Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009


Bảng 2. Cơ cấu đào tạo đội ngũ nhân lực ngành GTVT năm 2010



tải về 1.23 Mb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích1.23 Mb.
#8250
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Bảng 2. Cơ cấu đào tạo đội ngũ nhân lực ngành GTVT năm 2010
(Không kể lao động không thường xuyên)

TT

Trình độ đào tạo

Trung ương

Địa phương

Toàn ngành

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

I

Lao động phổ thông, ngắn hạn, không bằng

19.101

6,7

29.667

15

48.768

10

II

Đào tạo nghề






















Công nhân kỹ thuật các trình độ nghề

190.105

67,4

121.142

60,6

311.247

64,6

III

Đào tạo chuyên nghiệp






















Trung cấp, cao đẳng, đại học, trên đại học

73.286

25,9

48.638

24,24

121.924

25,4




Tổng cộng

282.493

100

199.446

100

481.939

100

Do đặc điểm lao động của ngành, ngoài số lao động thường xuyên, hàng năm các đơn vị sử dụng số lượng lớn lao động không nghề theo dạng hợp đồng công việc, thời hạn ngắn. Số lao động này thực hiện công việc giản đơn: vận chuyển, bốc xếp vật liệu tại công trường, dọn vệ sinh công xưởng, tham gia xây dựng đường giao thông nông thôn, công tác phòng chống bão lụt …. Số lao động này được huy động từ lượng lao động chưa qua đào tạo trong toàn quốc.

Bảng 3. Tổng số và cơ cấu đội ngũ nhân lực ngành GTVT năm 2010
(Kể cả lao động không thường xuyên)

TT

Trình độ

Trung ương

Địa phương

Toàn ngành

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

I

Tổng số lao động

376.692

100

260.247

100

636.939

100

II

Lao động chưa qua đào tạo

113.301

30,0

90.467

34,7

203.768

32

1

Lao động không thường xuyên chưa qua đào tạo, không nghề

94.200

25,01

60.800

23,36

155.000

24,3

2

Lao động phổ thông, ngắn hạn, không bằng

19.101

5,07

29.667

11,4

48.768

7,7

III

Lao động qua đào tạo

263.391

70,0

169.780

65,24

433.171

68,0

1

Đào tạo nghề

190.105

50,467

121.142

46,55

311.247

48,9

2

Đào tạo chuyên nghiệp

73.286

19,455

48.638

18,68

121.924

19,1

2. Phân tích, đánh giá chất lượng nhân lực và tình hình sử dụng nhân lực:

2.1. Phân tích, đánh giá trình độ chuyên môn - kỹ thuật và kỹ năng của nhân lực:

a) Hiện trạng lao động ngành GTVT theo đào tạo chuyên môn, kỹ thuật:

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành GTVT về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, tuy nhiên cần được tiếp tục bồi dưỡng để nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ công tác quản lý nhà nước trong giai đoạn mới.

Số lượng và cơ cấu nhân lực:

- Sử dụng lao động trình độ thấp, chưa qua đào tạo: 203.768 người, chiếm 32%;

- Lao động qua đào tạo: 433.171 người, chiếm 68%, trong đó:

+ Đào tạo nghề: công nhân kỹ thuật các trình độ: 311.247 người, chiếm 48,9%;

+ Đào tạo chuyên nghiệp: gồm trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học: 121.924 người, chiếm 19,1%.

- Về CNKT và các nhóm ngành nghề chính toàn ngành có 76.843 người, trong đó: Xây dựng cơ bản là 19.979 người; Cơ khí công nghiệp là 18.920 người; Vận tải, xếp dỡ 30.737 là người; Khoa học, giáo dục là 6.700 và lĩnh vực khác là 14.800 người;

- Về cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ kỹ thuật và chuyên gia có trình độ trung cấp, toàn ngành có 24.547 người, trong đó: Xây dựng hạ tầng là 3.610 người; Cơ khí công nghiệp là 3.560 người; Vận tải, xếp dỡ là 5.554 người; Khoa học, giáo dục và QLNN là 2.350 người và lĩnh vực khác là 9.473 người;

- Về trình độ cao đẳng: toàn ngành có 14.527 người, Xây dựng hạ tầng: 2.594 người; Cơ khí công nghiệp 2.374 người; Vận tải, xếp dỡ: 3.555 người; Khoa học, giáo dục: 1.934 người; Quản lý nhà nước: 1.305 người và lĩnh vực khác là 1.646 người.

- Về nhân lực có trình độ đại học, trên đại học: toàn ngành có 23.238 người, trong đó: Xây dựng hạ tầng là 6.790 người; Cơ khí công nghiệp là 4.490 người; Vận tải, xếp dỡ là 5.790 người; Khoa học, giáo dục là 4.568 người; Quản lý nhà nước là 1.256 người và lĩnh vực khác là 344 người.

- Tỷ lệ công nhân giỏi và đầu đàn còn thấp: bậc 5 và 6 chỉ chiếm 27%; bậc 7 chiếm 5,2%. Tỷ lệ chung cả nước, công nhân bậc cao (bậc 4 trở lên) chỉ chiếm 56.45%.

Trong thời gian qua, lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khối địa phương đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành GTVT. Hiện tại khối địa phương hiện có khoảng 260.247 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, trong đó số có trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp là 48.638 người chiếm 18,68%, trình độ CNKT (bao gồm trung cấp nghề và cao đẳng nghề và sơ cấp nghề) là 121.142 chiếm 46,55%, lao động chưa qua đào tạo là 90.467 người chiếm 34,7%.

b) Nhận xét chung về lao động ngành GTVT:

- Về năng lực quản lý, hầu hết các cán bộ quản lý lớn tuổi của ngành được đào tạo cơ bản về chuyên môn, có bề dày kinh nghiệm, nhưng còn hạn chế tiếp thu phương pháp quản lý mới cũng như ứng dụng công nghệ mới. Đối với thế hệ cán bộ trẻ của ngành, đa số được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, năng động, sáng tạo, nắm bắt nhanh những phương thức quản lý mới; nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý cũng như nắm bắt tình hình thực tế của ngành.

- Tình trạng quá tải trong công việc khiến cho các cán bộ quản lý nhiều khi sa vào giải quyết các công việc sự vụ, chưa dành nhiều thời gian cho các hoạt động mang tính chiến lược cũng như các hoạt động nghiên cứu thực tiễn. Việc thiếu các kỹ năng quản lý cơ bản vào các nhà quản lý ảnh hưởng tới chất lượng của các quyết định mà nhà quản lý đưa ra.

- Đối với các cán bộ chuyên môn của ngành được làm việc với các vấn đề mang tính kỹ thuật và thực hiện các chức năng quản lý nhà nước với họ còn mới mẻ và gặp nhiều khó khăn. Tinh thần, thái độ phục vụ, ý thức trách nhiệm và kỹ năng giao tiếp của một bộ phận cán bộ công chức chưa chuyên nghiệp nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ. Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức còn chưa được phù hợp: số cán bộ, công chức được đào tạo về kỹ thuật nhiều hơn số cán bộ công chức được đào tạo về nghiệp vụ quản lý; tỷ lệ cán bộ trẻ còn thấp.

- Số cán bộ có trình độ cao chưa nhiều, cán bộ có kinh nghiệm công tác ngày một giảm, nhiều lĩnh vực có nguy cơ thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chuyên môn có trình độ và kinh nghiệm công tác; số cán bộ chuyên gia, cán bộ giỏi được đào tạo cơ bản đến tuổi nghỉ hưu, hoặc sắp nghỉ hưu cần lực lượng thay thế; trong khi đó, đội ngũ cán bộ kế cận và thay thế chưa được chuẩn bị.

- Có sự mất cân đối về trình độ đào tạo của cán bộ GTVT giữa các vùng, miền; trong đó, vùng đồng bằng, đô thị có tỷ lệ cán bộ được đào tạo đại học và sau đại học lớn hơn nhiều so với vùng miền núi, nông thôn, vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn như là vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long.

- Trong thực tế, trình độ của nhiều cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành GTVT chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý phát triển kinh tế ngành, tỷ lệ cán bộ có trình độ tiến sĩ còn thấp, số cán bộ có trình độ thạc sĩ đa số còn trẻ, kinh nghiệm nghề nghiệp chưa nhiều, chưa kể với cơ chế đào tạo như hiện nay cho phép cả những người tốt nghiệp đại học hệ mở, hệ tại chức được tiếp tục đào tạo thạc sĩ đã làm cho chất lượng một số thạc sĩ được đào tạo ra còn nhiều hạn chế, số thạc sĩ được đào tạo nước ngoài về thường không muốn làm việc trong các cơ quan nhà nước. Số có trình độ cao và có kinh nghiệm đa số thuộc diện lớn tuổi và thường là tham gia công tác quản lý. Số cán bộ, công chức sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong giao tiếp, trong tham gia các hội nghị, hội thảo và đàm phán quốc tế còn rất hạn chế; trong khi sự phát triển của ngành GTVT lại diễn ra trong điều kiện cạnh tranh quốc tế gay gắt, các rào cản thương mại được che đậy bằng các yêu cầu tuân thủ đã tạo thêm áp lực lớn cho ngành, đòi hỏi các cán bộ quản lý ngành ngày càng phải năng động, linh hoạt có đủ trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, các kiến thức mọi mặt để có thể hợp tác và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

- Ngoài ra, chính sách trả lương và cơ chế hiện tại đã không thu hút được các cán bộ có trình độ và năng lực, nhạy bén với cơ chế thị trường vào làm việc cho các cơ quan quản lý và sự nghiệp của ngành, dẫn đến khoảng cách giữa yêu cầu phát triển ngành và trình độ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành ngày càng khó rút ngắn lại.



2.2. Phân tích, đánh giá những yếu tố kỹ năng mềm của nhân lực ngành GTVT:

- Ngành GTVT hiện vẫn còn khan hiếm lao động thành thạo chuyên môn và các kỹ năng mềm để thực hiện các công việc như kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh, kỹ năng làm việc theo nhóm. Số cử nhân, kỹ sư ngành GTVT mới ra trường đạt yêu cầu về trình độ giao tiếp ngoại ngữ tại doanh nghiệp thuộc ngành GTVT còn ít và còn đang rất thiếu, đặc biệt là làm việc cho các công ty nước ngoài, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Số chuyên gia giỏi đầu ngành vẫn chưa nhiều. Năng suất lao động trong lĩnh vực GTVT còn thấp so với các nước trong khu vực. Những hạn chế trong nguồn nhân lực ngành GTVT không chỉ ở công tác đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực có kỹ năng chuyên môn cao mà còn có vấn đề ở khâu đào tạo kỹ năng mềm cho người lao động gây ra những khó khăn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

- Công cuộc thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa ngành GTVT đặt ra cho đội ngũ lao động giao thông nhiệm vụ và những thách thức cực kỳ to lớn. Quá trình hội nhập kinh tế ở khu vực đòi hỏi đội ngũ lao động phải mạnh về thể lực, tinh thông về chuyên môn kỹ thuật, chấp nhận cạnh tranh. Hiện nay, vẫn còn một lượng không nhỏ người lao động ngành GTVT còn thiếu việc làm, thu nhập thấp.

- Chất lượng lao động: ý thức, tác phong công nghiệp, thể lực và trình độ chuyên môn kỹ thuật còn chưa đáp ứng được đòi hỏi của các đơn vị sử dụng lao động. Các điểm hạn chế của nguồn lao động ngành GTVT là:

+ Ngoại ngữ, kiến thức pháp luật;

+ Cân đối giữa lý thuyết và thực hành;

+ Thể lực;

+ Tính cộng đồng (tinh thần hợp tác, phối hợp, hỗ trợ làm việc đồng đội).

- Các nghiên cứu cũng chỉ ra các kỹ năng còn yếu, thiếu cần bổ sung đối với lao động ngành GTVT đó là các kỹ năng:

+ Giao dịch và đánh giá;

+ Các vấn đề áp dụng;

+ Tiếp cận về thị trường;

+ Kỹ năng thích ứng với mọi người;

+ Lãnh đạo;

+ Quản lý thời gian;

+ Giao tiếp;

+ Hợp tác nhóm và xây dựng nhóm;

+ Đàm phán.

II. HIỆN TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC:

1. Hệ thống đào tạo nhân lực ngành GTVT:

1.1. Đánh giá chung hệ thống trường đào tạo ngành GTVT:

a) Đặc điểm:

Công tác đào tạo nguồn nhân lực của ngành GTVT có đặc điểm sau:

- Đào tạo nhiều ngành nghề đặc thù với số lượng lớn;

- Nhu cầu đào tạo phân bổ khắp các vùng, miền trong cả nước;

- Số trường nhiều, đa dạng theo chuyên ngành kinh tế kỹ thuật;

- Đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế.



b) Hệ thống trường thuộc Bộ GTVT:

Hệ đào tạo ngành GTVT được phát triển rất sớm từ một trường Cao đẳng Giao thông công chính (thành lập năm 1945), trở thành một hệ thống đào tạo khá lớn với tổng số 25 trường, trong đó: 04 trường đại học, học viện; 04 trường cao đẳng; 03 trường trung cấp; 07 trường cao đẳng nghề; 06 trường trung cấp nghề và 01 trường Cán bộ quản lý GTVT. Đến nay, năng lực đào tạo của hệ thống các trường thuộc Bộ GTVT hàng năm khoảng 52.000 người, về cơ bản có thể đáp ứng được yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân kỹ thuật trong ngành GTVT và xã hội.



c) Hệ thống trường thuộc Bộ GTVT phân theo ngành, lĩnh vực sản xuất và lãnh thổ:

- Phân loại theo ngành, lĩnh vực sản xuất

• Đa ngành GTVT (đường bộ, đường sắt, hàng hải, đường thủy): 5 trường (2 ĐH, 53 CĐ);

• Chuyên ngành đường bộ: 4 trường (2 TCCN, 2 TCN);

• Chuyên ngành hàng hải: 3 trường (1 ĐH, 1 CĐ, 1 CĐN);

• Chuyên ngành hàng không: 1 trường (ĐH);

• Chuyên ngành đường sắt: 1 trường (CĐN);

• Chuyên ngành đường thủy: 4 trường (02 CĐN, 01 TCCN, 01 TCN);

• Lĩnh vực công trình GT: 5 trường (03 CĐN, 02 TCN);

• Lĩnh vực cơ khí GT: 1 trường (TCN);

• Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: 1 trường (CBQL GTVT).

- Phân bổ trên các vùng lãnh thổ



KHU VỰC

Các trường khối TW

Tổng số

Trong đó

Đại học & CBQL

Cao đẳng

TCCN

Dạy nghề

Vùng núi phía Bắc

5

1

1




3

Đồng bằng sông Hồng

10

2

0

2

6

Trong đó: Hà Nội

10

2

0

2

6

Bắc Trung Bộ

1




1







Nam Trung Bộ

2




1




1

Vùng Tây Nguyên
















Đông Nam Bộ

6

2

1




3

Trong đó: TP Hồ Chí Minh

6

2

1




3

Đồng bằng sông Cửu Long

1







1




Cộng

25

5

4

3

13

- Phân bổ cơ sở đào tạo ngành GTVT trong phạm vi cả nước cho thấy các trường đào tạo thuộc Bộ GTVT phân bố chưa hợp lý, các trường tập trung nhiều ở đồng bằng sông Hồng; tuy nhiên, vùng Tây Nguyên chưa có các trường thuộc Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long mới chỉ có một trường trung cấp, vùng Bắc Trung bộ có một trường cao đẳng.

- Căn cứ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, CNKT đòi hỏi ngành GTVT phải nghiên cứu tổ chức các cơ sở đào tạo đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH đất nước giai đoạn 2011 - 2020 phù hợp với các quy hoạch phát triển mạng lưới trường đại học, cao đẳng và dạy nghề giai đoạn 2011 - 2020 của cả nước.



d) Công tác quản lý trường:

- Bộ GTVT lập kế hoạch đào tạo hàng năm cho toàn bộ hệ thống cơ sở đào tạo toàn ngành và quản lý chất lượng đào tạo đối với tất cả các trường. Bộ GTVT quản lý trực tiếp một số trường lớn, đào tạo đa ngành, đó là: Trường Đại học Hàng hải, Trường Đại học GTVT thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghệ GTVT; Học viện Hàng không Việt Nam; Trường Cán bộ quản lý GTVT; 3 trường Cao đẳng GTVT; 3 trường Cao đẳng nghề.

- Về mặt sở hữu: các trường đều là công lập. Tuy nhiên, thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, hiện nay, 05 trường thuộc Tổng công ty đã tự chủ hoàn toàn về tài chính, 20 trường trực thuộc Bộ và các Cục đã được Bộ GTVT giao quyền tự chủ về tài chính giai đoạn 2010 - 2012.

- Song song với chương trình đào tạo đại học, giáo dục nghề nghiệp, Bộ GTVT còn có chương trình đào tạo sau đại học và chương trình bổ túc chuyên ngành cho CBCNV trong ngành. Các cơ sở đào tạo sau đại học là các Viện, trường như: Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, Trường Đại học Hàng hải, Trường Đại học GTVT thành phố Hồ Chí Minh. Nhằm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý chuyên ngành xây dựng giao thông. Trường Cán bộ quản lý GTVT có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Bộ được cấp kinh phí đào tạo theo kế hoạch hàng năm của Nhà nước giao. Bộ GTVT đã thành lập Ban chỉ đạo công tác đào tạo theo nhu cầu xã hội gồm tập thể các nhà khoa học và chuyên gia quản lý kinh tế, quản lý nhà nước do 01 Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực làm Trưởng ban. Ban này có nhiệm vụ xây dựng phương án và nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ doanh nghiệp, cán bộ nghiệp vụ và cán bộ quản lý nhà nước. Hàng năm lập kế hoạch đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo đối với tất cả các trường.



đ) Số lượng ngành nghề đào tạo ở các trường:

Các ngành nghề đào tạo theo các hệ, các cấp ở các trường gồm:

- Hệ đào tạo sau đại học có: 8 ngành;

- Hệ đại học có: 40 ngành;

- Hệ cao đẳng: 46 ngành;

- Hệ trung cấp: 64 ngành;

- Hệ dạy nghề: 69 nghề.

e) Đánh giá hệ thống trường đào tạo của ngành GTVT:

- Mạng lưới các trường trong ngành GTVT đã được sắp xếp hợp lý hơn, phù hợp với nhu cầu của xã hội và hầu hết được chuyển về trung tâm văn hóa, đô thị, cơ sở vật chất từng bước được đầu tư nâng cấp, một số trường đã có tầm vóc tiêu chuẩn quốc gia, tham gia đào tạo gần đủ các chuyên ngành GTVT. Các trường đã tiến hành hàng loạt biện pháp phối hợp quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo.

- Mục tiêu, chương trình và cấp bậc đào tạo được chỉnh lý lại, theo hướng giảm thời gian đào tạo lý thuyết, tăng thời gian thực hành và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nội dung chương trình giảng dạy.

- Đối với hệ giáo dục đại học, chương trình đào tạo đổi mới theo hướng tăng khả năng ngoại ngữ gắn với ngành nghề và đào tạo theo tín chỉ, học phần, chương trình đào tạo đại học được cập nhật thường xuyên góp phần đổi mới chất lượng đào tạo đại học trong thời gian qua. Đối với hệ giáo dục chuyên nghiệp, đã đổi mới chương trình, một số ngành không đào tạo trung học nữa như lao động tiền lương, các ngành công trình, cơ khí dần chuyển lên đào tạo cao đẳng ….

- Đối với hệ đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, đã điều chỉnh nhiều lần chương trình đào tạo cho tiếp cận sát với thực tế của ngành.

- Với hệ dạy nghề các chương trình đào tạo được thực hiện theo chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các trường tổ chức biên soạn giáo trình để phục vụ giảng dạy.

- Công tác đào tạo sau đại học và đào tạo lại cán bộ đã củng cố lại các cơ sở đào tạo nghiên cứu sinh trong nước, mở rộng thêm hình thức đào tạo cao học ở các trường Đại học, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý đạt nhiều kết quả. Hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo có thêm nhiều hình thức như tập huấn chuyên đề, hội thảo, tham quan, thông qua trợ giúp tài chính của các tổ chức quốc tế và Ngân sách Nhà nước theo Đề án 165 và Đề án 322. Hàng năm, nhiều lượt cán bộ trong ngành GTVT được đi học tập, thực tập, tập huấn ở nước ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Tuy vậy, công tác đào tạo hiện nay đặt ra nhiều thách thức. Nhu cầu đội ngũ cán bộ KHKT, cán bộ quản lý có trình độ đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ, đổi mới cơ chế quản lý ngày càng tăng. Trong khi đó đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý hiện được đào tạo vẫn chưa theo kịp với công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến. Thiếu nhiều chuyên gia đầu ngành, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý. Nhìn về số lượng, số cán bộ KHKT được đào tạo vừa qua không phải là ít, có ngành đã bão hòa, song vẫn thiếu cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý đầu đàn và công nhân có tay nghề cao, đặc biệt ở vùng cao, vùng sâu.



1.2. Hệ thống đào tạo các bộ, ngành liên quan đến ngành GTVT:

a) Hệ thống trường thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Phân bổ theo vùng miền toàn quốc:

- Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm 10 tỉnh/thành phố, có số cơ sở giáo dục đại học cao nhất, 143 trường (chiếm 34,71% so với tổng số trường), bình quân 1 tỉnh/thành phố có 14,2 trường đại học, cao đẳng, cao gấp hơn 2 lần so với mức bình quân chung cả nước. Tổng số dân toàn vùng là 18.443.563 người, bình quân 128.976 dân có 01 trường đại học hoặc cao đẳng, thấp nhất so với các vùng còn lại;

- Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm 13 tỉnh/thành phố, có 38 cơ sở giáo dục đại học (chiếm 9,22% so với tổng số trường), bình quân 1 tỉnh/thành phố có 2,9 trường đại học hoặc cao đẳng, chưa bằng 1/2 mức bình quân chung cả nước. Tổng số dân toàn vùng là 17.178.871 người, bình quân 452.076 dân có 01 trường đại học hoặc cao đẳng, cao gấp hơn 2 lần so với mức bình quân cả nước và cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng sông Hồng.

Đào tạo ngành nghề GTVT: tổng số đào tạo hàng năm liên quan đến GTVT: 256.000 người, cụ thể:

- Hệ trung cấp chuyên nghiệp: 273 trường; đào tạo hàng năm 625.000 người trong đó liên quan đến hoạt động GTVT khoảng 60.000 người, chiếm tỷ lệ 10%;

- Hệ cao đẳng: 223 trường; đào tạo hàng năm 500.000 người, trong đó liên quan đến hoạt động GTVT khoảng 40.000 người, chiếm tỷ lệ 8%;

- Hệ đại học: 146 trường; đào tạo hàng năm 1.500.000 người trong đó liên quan đến hoạt động GTVT khoảng 200.000 người, chiếm tỷ lệ 13%.



b) Hệ thống trường đào tạo nghề thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành khác:

Các cơ sở khác có dạy nghề phân bổ theo vùng miền toàn quốc (bao gồm đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở khác) thì mạng lưới trường dạy nghề cả nước lên đến 2.384 trường, trong đó trường công lập chiếm 58,39% và được phân bố theo vùng lãnh thổ như sau: vùng núi phía Bắc có 156 trường, đồng bằng sông Hồng có 659 trường, Bắc Trung bộ có 252 trường, Nam Trung bộ có 232 trường, Tây Nguyên có 108 trường, Đông Nam bộ có 444 trường, đồng bằng sông Cửu Long có 333 trường.

Mạng lưới trường dạy nghề tư thục và dạy nghề của doanh nghiệp cũng được phát triển nhanh, góp phần xã hội hóa dạy nghề. Các cơ sở dạy nghề của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và các cơ sở giáo dục khác có dạy nghề cũng tăng nhanh, đến năm 2009 có khoảng hơn 939 cơ sở dạy nghề.



tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương