Căn cứ Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016


Đặc điểm cảm quan của vị thuốc



tải về 0.76 Mb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích0.76 Mb.
#32729
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc:

Vị thuốc Bán hạ nam có phiến dày 1-3mm hoặc các mảnh vụn có đường kính không nhỏ hơn 0,2 cm. Thể chất khô giòn, màu vàng, mép phiến có lẫn màu đen cháy hoặc nâu. Bán hạ chế gừng có mùi thơm của gừng, Bán hạ chế nước vôi trong có mùi nồng của vôi. Vị cay, hơi tê, không ngứa.



3. Tính vị qui kinh

Vị cay, tính ấm; Quy kinh tỳ, vị, phế.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: hóa đờm hàn, giáng nghịch chỉ nôn.

b) Chủ trị: ho có nhiều đờm loãng do viêm phế quản, hen phế quản; đầy trướng bụng; nôn, buồn nôn; táo bón thể dương hư; rối loạn mỡ máu.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 12-16 gam/ngày dưới dạng thuốc sắc, phối hợp với các vị thuốc khác.

Khi bị nôn dùng Bán hạ chế gừng, dùng cho phụ nữ có thai thì phải phối hợp với Hoàng cầm, Bạch truật.

Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp người ra nhiều mồ hôi, Không dùng với Phụ tử.



6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



15. VỊ THUỐC BINH LANG

Semen Arecae Praeparata

Vị thuốc Binh lang (Hạt quả cau) là hạt phơi hay sấy khô của quả cau già (Areca catechu L., họ Cau (Arecaceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Binh lang phiến

Rửa sạch, đồ mềm hoặc ngâm nước 2 - 3 ngày, ngày thay nước một lần trong chậu nhựa. Không dùng dụng cụ bằng sắt vì có tanin, thái mỏng, phơi khô.



b) Phương pháp chế biến Binh lang sao

Lấy Binh lang phiến cho vào nồi, dùng lửa nhỏ sao đến khi bên ngoài có màu nâu tím, mùi thơm.



2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

a) Binh lang phiến: Phiến thuốc màu nâu nhạt, có đốm nâu đậm, mặt ngoài có gân hình mạng, vị chát.

b) Binh lang sao: Phiến thuốc màu nâu tím, chất thịt, mặt ngoài có gân hình mạng. Mùi đặc trưng của Binh lang, vị đắng, chát.

3. Tính vị qui kinh

Vị đắng, cay, chát, tính ấm; Quy kinh vị, đại tràng.



4. Công năng chủ trị

a) Công năng: sát trùng tiêu tích, hành khí thông tiện, lợi thủy, tiêu tích hóa trệ. Binh lang sao có tính dược hòa hoãn tăng cường tác dụng tiêu tích đạo trệ.

b) Chủ trị: dùng trừ giun sán, chữa sốt rét, chữa tiểu bí, buốt rắt, bụng đầy trướng.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 8 - 24 g/ngày dưới dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp người khí hư hạ hãm không tích trệ; Không dùng dụng cụ bằng sắt do trong thành phần có nhiều tanin.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



16. VỊ THUỐC BỔ CỐT CHỈ

Semen Psoraleae corylifoliae Praeparata

Vị thuốc Bồ cốt chỉ (Bốt cốt chỉ, Phá cố chỉ, Đậu miêu) là hạt quả chín hạt đã chế biến của cây Bổ cốt chỉ (Psoralea corylifolia L), họ Đậu (Fabaceae).



1. Phương pháp chế biến

Phương pháp chế biến Bổ cốt chỉ chế muối (Diêm Bổ cốt chỉ)

Công thức chế biến 1,0 kg Bổ cốt chỉ chế muối(*):

Bổ cốt chỉ                                 1,0 kg

Muối ăn                                    20 g

Hòa tan hoàn toàn 20 g muối ăn vào vừa đủ 100 ml nước (dung dịch A); Bổ cốt chỉ loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi khô; Phun dung dịch A vào Bổ cốt chỉ, trộn đều, ủ 30 - 45 phút cho ngấm đều: Sao nhỏ lửa đến khi hạt hơi phồng lên, lấy ra để nguội. Có thể sao Bổ cốt chỉ hơi phồng sau đó phun nước muối vào dần, sao đến khô là được.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Vị thuốc Bổ cốt chỉ có mặt ngoài hạt màu nâu đen, phồng đều, có vết nhăn và rạn nứt rõ. Thể chất hạt cứng, mùi thơm đặc trưng, vị hơi cay, đắng.



3. Tính vị, quy kinh

Vị tân, khổ, tính ôn; Quy kinh thận, tỳ.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: bổ mệnh môn hỏa, chỉ tả.

b) Chủ trị: liệt dương, di tinh, đái dầm, niệu tần, ỉa chảy, thắt lưng đầu gối đau lạnh, dùng ngoài chữa bạch biến.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 6 - 9 g/ngày dưới dạng thuốc sắc, dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Dùng ngoài dưới dạng cồn thuốc 20 - 30%, bôi chỗ bị bệnh.

Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp âm hư hỏa vượng, tiểu tiện ra máu, xuất huyết đường tiêu hóa, đại tiện táo bón, viêm đường tiết niệu.

Thận trọng khi sử dụng dài ngày.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



17. VỊ THUỐC BỔ HOÀNG

Pollen Typhae Praeparata

Vị thuốc Bồ hoàng là phấn hoa cây Cỏ nến (Typha angustifolia L.), họ Hương bồ (Typhaceae).



1. Phương pháp chế biến

Phương pháp chế biến Bồ hoàng thán sao: Cho Bồ hoàng sạch vào chảo, dùng lửa nhỏ sao đến khi có màu vàng nâu đen, phun nước sạch để trừ hỏa, sao tiếp cho khô, lấy ra tãi cho nguội, rây lấy phần mịn nhỏ.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Bột màu nâu đất. Nổi trên mặt nước. Khi xoa trên 2 ngón tay cảm giác mịn, dính.



3. Tính vị, quy kinh

Vị ngọt, tính bình. Qui kinh tâm bào, can, thận



4. Công năng chủ trị

a) Công năng: Hành huyết, chỉ huyết, lợi niệu, thông lâm. Bồ hoàng thán sao chuyển từ tính hoạt sang tính sáp, tăng cường tác dụng chỉ huyết.

b) Chủ trị: Chảy máu do nhiều nguyên nhân như tiểu ra máu, chảy máu tử cung... do huyết nhiệt; dùng với thuốc ôn ấm để cầm máu do hư hàn; dùng với Tam thất, Tây thảo để hành huyết ứ, chỉ huyết (chảy máu do ứ huyết). Vị thuốc này thường để trị tiểu ra máu hoặc tiểu són có máu, dùng phối hợp với sinh địa, chi tử... và thuốc lợi tiểu.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 8 - 12g/ngày hòa vào nước sắc thuốc để uống.

Kiêng kỵ: Không dùng cho trường hợp người âm hư, không bị ứ huyết.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



18. VỊ THUỐC CAM THẢO

Radix et Rhizoma Glycyrrhizae Praeparata

Vị thuốc Cam thảo là rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây Cam thảo (Glycyrrhiza uralensis Fish.; hoặc G. inflata Bat.; hoặc G. glabra L.,) họ Đậu (Fabaceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Cam thảo phiến

Cam thảo loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cạo bỏ lớp bần, ủ khoảng 4-8 giờ cho mềm, thái lát dày 1 - 2 mm, phơi hoặc sấy khô.



b) Phương pháp chế biến Cam thảo chích mật

Công thức chế biến 1,0 kg Cam thảo chích mật(*):

Cam thảo phiến                         1,0 kg

Mật ong                                    0,2 kg

Hòa tan mật ong với đồng lượng nước sôi rồi trộn đều với cam thảo ủ trong 1 - 2 giờ. Cho vào sao nhỏ lửa và đảo đều cho đến khi bề mặt cam thảo có màu vàng đậm, viền ngoài nâu, sờ không dính tay.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Vị thuốc Cam thảo có màu vàng nhạt (sinh Cam thảo), màu vàng đậm (Cam thảo chích mật). Vị ngọt đậm, đặc trưng của Cam thảo.



3. Tính vị, quy kinh

Vị ngọt, tính bình. Quy vào 12 đường kinh.



4. Công năng, chủ trị

a) Sinh cam thảo

- Công năng: mạnh tỳ, dưỡng khí, thanh nhiệt, giải độc, hóa đàm, chỉ khái, chỉ thống.

- Chủ trì: tỳ vị hư nên mệt mỏi, yếu, đánh trống ngực, đoản khí, ho nhiều đàm, đau do co thắt thượng vị, bụng, tứ chi, đau rát cổ họng , nhọt độc, điều hòa các thuốc.

b) Cam thảo chích mật

- Công năng: Mạnh tỳ vị, bổ khí, tăng cường tuần hoàn.

- Chủ trị: hòa trung tiêu làm mạnh tỳ vị, mỏi mệt, tâm hồi hộp, loạn nhịp.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 1,5 - 9 g/ngày dưới dạng thuốc sắc, hoàn tán.

Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp tỳ vị thấp trệ, ngực bĩ tức; Không dùng cùng Cam toại, Nguyên hoa, Hồng đại kích.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



19. VỊ THUỐC CAN KHƯƠNG

Rhizoma Zingiberis Praeparata

Vị thuốc Can khương là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ Gừng (Zingiberaceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Gừng thái phiến: Lấy các củ gừng già rửa sạch, để khô se, thái phiến vát, dầy 2 - 3 mm. Phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ 50- 60°C làm nguyên liệu.

b) Phương pháp chế biến Can khương sao vàng

Đem chảo đun nóng già, cho Can khương phiến vào, đảo thật đều tới khi toàn bộ mặt ngoài của phiến có màu vàng. Đổ ra, tãi mỏng cho nguội.



c) Phương pháp chế biến Can khương sao cháy (thán khương)

Cho Can khương phiến vào chảo đã được đun nóng già, đảo thật đều tới khi toàn bộ mặt ngoài của phiến có màu đen, có mùi cháy, bên trong có màu nâu. Đổ ra, tãi mỏng để tránh bị cháy.



2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc.

Vị thuốc Can khương là những phiến mỏng có kích thước dài 3 - 5 cm, dầy 3 - 5 mm, mặt ngoài phiến có màu hơi vàng (Can khương sao vàng), màu đen (Thán khương), nhấm có vị cay, thơm mùi gừng.



3. Tính vị, quy kinh

Vị cay, tính ấm. Quy kinh tâm, phế, tỳ, vị, đại tràng, thận.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: Ôn trung, hồi dương, khứ hàn, thông mạch, chỉ tả, chỉ huyết, chỉ khái.

b) Chủ trị: chân tay giá lạnh, bụng sôi, đầy trướng, nôn mửa, tiêu chảy, ho, nhiều đờm. Các trường hợp bị xuất huyết, thổ huyết, băng huyết dùng thán khương.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 2 - 6 g/ngày dưới dạng hãm hoặc sắc.

Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp âm hư nội nhiệt, biểu hư ra mồ hôi, thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai. Trong trường hợp cần sử dụng can khương cho phụ nữ có thai để trị các chứng đau bụng do hàn, hoặc động thai chảy máu, nên dùng Thán khương.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



20. VỊ THUỐC CÁT CĂN

Radix Puerariae thomsonii Praeparata

Vị thuốc Cát căn là chế là sản phẩm đã chế biến từ rễ củ cây Sắn dây (Pueraria thomsonii Benth.), họ Đậu (Fabaceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Cát căn phiến

Cát căn rữa sạch, ngâm ngập vào nước khoảng 30 phút, rửa sạch, để ráo nước, thái phiến dài khoảng 3 - 5 cm, dầy 3 - 4 mm. phơi hoặc sấy khô.



b) Phương pháp chế biến Cát căn sao vàng

Lấy Cát căn phiến, sao đều tới khi mặt ngoài của phiến có màu vàng hoặc hơi vàng.



2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Vị thuốc Cát căn phía mặt ngoài phiến có màu vàng hoặc hơi vàng, bên trong phiến có màu trắng.



3. Tính vị, quy kinh

Vị tân, cam, tính lương, bình; Quy kinh tỳ, vị.



4. Công năng, chủ trị

a) Cát căn phiến

- Công năng: phát hãn, hạ nhiệt, giải cơ, giải độc, sinh tân chi khát, thanh tràng chỉ lỵ.

- Chủ trị: dùng trong các trường hợp sốt do cảm mạo phong nhiệt, đau đầu cứng gáy, sởi chưa mọc, các chứng bí tiểu tiện, tiểu buốt, dắt.

b) Cát căn sao vàng

- Công năng: phát hãn, hạ nhiệt, giải cơ, giải độc, sinh tân chỉ khát, thanh tràng chỉ lỵ.

- Chủ trị: làm giảm tính phát hãn của vị thuốc, dùng trong các chứng tiêu khát, mụn nhọt, lở loét niêm mạc miệng.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 8 g - 12 g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Thận trọng khi dùng cho người huyết hư mà đau đầu vì Cát căn có tính thăng tán.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



21. VỊ THUỐC CÁT CÁNH

Radix Platycodi grandiflori Praeparata

Vị thuốc Cát cánh là rễ phơi hay sấy khô của cây Cát cánh (Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC., họ Hoa chuông (Campanulaceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Cát cánh phiến

Rửa nhanh bằng nước sạch, để ráo, thái mỏng dày khoảng 2 - 3 mm, phơi hay sấy khô được Cát cánh phiến.



b) Phương pháp chế biến Cát cánh chích mật

Công thức chế biến 1,0 kg Cát cánh chích mật(*):

Cát cánh phiến                          1,0 kg

Mật ong                                    0,1 kg

Cho một lượng nước bằng lượng mật ong (tỷ lệ 1/1), trộn đều, lọc qua gạc, đun nhỏ lửa đến sôi, vớt bỏ bọt trắng. Tẩm nước mật vào Cát cánh phiến; ủ cho thấm đều; đảo đều sau đem sao qua đến khi các miếng dược liệu rời nhau, sờ không dính tay là được.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

a) Cát cánh phiến: Các phiến mỏng 0,5 - 1,2 mm, màu vàng nhạt, dẻo, vị hơi nhạt sau hơi đắng, dễ hút ẩm.

b) Cát cánh chích mật: Màu vàng nhạt, sẫm màu hơn Cát cánh phiến, vị ngọt nhẹ sau hơi đắng và hơi nhớt trong miệng, dễ hút ẩm.

3. Công năng, chủ trị

a) Công năng: Tuyên thông phế khí, tán phong hàn, ngừa ho, trừ đờm, tổng mủ, làm dãn mạch máu nhỏ, làm hạ đường huyết, chống loét, chống viêm.

b) Chủ trị: Chữa bệnh ngoại cảm sinh ho, cổ họng sưng đau, ngực đầy trướng đau, ho ra máu mủ, mụn nhọt có mủ không vỡ.

4. Cách dùng, liều dùng

Dùng 3 - 9 g/ngày.

Kiêng kỵ: Không dùng cho trường hợp người âm hư, ho lâu ngày và ho ra máu.

5. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



22. VỊ THUỐC CẨU TÍCH

Rhizoma Cibotii Praeparata

Vị thuốc Cẩu tích là thân rễ đã loại bỏ lông và phơi hay sấy khô của cây Cu li [Cibotium barometz (L.) J. Sm.], họ Cẩu tích (Dicksoniaceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Cẩu tích phiến

Đem cẩu tích ngâm nước cho mềm, rửa sạch, thái phiến, dầy 3 - 5 mm. Phơi khô.



b) Phương pháp chế biến Cẩu tích sao vàng

Đem cẩu tích phiến sao tới khi miếng cẩu tích khô, hơi phồng lên. Đổ ra, chà xát hết lông.



c) Phương pháp chế biến Cẩu tích chích rượu

Công thức chế biến 1,0 kg Cẩu tích chích rượu(*):

Cẩu tích phiến                           1,0 kg

Rượu                                        0,2 lít

Đem cẩu tích phiến, trộn đều với rượu, ủ 30 phút đến 1giờ cho ngấm hết rượu. Sao nhỏ lửa tới khô.

d) Phương pháp chế biến Cẩu tích sao cách cát

Cát sạch được sao nóng già tới nhiệt độ khoảng 250 °C cho cẩu tích phiến vào, đảo đều tới khi các miếng Cẩu tích phồng đều. Lấy ra sàng sạch cát, xát bỏ lông.



e) Phương pháp chế biến Cẩu tích chích muối ăn

Công thức chế biến 1,0 kg Cẩu tích chích muối ăn(*):

Cẩu tích phiến                           1,0 kg

Muối ăn                                    20,0 g

Đem dung dịch natri clorid trộn đều vào cẩu tích, ủ 3 giờ cho ngấm đều. Phơi khô hoặc sấy khô. Sao trực tiếp tới khi các miếng cẩu tích phồng đều. Lấy ra, sàng sẩy cho sạch lông.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Vị thuốc Cẩu tích là các phiến phồng đều, giòn. Cẩu tích sao cách cát cho màu vàng thẫm, mùi thơm. Cẩu tích chích muối có màu nâu xám, vị hơi mặn, mùi thơm.



3. Tính vị quy kinh

Vị đắng , ngọt, hơi cay, tính ấm. Quy kinh can thận.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: bổ can thận, mạnh gân cốt, trị phong thấp.

b) Chủ trị: dùng trong các bệnh đau lưng, đau xương khớp, suy tủy, chân tay tê mỏi, vô lực, các bệnh tiểu tiện khó cầm, di tinh, hoạt tinh, băng lậu đới hạ.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 6 - 12 g/ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc ngâm rượu.

Kiêng kỵ: Không dùng cho các trường hợp sốt do thận hư, âm hư, tiểu tiện bí dắt, miệng đắng, lưỡi khô.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



23. VỊ THUỐC CHỈ THỰC

Fructus Aurantii immaturus Praeparata

Vị thuốc Chỉ thực là quả non dược thu hái từ cây cam chua (Citrus aurantium L. ) hoặc cây cam ngọt (C. sinensis Osbeck.) Họ Cam (Rutaceae), thái thành phiến dầy 0,1 - 0,3 cm.



1. Phương pháp chế biến

Chỉ thực phiến sao đến khi bề mặt phiến có màu vàng tối, cạnh phiến có màu đen, mùi thơm cháy. Lấy ra, để nguội, đóng túi.



2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Vị thuốc Chỉ thực là phiến cắt ngang quả, hình tròn không đều, đường kính 1-3 cm, dầy 0,2- 0,3cm. Thể chất khô cứng. Bề mặt màu trắng ngà đến vàng tối, một số phiến có màu đen cháy, xung quanh phiến có màu lục tối hay đen cháy. Mùi đặc trưng. Vị chát, cay, chua.



3. Tính vị quy kinh

Vị đắng, chua. Tính hàn. Quy kinh tỳ, vị.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: Phá khí giáng nghịch, hóa đờm.

b) Chủ trị: đầy chướng bụng, đại tiện khó, táo bón, ho có nhiều đờm.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 6-12 g/ngày dưới dạng thuốc bột, sắc hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Không dùng cho phụ nữ có thai.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



24. VỊ THUỐC CHI TỬ

Fructus Gardeniae jasminoides Praeparata

Vị thuốc Chi tử là hạt chín phơi hoặc sấy khô, thu hái từ cây Dành dành (Gardenia jasminoides Ellis.) Họ Cà phê (Rubiaceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Chi tử sao qua (Chi tử vi sao): Sao cho đến khô, lấy ra để nguội, đóng gói.

b) Phương pháp chế biến Chi tử sao cháy (Chi tử thán sao): Chi tử được sao đến khi bên ngoài có màu đen, bên trong có màu nâu, có mùi thơm cháy, khô giòn, lấy ra để nguội, đóng gói.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Hạt khô có màu vàng cam hoặc nâu đỏ (Chi tử vi sao), có màu đen, mùi cháy (Chi tử thán sao), thể chất khô giòn, vị đắng.



3. Tính vị, quy kinh

Vị đắng, tính hàn; Quy kinh tâm, phế, tam tiêu.

Chi tử vi sao giảm tính hàn.

4. Công năng, chủ trị

a) Chi tử vi sao

- Công năng: thanh nhiệt giáng hỏa, lương huyết, chỉ huyết.

- Chủ trị: sốt nóng do viêm, nhiễm khuẩn, đau đầu, ứ mật vàng da trong bệnh viêm gan, viêm túi mật.

b) Chi tử thán sao

- Công năng: thanh nhiệt giáng hỏa, lương huyết, chỉ huyết.

- Chủ trị: các chứng chảy máu, như: chảy máu cam, nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu.

4. Cách dùng, liều dùng

Dùng 4-12 g/ngày phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp bị tiêu chảy.

Thận trọng khi dùng cho người huyết áp thấp gây chóng mặt, đau đầu.



5. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



25. VỊ THUỐC CHỈ XÁC

Fructus Aurantii Praeparata

Vị thuốc Chỉ xác là quả đã gần chín bổ đôi, phơi hay sấy khô của cây Cam chua (Citrus aurantium L.) hoặc cây Cam ngọt (Citrus sinensis (L.) Osbeck), họ Cam (Rutaceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Chỉ xác phiến

Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, nạo bỏ ruột, hạt, thái lát ngang, phơi hoặc sấy khô.



b) Phương pháp chế biến Chỉ xác sao cám

Công thức chế biến 1,0 kg Chỉ xác sao cám(*):

Chỉ xác                                     1,0 kg

Cám gạo                                   0,1 kg

Cho cám vào chảo, đun đến khi bốc khói, cho Chỉ xác phiến vào sao đến khi có màu vàng thẩm lấy ra, sàng bỏ cám, để nguội.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Vị thuốc Chỉ xác sao cám có các phiến hình dải hay hình vòng cung không đều, hơi thẫm màu, đôi khi có vết cháy, mùi thơm nhẹ, vị đắng.



3. Tính vị, quy kinh

Vị khổ, tính tân, lương, Quy kinh tỳ, vị.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: Chỉ xác sao cám hòa hoãn tính cay táo, phá khí hóa đờm tiêu tích, tăng cường tác dụng lý khí hòa vị.

b) Chủ trị: Ngực sườn trướng đau do khí trệ, khó tiêu do đờm trệ.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 3 - 9 g/ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc phối hợp với các vị khác trong bài thuốc.

Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp tỳ vị hư hàn không có tích trệ, không dùng cho phụ nữ có thai.

6. Bảo quản

Đẻ nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



26. VỊ THUỐC CỎ NHỌ NỒI

Herba Ecliptae Praeparata

Vị thuốc Cỏ nhọ nồi (Cỏ mực) là toàn bộ phần trên mặt đất (khi cây đang ra hoa) đã phơi hay sấy khô của cây Cỏ nhọ nồi (Eclipta prostrata L), họ Cúc (Asteraceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Cỏ nhọ nồi phiến: Bỏ gốc, rễ, rửa sạch, cắt đoạn 5 - 7cm, phơi khô.

b) Phương pháp chế biến Cỏ nhọ nồi thán sao: Cho Cỏ nhọ nồi phiến vào chảo, dùng lửa to vừa sao cho đến khi bề mặt có màu đen thẫm, hơi có khói trắng bốc lên, phun một ít nước sạch vào để trừ hỏa độc (khoảng 100 - 200 ml cho 1 kg dược liệu), dùng lửa nhỏ sao tiếp cho khô, tải ngay cho nguội tránh bốc thành lửa.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Cỏ nhọ nồi thán sao có màu đen thẫm nếu bóp sẽ vụn nát (không phải cháy thành than). Mùi thơm.



3. Tính vị, quy kinh

Vị ngọt, chua, tính lạnh; Quy kinh can, thận.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: Lương huyết, chỉ huyết, bổ can thận. Cỏ nhọ nồi thán sao tăng cường tác dụng chỉ huyết.

b) Chủ trị: Can, thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, chứng ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện và tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, chảy máu dưới da, băng huyết rong huyết, râu tóc sớm bạc, răng lợi sưng đau.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 12-20 g/ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc viên.

Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, ỉa chảy phân sống không nên dùng.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt. nấm mốc.



27. VỊ THUỐC CỎ XƯỚC

Radix Achyranthis asperae Praeparata

Vị thuốc Cỏ xước (Ngưu tất nam) là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Cỏ xước (Achyran this aspera L.). Họ Rau giền (Amaranthaceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Cỏ xước phiến

Dược liệu rửa sạch, rễ to thái phiến, rễ nhỏ cắt đoạn 3-5 cm, phơi hoặc sấy khô.



b) Phương pháp chế biến Cỏ xước chích rượu

Công thức 1,0 kg Cỏ xước chích rượu(*):



xước phiến                          1,0 kg

Rượu                                        0,15 lít

Tẩm rượu trắng vào xước phiến, trộn đều, đậy kín, ủ trong khoảng 30 phút cho thấm hết rượu, cho vào chảo sao nhỏ lửa đến khi có mùi thơm của rượu bốc lên, phiến thuốc có mầu nâu nhạt. Lấy thuốc ra khay, để nguội, đóng gói.

Có thể sao nóng Ngưu tất phiến, phun rượu vào, sao phiến thuốc có mầu nâu nhạt. Lấy thuốc ra khay, để nguội, đóng gói.



c) Phương pháp chế biến Cỏ xước chích muối ăn

Công thức chế biến 1,0 kg xước chích muối ăn(*):



Cỏ xước phiến                          1,0 kg

Muối ăn                                    0,02 g

Hòa tan muối vào khoảng 500 ml nước. Tẩm nước muối vào Cỏ xước phiến, trộn đều, ủ trong khoảng 30 phút cho thấm hết nước muối, sao nhỏ lửa đến khi bắt đầu có muối kết tinh ở đáy chảo. Lấy thuốc ra khay, để nguội.



tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương