Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009


Tổng hợp nhu cầu lao động ngành GTVT giai đoạn 2011-2020



tải về 1.23 Mb.
trang6/10
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích1.23 Mb.
#8250
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Tổng hợp nhu cầu lao động ngành GTVT giai đoạn 2011-2020

Đv: Người

Giai đoạn

Vận tải, xếp dỡ

Cơ khí, công nghiệp

Xây dựng hạ tầng

Quản lý nhà nước

Khoa học, giáo dục

Lĩnh vực khác

Tổng cộng

2011-2015

282.653

70.943

119.779

22.192

5.268

46.748

547.583

2016-2020

300.148

94.931

140.141

33.824

8.026

60.106

634.176

Lượng lao động GTVT cần bổ sung cho từng giai đoạn cụ thể:

Giai đoạn 2011-2015:



Đv: Người

Nhu cầu lao động

Số lượng

Lao động hiện có năm 2010

Lượng lao động giảm do nghỉ hưu, chuyển công tác

Lượng lao động đào tạo cần bổ sung

Tổng số

547.583

481.939







A. Chuyên nghiệp













Đại học và trên đại học

70.660

38.524

4.500

36.636

Cao đẳng

105.990

40.527

6.000

71.463

Trung cấp

141.320

42.873

6.000

104.447

B. Dạy nghề













Các cấp độ (kể cả lao động chưa đào tạo)

379.645

311.247

45.000

125.344

Giai đoạn 2016-2020:

Đv: Người

Nhu cầu lao động

Số lượng

Lao động hiện có

Lượng lao động giảm do nghỉ hưu, chuyển công tác

Lượng lao động đào tạo cần bổ sung

Tổng số

634.176

547.583







A. Chuyên nghiệp













Đại học và trên đại học

80.280

70.660

7.000

16.620

Cao đẳng

120.420

105.990

15.000

29.430

Trung cấp

160.560

141.320

20.000

39.240

B. Dạy nghề













Các cấp độ (kể cả lao động chưa đào tạo)

260.910

229.645

30.000

61.265

Tổng hợp số lượng lao động qua đào tạo cần bổ sung

Đv: Người

Loại lao động

2011-2015

2016-2020

Đại học và trên đại học

36.636

16.620

Cao đẳng

71.463

29.430

Trung cấp

104.447

39.240

Dạy nghề các cấp (kể cả lao động chưa qua đào tạo)

125.344

61.265

Tổng hợp nhu cầu đào tạo lại, bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020

Đv: Người

Loại lao động

2011-2015

2016-2020

Nhu cầu đào tạo lại, bồi dưỡng

1.468.000

1.890.000

Nhu cầu đào tạo đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành

1.450

2.000

Tổng cộng

1.469.450

1.892.000

Phần thứ ba.

NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

I. GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH GTVT:

1. Định hướng chung:

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015; trong đó, một trong những nhiệm vụ chủ yếu là: “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức …”; đồng thời, nghị quyết cũng đề ra một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ khóa XI là: “Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, nhất là hệ thống giao thông, yếu tố đang gây ách tắc, cản trở sự tăng trưởng kinh tế, gây bức xúc trong nhân dân”. Để đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ trên thì công tác phát triển nhân lực của cả nước nói chung và của ngành GTVT nói riêng đang được Đảng và Nhà nước ưu tiên.



2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015:

- Đào tạo mới các lao động, cụ thể: trên đại học: 5.200 người; đại học: 32.000 người; cao đẳng: 72.000 người; trung cấp 110.000 người; dạy nghề các cấp: 132.000 người (nâng cấp, bổ sung kiến thức);

- Bồi dưỡng, đào tạo lại hàng năm 1.468.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành 1.450 người.

2.2. Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020:

- Đào tạo mới các lao động, cụ thể: trên đại học: 4.300 người; đại học: 12.000 người; cao đẳng: 30.000 người; trung cấp: 40.000 người; dạy nghề các trình độ: 61.000 người;

- Bồi dưỡng, đào tạo lại hàng năm là 1.890.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành là 2.000 người.

3. Các giải pháp chủ yếu:

3.1. Xây dựng, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo của ngành GTVT:

a) Mục tiêu:

- Để ngành GTVT có được hệ thống đào tạo hoàn chỉnh, phân bố hợp lý các vùng lãnh thổ, đảm bảo đào tạo đủ các chuyên ngành, các trình độ đào tạo; đào tạo được cán bộ chất lượng cao, trình độ đạt được theo khu vực và thế giới;

- Nghiên cứu sắp xếp lại các cơ sở đào tạo gồm chuyển đổi, tách nhập, cho phù hợp với hướng dẫn chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và đặc điểm cụ thể của ngành, kể cả thành lập mới cơ sở đào tạo, hình thành một số trung tâm đào tạo chất lượng cao, để tập trung đầu tư xây dựng cơ sở giảng dạy hiện đại làm mẫu cho các cơ sở khác;

- Trên cơ sở sắp xếp lại cơ sở đào tạo, tiến hành xây dựng kế hoạch đầu tư cùng các giải pháp huy động vốn, phấn đấu theo hướng đến 2015 tất cả các cơ sở đào tạo đều được đầu tư các thiết bị, phương tiện đào tạo hiện đại. Củng cố các cơ sở đào tạo sau đại học hiện có, mở rộng, nâng cao năng lực đào tạo sau đại học ở các cơ sở khác.



b) Nội dung:

Bộ GTVT sẽ nâng cấp một số trung tâm dạy nghề thành trường trung cấp chuyên nghiệp; trường trung cấp chuyên nghiệp thành trường cao đẳng; trường trung cấp nghề thành trường cao đẳng nghề; trường cao đẳng thành trường đại học; nâng cấp trường đại học trở thành trường trọng điểm đẳng cấp quốc tế; thành lập một số phân hiệu thuộc các trường đại học, cao đẳng trong giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể:



* Giai đoạn 2011 - 2015:

- Nâng cấp trường trung cấp chuyên nghiệp thành trường cao đẳng, cụ thể như sau:

+ Thành lập Trường Cao đẳng GTVT miền Bắc, trên cơ sở Trường Trung cấp GTVT miền Bắc, trực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam - Bộ GTVT, trụ sở tại Gia Lâm, Hà Nội;

+ Thành lập Trường Cao đẳng GTVT miền Nam, trên cơ sở Trường Trung cấp GTVT miền Nam, trực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam - Bộ GTVT, trụ sở tại Thành phố Cần Thơ.

- Nâng cấp trường trung cấp nghề thành trường cao đẳng nghề, cụ thể như sau:

+ Thành lập Trường Cao đẳng nghề GTVT Thăng Long, trên cơ sở Trường Trung cấp nghề GTVT Thăng Long, trực thuộc Tổng công ty Xây dựng Thăng Long - Bộ GTVT, trụ sở tại Từ Liêm, Hà Nội;

+ Thành lập Trường Cao đẳng nghề Công trình I, trên cơ sở Trường trung cấp nghề Công trình I, trực thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông I - Bộ GTVT, trụ sở tại Sóc Sơn, Hà Nội;

+ Thành lập Trường Cao đẳng nghề Cơ giới đường bộ, trên cơ sở Trường Trung cấp nghề Cơ giới đường bộ, trực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam - Bộ GTVT, trụ sở tại Chí Linh, Hải Dương;

- Nâng cấp trường cao đẳng, cao đẳng nghề thành trường đại học, đại học công nghệ, cụ thể như sau:

+ Thành lập Trường Đại học Công nghệ GTVT III, trên cơ sở Trường Cao đẳng GTVT III, trực thuộc Bộ GTVT, trụ sở tại Long An;

+ Thành lập Trường Đại học Công nghệ Đường sắt, trên cơ sở Trường Cao đẳng nghề Đường sắt, trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, trụ sở tại Long Biên, Hà Nội.

- Thành lập mới và nâng cấp các cơ sở đào tạo, cụ thể như sau:

+ Nâng cấp Trường Đại học Hàng hải trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế biển;

+ Thành lập Phân hiệu II của Trường Đại học GTVT thành phố Hồ Chí Minh tại Đắk Lắk để phục vụ con em các đồng bào dân tộc vùng Tây Nguyên.

+ Thành lập Phân hiệu II của Trường Cao đẳng GTVT II tại Gia Lai để phục vụ con em các dân tộc vùng Tây Nguyên;

+ Thành lập Phân hiệu II của Trường Cao đẳng nghề Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh tại tỉnh Trà Vinh để phục vụ con em các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long;

+ Thành lập Phân hiệu II của Học viện Hàng không Việt Nam tại Gia Lâm - Hà Nội để phục vụ con em khu vực phía Bắc;

+ Thành lập Trường Trung cấp Y tế GTVT, trên cơ sở nâng cấp Trung tâm Y tế GTVT, trực thuộc Cục Y tế GTVT, trụ sở tại Hà Nội.



* Giai đoạn 2016 - 2020:

- Nâng cấp trường trung cấp nghề thành trường cao đẳng nghề, cụ thể như sau:

+ Thành lập Trường Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô, trên cơ sở Trường Trung cấp nghề Công nghệ ô tô, trực thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam - Bộ GTVT, trụ sở tại Thanh Xuân, Hà Nội;

+ Thành lập Trường Cao đẳng nghề GTVT đường bộ, trên cơ sở Trường Trung cấp nghề GTVT đường bộ, trực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam - Bộ GTVT, trụ sở tại Đà Nẵng;

- Nâng cấp trường cao đẳng, cao đẳng nghề thành trường đại học, đại học công nghệ, cụ thể như sau:

+ Thành lập Trường Đại học GTVT miền Trung, trên cơ sở Trường Cao đẳng GTVT miền Trung, trực thuộc Bộ GTVT, trụ sở tại Vinh - Nghệ An;

+ Thành lập Trường Đại học Công nghệ GTVT II, trên cơ sở Trường Cao đẳng GTVT II, trực thuộc Bộ GTVT, trụ sở tại Đà Nẵng;

- Thành lập mới và nâng cấp các cơ sở đào tạo, cụ thể như sau:

+ Thành lập Phân hiệu của Trường Cao đẳng GTVT miền Bắc tại Điện Biên Phủ để phục vụ con em các dân tộc vùng Tây Bắc;

- Nâng cấp Trường Cán bộ quản lý GTVT thành Học viện Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành GTVT tại Hà Nội.



3.2. Chương trình nâng cao chất lượng đào tạo:

a) Mục tiêu:

Phấn đấu trong một thời gian ngắn các trường trong ngành, nhất là những trường trọng điểm có thể đào tạo được đội ngũ cán bộ có trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế; đạt trình độ ngang tầm với các nước trong khu vực và có khả năng tiếp cận được với trình độ tiên tiến của thế giới.



b) Nội dung:

- Tăng cường đầu tư cho các trường đại học, cao đẳng và các trường nghề: huy động mọi nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất cho các trường. Tranh thủ tìm các nguồn vốn khác trong Bộ đầu tư cho trường. Chỉ đạo các trường dành phần lớn nguồn vốn tự có để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất.

- Cải tiến mạnh mẽ mục tiêu chương trình đào tạo, áp dụng phương pháp đào tạo tiên tiến:

+ Các chương trình đào tạo hệ giáo dục đại học chuyển dần từ chương trình đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ;

+ Chương trình đào tạo hệ giáo dục nghề nghiệp: phát triển chương trình đào tạo theo năng lực thực hiện; trên cơ sở phân tích nghề theo phương pháp DACUM;

+ Các chương trình đào tạo được thiết kế đảm bảo liên thông dọc và liên thông ngang;

+ Đổi mới toàn bộ chương trình đào tạo ở Trường Cán bộ quản lý GTVT để trường trở thành học việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức có uy tín của ngành;

+ Tập trung hướng dẫn các trường đổi mới mục tiêu, chương trình và biên soạn giáo trình mới để đào tạo. Phấn đấu tất cả các môn học đều có giáo trình được cập nhật các kiến thức mới, dùng làm tài liệu giảng dạy và tham khảo cho học sinh.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng giáo viên:

+ Đảm bảo đội ngũ giáo viên các trường đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn sâu, có năng lực sư phạm và khả năng thực hành tốt. Đội ngũ này phải sử dụng ngoại ngữ, tin học thành thạo để tiếp nhận kiến thức KHCN, quản lý hiện đại, có khả năng cải tiến nội dung chương trình và phương pháp đào tạo của các trường;

+ Hướng dẫn các trường, dành kinh phí để đào tạo lại đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện cho đi học nâng cao trình độ (ĐH, SĐH). Khuyến khích đào tạo TS, TSKH;

+ Ưu tiên dành các chỉ tiêu cho các giáo viên đi đào tạo ở nước ngoài;

+ Có các chương trình đào tạo tiếng Anh riêng cho giáo viên;

+ Định kỳ tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho các giảng viên, giáo viên các trường thuộc Bộ GTVT, phấn đấu đạt đến năm 2015, tất cả giáo viên các trường trong ngành đều đạt trình độ chuẩn theo quy định;

+ Định kỳ (3 năm/lần) tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp ngành.

- Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo:

+ Khuyến khích các trường tổ chức liên kết đào tạo với nước ngoài;

+ Hợp tác song phương với các trường ngoài nước: gửi học sinh, giáo viên sang học, mời giáo viên nước ngoài về trường giảng dạy;

+ Tham gia đều đặn các cuộc thi tay nghề ASEAN cấp quốc gia và quốc tế; tổ chức thường xuyên hội thi tay nghề giỏi trong ngành;

- Tổ chức các đoàn giáo viên tham quan, học tập các trường nước ngoài.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đào tạo:

+ Củng cố các bộ phận làm công tác quản lý đào tạo ở các đơn vị trong ngành, nhất là các Tổng cục, Cục, các Tổng công ty, Công ty; bố trí cán bộ có trình độ, năng lực, nhiệt tình phụ trách công tác đào tạo của đơn vị;

+ Phối hợp với các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thường xuyên thực hiện tốt công tác kiểm tra, thanh tra đào tạo ở các trường.

3.3. Giữ và thu hút chuyên gia trình độ cao và nhân tài:

a) Mục tiêu:

Bộ Giao thông vận tải khuyến khích cán bộ trong và ngoài ngành GTVT có năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, có tâm huyết, nguyện vọng cống hiến tài năng góp phần xây dựng và phát triển ngành GTVT về làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.



b) Nội dung:

- Chính sách ưu đãi về tiền lương, tiền thưởng và các loại phụ cấp bằng tiền khác;

- Các cơ chế, chính sách khuyến khích khác: bổ nhiệm, giao nhiệm vụ quan trọng, ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại …;

- Thuê chuyên gia, kỹ thuật viên từ bên ngoài (kể cả Việt Kiều và người nước ngoài);

Giải pháp cụ thể để thu hút, sử dụng nhân tài ngành GTVT:

- Thứ nhất, cần kết hợp chặt chẽ giữa sử dụng và đãi ngộ nhân tài. Hai khâu này liên quan chặt chẽ với nhau trong từng thời điểm, từng lĩnh vực, hai khâu này có thể mạnh, yếu khác nhau nhưng không bỏ qua được khâu nào;

- Thứ hai, tạo môi trường thu hút nhân tài (nhân tài mong muốn trước hết là được làm việc và cống hiến). Vì vậy, việc tạo môi trường thu hút, hấp dẫn là rất quan trọng đối với nhân tài, cụ thể như sau:

+ Điều kiện làm việc tốt bao gồm cơ sở hạ tầng như phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm (đối với cán bộ khoa học và công nghệ, giáo sư …); điều kiện thông tin nhanh, kịp thời, đầy đủ, chính xác. Có một tập thể hoạt động tốt, không khí làm việc cởi mở, minh bạch, dân chủ;

+ Nhân tài được quyền tự chủ trong lĩnh vực hoạt động của mình;

+ Có cuộc sống ổn định (có cơ chế chính sách cụ thể);

+ Tạo ra môi trường lành mạnh trong công tác tuyển dụng, thu hút nhân tài về với cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó có một cơ chế kiểm tra đánh giá công khai về cả năng lực và chất lượng nguồn nhân lực quan trọng này. Tạo một môi trường tuyển dụng và thu hút nhân tài: minh bạch, rõ ràng, công khai.

- Thứ ba, chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực phải mang tính chất toàn diện; phải xây dựng một cơ cấu nhân lực hợp lý nhằm tạo ra nhân tài trên nhiều lĩnh vực, tạo ra sự đồng bộ trong cơ cấu nhân sự của chúng ta; như đào tạo đại học, sau đại học phải kết hợp với đào tạo nghề.



3.4. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ:

a) Mục tiêu:

- Kịp thời bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, tiếng Anh, tin học, thông lệ, luật pháp quốc tế cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt đối với cán bộ lãnh đạo các cấp, các lĩnh vực để họ hoàn thành nhiệm vụ trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

- Tạo khả năng làm việc theo nhóm khắc phục hạn chế của nhân lực trong ngành, nâng cao hiệu quả lao động.

b) Nội dung:

- Xây dựng và triển khai kế hoạch cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước: lý luận chính trị; chuyên môn, nghiệp vụ; kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành; kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc theo nhóm; tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc;

- Xây dựng và triển khai kế hoạch cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng ở ngoài nước; kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước và quản lý chuyên ngành; kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế;

- Tập trung đầu tư đào tạo lao động trong dây chuyền: xây dựng, thi công, vận tải Logistics, điều khiển phương tiện giao thông, máy móc thiết bị; gửi nhóm lao động đi học tập, thực tập ở nước ngoài.



3.5. Chương trình đẩy nhanh xã hội hóa đào tạo:

a) Mục tiêu:

Huy động mọi nguồn lực trong và ngoài ngành tích cực tham gia thúc đẩy công tác đào tạo của ngành phát triển đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của ngành GTVT.



b) Nội dung:

- Chỉ đạo các doanh nghiệp, nơi tiếp nhận nhân lực được đào tạo tại các trường, có trách nhiệm đóng góp bằng nhiều hình thức: tạo cho học sinh nơi thực tập, trích kinh phí hỗ trợ các trường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; đỡ đầu các sinh viên giỏi, và học sinh nghèo; sử dụng các thiết bị hiện đại phục vụ cho các trường đào tạo …;

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực đào tạo: xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập: miễn thuế, ưu đãi về lãi suất khi đầu tư;

- Tạo điều kiện cho cơ sở đào tạo được vay vốn đầu tư cơ sở đào tạo: thế chấp, tín chấp đất đai, công trình xây dựng …;

- Tìm nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế đầu tư cho các trường thông qua các dự án không hoàn lại;

- Xây dựng các dự án đào tạo thông qua các dự án ODA; các công trình trọng điểm của ngành;

- Tìm các chỉ tiêu đào tạo của nước ngoài để gửi học sinh học giỏi đi đào tạo;

- Huy động các nguồn vốn đóng góp từ các tổ chức, cá nhân, trong và ngoài nước;

- Chỉ đạo các trường nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu thực tiễn của sản xuất; tiếp tục mở rộng các ngành nghề đào tạo, loại hình đào tạo phục vụ nhu cầu đào tạo của ngành và xã hội;

- Khuyến khích cơ sở đào tạo liên kết với doanh nghiệp, với các cơ sở đào tạo khác trong công tác đào tạo: góp vốn, góp cơ sở đào tạo, đào tạo liên thông giữa các trường, giữa các chương trình đào tạo; đặc biệt là sự liên kết giữa các trường trong ngành, các trường thuộc Bộ GTVT.



3.6. Áp dụng các cơ chế hỗ trợ phát triển sự nghiệp đào tạo:

a) Mục tiêu:

Tạo điều kiện cho các trường chủ động, thuận lợi và tranh thủ được nguồn lực phục vụ công tác đào tạo.



b) Nội dung:

- Hướng dẫn và giao cho các trường thực hiện tốt cơ chế tự chủ tài chính; nghiên cứu cơ chế tiến tới giao tự chủ về biên chế giáo viên;

- Hướng dẫn sự phối hợp đào tạo nghiên cứu khoa học giữa viện với trường; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học tại các trường đại học, cao đẳng;

- Hướng dẫn và cho phép các trường thành lập các tổ chức (doanh nghiệp, trung tâm …) để kết hợp đào tạo với sản xuất và nghiên cứu khoa học;

- Hình thành một số biện pháp, chính sách, khuyến khích giáo viên dạy giỏi, giáo viên bảo vệ luận văn tiến sỹ và tiến sỹ khoa học;

- Chỉ đạo sự liên kết giữa các trường trong ngành GTVT.



3.7. Đẩy mạnh xây dựng nền nếp, kỷ cương trong dạy - học và sinh hoạt của học sinh, sinh viên:

a) Mục tiêu:

Tăng cường nề nếp, kỷ cương trong công tác giáo dục - đào tạo của ngành; tạo ra môi trường sinh hoạt, học tập lành mạnh, trong sạch cho học sinh, sinh viên.



b) Nội dung:

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác tổ chức thi tại các hội đồng thi thuộc các chuyên ngành GTVT; công tác giáo dục - đào tạo tại các trường trong ngành, đặc biệt đối với các loại hình đào tạo không chính quy, liên kết đào tạo, đào tạo theo địa chỉ;

- Ban hành các quy định trách nhiệm và hình thức xử lý kỷ luật trong công tác đào tạo, thi, kiểm tra, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn;

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp để khắc phục và chấm dứt sự gian dối trong thi cử, làm luận văn, luận án, cấp phát văn bằng, chứng chỉ;

- Quan tâm đến đời sống văn hóa, tinh thần của học sinh, sinh viên. Tăng cường công tác quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên; động viên học sinh, sinh viên tích cực tham gia các phong trào, hoạt động vì sự tiến bộ của xã hội, cương quyết đấu tranh với các tệ nạn xã hội;

- Bồi dưỡng kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên: giao tiếp, ứng xử.



3.8. Thực hiện tốt hơn công bằng xã hội trong giáo dục - đào tạo:

a) Mục tiêu:

Tạo điều kiện thực hiện ngày càng tốt hơn công bằng xã hội trong giáo dục - đào tạo tại các cơ sở đào tạo trong ngành.



b) Nội dung:

- Quan tâm đầu tư, phát triển các trường có nhiều học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và trẻ em khuyết tật;

- Thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và trẻ em khuyết tật tham gia học tập tại các trường trong ngành.

3.9. Đào tạo theo ngành, nghề trọng điểm:

a) Mục tiêu:

- Xây dựng chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm tại các cơ sở đủ khả năng, điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên;

- Nghiên cứu, đề xuất chính sách bảo hộ, ưu tiên đầu tư với các ngành, nghề trọng điểm.

b) Nội dung:

* Các giải pháp ưu tiên thực hiện:

- Giải pháp tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào đào tạo;

- Phát triển các cơ sở đào tạo, đội ngũ giảng viên và đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo nhân lực;

- Việc đầu tư sẽ tập trung vào các nghề trọng điểm là mũi nhọn, đặc thù các cơ sở đào tạo ngành GTVT nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của ngành giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; các ngành, nghề trọng điểm sẽ được phân cấp theo các cấp trình độ: quốc tế, khu vực, trong nước; cụ thể như sau:

* Ngành trọng điểm:

- Điều khiển tàu biển;

- Khai thác máy tàu biển;

- Điện và tự động tàu thủy;

- Thiết kế trang trí động lực và sửa chữa động lực tàu thủy (Máy tàu);

- Thiết kế thân tàu thủy (Vỏ tàu);

- Đóng mới và sửa chữa tàu thủy (Đóng tàu);

- Xây dựng công trình thủy và thềm lục địa;

- Bảo đảm an toàn hàng hải;

- Công nghệ thông tin;

- Kỹ thuật môi trường (đường bộ, đường sắt, hàng hải, hàng không, đường thủy nội địa);

- Kinh tế vận tải (đường bộ, đường sắt, hàng hải, hàng không, đường thủy nội địa);

- Xây dựng cầu, hầm đường bộ;

- Khai thác vận tải (đường bộ, đường sắt, hàng hải, hàng không, đường thủy nội địa);

- Quản trị kinh doanh vận tải (đường bộ, đường sắt, hàng hải, hàng không, đường thủy nội địa);

- Quản lý hoạt động bay;

- Điện tử viễn thông;

- Cơ giới hóa xếp dỡ;

- Cơ khí ô tô;

- Máy xây dựng;

- Quy hoạch giao thông;

- Xây dựng đường sắt - Mêtrô.



* Nghề trọng điểm:

- Vận hành máy thi công nền đường;

- Vận hành máy thi công mặt đường;

- Hàn;


- Công nghệ chế tạo vỏ tàu;

- Điện tàu thủy;

- Công nghệ ô tô;

- Điều khiển tàu biển;

- Khai thác máy tàu biển;

- Thí nghiệm, kiểm tra chất lượng cầu, đường bộ;

- Điện công nghiệp;

- Xây dựng cầu đường bộ;

- Xử lý nước thải công nghiệp;

- Sửa chữa máy tàu thủy;

- Điều khiển phương tiện thủy nội địa;

- Vận hành máy tàu thủy;

- Kỹ thuật lắp đặt ống công nghệ;

- Xây dựng công trình thủy;

- Vận hành máy xây dựng;

- Kiểm soát không lưu;

- Kỹ thuật dẫn đường hàng không;

- Xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt;

- Thông tin tín hiệu đường sắt;

- Công nghệ chế tạo và bảo dưỡng đầu máy.

Việc đầu tư cho các ngành nghề trọng điểm trên sẽ được thực hiện bằng các nguồn vốn: Chương trình mục tiêu quốc gia, Dự án ODA, các nguồn thu của trường và các nguồn trong và ngoài ngân sách được phép khác.

3.10. Hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực:

a) Mục tiêu:

Nâng cao hiệu quả đào tạo, chất lượng đào tạo, tạo khả năng làm việc theo nhóm công việc.



b) Nội dung

- Gửi người đi đào tạo ở nước ngoài;

- Mời giảng viên, chuyên gia nước ngoài tham gia đào tạo trong nước;

- Tham gia các hiệp định hợp tác song phương, đa phương về trao đổi nguồn nhân lực;

- Hợp tác, thương mại hóa hoạt động chuyên gia, chương trình, giáo trình;

- Thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài (ODA, FDI …) xây dựng cơ sở đào tạo ở Việt Nam.



3.11. Đổi mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới công tác đào tạo, bồi dưỡng ngành GTVT:

a) Mục tiêu:

Để các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới công tác đào tạo, bồi dưỡng ngành GTVT mang tính thực tiễn, khả thi.



b) Nội dung:

Thường xuyên rà soát, nắm bắt tình hình chung về thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới công tác đào tạo, bồi dưỡng để tìm ra những điểm bất cập, sửa đổi; bổ sung để các văn bản thực sự góp phần phát triển công tác đào tạo, bồi dưỡng ngành GTVT.



3.12. Đào tạo đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành:

a) Mục tiêu:

Phát triển đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành có đủ năng lực trực tiếp tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nước, khu vực và quốc tế thuộc lĩnh vực GTVT.



b) Nội dung:

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, cán bộ quản lý:

+ Liên kết với các đối tác có tiềm lực mạnh về khoa học và công nghệ trong nước và nước ngoài để triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong một số chuyên ngành GTVT ưu tiên để hình thành các nhóm, tập thể khoa học và công nghệ mạnh, có thể tổ chức và tham gia các hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực GTVT;

+ Đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực GTVT trong khuôn khổ các thỏa thuận song phương, đa phương, khu vực và quốc tế;

+ Thu hút các chuyên gia, nhà khoa học và công nghệ Việt Nam ở nước ngoài, các chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài tham gia vào các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các chương trình đào tạo đại học và sau đại học các trường đại học, học viện và các viện nghiên cứu thuộc Bộ GTVT;

+ Tạo điều kiện để cán bộ khoa học và công nghệ tham gia các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ quốc tế, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, APEC, ASEM, ASEAN, các hiệp hội chuyên ngành GTVT khu vực và quốc tế;

+ Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ khoa học và công nghệ, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ.

- Huy động có hiệu quả các nguồn lực tài chính cho công tác đào tạo đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành:

+ Ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho phát triển khoa học và công nghệ để hỗ trợ có hiệu quả cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác khoa học và công nghệ;

+ Huy động các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho đầu tư phát triển khoa học và công nghệ ngành GTVT;

- Tăng cường nguồn lực thông tin phục vụ phát triển về khoa học và công nghệ:

+ Cập nhật kiến thức về khoa học và công nghệ, sử dụng và khai thác có hiệu quả công nghệ thông tin phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

+ Hỗ trợ các thư viện điện tử của các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu trong ngành GTVT liên kết với các thư viện điện tử của các trường đại học, các viện nghiên cứu trong khu vực và trên thế giới phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, giáo dục và đào tạo.

II. CẢI TIẾN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO CÁC NGUỒN LỰC




tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương