cảng biển nhóm 6 đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

20. Quy hoạch phát triển KT - XH các tỉnh, thành phố trên cả nước;

21. Quy hoạch phát triển GTVT các tỉnh, thành phố trên cả nước;

22. Đề tài NCKH cấp bộ “Nghiên cứu hệ thống đào tạo và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa trong công tác đào tạo ngành GTVT giai đoạn 2006-2020” Bộ GTVT năm 2006;

23. Đề án Tổng thể sắp xếp, đổi mới và phát triển DNNN thuộc Bộ GTVT năm 2002;

24. Đề tài NCKH cấp bộ: “Nghiên cứu nguồn nhân lực trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng GTVT” năm 2002;

25. Đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp bộ “Nghiên cứu nâng cao năng lực đào tạo hàng hải các cấp của Việt Nam nhằm phát triển nguồn nhân lực cho ngành Hàng hải giai đoạn 2010-2020

26. Đề tài khoa học công nghệ cấp bộ: “Nghiên cứu đề xuất hệ thống chính sách và xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành vận tải hàng không giai đoạn 2008 - 2015”;

27. Báo cáo lao động và thu nhập CNVCLĐ Bộ GTVT năm 2002 - 2005;

28. Thống kê lao động và thu nhập ngành Đường sắt các năm 2001 - 2009;

29. Chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển GTVT đến 2020, 2030. NXB GTVT Hà Nội 2010;

PHỤ LỤC

Biểu 01: HIỆN TRẠNG LAO ĐỘNG NGÀNH GTVT THEO TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN


(Không kể lao động không thường xuyên)

Đơn vị: Người

TT

Học vấn

2000

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng số lao động

303381

321134

345241

367128

384880

436709

481939

1

Chưa bao giờ đi học

3084

3297

3398

3895

3989

4779

4945

2

Chưa tốt nghiệp tiểu học

7850

7898

7899

9534

9993

11499

13852

3

Tốt nghiệp tiểu học

44094

46737

49639

56974

58994

65749

68858

4

Tốt nghiệp phổ thông cơ sở

86722

93872

95866

106749

108934

127849

145855

5

Tốt nghiệp trung học phổ thông

164631

169569

188579

189976

202970

226833

248429


tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương