Căn cứ Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016


Đặc điểm cảm quan của vị thuốc



tải về 0.76 Mb.
trang5/10
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích0.76 Mb.
#32729
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

a) xước chích rượu: Phiến thuốc có màu nâu nhạt, mùi thơm đặc trưng của Cỏ xước và của rượu.

b) Cỏ xước chích muối ăn: Phiến thuốc có màu nâu nhạt, mùi thơm đặc trưng của Cỏ xước.

3. Tính vị quy kinh

Vị đắng, chua, tính bình. Quy vào kinh can, thận.



4. Công năng, chủ trị

a) Cỏ xước chế rượu

- Công năng: Bổ can thận, hoạt huyết thông kinh.

- Chủ trị: Chữa thấp khớp, ngã sưng đau, đau lưng, nhức xương, sau khi đẻ máu hôi không ra và kinh nguyệt đau.

b) Cỏ xước chế muối

- Công năng: Bổ can thận, mạnh gân cốt.

- Chủ trị: Chữa đau lưng mỏi gối, hoa mắt chóng mặt do can dương vượng.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 8 - 16g/ ngày dưới dạng thuốc sắc, phối ngũ trong các bài thuốc.

Kiêng kỵ: Không dùng cho phụ nữ có thai, kinh nguyệt nhiều, người khí hư.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



28. VỊ THUỐC CỐT TOÁI BỔ

Rhizoma Drynariae Praeparata

Vị thuốc Cốt toái bổ (tắc kè đá) là sản phẩm đã chế biến của thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Cốt toái bổ [(Drynaria fortunei (Kunze ex Mett.) J. Sm. ) hoặc (Drynaria bonii H. Christ)], họ Dương xỉ (Polypodiaceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Cốt toái bổ sao vàng: Cốt toái bổ phiến sao tới khi phiến thuốc có màu nâu đậm với loài (Drynaria fortunei) hoặc màu vàng đậm với loài (Drynaria bonii). Loại hết vỏ bẩn và lông nhỏ.

b) Phương pháp chế biến Cốt toái bổ chích rượu

Công thức chế biến 1,0 kg Cốt toái bổ chích rượu(*):

Cốt toái bổ phiến                      1,0 kg

Rượu                                        200 ml

Lấy rượu phun đều vào cốt toái bổ phiến, trộn đều. Ủ 30 phút đến 1giờ cho ngấm hết rượu. Sao nhỏ lửa tới khô đến khi mặt phiến có màu nâu hoặc màu vàng.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Vị thuốc Cốt toái bổ có thể chất giòn, màu nâu đậm hoặc vàng đậm.



3. Tính vị quy kinh

Vị khổ, cam, vi tân; Tính ôn. Quy kinh: can, thận.



4. Công năng, chủ trị

a) Cốt toái bổ sao vàng

- Công năng: bổ thận, mạnh gân cốt, làm liền xương, chỉ thống.

- Chủ trị: dùng trong các bệnh đau lưng, đau xương khớp, gẫy xương, đau răng, chảy máu chân răng, ù tai.

b) Cốt toái bổ chích rượu

- Công năng: bổ thận, mạnh gân cốt, làm liền xương, chỉ thống.

- Chủ trị: dùng trong các bệnh bong gân, sưng tấy cơ nhục.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 6 - 12g/ngày dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Không dùng cho các trường hợp sốt do thận hư, âm hư, tiểu tiện bí dắt, miệng đắng, lưỡi khô.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



29. VỊ THUỐC ĐẠI HOÀNG

Rhizoma Rhei Praeparata

Vị thuốc Đại Hoàng là thân rễ đã cạo vỏ để nguyên hay thái thành phiến phơi hay sấy khô của các loài Đại hoàng (Rheum palmatum L.) hoặc (Rheum officinale Baillon), hoặc giống lai của hai loài trên, họ Rau răm (Polygonaceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Đại hoàng chích giấm

Công thức chế biến 1,0 kg Đại hoàng chích giấm(*):

Đại hoàng phiến                        1,0 kg

Giấm gạo                                  150 ml

Đại hoàng phiến được trộn đều với giấm, ủ 30 phút, đun nhỏ lửa, sao tới khô khi có màu vàng đậm, không còn mùi giấm bốc lên, để nguội, đóng gói.

b) Phương pháp chế biến Đại hoàng chích rượu

Công thức chế biến 1,0 kg Đại hoàng chích rượu(*):

Đại hoàng phiến                        1,0 kg

Rượu                                        300 ml

Đại hoàng phiến được trộn đều với rượu, chích 24 - 32 giờ, đến khi chuyển màu đen lấy ra, phơi âm can, sao đến khô, để nguội, đóng gói.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Vị thuốc Đại Hoàng là phiến thuốc xốp, giòn dễ gãy, màu vàng nâu (Đại hoàng chích rượu), thuốc màu nâu (Đại hoàng chích giấm), mùi đặc trưng, vị đắng và hơi chát.



3. Tính vị, quy kinh

Vị đắng, tính hàn. Quy kinh can, tỳ, vị, tâm bào, đại tràng.



4. Công năng, chủ trị

a) Đại hoàng chích rượu

- Công năng: Hoạt huyết khứ ứ, thanh nhiệt ở thượng tiêu.

- Chủ trị: Thượng tiêu nhiệt độc gây mắt đỏ, viêm họng, viêm răng lợi.

b) Đại hoàng chích giấm

- Công năng: Tả hạ, tiêu tích, hóa ứ. Tác dụng thanh thấp nhiệt.

- Chủ trị: Táo bón do thực nhiệt, đau bụng, vàng da, bế kinh, chấn thương tụ máu, chảy máu cam, mụn nhọt.

5. Cách dùng, liều dùng

Nhuận tràng: dùng 1-3 g/ngày, dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Tẩy xổ: dùng 5-12 g/ngày. Ngừng thuốc khi đại tiện thông.

Kiêng kỵ: Không dùng cho trường hợp người khí huyết hư; phụ nữ có thai, đang cho con bú.



6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



30. VỊ THUỐC ĐAN SÂM

Radix Salviae miltiorrhizae Praeparata

Vị thuốc Đan Sâm là rễ phơi hoặc sấy khô của cây Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge), họ Bạc hà (Lamiaceae).



1. Phương pháp chế biến

Công thức chế biến 1,0 kg vị thuốc Đan sâm(*):

Đan sâm phiến                          1,0 kg

Rượu                                        100 ml

Đan sâm phiến trộn đều với rượu, ủ 1 giờ cho ngấm hết rượu, đem sao nhỏ lửa đến khô, lấy ra, để nguội, đóng gói.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Phiến thuốc khô, mặt ngoài màu đỏ nâu tối, trong màu trắng ngà, có vân. Chất cứng và giòn. Mùi đặc trưng, vị đắng hơi ngọt.



3. Tính vị, quy kinh

Vị đắng, tính hàn. Quy kinh tâm, can.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: Bổ huyết, hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, thanh tâm, an thần.

b) Chủ trị: Huyết tụ, huyết hư, bế kinh, thống kinh, tụ huyết, con đau tức ngực, mất ngủ, tâm phiền.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 8 - 15 g/ngày phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Không dùng cho trường hợp phụ nữ có thai, người đang có nguy cơ hoặc có rối loạn chảy máu; Không dùng phối hợp với Lê lô.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



31. VỊ THUỐC ĐÀO NHÂN

Semen Pruni Praeparata

Vị thuốc Đào nhân là nhân hạt lấy ở quả chín phơi khô của cây Đào [Prunus persica (L.) Batsch.] hoặc cây Sơn đào [Prunus davidiana (Carr.) Franch.]. họ Hoa hồng (Rosaccae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Đào nhân sao vàng giữ vỏ: Cho Đào nhân sao tới khi toàn bộ phía ngoài vỏ có màu vàng đều.

b) Phương pháp chế biến Đào nhân sao vàng bỏ vỏ: Lấy Đào nhân ngâm trong nước nóng 10 phút. Đem ra, xát bỏ vỏ, phơi khô, sao vàng.

c) Phương pháp chế biến Đào nhân ép loại dầu: Lấy Đào nhân giã dập, bọc trong giấy bản hoặc trong vải xô ép bỏ dầu. Lấy ra sao nhỏ lửa tới khô.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

a) Đào nhân sao vàng giữ vỏ có mặt ngoài nháp, hơi nhăn nheo, có màu hơi vàng, mùi thơm đặc trưng của hạnh nhân, nhấm có vị đắng nhẹ, ngậy bùi;

b) Đào nhân sao vàng bỏ vỏ có mặt ngoài nhẵn, có màu hơi vàng, nhấm có vị đắng nhẹ, ngậy bùi;

c) Đào nhân ép bỏ dầu là những mảnh nhỏ có thể chất dính, mùi thơm đặc trưng của hạnh nhân, nhấm có vị đắng nhẹ, ngậy bùi.



3. Tính vị, quy kinh

Vị đắng, ngọt. Tính bình. Quy kinh can, thận.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: Hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống, nhuận tràng, thông tiện.

b) Chủ trị: Dùng trong các trường hợp bế kinh, đau bụng kinh, sau đẻ ứ huyết, đau đớn cơ nhục, tê mỏi chân tay, các chứng táo bón, đại tiện bí kết do tân dịch tổn thương.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 6 - 12 g/ ngày dưới dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp người không có ứ trệ, đại tiện nát, lỏng. Đào nhân đã ép dầu giảm tác dụng nhuận tràng.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



32. VỊ THUỐC ĐỊA DU

Radix Sanguisorbae Praeparata

Vị thuốc Địa du là rễ phơi hoặc sấy khô của cây Địa du (Sanguisorba officinalis L.) hay cây Địa du lá dài (Sanguisorba officinalis L. var. longifolia (Bert.) Yu et Li), họ Hoa hồng (Rosaceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Địa du phiến: Rửa sạch rễ Địa du, loại bỏ tạp chất, thân cây còn sót lại, ủ mềm thái lát dày, phơi hoặc sấy khô để dùng.

b) Phương pháp chế biến Địa du thán sao: Lấy Địa du phiến, sao lửa vừa đến khi mặt ngoài có màu đen sém và bên trong có màu vàng hay màu nâu. Lấy ra để nguội.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

a) Địa du phiến

Rễ hình thoi hoặc hình trụ không đều, hơi cong queo hoặc vặn, mặt ngoài màu nâu tro, màu nâu hoặc tía thẫm, thô. Chất cứng, mặt phiến thuốc hình tròn hay hình bầu dục không đều, dầy 0,2 - 0,5 cm, mặt cắt màu đỏ tía hoặc nâu. Không mùi, vị hơi đắng, săn.



b) Địa du thán sao

Chất cứng, mặt phiến thuốc hình tròn hay hình bầu dục không đều, dầy 0,2 - 0,5 cm, bên ngoài màu nâu đen, bẻ bên trong màu nâu đậm, không cháy khét. Thơm mùi dược liệu, vị hơi đắng, săn.



3. Tính vị quy kinh

Vị đắng, chua, tính mát. Quy kinh can, đại trường.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: lương huyết chỉ huyết, giải độc, liễm nhọt. Địa du thán sao tăng cường tác dụng chỉ huyết.

b) Chủ trị: Đại tiểu tiện ra máu, trĩ ra máu, lỵ ra máu, băng huyết, rong huyết, bỏng nước, bỏng lửa, mụn nhọt thũng độc.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 9 - 15 g/ngày dưới dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài với lượng thích hợp, tán bột Địa du đắp nơi bị đau.

Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp người khí huyết hư hàn, bệnh mới phát.



6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



33. VỊ THUỐC VỊ THUỐC ĐỊA LONG

Pheretima Praeparata

Vị thuốc Địa long (Giun đất) là toàn thân, rửa sạch phơi hay sấy khô các loài giun đất gồm có khoang địa long (Pheretima aspergillum E. Perrier) hoặc 3 loài hậu địa long (P. vulgaris Chen.) (P. pectinifera Michaelsen.) (P. guillelmi Michaelsen.), họ Cự dẫn (Megascolecidae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Sinh địa long: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cắt khúc dài 2 - 3 cm, phơi hoặc sấy khô.

b) Phương pháp chế biến Địa long tẩm rượu:

Công thức chế biến 1,0 kg Địa long tẩm rượu(*):

Địa long phiến                           1,0 kg

Rượu                                        0,1 lít

Sinh địa long tẩm rượu trắng. Ủ trong 1 giờ, sau đó sao nhỏ lửa cho tới khi có màu nâu sẫm, không còn mùi tanh.

c) Phương pháp chế biến Địa long tẩm rượu gừng:

Công thức chế biến 1,0 kg Địa long tẩm rượu gừng(*):

Địa long phiến                           1,0 kg

Rượu                                        0,2 lít

Gừng tươi                                0,1 kg

Gừng tươi rửa sạch cạo bỏ vỏ, giã nát, vắt lấy nước cốt, bã gừng lại tẩm với rượu và vắt lấy nước gừng. Gộp dịch chiết nước gừng tẩm vào địa long, ủ trong 30 - 60 phút cho thấm dịch rượu gừng, lấy ra sao nhỏ lửa cho đến khô.



2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Vị thuốc Địa Long là những lát mỏng có màu nâu vàng nhạt, khô, có vết cổ trắng, mùi tanh đặc biệt và Địa long tẩm rượu gừng có mùi thơm của gừng, vị mặn.



3. Tính vị, quy kinh

Vị mặn, tính hàn có độc. Quy kinh vị, thận, đại tràng.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: thanh nhiệt, trấn kinh, thông kinh lạc, bình xuyễn, lợi niệu.

b) Chủ trị: sốt cao mê man, co giật, bán thân bất toại, tê đầu chi, ho và xuyễn do phế nhiệt, phù và đái rắt, huyết áp cao.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 6 - 12 g/ngày.

Kiêng kỵ: Không dùng cho trường hợp hư hàn không thực nhiệt.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



34. VỊ THUỐC ĐỖ TRỌNG

Cortex Eucommiae Praeparata

Vị thuốc Đỗ trọng là vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây Đỗ trọng (Eucommia ulmoides O14.), họ Đỗ trọng (Eucommiaceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Đỗ trọng phiến: Cạo lớp vỏ thô còn sót lại, rửa sạch, thái miếng hoặc cắt dập thành từng đoạn còn tơ, phơi khô, dùng sống hoặc chế.

b) Phương pháp chế biến Đỗ trọng chích muối ăn

Công thức chế biến 1,0 kg Đỗ trọng chích muối ăn(*):

Đỗ trọng phiến                          1,0 kg

Muối ăn                                    0,03 g

Nước sạch                                0,17 lít

Hòa tan muối vào nước, gạn bỏ cặn. Tẩm nước muối vào đỗ trọng phiến, ủ trong 1 giờ cho thấm hết dịch nước muối, thỉnh thoảng đảo cho thấm đều, sao lửa vừa cho đứt tơ là được (bẻ gẫy không còn sợi tơ).



c) Phương pháp chế biến Đỗ trọng chích rượu

Công thức chế biến 1,0 kg Đỗ trọng chích rượu(*)

Đỗ trọng phiến                          1,0 kg

Rượu                                        0,2 lít

Tẩm rượu vào Đỗ trọng phiến, ủ trong khoảng 30 phút cho thấm hết rượu, thỉnh thoảng đảo cho thấm đều, sao lửa vừa cho đứt tơ là được (bẻ gẫy không còn sợi tơ).

d) Phương pháp chế biến Đỗ trọng sao đen: Cho Đỗ trọng phiến vào chảo, lửa to, đảo đều cho đến khi thấy có khói trắng, các phiến Đỗ trọng đứt hết tơ, phun một ít nước sạch, cho nhỏ lửa đào đều trong khoảng 2 - 3 phút, lấy ra để nguội.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

a) Đỗ trọng phiến: Là những miếng vỏ phẳng hoặc hai bên mép hơi cong vào, to nhỏ không đều, dày 0,2 - 0,5 cm, màu xám tro. Mặt ngoài sần sùi, có nhiều nếp nhăn dọc và vết tích của cành con. Mặt trong vỏ màu sẫm, trơn, chất giòn, dễ bẻ gẫy, mặt bẻ có nhiều sợi màu trắng ánh bạc, có tính đàn hồi như cao su.

b) Đỗ trọng chích muối ăn: Là những miếng vỏ phẳng, to nhỏ không đều, dày 0,2 - 0,5 cm, màu xám đen, bẻ gãy không còn sợi tơ.

c) Đỗ trọng chích rượu: Là những miếng vỏ phẳng, to nhỏ không đều, dày 0,2 - 0,5 cm. màu xám tro sẫm, bẻ gãy không còn sợi tơ.

d) Đỗ trọng sao đen: Là những miếng nhỏ, thẳng, tương đối đều nhau. Màu đen, bóp gẫy vụn.

3. Tính vị, quy kinh

Vị ngọt, tính ấm. Quy kinh can, thận.



4. Công năng, chủ trị

a) Đỗ trọng phiến:

- Công năng: bổ can thận, mạnh gân cốt, an thai, hạ áp.

- Chủ trị: Đau nhức cơ khớp, liệt dương, động thai ra máu, tăng huyết áp.

b) Đỗ trọng chích nước muối:

- Công năng: tăng cường bổ thận.

- Chủ trị: chữa di tinh, hoạt tinh, liệt dương, đau lưng do thận dương hư.

c) Đỗ trọng chích rượu:

- Công năng: bổ huyết.

- Chủ trị: phong thấp, tê, ngứa.

d) Đỗ trọng sao đen:

- Chủ trị: động thai, rong huyết.



5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 6 - 9 g/ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc tán.

Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp âm hư hỏa vượng.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



35. VỊ THUỐC ĐỘC HOẠT

Radix Angelicae pubescentis Praeparata

Vị thuốc Độc hoạt chế là sản phẩm đã chế biến từ rễ phơi hay sấy khô của cây Độc hoạt (Angelica pubescens Maxim.), họ Hoa tán (Apiaceae).



1. Phương pháp chế biến

Phương pháp chế biến Độc hoạt phiến: Rễ Độc hoạt được loại bỏ tạp chất, rửa sạch, để ráo nước, ủ cho mềm, thái lát dày 1 - 2 mm, phơi âm can hoặc sấy ở nhiệt độ dưới 60°C đến khô.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Khô nhuận, màu nâu xám, vị cay, rất đắng.



3. Tính vị, quy kinh

Vị tân, khổ; Tính vi ôn. Quy kinh thận, can, bàng quang.



4. Công năng, Chủ trị

a) Công năng: khu phong, trừ thấp, chỉ thống.

b) Chủ trị: phong hàn thấp tý, thắt lưng và đầu gối đau, đau đầu.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 3 - 9 g/ngày. Dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu, dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp huyết hư hòa vượng, vệ khí hư.

Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai.



6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



36. VỊ THUỐC ĐƯƠNG QUY

Radix Angelicae sinensis Praeparata

Vị thuốc Đương quy là toàn rễ (toàn quy) đã phơi hay sấy khô của cây Đương quy (Angelica sinensis (O14.) Diels.), họ Hoa tán (Apiaceae).



1. Phương pháp chế biến

Phương pháp chế biến Đương quy chích rượu

Công thức chế biến 1,0 kg Đương quy chích rượu(*):

Đương qui phiến                       1,0 kg

Rượu                                        100 ml

Đương quy phiến được trộn đều với rượu, ủ trong 30 phút, thỉnh thoảng đảo cho ngấm đều, sao nhỏ lửa đến khô, lấy ra, để nguội, đóng gói.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Vị thuốc Đương quy là phiến mỏng không đều, màu vàng nhạt, mùi thơm đặc trưng, vị đắng ngọt, hơi cay.



3. Tính vị, quy kinh

Vị ngọt, cay, tính ấm. Quy kinh can, tâm, tỳ.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh.

b) Chủ trị: huyết hư, thiếu máu, kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh, phong thấp tê đau, tụ huyết.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 6 - 12 g/ngày phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp người đang bị chảy máu, thận trọng khi dùng cho người đại tiện lỏng.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



37. VỊ THUỐC HÀ THỦ Ô ĐỎ

Radix Fallopiae multiflorae Praeparata

Vị thuốc Hà thủ ô đỏ là rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson, syn: Polygonum multiflorum (Thunb.),), họ Rau răm (Polygonaceae).



1. Phương pháp chế biến

Công thức chế biến 1,0 kg vị thuốc Hà thủ ô đỏ(*):

Hà thủ ô đỏ                               1,0 kg

Đậu đen                                    100 g

Chế dịch Đậu đen: 100g Đậu đen rửa sạch thêm 4 lít nước, nấu đến khi hạt đậu chín, gạn lấy dịch.

Chế Hà thủ ô đỏ: loại tạp, rửa sạch, ngâm trong dịch nước vo gạo trong 2 ngày đêm (chú ý nếu là mùa hè sau mỗi 4-6 tiếng phải thay nước), vớt ra, rửa sạch. Thêm dịch đậu đen cho ngập Hà thủ ô. Đun 4-6 giờ, trong quá trình đun thỉnh thoảng đảo đều (nếu cạn bổ sung nước cho ngập).

Để nguội, lấy ra, bõ lõi, thái phiến 2 - 4mm . Phơi hoặc sấy se Hà thủ ô ở nhiệt độ 60° - 70°C, tẩm tiếp dịch nấu, làm lặp lại đến hết dịch nấu. Phơi hoặc sấy đến khô kiệt. Để nguội, đóng gói.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Vị thuốc Hà thủ ô đỏ là phiến mỏng, khô cứng, có màu nâu thẩm đồng nhất. Vị hơi ngọt.



3. Tính vị, quy kinh

Vị ngọt đắng, tính ấm. Quy kinh can, thận.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: bổ huyết, bổ can thận, ích tinh tủy, cường gân cốt.

b) Chủ trị: huyết hư, thiếu máu, chóng mặt, ù tai, đau nhức xương khớp, bạch đới, mỡ máu cao.

5. Cách dùng

Dùng 12 - 20 g/ngày phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Không dùng cho trường hợp táo bón nhiều, không sắc trong các dụng cụ bằng sắt.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



38. VỊ THUỐC HẠNH NHÂN

Semen Armeniacae amarum Praeparata

Vị thuốc Hạnh nhân (Khổ hạnh nhân) là nhân của hạt quả chín phơi khô của cây Mơ (Prunus ameniaca L.), họ Hoa hồng (Rosaceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Hạnh nhân sao vàng giữ vỏ: Đem hạnh nhân rửa sạch, để ráo nước, phơi khô. Sao tới khi vỏ bên ngoài có màu vàng đều.

b) Phương pháp chế biến Hạnh nhân sao vàng bỏ vỏ: Đem hạnh nhân ngâm vào nước sôi 5 - 10 phút cho vỏ mềm xốp. Lấy ra, chà xát sạch vỏ, phơi khô. Sao hơi vàng.

c) Phương pháp chế biến Hạnh nhân ép loại dầu: Đem hạnh nhân giã dập, bọc vào giấy bản hoặc vài xô. Ép bỏ dầu. Lấy ra sao nhỏ lửa tới khô.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

- Hạnh nhân sao vàng, giữ vỏ có vỏ hơi nhăn nheo, màu vàng đậm. Nhấm có vị đắng đặc trưng của Hạnh nhân.

- Hạnh nhân sao vàng, bỏ vỏ thì bên ngoài hạt nhẵn có màu hơi vàng. Nhấm có vị đắng nhẹ đặc trưng của Hạnh nhân.

- Hạnh nhân ép bỏ dầu là những mảnh to nhở không đều, nhấm có vị đắng đặc trưng của Hạnh nhân.



3. Tính vị, quy kinh

Vị đắng. Tính ấm. Quy kinh phế, đại tràng.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: ôn phế, chỉ khái, hóa đàm, giáng khí, bình suyễn, nhuận tràng thông tiện.

b) Chủ trị: ho đờm hàn, tức ngực, khó thở, hen suyễn, táo bón.

5. Liều dùng

Dùng 4 - 10 g/ngày dưới dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ: Không nên dùng cho trường hợp ho do âm hư; Không nên dùng cho trẻ em và người đang bị ỉa chảy.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



39. VỊ THUỐC HẬU PHÁC

Cortex MagnolIae officinalis Praeparata

Vị thuốc Hậu phác là vỏ thân, vỏ cành phơi hay sấy khô của cây Hậu phác (Magnolia officinalis Rehd. et Wils.) hoặc cây Ao diệp hậu phác (Magnolia officinalis Rehd. et Wils.var. biloba Rehd. et Wils.), họ Ngọc lan (Magnoliaceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Hậu phác phiến: Đem Hậu phác rửa sạch, để khô se, cạo bỏ lớp bần, cắt thành từng đoạn dài 3 - 5 cm, thái phiến dọc, dầy 2 - 3 mm. Phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 50- 60°C đến khô.

b) Phương pháp chế biến Hậu phác tẩm gừng

Công thức chế biến 1,0 kg Hậu phác tẩm gừng(*):

Hậu phác phiến                         1,0 kg

Gừng tươi                                0,1 kg

Gừng tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt; giã tiếp, thêm nước sạch, làm vài lần rồi thêm nước sạch cho đủ 150 ml. Đem nước gừng trộn đều vào hậu phỏc phiến, ủ 30 phút cho ngấm đều sau đó phơi âm can tới khô.

c) Phương pháp chế biến Hậu phác chích gừng

Công thức chế biến 1,0 kg Hậu phác chích gừng(*):

Hậu phác phiến                         1,0 kg

Gừng tươi                                0,1 kg

Gừng tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt; giã tiếp, thêm nước sạch, làm vài lần rồi thêm nước sạch cho dù 160 ml. Đem nước gừng trộn đều vào Hậu phác phiến, ủ 30 phút cho ngấm đều sau đó sao vàng.

d) Phương pháp chế biến Hậu phác chưng (nấu) với gừng

Công thức chế biến 1,0 kg Hậu phác chưng (nấu) với gừng(*):

Hậu phác                                  1,0 kg

Gừng tươi                                0,2 kg

Gừng tươi đem giã nát, vắt lấy nước cốt, làm nhiều lần, để được khoảng 200 ml. Đem nước gừng tẩm đều vào những khúc Hậu phác dài 5-7 cm, đã được rửa sạch, để khô se, cạo bỏ lớp bẩn bên ngoài. Chưng tới khi Hậu phác đủ mềm, lấy ra thái phiến dọc, dầy 2 - 3 mm. Phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ 50 - 60°C. Cũng với cách làm tương tự, song thay cách chưng bằng cách nấu đến khi hết nước, lấy ra thái phiến, phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ 50-60°C.



tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương