Căn cứ Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016



tải về 0.76 Mb.
trang8/10
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích0.76 Mb.
#32729
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

3. Tính vị, quy kinh

Vị đắng, cay. Tính ấm. Quy kinh can.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: phá huyết, hành khí, tiêu thực hóa tích, thanh phế chỉ ho, hóa đàm.

b) Chủ trị: kinh nguyệt bế, đau bụng kinh, ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, ho nhiều đờm.

5. Liều dùng

Dùng 8 - 12 g/ngày, dưới dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp người có tích trệ và phụ nữ có thai.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



66. VỊ THUỐC NGẢI CỨU

Herba Artemisiae vulgaris Praeparata

Vị thuốc Ngải cứu là ngọn thân đã phơi hay sấy khô của cây Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.), họ Cúc (Asteraceae).



1. Phương pháp chế biến

Lấy lá và thân mang lá phía ngọn, rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ 50 - 60 °C dùng làm nguyên liệu cho các chế biến dưới đây.



a) Phương pháp chế biến Ngải cứu chích rượu

Công thức chế biến 1,0 kg Ngải cứu chích rượu(*):

Ngải cứu                                   1,0 kg

Rượu                                        200 ml

Trộn đều ngải cứu với rượu. Ủ 30 phút đến 1giờ cho ngấm hết rượu. Sao đến khi phía ngoài có màu hơi vàng. Đổ ra, tãi mỏng.

b) Phương pháp chế biến Ngải cứu chích giấm

Công thức chế biến 1,0 kg Ngải cứu chích giấm(*):

Ngải cứu                                   1,0 kg

Giấm ăn                                    200 ml

Trộn đều ngải cứu với giấm. Ủ 30 phút đến 1 giờ, cho hút hết giấm. Sao đến khi phía ngoài có màu hơi đen (khoảng 7 phần 10). Đổ ra, tãi mỏng để tránh bị cháy.

c) Phương pháp chế biến Ngải cứu thán sao

Đem ngải cứu sao ở lửa to, đảo đều, đến khi toàn bộ phía ngoài, có màu đen, có mùi cháy. Đổ ra tãi mỏng để tránh bị cháy.



2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Vị thuốc Ngải cứu là những đoạn ngọn thân hoặc những mảnh lá xốp, màu hơi vàng (Ngưu tất chích rượu), màu hơi đen (Ngưu tất chích giấm), màu đen (ngải cứu thán sao), đều có mùi thơm đặc trưng của ngải cứu.



3. Tính vị, quy kinh

Vị đắng, cay. Tính ấm. Quy kinh can, tỳ, thận.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: điều hòa khí huyết, ấm kinh, tán hàn, chỉ thống, điều kinh, an thai, chỉ huyết.

b) Chủ trị: kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, viêm ruột, bụng đau lạnh, sưng đau do sang chấn, đau đầu do cảm lạnh, dùng ngải cứu chích rượu, các trường hợp bị chảy máu, rong kinh, băng huyết, động thai chảy máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu...dùng ngải cứu thán, ngải cứu chích giấm.

5. Liều dùng

Dùng 6 - 12 g/ngày dưới dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp âm hư huyết nhiệt.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



67. VỊ THUỐC NGÔ CÔNG

Scolopendra Praeparata

Vị thuốc Ngô công là sản phẩm đã chế biến từ con Rết ((Scolopendra morsitans Linnaeus.,), họ Rết (Scolopendridae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Ngô công để dùng ngoài: Rết được làm sạch và ngâm nguyên cả con trong bình kín với cồn 90o (5 con/100ml). Ngâm ít nhất sau một tháng mới dùng được.

b) Phương pháp chế biến Ngô công để dùng trong (đường uống): Rửa sạch, bỏ đầu đuôi, chân, rút ruột, phun hoặc tẩm với rượu 35° (tỷ lệ 10:1) để khử hết mùi tanh, tẩm với 5% dịch ép gừng tươi, sấy nhẹ đến khô.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Màu xám, thể chất giòn, dễ gẫy, mùi hơi cay.



3. Tính vị, quy kinh

Vị tân; Tính ôn, có độc. Quy kinh can.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: trừ phong, trấn kinh, thông lạc chỉ thống, giải độc, tán kết.

b) Chủ trị: kinh giản, co giật trúng phong, cấm khẩu, bán thân bất toại, uốn ván, đau nửa đầu, tràng nhạc.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 3 - 5 g/ngày, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp phụ nữ có thai.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



68. VỊ THUỐC NGÔ THÙ DU

Fructus Evodiae rutaecarpae Praeparata

Vị thuốc Ngô thù du là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây Ngô thù du [Evodiarutaecarpa (A. Juss) Hartley], họ Cam (Rutaceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Ngô thù du chích cam thảo

Công thức chế biến 1,0 kg Ngô thù du chích cam thảo(*)

Ngô thù du                                1,0 kg

Cam thảo                                  60 g

Trước hết, lấy Cam thảo phiến sắc hai lần với nước, mỗi lần khoảng 300 ml nước, đun sôi 1 giờ. Gộp dịch sắc Cam thảo, cô còn khoảng 160 ml. Trộn đều dịch Cam thảo với Ngô thù du đã giã hơi dập. Ủ 1 giờ cho ngấm hết dịch Cam thảo. Lấy ra, để khô se, phơi khô hoặc sao nhỏ lửa (vi sao) tới khô cho mùi thơm đặc trưng.

b) Phương pháp chế biến Ngô thù du chích giấm

Công thức chế biến 1,0 kg Ngô thù du chích giấm(*):

Ngô thù du                                1,0 kg

Giấm ăn                                    160 ml

Đem ngô thù du giã hơi dập, trộn đều với giấm. Ủ 6-12 giờ cho ngấm hết. Lấy ra phơi khô hoặc tiến hành vi sao tới khô cho mùi thơm đặc trưng.

c) Phương pháp chế biến Ngô thù du chích muối

Công thức chế biến 1,0 kg Ngô thù du chích muối(*):

Ngô thù du                                1,0 kg

Dung dịch muối ăn 5 %             160 ml

Đem nước muối trộn đều vào ngô thù du đã giã hơi dập. Ủ 1giờ cho ngấm hết. Lấy ra phơi khô hoặc tiến hành vi sao tới khô cho mùi thơm đặc trưng của Ngô thù du.

2. Đặc điểm cảm quan dược liệu sau chế biến

Ngô thù du chích cam thảo có màu xám hơi vàng, có mùi thơm đặc trưng của ngô thù du, nhấm có vị cay. Ngô thù du chích giấm, chích muối, có màu hơi xám, có mùi đặc trưng của ngô thù du.



3. Tính vị, quy kinh

Vị cay, đắng. Tính ấm. Quy kinh can, thận, tỳ, vị.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: khứ hàn, chỉ thống, giáng nghịch chỉ nôn, chi tả, chỉ ngứa.

b) Chủ trị: đau bụng do lạnh, bụng đầy trướng, nôn mửa, tiêu chảy, đau sườn ngực, đau đỉnh đầu hoặc phát cước do khí lạnh.

- Chế với nước cam thảo để giảm bớt vị đắng nồng của ngô thù du, dùng để giải độc, chế muối đi vào kinh thận trị sán thống.

- Chế giấm đi vào kinh can để thư can giảm đau, dùng trong các bệnh xơ gan.

- Khi thấp chẩn lở ngứa có chảy nước vàng dùng ngô thù du dưới dạng bột rắc ngoài.



5. Liều dùng

Dùng 2 g - 4 g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột (dùng ngoài).

Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp phụ nữ có thai và những người huyết hư, cơ thể nhiệt. Ngô thù du rất táo không nên dùng lâu.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



69. VỊ THUỐC NGŨ VỊ TỬ

Fructus Schisandrae Praeparata

Vị thuốc Ngũ vị tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây Ngũ vị bắc (Schisandra chinensis (Turcz.) Baill.) hoặc của cây Ngũ vị nam (Schisandra sphenanthera Rehd et Wils.), họ Ngũ vị (Schisandraceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Ngũ vị tử tẩm mật

Công thức chế biến 1,0 kg Ngũ vị tử tẩm mật(*):

Ngũ vị tử                                  1,0 kg

Mật ong                                    0,1 kg

Lấy dao bổ đôi quả; mật ong pha loãng bằng nước đun sôi để nguội, tỷ lệ 1/1 tẩm mật 3 giờ. Sao đến không dính tay và ngũ vị phồng rộp. Khi dùng giã dập.

b) Phương pháp chế biến Ngũ vị tử tẩm giấm

Công thức chế biến 1.0 kg Ngũ vị tử tẩm giấm(*):

Ngũ vị tử                                  1,0kg

Giấm trắng                                200 ml

Lấy Ngũ vị tử sạch, trộn với giấm cho thấm đều, đậy kín, để yên 4 giờ. Cho lên đồ đến khi có màu đen, đem ra phơi hay sấy khô.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

a) Ngũ vị tẩm mật: Vỏ quả màu tím, đỏ tối. Cùi quả phồng rộp bám vào hạt. Cùi có mùi đặc biệt, vị chua, ngọt. Đập vỡ hạt ngửi thấy mùi thơm, vị cay và hơi đắng.

b) Ngũ vị tẩm giấm: Vỏ quả màu đỏ tím, đỏ tối. Cùi quả mềm nhuyễn. Cùi có mùi đặc biệt, vị chua. Đập vỡ hạt ngửi thấy mùi thơm, vị cay và hơi đắng.

3. Tính vị, quy kinh

Vị chua, hơi mặn, tính ôn. Quy kinh Phế, Tâm và Thận.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: cố biểu, liễm phế chỉ khái, ích thận cố tinh, sinh tân dịch chỉ khát.

b) Chủ trị: chữa ho lâu ngày hư suyễn, tiêu chảy lâu ngày không cầm, tự hãn, đạo hãn, thương tổn tân dịch khát nước, đoản khí, mạch hư, mệt mỏi, an thần.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 2 - 6g/ngày.

Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp người đang bị sốt cao, lên sởi, sốt phát ban.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



70. VỊ THUỐC NGƯU BÀNG TỬ

Semen Arctii lappae Praeparata

Vị thuốc Ngưu bàng tử là sản phẩm đã chế biến từ hạt của quả cây Ngưu bàng (Arctium lappa L.), họ Cúc (Asteraceae).



1. Phương pháp chế biến

Phương pháp chế biến Ngưu bàng tử sao: Làm nóng dụng cụ, cho ngưu bàng tử vào sao nhỏ lửa đến khi thấy hạt hơi phồng, có mùi thơm. Lấy ra, để nguội.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Mặt ngoài màu xám vàng, có đốm màu đen, hơi phồng. Mùi thơm nhẹ, vị đắng, hơi cay.



3. Tính vị, quy kinh

Vị tân, khổ; Tính hàn. Quy kinh phế, vị.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: giải biểu nhiệt, tuyên phế, thấu chẩn, giải độc, thông lợi hầu họng.

b) Chủ trị: cảm mạo phong nhiệt, ho đờm nhiều, sởi, hầu họng sung đau, quai bị, ngứa, mụn nhọt, nhọt độc sung đau.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 6 - 12 g/ngày, phối hợp với các vị thuốc khác.



6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



71. VỊ THUỐC NGƯU TẤT

Radix Achyranthis bidentatae Praeparala

Vị thuốc Ngưu tất là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume), họ Rau giền (Amaranthaceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Ngưu tất phiến: Rửa sạch, rễ to thái phiến, rễ nhỏ cắt đoạn 3-5 cm, phơi hoặc sấy khô, được ngưu tất phiến.

b) Phương pháp chế biến Ngưu tất chích rượu

Công thức chế biến 1,0 kg Ngưu tất chích rượu(*):

Ngưu tất phiến                          1,0 kg

Rượu                                        0,15 lít

Ngưu tất phiến tẩm rượu trắng, trộn đều, đậy kín, ủ trong khoảng 30 phút cho thấm hết rượu, cho vào chảo sao nhỏ lửa đến khi có mùi thơm của rượu bốc lên, phiến thuốc có mầu nâu nhạt. Lấy thuốc ra khay, để nguội, đóng gói.

Có thể sao nóng Ngưu tất phiến, phun rượu vào, sao phiến thuốc có mầu nâu nhạt. Lấy thuốc ra khay, để nguội, đóng gói.



c) Phương pháp chế biến Ngưu tất chích muối

Công thức chế biến 1.0 kg Ngưu tất chế muối(*):

Ngưu tất phiến                          1,0 kg

Muối ăn                                    20,0 g

Ngưu tất phiến tẩm nước muối, trộn đều, ủ trong khoảng 30 phút cho thấm hết nước muối, sao nhỏ lửa đến khi bắt đầu có muối kết tinh ở đáy chảo, phiến thuốc có màu nâu nhạt. Lấy thuốc ra khay, để nguội, đóng gói.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

a) Ngưu tất chích rượu: Phiến thuốc có màu nâu nhạt, mùi thơm đặc trưng của Ngưu tất và của rượu.

b) Ngưu tất chích muối: Phiến thuốc có màu nâu nhạt, mùi thơm đặc trưng của Ngưu tất.

3. Tính vị quy kinh

Vị đắng chua, tính bình. Quy kinh can, thận.



4. Công năng, chủ trị

a) Ngưu tất chích rượu:

- Công năng: bổ can thận, hoạt huyết thông kinh.

- Chủ trị: chữa thấp khớp, ngã sưng đau, đau lưng, nhức xương, sau khi đẻ máu hôi không ra và kinh nguyệt đau.

b) Ngưu tất chích muối:

- Công năng: bổ can thận, mạnh gân cốt.

- Chủ trị: chữa đau lưng mỏi gối, hoa mắt chóng mặt do can dương vượng.

5. Liều dùng

Dùng 8 - 16g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, phối ngũ trong các bài thuốc.



6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



72. VỊ THUỐC NHỤC THUNG DUNG

Herba Cistanches Praeparata

Vị thuốc Nhục thung dung là thân có chất thịt, có vảy, đã phơi khô của cây Nhục thung dung (Cistanche deserticola Y.C.Ma), họ Lệ dương (Orobanchaceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Nhục thung dung phiến

Dược liệu khô, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi khô.



b) Phương pháp chế biến Nhục thung dung chưng rượu

Công thức chế biến 1,0 kg Nhục thung dung chưng rượu(*):

Nhục thung dung phiến              1,0 kg

Rượu                                        300 ml

Lấy Nhục thung dung phiến, thêm rượu, trộn đều, cho vào trong dụng cụ bằng inox thích hợp, đậy kín, nấu cách thủy (chưng) trong 24 - 48 giờ đến màu đen hoặc nâu vàng, lấy ra, phơi khô.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

a) Nhục thung dung phiến: Phiến thuốc hình tròn hoặc tròn vát. Mặt ngoài màu nâu hoặc nâu xám, phủ đầy những phiến vảy, sắp xếp như ngói lợp, chất thịt và hơi dẻo, thể chất nặng, mặt phiến thuốc màu nâu có những đốm nâu nhạt của những bó mạch xếp theo vòng lượn sóng. Mùi nhẹ, vị ngọt hơi đắng.

b) Nhục thung dung chưng rượu: Phiến thuốc hình tròn hoặc tròn vát. Mặt ngoài và phiến thuốc màu nâu đen có những đốm nâu nhạt, chất thịt hơi dẻo. Mùi thơm nhẹ.

3. Tính vị, quy kinh

Vị ngọt, mặn, tính ấm. Quy kinh thận.



4. Công năng, chủ trị

a) Nhục thung dung phiến:

- Công năng: bổ thận dương, ích tinh huyết, nhuận tràng thông tiện.

- Chủ trị: liệt dương, di tinh, khó thụ thai do tử cung hư hàn, thắt lưng đầu gối đau mỏi, gân xương vô lực, táo bón ở người già, huyết hư tân dịch không đủ.

b) Nhục thung dung chưng rượu:

- Công năng: tăng cường ôn thận, trợ dương, giảm hoạt tràng, tiêu chảy.

- Chủ trị: đau lưng mỏi gối ở người già, chữa liệt dương do thận dương hư.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 6 - 9 g/ngày dưới dạng thuốc sắc thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp thận hỏa vượng, táo bón do thực nhiệt, ỉa lỏng do tỳ hư

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



73. VỊ THUỐC PHÒNG ĐẢNG SÂM

Radix Codonopsis javanicae Praeparata

Vị thuốc Phòng đảng sâm (Đẳng sâm nam) là rễ đã phơi hoặc sấy khô của cây Đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume.) Hook.f. (syn. Campanumoea javanica Blume.), họ Hoa chuông (Campanulaceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Đảng sâm phiến: Rễ Đảng sâm được rửa sạch, ủ mềm, rễ to thái phiến dài 2-3 cm, dày 2-3 mm, rễ nhỏ cắt đoạn 2-3 cm, phơi hoặc sấy khô.

b) Phương pháp chế biến Đảng sâm chưng

Rễ Đảng sâm rửa sạch, tẩm nước, ủ trong 1-2 giờ (tùy vào kích thước rễ và nhiệt độ môi trường ủ), trong quá trình ủ đảo đều và phun thêm nước cho thấm đều, cho rễ to xuống dưới, rễ nhỏ phía trên vào một dụng cụ chưng (nếu có nồi nấu bằng hơi thì cho trực tiếp vào nồi). Chưng cách thủy trong 2 giờ. Lấy ra, để nguội. Rễ to thái phiến dài 2-3 cm, dày 2-3 mm, rễ nhỏ cắt thành đoạn 2-3 cm, phơi hoặc sấy ở 45°C cho se, tẩm nốt nước chưng (nếu có). Phơi hoặc sấy đến khô kiệt ở nhiệt độ dưới 70°C.



2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

a) Đảng sâm phiến: Phiến thuốc màu trắng ngà, thể chất thịt, giữa có lõi gỗ. Mùi thơm, vị ngọt nhẹ.

b) Đảng sâm chưng: Phiến thuốc màu nâu đen thể chất thịt, giữa có lõi gỗ. Mùi thơm, vị ngọt.

3. Tính vị quy kinh

Vị ngọt, tính bình (hơi ôn), quy kinh tỳ và phế.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: bổ tỳ, kiện vị, ích khí, sinh tân dịch, dưỡng huyết giảm háo khát.

b) Chủ trị: chữa kém ăn, đại tiện lỏng, mệt mỏi, khát nước, suy nhược cơ thể, sa tử cung, trực tràng, thiếu máu, vàng da, bổ dạ dày, lợi tiểu, tiêu đờm. Đảng sâm chưng có tác dụng bổ dưỡng, phối hợp chữa suy dinh dưỡng, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

5. Liều dùng

Dùng 15-30g/ngày.



6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



74. VỊ THUỐC PHÙ BÌNH

Herba Pistiae Praeparata

Vị thuốc Phù bình (Bèo cái) là cả cây bỏ rễ đã phơi hay sấy khô của Bèo cái (Pistia stratiotes L.), họ Ráy (Araceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Phù bình phiến: Loại bỏ rễ và tạp chất, rửa sạch, phơi khô.

b) Phương pháp chế biến Phù bình sao qua: Cho dược liệu vào chảo, dùng lửa nhỏ sao đều đến khi có mùi thơm bốc lên, phiến thuốc ngả màu sẫm là được.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Phù bình sao qua: Cụm lá mọc quanh gốc có màu nâu xám hình hoa thị, phiến lá nhăn nheo hơi cháy xém. Thể chất khô dòn, dễ bóp vụn. Mùi thơm nhẹ, vị hơi mặn, cay.



3. Tính vị, quy kinh

Vị cay, tính lạnh. Quy kinh phế, thận.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: phát hãn khu phong, hành thủy tiêu phù.

b) Chủ trị: ngoại cảm phong nhiệt, mày đay (phong chẩn, ẩn chẩn), đơn độc, phù thũng. Loại bèo tía có tác dụng thanh nhiệt.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 6 - 8 g/ngày dược liệu khô dưới dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài: giã nát với ít muối để đắp hoặc sắc nước đặc, xông rửa.

Kiêng kỵ: Không dùng cho trường hợp thực nhiệt, thực tà, người ra mồ hôi nhiều, thể hư, phụ nữ có thai.



6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



75. VỊ THUỐC PHỤ TỬ

Radix Aconiti lateralis praeparata

Vị thuốc Phụ tử là rễ củ con (củ nhánh) được thu hái từ cây Ô đầu (Aconitum carmichaelii Debx.) họ Hoàng liên (Ranunculaceae), rửa sạch, để tươi hoặc phơi, sấy khô.



1. Phương pháp chế biến.

a) Phương pháp chế biến vị thuốc Hắc phụ tử

Công thức chế biến 1,0 kg vị thuốc Hắc phụ tử(*):



Phụ tử

1,0 kg

Magnesi clorid (MgCl2.6H2O)

400 g

Nước

700 ml

Hòa tan magnesi clorid trong nước. Ngâm phụ tử 3-5 ngày đêm trong dung dịch này. Đun sôi với dịch ngâm đến khi chín đều (khoảng 20-30 phút). Thái dọc củ thành phiến dầy 0,2-0,5 cm. Ngâm tiếp với 2 lít nước trong 12 - 14 giờ. Rửa lại bằng nước (3 lần) đến khi còn vị tê nhẹ. Để ráo nước, sấy ở 55 - 60°C đến khi khô se. Tẩm dịch đường đỏ (30 g đường đỏ hòa tan trong 20ml nước sôi). Ủ đến khi thấm hết dịch. Tẩm 15 g dầu hạt cải. Trộn đều, ủ 12 - 14 giờ. Đồ khoảng 20 phút. Lấy ra, sấy đến khi khô kiệt. Để nguội, đóng gói.

b) Phương pháp chế biến vị thuốc Bạch phụ tử

Công thức chế biến 1,0 kg vị thuốc Bạch phụ tử(*):

Phụ tử                                      1,0 kg

Muối ăn                                    350 g

Nước                                        2000 ml

Hòa tan hoàn toàn muối ăn trong nước. Ngâm phụ tử trong 10-12 ngày đến khi nước thấm đều vào bên trong củ (không còn nhân trắng đục). Rửa sạch, nấu sôi với 1000 ml nước. Vớt ra, thái dọc củ thành phiến dầy 0,2-0,3 cm. Ngâm với 1500 ml nước trong 12 - 14 giờ. Rửa bằng nước đến khi còn vị tê nhẹ hoặc không tê. Sấy ở 60 °C đến khô kiệt. Để nguội, đóng gói.



2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

a) Hắc phụ tử có mặt phiến nhẵn bóng, màu nâu xám. Xung quanh phiến có màu nâu đen của vỏ củ. Vị mặn đặc trưng của muối Magne clorid, vị tê nhẹ hoặc không tê.

b) Bạch phụ tử có mặt phiến màu trắng hoặc trắng ngà. Xung quang phiến có màu nâu đen của vỏ củ. Vị mặn đặc trưng của muối NaCl, vị tê nhẹ hoặc không tê.

3. Tính vị, quy kinh

Vị cay, đắng; tính đại nhiệt, có độc. Quy kinh 12 kinh.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: hồi dương cứu nghịch, bổ hỏa, trừ phong thấp.

b) Chủ trị: chứng thoát dương (trụy tim mạch cấp); hỏa hư, dương hư gây nên: toàn thân lạnh, sợ lạnh; choáng váng, đau đầu; đau mỏi lưng, gối, khớp xương.

5. Cách dùng

Dùng 12-16 g/ngày (Trị chứng thoát dương), phối hợp với các vị thuốc khác.

Dùng 4 - 8 g/ngày (Trị chứng dương hư, hỏa hư), phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Không dùng cho trường hợp phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú; trẻ em dưới 15 tuổi và người có chỉ số chuyển hóa cơ bản tăng (âm hư nội nhiệt, basedo), sốt nóng, đang chảy máu.

Thận trọng khi dùng ở người cao huyết áp.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



76. VỊ THUỐC QUA LÂU NHÂN

Semen Trichosanthis Praeparata

Vị thuốc Qua lâu nhân là hạt đã phơi hay sấy khô lấy từ quả chín của cây Qua lâu (Trichosanthes kirilowii Maxim.) hoặc Song biên Qua lâu (Trichosanthes rosthornii Harms.), thuộc họ Bí (Cucurbitaceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp sơ chế Qua lâu nhân: Loại bỏ tạp chất, sàng bỏ những hạt khô lép, khi dùng giã dập.

b) Phương pháp chế biến Qua lâu nhân sao: Lấy Qua lâu nhân sạch cho vào chảo, dùng lửa nhỏ sao cho hơi phồng rộp lên, lấy ra để nguội.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc.

a) Qua lâu tử: Hình bầu dục, dẹt phẳng, hình hạt dưa, dài 1cm - 1,7 cm, rộng 0,6 cm - 1,0 cm, dày 0,35 cm. Vỏ ngoài trơn phẳng, màu nâu xám, sáng bóng, có một vòng rãnh ở quanh rìa. một đầu tương đối nhọn có điểm lõm nhỏ. Vỏ hạt ngoài cứng; ở trong có hai mảnh nhân màu trắng vàng, nhiều dầu, ngoài có bọc một lớp vỏ màu lục xám. Mùi nhẹ, vị ngọt dịu, hơi đắng chát.

b) Qua lâu nhân sao: Hình bầu dục, hai mặt bên hơi phồng lên. Vỏ ngoài kém sáng bóng; thỉnh thoảng có hạt nổ vỡ làm hai, thay hai mảnh nhân màu vàng nhạt, cong cuộn dính với vỏ cứng ở ngoài hay đã rời ra.

3. Tính vị, quy kinh

Vị ngọt, đắng, tính hàn; Quy kinh phế, vị và đại tràng.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: Mát phổi, giáng khí, nhuận tràng, tiêu đàm.

b) Chủ trị: Đờm nhiệt sinh ho, táo bón khó đi ngoài.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 12 - 16 g/ngày, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Không dùng cho trường hợp người có đờm ho do lạnh (hàn đờm) hay thấp đàm, tỳ hư ỉa chảy không được dùng. Không dùng với Ô đầu, Thảo ô.



tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương