Căn cứ Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016



tải về 0.76 Mb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích0.76 Mb.
#32729
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Điều 12. Chích

1. Chích rượu

a) Mục đích: Tăng hướng tác dụng của vị thuốc;

b) Kỹ thuật và ứng dụng chế biến:

- Phun hoặc trộn đều rượu với dược liệu, ủ khoảng 1 - 2 giờ cho thấm hết rượu, thỉnh thoảng đảo cho thấm đều, cho toàn bộ dược liệu đã thấm rượu vào chảo (hoặc nồi, máy sao) sao nhỏ lửa khoảng 15-20 phút, đảo đều cho tới khi nhận thấy mùi thơm và dược liệu có màu vàng hoặc sẫm hơn. Lấy ra, tãi cho nguội;

- Phương pháp này áp dụng chế biến một số dược liệu: Xuyên khung, Hoàng liên, Hoàng bá, Địa long, Ngưu tất.

c) Yêu cầu chất lượng sau chế biến: Vị thuốc khô, màu vàng hoặc vàng nâu, mùi thơm.

2. Chích gừng

a) Mục đích:

- Tăng tính ấm cho vị thuốc (tăng tính dương);

- Tăng tác dụng chỉ ho, hóa đờm;

- Làm giảm tính ngứa, tính kích thích cổ họng của vị thuốc;

- Làm sạch và thơm vị thuốc (xương động vật);

- Tăng cường thêm tác dụng cho các vị thuốc dùng để trị các chứng phong tà, rét lạnh, nhức đầu, nôn mửa, giúp kiện tỳ, kích thích tiêu hóa.

b) Kỹ thuật và ứng dụng chế biến:

- Phun hoặc trộn đều nước gừng vào dược liệu, ủ khoản 60 phút cho thấm hết nước gừng, thỉnh thoảng đảo cho thấm đều, sao với lửa vừa, đến khi nhận thấy mùi thơm, dược liệu có màu vàng hoặc sẫm hơn, lấy ra, tãi cho nguội;

- Phương pháp này áp dụng chế biến một số dược liệu: Trúc nhự, Thục địa, Đảng sâm, Bán hạ...

c) Yêu cầu chất lượng sau chế biến: Vị thuốc khô (hàm ẩm < 12%), màu vàng, thơm nhẹ mùi gừng và mùi đặc trưng của vị thuốc.

3. Chích muối ăn

a) Mục đích:

- Tăng khả năng dần thuốc tới thận, tăng cường tác dụng ích can thận, tăng tác dụng tư âm giáng hỏa;

- Giúp dược liệu có độ ổn định lâu dài.

b) Kỹ thuật và ứng dụng chế biến:

- Phun hoặc trộn đều nước muối với dược liệu, ủ khoảng 1 - 2 giờ cho thấm hết nước muối, đảo cho thấm đều, cho dược liệu vào dụng cụ sao (chảo, nồi, máy), sao nhỏ lửa khoảng 15-20 phút, đảo đều cho đến khi nhận thấy có mùi thơm, dược liệu có màu vàng hoặc sẫm hơn, lấy ra, tãi cho nguội. Có thể sao dược liệu đến hơi vàng rồi mới phun dịch muối và tiếp tục sao đến khô;

- Phương pháp này áp dụng chế biến một số dược liệu: Đỗ trọng, Trạch tả, Phá cố chỉ, Hoàng bá, Ba kích, Thỏ ty tử...

c) Yêu cầu chất lượng sau chế biến: Vị thuốc khô, thơm, màu hơi vàng hoặc sẫm hơn trước, vị hơi mặn.

4. Chích giấm

a) Mục đích:

- Tăng dẫn thuốc vào kinh can đởm, tăng tác dụng hành khí, hoạt huyết, khử ứ, chỉ thống;

- Hòa hoãn tính dược (hòa hoãn tác dụng tả hạ để giảm độc của thuốc trục thủy).

b) Kỹ thuật và ứng dụng chế biến:

- Phun hoặc trộn đều giấm với dược liệu theo tỷ lệ quy định, ủ khoảng 1 - 2 giờ cho thấm hết, đảo cho thấm đều, sao cho tới khi dược liệu có mùi thơm, bề mặt trở nên vàng hoặc sẫm màu hơn; lấy ra tãi cho nguội;

- Phương pháp này áp dụng chế biến một số dược liệu: Huyền hồ, Hương phụ, Thanh bì, Sài hồ, Ngải diệp...

c) Yêu cầu chất lượng sau chế biến: Vị thuốc khô, thơm, màu vàng hoặc sẫm hơn.

5. Chích mật ong

a) Mục đích:

- Tăng tác dụng kiện tỳ, ích khí, nhuận bổ của vị thuốc và hòa hoãn tính dược để giảm bớt độc tính;

- Giảm vị đắng chát, tăng tác dụng nhuận phế, chỉ ho của vị thuốc.

b) Kỹ thuật và ứng dụng chế biến:

- Tẩm hoặc trộn đều mật ong luyện vào dược liệu, ủ khoảng 1 giờ cho thấm hết, thỉnh thoảng đảo cho thấm đều, sao nhỏ lửa và đảo đều liên tục cho đến khi dược liệu có mùi thơm, bề mặt có màu, sờ không dính tay, lấy ra tãi mỏng cho nguội.

- Phương pháp này áp dụng chế biến một số dược liệu: Cam thảo, Hoàng kỳ, Bách hợp, Tử uyển, Tang bạch bì, Tỳ bà diệp, Khoản đông hoa, Bách bộ, Ma hoàng...

c) Yêu cầu chất lượng sau chế biến: Vị thuốc khô, sờ không dính tay, có màu vàng hoặc sẫm hơn màu dược liệu, vị ngọt, thơm đặc trưng.



Điều 13. Sao gián tiếp

1. Sao cách cám

a) Mục đích:

- Tăng tác dụng kiện tỳ hòa vị;

- Giảm tính chất khô táo của vị thuốc;

- Khử mùi hôi của một số dược liệu là côn trùng (Bạch cương tàm).

b) Kỹ thuật và ứng dụng chế biến:

- Đun chảo nóng khoảng 140-160°C, cho cám gạo vào chảo, đảo đều đến khi có mùi thơm cám, có khói trắng bay lên thì cho vị thuốc vào sao cùng, đảo nhanh, đều đến khi vị thuốc màu vàng hoặc màu thẫm lại. Đổ toàn bộ xuống rây sắt, rây bỏ cám, tãi cho nguội, đóng gói;

- Phương pháp này áp dụng chế biến một số dược liệu: Thương truật, Bạch truật, Chỉ thực, Chỉ xác...

c) Yêu cầu chất lượng sau chế biến: Vị thuốc khô, nhuận, màu vàng nhạt, mùi thơm đặc trưng của cám gạo rang.

2. Sao cách gạo

a) Mục đích: Tăng tác dụng kiện tỳ, vị.

b) Kỹ thuật và ứng dụng chế biến:

- Đun lửa vừa cho chảo nóng, cho gạo và dược liệu vào chảo, đảo đều đến khi dược liệu có màu vàng, mùi thơm, đổ ra rây sắt, rây bỏ gạo, để nguội;

- Phương pháp này áp dụng chế biến một số dược liệu: Nhân sâm, Đảng sâm....

c) Yêu cầu chất lượng sau chế biến: Vị thuốc khô, mùi thơm đặc trưng của gạo rang.

3. Sao cách bột văn cáp

a) Mục đích: Làm chín một số vị thuốc dễ bị kết dính khi sao.

b) Kỹ thuật và ứng dụng chế biến:

- Cho bột văn cáp vào chảo, đun và đảo đều đến khi bột văn cáp nóng khoảng 200 - 250°C (thường khi đảo thấy bột chuyển động linh hoạt), cho vị thuốc vào đảo đến khi đạt tiêu chuẩn riêng của vị thuốc;

- Phương pháp này áp dụng chế biến A giao.

c) Yêu cầu chất lượng sau chế biến: Vị thuốc có lớp mỏng bột văn cáp màu trắng, trơn.

4. Sao cách cát

a) Mục đích:

- Nâng cao nhiệt độ sao;

- Truyền nhiệt đều vào các dược liệu có góc cạnh.

b) Kỹ thuật và ứng dụng chế biến:

- Cho cát vào chảo vừa đun nóng khoảng 250 - 300°C, đảo đều đến khi thấy cát chuyển động linh hoạt, cho vị thuốc vào, đảo đều và nhanh đến khi đạt tiêu chuẩn riêng, sàng bỏ cát, để nguội;

- Phương pháp này áp dụng chế biến một số dược liệu: Mã tiền tử, Xuyên sơn giáp...

c) Yêu cầu chất lượng sau chế biến: Đạt tiêu chuẩn riêng của mỗi vị thuốc.

5. Sao cách đất

a) Mục đích: Tăng tác dụng kiện tỳ, an vị, chống nôn;

b) Kỹ thuật và ứng dụng chế biến:

- Đất sét màu vàng (hoàng thổ) sao đến khi nóng đều (khoảng 60 - 100°C), cho vị thuốc vào, đảo đều tay đến khi vị thuốc được bám một lớp bột đất màu vàng trên bề mặt vị thuốc, mùi thơm, đổ ra, rây bỏ đất, xoa đến khi hết bột đất;

- Phương pháp này áp dụng chế biến một số dược liệu: Bạch truật.

c) Yêu cầu chất lượng sau chế biến: Vị thuốc khô, bề mặt ngoài có màu vàng của đất.



Điều 14. Phương pháp nung

1. Nung kín

a) Mục đích: Là thay đổi thể chất của vị thuốc, vị thuốc giòn, xốp tạo thuận lợi cho việc nghiền, tán.

b) Kỹ thuật và ứng dụng chế biến:

- Cho dược liệu vào dụng cụ nung, đậy nắp kín, cấp nhiệt đến 300-500°C, giữ nhiệt độ nung đến khi đạt tiêu chuẩn riêng đối với từng vị thuốc. Lấy ra, để nguội, tán, rây lấy bột mịn;

- Phương pháp này áp dụng chế biến một số dược liệu: Trân châu mẫu (vỏ trai), Mẫu lệ, Cửu khổng, Than hoạt tính, Xương động vật, Tóc người (Huyết dư), Tông lư...

c) Yêu cầu chất lượng sau chế biến: Đạt tiêu chuẩn riêng đối với mỗi vị thuốc.

2. Nung hở

a) Mục đích: Là thay đổi thể chất của vị thuốc, vị thuốc giòn, xốp tạo thuận lợi cho việc nghiền, tán.

b) Kỹ thuật và ứng dụng chế biến:

- Rải các lớp xen kẽ nhau theo thứ tự sau: nhiên liệu (cấp nhiệt) - dược liệu - nhiên liệu. Đốt nhiên liệu cho cháy âm ỉ đến khi nóng đỏ đều dược liệu. Phủ lên trên cùng một lớp tro dầy khoảng 5 cm. Để khoảng 4-10 giờ đến khi nguội. Lấy dược liệu, làm sạch tro, tán, rây lấy bột. Nhiên liệu thường dùng là: vỏ trấu lúa, mạt gỗ. Có thể rải thêm một lớp than gỗ xen kẽ để tăng thời gian lưu nhiệt;

- Phương pháp này áp dụng chế biến vỏ các loại nhuyễn thể, loại gỗ.

c) Yêu cầu chất lượng sau chế biến: Đạt tiêu chuẩn riêng đối với mỗi vị thuốc.

Điều 15. Phương pháp hỏa phi

1. Mục đích

a) Làm thay đổi cấu trúc, tính chất của một số vị thuốc là khoáng vật;

b) Loại nước dưới dạng liên kết hóa học trong vị thuốc.

2. Kỹ thuật và ứng dụng chế biến

a) Đun chảo nóng khoảng 200 - 250oC, cho vị thuốc vào đảo đều hoặc không đảo (phèn phi), đến khi đạt tiêu chuẩn riêng. Để nguội, tán, rây lấy bột mịn;

b) Phương pháp này áp dụng chế biến một số dược liệu là khoáng vật, như: phèn chua chế thành khô phàn (bạch phàn, phèn phi).

3. Yêu cầu chất lượng sau chế biến

Vị thuốc đã loại hoàn toàn nước dạng liên kết hóa học.

Điều 16. Phương pháp nướng

1. Mục đích

Tăng tính ấm, tăng dẫn thuốc vào kinh tỳ, vị;

2. Kỹ thuật và ứng dụng chế biến

a) Hơ dược liệu trên bếp, than hoặc vùi trong tro nóng đến khi đạt yêu cầu riêng. Có thể bọc bên ngoài dược liệu một lớp cám mỏng hoặc giấy bản (đã được thấm ẩm),... trước khi hơ lửa;

b) Phương pháp này áp dụng chế biến một số dược liệu: Nhục đậu khấu, Sinh khương...

3. Yêu cầu chất lượng sau chế biến

Mùi thơm đặc trưng, vỏ ngoài khô giòn.



Điều 17. Phương pháp chế biến dùng nước (thủy chế)

1. Mục đích chung:

a) Làm sạch, làm mềm dược liệu để thuận lợi cho việc bào thái thành phiến;

b) Ngâm với dịch phụ liệu để tăng tác dụng quy kinh, tăng hiệu lực trị bệnh;

c) Giảm tác dụng bất lợi của vị thuốc;

d) Định hình cho vị thuốc.

2. Phương pháp ngâm với dịch phụ liệu

a) Mục đích:

- Tăng dẫn thuốc vào kinh vị;

- Giảm tác dụng không mong muốn.

b) Kỹ thuật và ứng dụng chế biến:

- Ngâm dược liệu thô trong dịch phụ liệu, cho dịch phụ liệu ngấm sâu vào trong dược liệu;

- Phương pháp này áp dụng chế biến một số dược liệu, như sau:

+ Phụ tử ngâm với dịch nước muối để tăng tác dụng dẫn thuốc vào kinh thận;

+ Giảm tác dụng bất lợi, như: ngâm nước vo gạo, phèn chua để giảm vị ngứa của Bán hạ, ngâm nước vo gạo để giảm vị chát của Hà thủ ô đỏ, ngâm nước muối để giảm độ độc của Phụ tử...;

+ Dùng phụ liệu phù hợp với mục tiêu trị bệnh: Chống nôn, giảm ho: ngâm với dịch cốt gừng; Giảm ho, long đờm: ngâm với dịch nước cam thảo...

c) Yêu cầu chất lượng sau chế biến: Dịch phụ liệu phải thấm đến lõi dược liệu.

3. Phương pháp ủ

a) Mục đích:

- Ủ với rượu để làm sạch mùi vị khó chịu của vị thuốc;

- Ủ đến khi đạt tiêu chuẩn riêng.

b) Kỹ thuật và ứng dụng chế biến:

- Tẩm vị thuốc cổ truyền bằng rượu, ủ khoảng 10-20 phút, phơi hoặc sao qua đến khi có mùi thơm;

- Phương pháp này áp dụng chế biến một số dược liệu, như:

+ Chế một số vị thuốc có mùi vị gây khó chịu cho người dùng;

+ Tạo môi trường chuyển hóa một số thành phần hóa học dẫn đến thay đổi tác dụng của vị thuốc do lên men;

+ Chế biến Địa hoàng; Bán hạ khúc, Thần khúc.

c) Yêu cầu chất lượng sau chế biến: Vị thuốc khô, mùi đặc trưng của vị thuốc.

4. Phương pháp thủy phi

a) Kỹ thuật và ứng dụng chế biến:

- Cho nước hoặc dịch phụ liệu vào cối sành (hoặc sứ), cho dược liệu vào. Nghiền dược liệu đến khi dịch nước đục, gạn nhanh lấy dịch đục, để lắng, vớt hết bọt nổi, gạn bỏ nước trong, lấy bột dược liệu, cắn được nghiền tiếp. Nghiền nhiều lần đến khi dược liệu được phân tán hoàn toàn. Phơi âm can. Đóng gói.

- Phương pháp này áp dụng chế biến một số dược liệu: Thần sa, Chu sa.

b) Yêu cầu chất lượng sau chế biến: Bột mịn đều, màu sắc, mùi, vị đặc trưng của vị thuốc.

Điều 18. Phương pháp chế biến phối hợp nước và lửa (Thủy hỏa hợp chế)

1. Phương pháp chưng

a) Mục đích:

- Chuyển hóa tác dụng, thay đổi tính vị của vị thuốc theo mục tiêu điều trị;

- Tạo mùi vị thơm, giảm vị đắng chát, dễ hấp thu, đạt hiệu quả điều trị cao.

b) Kỹ thuật và ứng dụng chế biến:

- Dược liệu được phun hoặc trộn đều với dịch phụ liệu (hoặc hỗn dịch) theo tỷ lệ quy định. Đảo đều, ủ cho mềm, sau đó cho vào dụng cụ bằng lnox hoặc nhôm, đặt vào nồi có sẵn nước, đậy kín và đun cách thủy trong nhiều giờ và có thể nhiều ngày (tùy yêu cầu của vị thuốc). Thường xuyên duy trì nhiệt độ sôi âm ỉ, dược liệu được tiếp xúc đủ với dịch phụ liệu để dịch phụ liệu thấm đều vào dược liệu, thỉnh thoảng đảo đều. Khi cần có thể bổ sung nước cách thủy tránh cạn. Sau khi chưng, lấy dược liệu ra, để nguội, thái phiến, tẩm và sấy cho tới hết dịch chưng rồi sấy khô;

- Phương pháp này áp dụng chế biến một số dược liệu: Thục địa, Nhục dung, Sơn thù du, Hoàng tinh, Ngũ vị tử...

c) Yêu cầu chất lượng sau chế biến: Vị thuốc khô, đồng thể chất, nhuận, màu đen hoặc nâu đậm, sờ không dính tay, mùi vị đặc trưng.

2. Phương pháp đồ

a) Mục đích:

- Làm mềm dược liệu;

- Diệt các enzym giúp ổn định hoạt chất;

- Giúp thuốc dễ được hấp thu, dễ chuyển hóa và phát huy tác dụng tốt hơn.

b) Kỹ thuật và ứng dụng chế biến:

- Dược liệu được xếp lên vỉ (nhôm, thép không rỉ, gỗ, tre...), loại to xếp dưới, nhỏ ở trên. Nếu có phụ liệu thì xếp xen kẽ từng lớp. Giữa vỉ và nước trong nồi (chõ) có khoảng cách để dược liệu không tiếp xúc với nước. Đồ cho tới khi dược liệu được chín đều. Lấy ra thái hoặc bào lát và sấy khô. Thời gian đồ tùy thuộc vào tính chất, độ dày dược liệu nhưng phải đảm bảo đủ mềm tới bên trong;

- Phương pháp này áp dụng chế biến một số dược liệu: Hoàng Cầm, Hoài sơn, Bạch thược...

c) Yêu cầu chất lượng sau chế biến: Vị thuốc khô, đồng thể chất, nhuận, mùi vị màu sắc đặc trưng dược liệu.

3. Phương pháp nấu

a) Mục đích: Tạo tính năng tác dụng của vị thuốc;

b) Kỹ thuật và ứng dụng chế biến:

- Dược liệu được làm mềm, cho vào nồi loại to xếp dưới loại nhỏ xếp ở trên. Đổ ngập nước hoặc dịch phụ liệu (trên mức dược liệu 5 cm). Sau khi đun sôi thì duy trì nấu ở nhiệt độ sôi âm ỉ cho tới khi dược liệu chín kỹ. Thường xuyên đảo và bổ sung nước để dịch phụ liệu được tiếp xúc đều tới từng dược liệu. Khi dược liệu đã chín đun cho cạn còn khoảng 1/3 dịch, lấy dịch nấu để riêng, dược liệu để nguội, thái lát (dày 1 - 2mm). Tẩm dịch nấu (nếu có) và sấy cho tới khô;

- Phương pháp này áp dụng chế biến một số dược liệu: Hà thủ ô, Ngô thù du, Ba kích, Viễn chí, Hậu phác...

c) Yêu cầu chất lượng sau chế biến: Vị thuốc khô, phiến thuốc đồng thể chất hoặc hơi đậm nhạt, sẫm màu, mùi đặc trưng.



 

PHỤ LỤC II



PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN 103 VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 30/2017/TT-BYT ngày 11/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Stt

Tên vị thuốc cổ truyền

Tên khoa học

Trang

1

Vị thuốc A giao

Colla Corii asini Praeparata

 

2

Vị thuốc Ba kích

Radix Morindae officinalis Praeparata

 

3

Vị thuốc Bá tử nhân

Semen Platycladi orientalis Praeparata

 

4

Vị thuốc Bạch biển đậu

Semen Lablab Praeparata

 

5

Vị thuốc Bách bộ

Radix Stemonae tuberosae Praeparata

 

6

Vị thuốc Bạch chỉ

Radix Angelicae dahuricae Praeparata

 

7

Vị thuốc Bạch giới tử

Semen Sinapis albae Praeparata

 

8

Vị thuốc Bách hợp

Bulbus Lilii brownie Praeparata

 

9

Vị thuốc Bạch linh

Poria Praeparata

 

10

Vị thuốc Bạch mao căn

Rhizoma Imperatae cylindricae Praeparata

 

11

Vị thuốc Bạch tật lê

Fructus Tribuli terrestris Praeparata

 

12

Vị thuốc Bạch thược

Radix Paeoniae lactiflorae Praeparata

 

13

Vị thuốc Bạch truật

Rhizoma Atractylodis macrocephalae Praeparata

 

14

Vị thuốc Bán hạ nam

Rhizoma Typhonii trilobati Praeparata

 

15

Vị thuốc Binh lang

Semen Arecae Praeparata

 

16

Vị thuốc Bổ cốt chỉ

Semen Psoraleae corylifoliae Praeparata

 

17

Vị thuốc Bồ hoàng

Pollen Typhae Praeparata

 

18

Vị thuốc Cam thảo

Radix et Rhizoma Glycyrrhizae Praeparata

 

19

Vị thuốc Can khương

Rhizoma Zingiberis Praeparata

 

20

Vị thuốc Cát Căn

Radix Puerariae thomsonii Praeparata

 

21

Vị thuốc Cát cánh

Radix Platycodi grandiflori Praeparata

 

22

Vị thuốc Cẩu tích

Rhizoma Cibotii Praeparata

 

23

Vị thuốc Chỉ thực

Fructus Aurantii immaturus Praeparata

 

24

Vị thuốc Chi tử

Fructus Gardeniae jasminoides Praeparata

 

25

Vị thuốc Chỉ xác

Fructus Aurantii Praeparata

 

26

Vị thuốc Cỏ nhọ nồi

Herba Ecliptae Praeparata

 

27

Vị thuốc Cỏ xước

Radix Achyranthis asperae Praeparata

 

28

Vị thuốc Cốt toái bổ

Rhizoma Drynariae Praeparata

 

29

Vị thuốc Đại hoàng

Rhizoma Rhei Praeparata

 

30

Vị thuốc Đan sâm

Radix Salviae miltiorrhizae Praeparata

 

31

Vị thuốc Đào nhân

Semen Pruni Praeparata

 

32

Vị thuốc Địa du

Radix Sanguisorbae Praeparata

 

33

Vị thuốc Địa long

Pheretima Praeparata

 

34

Vị thuốc Đỗ trọng

Cortex Eucommiae Praeparata

 

35

Vị thuốc Độc hoạt

Radix Angelicae pubescentis Praeparata

 

36

Vị thuốc Đương quy

Radix Angelicae sinensis Praeparata

 

37

Vị thuốc Hà thủ ô đỏ

Radix Fallopiae multiflorae Praeparata

 

38

Vị thuốc Hạnh nhân

Semen Armeniacae amarum Praeparata

 

39

Vị thuốc Hậu phác

Cortex Magnoliae officinalis Praeparata

 

40

Vị thuốc Hoài sơn

Tuber Dioscoreae persimilis Praeparata

 

41

Vị thuốc Hoàng bá

Cortex Phellodendri Praeparata

 

42

Vị thuốc Hoàng cầm

Radix Scutellariae Praeparata

 

43

Vị thuốc Hoàng kỳ

Radix Astragali membranacei Praeparata

 

44

Vị thuốc Hoàng liên

Rhizoma Coptidis Praeparata

 

45

Vị thuốc Hoàng tinh

Rhizoma Polygonati Praeparata

 

46

Vị thuốc Hòe hoa

Flos Styphnolobii japonici Praeparata

 

47

Vị thuốc Hương phụ

Rhizoma Cyperi Praeparata

 

48

Vị thuốc Huyền hồ sách

Rhizoma Corydalis Praeparata

 

49

Vị thuốc Hy thiêm

Herba Siegesbeckiae Praeparata

 

50

Vị thuốc Kê nội kim

Endothelium Corneum Gigeriae Galli Praeparata

 

51

Vị thuốc Khiếm thực

Semen Euryales Praeparata

 

52

Vị thuốc Khoản đông hoa

Flos Tussilaginis farfarae Praeparata

 

53

Vị thuốc Khương hoạt

Rhizoma et Radix Notopterygii Praeparata

 

54

Vị thuốc Kim anh

Fructus Rosae laevigatae Praeparata

 

55

Vị thuốc Kinh giới

Herba Elsholtziae ciliatae Praeparata

 

56

Vị thuốc Liên nhục

Semen Nelumbilis Praeparata

 

57

Vị thuốc Liên tâm

Embryo Nelumbinis Praeparata

 

58

Vị thuốc Ma hoàng

Herba Ephedrae Praeparata

 

59

Vị thuốc Mã tiền

Semen Strychni Praeparata

 

60

Vị thuốc Mạn kinh tử

Fructus Viticis trifoliae Praeparata

 

61

Vị thuốc Mẫu đơn bì

Cortex Paeoniae suffruticosae radicis Praeparata

 

62

Vị thuốc Mẫu lệ

Concha Ostreae Praeparata

 

63

Vị thuốc Miết giáp

Carapax Trionycis Praeparata

 

64

Vị thuốc Đảng sâm

Radix Codonopsis pilosulae Praeparata

 

65

Vị thuốc Nga truật

Rhizoma Curcumae zedoariae Praeparata

 

66

Vị thuốc Ngải cứu

Herba Artemisiae vulgaris Praeparata

 

67

Vị thuốc Ngô công

Scolopendra Praeparata

 

68

Vị thuốc Ngô thù du

Fructus Evodiae rutaecarpae Praeparala

 

69

Vị thuốc Ngũ vị tử

Fructus Schisandrae Praeparata

 

70

Vị thuốc Ngưu bàng tử

Semen Arctii lappae Praeparata

 

71

Vị thuốc Ngưu tất

Radix Achyranthis bidentatae Praeparata

 

72

Vị thuốc Nhục thung dung

Herba Cistanches Praeparata

 

73

Vị thuốc Phòng Đảng sâm

Radix Codonopsis javanicae Praeparata

 

74

Vị thuốc Phù bình

Herba Pistiae Praeparata

 

75

Vị thuốc Phụ tử

Radix Aconiti lateralis Praeparata

 

76

Vị thuốc Qua lâu nhân

Semen Trichosanthis Praeparata

 

77

Vị thuốc Sinh địa

Radix Rehmanniae Praeparata

 

78

Vị thuốc Sơn thù

Fructus Corni Praeparata

 

79

Vị thuốc Sơn tra

Fructus Mali Praeparata

 

80

Vị thuốc Tầm vôi

Bombyx Botryticatus Praeparata

 

81

Vị thuốc Tang phiêu tiêu

Ootheca mantidis Praeparata

 

82

Vị thuốc Táo nhân

Semen Ziziphi mauritianae Praeparata

 

83

Vị thuốc Thạch quyết minh

Concha Haliotidis Praeparata

 

84

Vị thuốc Thạch xương bồ

Rhizoma Acori graminei Praeparata

 

85

Vị thuốc Thăng ma

Rhizoma Cimicifugae Praeparata

 

86

Vị thuốc Thảo quyết minh

Semen Cassiae torae Praeparata

 

87

Vị thuốc Thỏ ty tử

Semen Cuscutae Praeparata

 

88

Vị thuốc Thục địa

Radix Rehmanniae Praeparatus

 

89

Vị thuốc Thương nhĩ tử

Fructus Xanthii Praeparata

 

90

Vị thuốc Thương truật

Rhizoma Atractylodis Praeparata

 

91

Vị thuốc Thủy xương bồ

Rhizoma Acori calami Praeparata

 

92

Vị thuốc Tiền hồ

Radix Peucedani Praeparata

 

93

Vị thuốc Toàn yết

Scorpio Praeparata

 

94

Vị thuốc Trắc bách diệp

Folium Thujae orientalis Praeparata

 

95

Vị thuốc Trạch tả

Rhizoma Alismatis Praeparata

 

96

Vị thuốc Trần bì

Pericarpium Citri reticulatae perenne Praeparata

 

97

Vị thuốc Tri mẫu

Rhizoma Anemarrhenae Praeparata

 

98

Vị thuốc Tử uyển

Radix et Rhizoma Asteris Praeparata

 

99

Vị thuốc Tục đoạn

Radix Dipsaci Praeparata

 

100

Vị thuốc Viễn chí

Radix Polygalae Praeparata

 

101

Vị thuốc Xa tiền tử

Semen Plantaginis Praeparata

 

102

Vị thuốc Xuyên khung

Rhizoma Ligustici wallichii Praeparata

 

103

Vị thuốc Ý dĩ

Semen Coicis Praeparata

 

 


tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương