Căn cứ Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016


Đặc điểm cảm quan của vị thuốc



tải về 0.76 Mb.
trang10/10
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích0.76 Mb.
#32729
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

a) Thương nhĩ tử sao cháy gai: Là những quả hình trứng, hai đầu nhọn, có màu xám đen; phần lớn cháy hết gai, một số quả còn ít gai hoặc gai cháy chưa hết, dài 1,2 cm - 1,5cm, rộng 0,5 cm - 0,7 cm.

b) Thương nhĩ tử tẩm rượu: Là những quả hình trứng, hai đầu nhọn và có gai, dài 1,2cm - 1,5cm, rộng 0,5cm - 0,7 cm. Nhấm nhân hạt thơm ngậy, không tanh.

3. Tính vị, quy kinh

Vị ngọt nhạt, tính ôn, hơi có độc. Quy kinh Phế.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: tiêu độc, sát trùng, tán phong trừ thấp, (tác dụng tốt là làm thông mũi bị tắc); ngoài ra còn có tác dụng làm ra mồ hôi.

b) Chủ trị: chữa nhức đầu do phong hàn, viêm mũi, chảy nước mũi, phong chẩn, ngứa, tê thấp đau cơ rút.

5. Liều dùng

Dùng 6 - 12 g/ngày, không uống quá liều dễ bị ngộ độc, giã dập trước khi cân đơn.

Kiêng kỵ: Không dùng cho trường hợp người huyết hư và những chứng tê. Không dùng khi đã mọc mầm.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



90. VỊ THUỐC THƯƠNG TRUẬT

Rhizoma Atractylodis Praeparata

Vị thuốc Thương truật là thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Thương truật (Atractylodes chinensis (DC). Koidz, A. lancea Thunb., A. japonica Koidz., họ Cúc (Asteraceae)



1. Phương pháp chế biến.

a) Phương pháp chế biến Thương truật phiến: Thương truật được rửa sạch, ủ mềm, thái phiến dầy 1 -3 mm, phơi khô.

b) Phương pháp chế biến Thương truật sao qua: Sao lửa nhỏ đến khi phiến thuốc khô, mùi thơm đặc trưng. Lấy ra để nguội, loại bỏ mảnh vụn, để nguội, đóng gói.

c) Phương pháp chế biến Thương truật sao vàng: Sao lửa vừa đến khi phiến thuốc có màu vàng đậm rõ rệt so với mẫu sống, mùi thơm đặc trưng, khô giòn, lấy ra để nguội, loại bỏ mảnh vụn, để nguội, đóng gói.

d) Phương pháp chế biến Thương truật sao cháy: Sao lửa to, đảo đều đến khi bề mặt phiến thuốc có màu đen nâu; bên trong màu nâu, mùi thơm cháy, lấy ra để nguội, loại bỏ mảnh vụn, để nguội, đóng gói.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

a) Thương truật sao qua: Phiến thuốc dầy 1 - 3 mm, khô giòn, mùi thơm đặc trưng. Bề mặt phiến có màu trắng dục hay vàng nhạt, rải rác có nhiều chấm màu vàng đậm hay nâu nhạt của túi tiết tinh dầu.

b) Thương truật sao vàng: Phiến thuốc dầy 1 - 3 mm, khô giòn, mùi thơm đặc trưng. Bề ngoài mặt phiến có màu vàng tối hay vàng nhạt, rải rác có nhiều chấm màu vàng đậm hay nâu nhạt của túi tiết tinh dầu.

c) Thương truật sao cháy: Phiến thuốc dầy 1 - 3 mm, khô giòn, mùi thơm cháy bề mặt phiến thuốc có màu đen nâu, bên trong màu nâu.



3. Tính vị quy kinh

Vị cay, đắng; tính ôn. Quy kinh tỳ, vị.



4. Công năng, chủ trị

a) Thương truật sao qua

- Công năng: trừ phong thấp.

- Chủ trị: viêm khớp cấp tính; đau nhức xương, khớp; chân tay tê bại; đường huyết tăng (thể không phụ thuộc insulin).

b) Thương truật sao cháy, sao vàng

- Công năng: hóa thấp kiện tỳ.

- Chủ trị: chứng thấp trệ ở tỳ, vị do nhiễm khuẩn gây đầy bụng, ỉa chảy, viêm đại tràng mạn tính.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 4 - 12 g/ngày.

Cách dùng dạng thuốc sắc, bột, phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Thận trọng khi dùng cho người bị táo bón.



6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



91. VỊ THUỐC THỦY XƯƠNG BỒ

Rhizoma Acori calami Praeparata

Vị thuốc Thủy xương bồ chế là sản phẩm đã chế biến từ thân rễ của cây Thủy xương bồ (Acorus calamus L.), họ Ráy (Araceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Thủy xương bồ sao vàng: Lấy Thủy xương bồ phiến sao đều, nhỏ lửa tới khi toàn bộ bên ngoài mặt phiến có màu vàng hoặc hơi vàng, mùi thơm đặc trưng của Xương bồ.

b) Phương pháp chế biến Thủy xương bồ phiến sao cám

Công thức chế biến 1,0 kg Thủy xương bồ phiến sao cám(*):

Thủy xương bồ phiến                1,0 kg

Cám gạo                                   200 g

Đun chảo nóng già, đổ cám vào sao tới lúc bốc khói trắng. Cho Thủy xương bồ phiến vào, đảo đều tới khi toàn bộ bên mặt ngoài phiến có màu vàng đậm. Lấy ra để nguội, loại bỏ hết cám.

d) Phương pháp chế biến Thủy xương bồ chích gừng

Công thức chế biến 1,0 kg Thủy xương bồ chích gừng(*):

Thủy xương bồ phiến                1,0 kg

Gừng tươi                                300 g

Gừng tươi rữa sạch, thái phiến, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm nước sạch, làm vài lần, vắt đủ 200 ml. Trộn đều dịch gừng với Thủy xương bồ phiến. Ủ 24 giờ (6 giờ đảo một lần), lấy ra, để khô se. Sao vàng.

2. Đặc điểm Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Vị thuốc Thủy xương bồ là những phiến mỏng, cong queo, màu hơi vàng (Thủy xương bồ sao vàng), màu vàng đậm (Thủy xương bồ sao cám), màu vàng (Thủy xương bồ chích gừng), vị đắng, cay, mùi thơm nhẹ đặc trưng của Xương bồ, ngoài ra còn có mùi thơm của gừng (Thủy xương bồ chích gừng)



3. Tính vị, quy kinh

Vị tân; Tính ôn. Quy kinh tâm, can, tỳ.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: Thông khiếu, trục đờm, tăng trí nhớ, tán phong, khoan trung khử thấp, giải độc sát trùng.

b) Chủ trị: đờm vít tắc, hôn mê, hay quên, viêm phế quản (dùng Thủy xương bồ chích gừng, hoặc sao vàng), tai ù, đau bụng, đầy bụng, ỉa chảy, tâm hồi hộp, loạn nhịp (dùng Thủy xương bồ sao cám).

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 8 - 10 g/ngày, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Không dùng cho trường hợp âm hư hỏa vượng, hoạt tinh, ra nhiều mồ hôi.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



92. VỊ THUỐC TIỀN HỒ

Radix Peucedani Praeparata

Vị thuốc Tiền hồ là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Tiền hồ (Peucedanum decursivum Maxim.), hoặc cây Tiền hồ hoa trắng (Peucedanum praeruptorum Dunn.), họ Hoa tán (Apiaceae).



1. Phương pháp chế biến

Phương pháp chế biến Tiền hồ chích mật

Công thức chế biến 1,0 kg Tiền hồ chích mật(*):

Tiền hồ phiến                            1,0 kg

Mật ong                                    0,2 kg

Mật ong được hòa loãng với 300 ml nước sôi, trộn đều với Tiền hồ, ủ trong 30 phút cho Mật ong thấm đều hết, cho vào chảo sao cho nhỏ lửa đến khi sờ không dính tay, lấy ra, để nguội.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Phiến thuốc có mặt ngoài màu vàng xám, thể chất nhuận, khó bẻ gãy. Mặt cắt ở vỏ rải rác có nhiều đốm màu vàng nâu, tầng phát sinh libe gỗ là một vòng màu nâu có thể quan sát thấy bằng mắt thường; có nhiều tia tỏa ra từ vùng tâm của rễ. Mùi thơm, vị hơi đắng và cay.



3. Tính vị, quy kinh

Vị cay, đắng, tính mát. Quy kinh phế, tỳ, can.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: Tán phong thanh nhiệt, giáng khí, hóa đàm.

b) Chủ trị: Ho và suyễn do phế thực nhiệt có nhiều đàm màu hơi vàng và dính, ho do ngoại cảm phong nhiệt.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 3 - 9 g/ngày, thường phối hợp với các vị thuốc khác.



6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



93. VỊ THUỐC TOÀN YẾT

Scorpio Praeparata

Vị thuốc Toàn yết là toàn thân đã chế biến của con Bọ cạp (Buthus martensii Karschy, họ Bọ cạp (Buthidae). Bọ cạp thường được bắt vào mùa xuân và mùa hạ.



1. Phương pháp chế biến

a) Chế biến thường: Loại bỏ đất cát, rửa sạch bọ cạp rồi nhúng vào nước sôi cho cứng, vớt ra, phơi khô.

b) Diêm chế (chế muối): Bọ cạp tươi được làm sạch, ngâm với nước muối 25% trong khoảng 6-8 giờ, nấu với nước muối 25% để trong vòng khoảng 1h cho đến khi bọ cạp bị cứng. Lấy ra, để nguội, đặt nơi thoáng khí, làm khô âm can.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Phần đầu ngực và phần bụng trước dẹt, dài. Phần bụng sau có hình giống cái đuôi, teo lại và uốn cong. Cơ thể mẫu nguyên vẹn có chiều dài khoảng 6 cm. Phần đầu ngực có màu nâu hơi xanh lục, phần trước phát triển nhô ra 1 đôi chân kìm nhỏ, ngắn và 1 đôi chân xúc giác dạng càng của lớn dài, rộng, phần lưng được che phủ bởi mai giống hình chiếc thang, phần bụng có 4 đôi chân đi mỗi chân có 7 đốt kèm 2 vuốt ở phần cuối. Phần bụng trước bao gồm 7 đốt. Đốt thứ 7 thẫm màu với 5 rãnh xương sống gồ lên ở trên đốt lưng. Mặt lưng có màu nâu hơi xanh lục. Phần bụng sau có màu vàng hơi nâu, có 6 đốt, với các nếp nhăn dọc trên các đốt. Đuôi mang một ngòi châm dạng vuốt sắc và không có cựa gai ở dưới ngòi châm. Mùi hơi hắc, có vị mặn.



3. Tính vị, quy kinh

Vị cay; Tính ôn, có độc. Quy kinh: can.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: Trừ kinh phong, giải độc, tán kết.

b) Chủ trị: Kinh phong, co giật, uốn ván, đau nhức cơ khớp, đau đầu hay đau nửa đầu, liệt mặt, tràng nhạc.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 3 - 6 g/ngày, phối hợp với các vị thuốc khác.

Dùng 0,5 - 1 g/ngày dưới dạng tán bột.

Kiêng kỵ: Không dùng cho trường hợp người bị phong do huyết hư, phụ nữ có thai.



6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



94. VỊ THUỐC TRẮC BÁCH DIỆP

Folium Thujae orientalis Praeparata

Vị thuốc Trắc bách diệp là lá đã phơi hoặc sấy khô của cây Trắc bách (Thuja orientalis L.), họ Hoàng đàn (Cupressaceae).



1. Phương pháp chế biến.

a) Phương pháp chế biến Trắc bách diệp sao qua: Sao lửa nhỏ, đảo đều đến khi vị thuốc khô, mùi thơm nhẹ, để nguội, đóng gói, bảo quản.

b) Phương pháp chế biến Trắc bách diệp sao cháy: Sao lửa to, đảo đều đến khi vị thuốc có màu đen nâu; mùi thơm cháy, để nguội, đóng gói, bảo quản.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

a) Trắc bách diệp sao qua: Lá hình kim, dài 0,5 - 3 cm, màu xanh lục tối, khô, mùi thơm đặc trưng.

b) Trắc bách diệp thán: Mảnh vụn hình kim màu đen, nâu đen, lẫn một lượng nhỏ lá màu lục tối; mùi thơm cháy.

3. Tính vị, quy kinh

Vị đắng chát; tính hơi lạnh; quy kinh phế, can, đại tràng.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: Lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt.

b) Chủ trị: chứng chảy máu do huyết nhiệt, như: nôn ra máu, ho ra máu, sốt xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu đường tiêu hóa; phụ nữ rong kinh, rong huyết.; Chỉ ho, trừ đàm, trị: chứng ho do phế nhiệt; đờm nhiệt (đờm đặc, màu xanh hoặc vàng).

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 8 - 16g/ngày dưới dạng thuốc sắc, phối hợp với các vị thuốc khác.

Để cầm máu, nên dùng dạng sao cháy.

Để chỉ ho, trừ đờm, nên dùng dạng sao qua.

Kiêng kỵ: Thận trọng đối với phụ nữ có thai.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



95. VỊ THUỐC TRẠCH TẢ

Rhizoma Alismatis Praeparata

Vị thuốc Trạch tả là thân rễ khô đã cạo sạch vỏ ngoài của cây Trạch tả [Alisma orientalis (Sam.) Juzep.], họ Trạch tả (Alismataceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Trạch tả sao vàng: Cho trạch tả phiến vào dụng cụ, sao đến khi bề mặt có màu hơi vàng hoặc vàng, mùi thơm nhẹ.

b) Phương pháp chế biến Trạch tả chích muối

Công thức chế biến 1,0 kg Trạch tả chích muối(*):

Trạch tả phiến                           1,0 kg

Dung dịch muối ăn 5 %             150 ml

Trạch tả phiến cho vào dụng cụ sạch, trộn đều với dung dịch muối ăn. Ủ 1-2 giờ cho ngấm. Sao vàng, cạnh hơi xém.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Trạch tả chế mặt phiến có màu vàng đậm, mùi thơm nhẹ, vị mặn, hơi ngọt.



3. Tính vị quy kinh

Vị mặn, hơi ngọt. Tính hàn. Quy kinh can, thận, bàng quang.



4. Công năng, chủ trị

a) Trạch tả sao vàng

- Công năng: Thẩm thấp, lợi niệu, tiêu phù.

- Chủ trị: Viêm đường tiết niệu, tiểu buốt dắt, tiểu đục, tiểu ra máu, sỏi thận, viêm thận, phù thũng.

b) Trạch tả chích muối

- Công năng: Trị chứng âm hư hỏa vượng.

- Chủ trị: dùng trong trường hợp đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 8-16 g/ngày, phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Không dùng Trạch tả chích muối cho người bị phù nề.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



96. VỊ THUỐC TRẦN BÌ

Pericarpium Citri reticulatae perenne Praeparata

Vị thuốc Trần bì là vỏ quả chín đã phơi hoặc sấy khô và để lâu năm của cây Quýt (Citrus reticulata Blanco), họ Cam (Rutaceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Trần bì sao vàng: Trần bì thái chỉ, sao cho tới khi trần bì có màu vàng đều, mùi thơm đặc trưng.

b) Phương pháp chế biến Trần bì sao cháy: Trần bì thái chỉ, sao lửa to cho đến khi mặt ngoài có màu đen, bên trong có màu nâu đen. Lấy ra, để nguội.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

a) Trần bì sao vàng có màu vàng hoặc vàng nâu.

b) Trần bì sao cháy là các sợi quăn queo, màu đen, mùi thơm cháy đặc trưng, vị hơi đắng.

3. Tính vị, quy kinh

Vị đắng, cay. Tính ấm. Quy kinh: Tỳ, phế.



4. Công năng, chủ trị

a) Trần bì sao vàng

- Công năng: Hành khí, kiện tỳ, hóa đờm, chỉ ho.

- Chủ trị: Trị ho có đờm trong các bệnh viêm phế quản cấp mạn tính.

b) Trần bì sao cháy

- Công năng: Hành khí, kiện tỳ, hóa đờm, chỉ ho.

- Chủ trị: bụng ngực đầy trướng, ợ hơi, đau bụng, tiêu hóa kém.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 4-12 g/ngày, phối hợp với các vị thuốc khác.



6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



97. VỊ THUỐC TRI MẪU

Rhizoma Anemarrhenae Praeparata

Vị thuốc Tri mẫu là sản phẩm đã chế biến từ thân rễ của cây Tri mẫu (Anemarrhena asphodeloides Bunge), họ Hành (Liliaceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Tri mẫu chích muối

Công thức chế biến 1,0 kg Tri mẫu chích muối(*):

Tri mẫu phiến                            1,0 kg

Dung dịch muối ăn 5%              150 ml

Tẩm dung dịch nước muối với tri mẫu phiến, ủ khoảng 1 giờ, sao nhỏ lửa đến khô. Lấy ra để nguội.

b) Phương pháp chế biến Tri mẫu chích rượu

Công thức chế biến 1,0 kg Tri mẫu chích rượu(*):

Tri mẫu phiến                            1,0 kg

Rượu                                        100 ml

Trộn đều rượu vào tri mẫu phiến, ủ trong khoảng 30 phút cho ngấm hết rượu. Sao lửa nhỏ đến khi có màu hơi vàng nâu, khô, thơm mùi đặc trưng. Lấy ra, để nguội.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Tri mẫu đã chế biến: Mặt ngoài màu nâu vàng, mặt trong màu vàng ngà nâu, không còn lông tơ. Thể chất hơi dẻo. Vị hơi đắng, mùi thơm đặc trưng.



3. Tính vị, quy kinh

Vị khổ, cam, Tính hàn. Quy kinh phế, vị, thận.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: Thanh nhiệt tả hỏa, trừ phiền chỉ khát, nhuận táo.

b) Chủ trị: sốt cao khát nước, phế thận âm hư, cốt chưng, triều nhiệt; nội nhiệt tiêu khát, ruột háo táo bón.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 6 - 12 g/ngày, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Không dùng cho trường hợp người hư hàn.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



98. VỊ THUỐC TỬ UYỂN

Radix et Rhizoma Asteris Praeparata

Vị thuốc Tử Uyển là rễ và thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Tử uyển (Aster tataricus L.f.), họ Cúc (Asteraceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Tử uyển phiến: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm khoảng 10-15 phút, thái phiến và phơi khô.

b) Phương pháp chế biến Tử uyển chế mật

Công thức chế biến 1,0 kg Tử uyển chế mật(*):

Tử uyển                                    1,0 kg

Mật ong                                    0,25 kg

Mật ong đã luyện được hòa loãng với 1000 ml nước sôi, trộn đều với Tử uyển phiến, ủ đến khi mật ong thấm đều, cho vào chảo, sao nhỏ lửa đến khi không dính tay, lấy ra và để nguội.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc.

a) Từ uyển phiến: là rễ lớn, nhỏ không đều. Mặt ngoài màu đỏ hơi tía sẫm hoặc màu vàng xám sẫm, có vân nhăn dọc. Chất rễ tương đối dai, mềm. Mùi thơm nhẹ, vị ngọt hơi đắng.

b) Từ uyển chế mật: là rễ lớn, nhỏ không đều. Mặt ngoài màu đỏ tía sẫm. Thể chất dai, khi nắm hơi dính vào nhau nhưng khi thả tay các phiến thuốc không được dính vào nhau. Thơm đặc trưng của dược liệu và mật ong, vị hơi ngọt.

3. Tính vị, quy kinh

Vị đắng, tính nóng. Quy kinh phế.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: Tuyên phế, hóa đàm, chỉ khái. Tử uyển chế mật có tác dụng tăng cường nhuận phế hóa đờm.

b) Chủ trị: ho do phong hàn và suyễn mới hoặc lâu ngày kèm nhiều đàm, hư hao.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 5 - 9 g/ngày, phối ngũ trong các bài thuốc.

Kiêng kỵ: Không nên dùng nhiều và độc vị, thường phối hợp với Khoản đông hoa, Bách bộ.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



99. VỊ THUỐC TỤC ĐOẠN

Radix Dipsaci Praeparata

Vị thuốc Tục đoạn là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Xuyên tục đoạn (Dipsacus asperoides C.Y.Cheng, et T.M.Ai.) hay Tục đoạn (Dipsacus japonicus Miq.), thuộc họ Tục đoạn (Dipsacaceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Tục đoạn phiến: Bỏ tạp chất và đầu rễ, rửa sạch đất, ủ cho mềm, thái phiến, phơi khô.

b) Phương pháp chế biến Tục đoạn chích muối

Công thức chế biến 1,0 kg Tục đoạn chích muối(*):

Tục đoạn                                  1,0 kg

Muối ăn                                    0,02 kg

Tục đoạn phiến trộn với nước muối cho đều, ủ ngấm, sao cho đến khô. Hòa tan muối vào nước sạch, lượng vừa đủ hòa tan.

c) Phương pháp chế biến Tục đoạn chích rượu

Công thức chế biến 1,0 kg Tục đoạn chích rượu(*):

Tục đoạn phiến                         1,0 kg

Rượu trắng                               150 ml - 200 ml

Tục đoạn phiến trộn với rượu cho đều, ủ ngấm, sao nhỏ lửa cho đến khô, có mùi thơm của rượu là được.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

a) Tục đoạn phiến: Là những đoạn ngắn không quá 2 cm. Mặt cắt thấy rõ hai lớp, chung quanh màu nâu đen, lõi giữa có hoa văn màu vàng. Vị đắng hơi chát.

b) Tục đoạn chích muối: Là những đoạn ngắn không quá 2 cm. Mặt cắt có hai lớp, chung quanh màu nâu, lõi giữa màu lục đen hay hoa văn vàng sẫm. Vị mặn đắng và chát.

c) Tục đoạn chích rượu: Là những đoạn ngắn không quá 2 cm. Mặt cắt có hai lớp, chung quanh màu nâu, lõi giữa màu lục đen hay hoa văn vàng sẫm. Có mùi thơm của rượu; vị đắng và chát.



3. Tính vị, quy kinh

Vị đắng, cay, hơi ôn; Quy kinh can và thận.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: Bổ can thận, nối gân xương, thông huyết mạch, cầm máu giảm đau.

b) Chủ trị: Đau lưng mỏi gối, có thai rong huyết, băng lậu đới hạ, di tinh, sang lở, bị ngã hay đánh thương tổn bầm tím, ung trĩ thũng độc.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 6 - 12 g/ngày.

Kiêng kỵ: Không dùng cho trường hợp người có chứng thực nhiệt.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



100. VỊ THUỐC VIỄN CHÍ

Radix Polygalae Praeparata

Vị thuốc Viễn chí là rễ phơi hay sấy khô của cây Viễn chí lá nhỏ (Polygala ternuifolia Willd.) và cây Viễn chí Xiberi tức Viễn chí lá trứng (Polygala sibirica L.). họ Viễn chí (Polygalaceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Viễn chí sao cám

Công thức chế biến 1,0 kg Viễn chí sao cám(*):

Viễn chí                                    1,0 kg

Cám gạo                                   200 g

Cám gạo sao riêng tới khi bốc khói trắng, cho viễn chí vào, đảo đều tới khi mặt ngoài có màu vàng đậm. Lấy ra, để nguội.

b) Phương pháp chế biến Viễn chí chích cam thảo

Công thức chế biến 1,0 kg Viễn chí chích cam thảo(*):

Viễn chí                                    1,0 kg

Cam thảo                                  50 g

Cam thảo phiến sắc hai lần với nước, mỗi lần khoảng 150 ml nước, đun sôi 1 giờ. Gộp dịch sắc cam thảo, cô còn khoảng 100 - 150ml. Trộn đều dịch cam thảo với viễn chí đã rút bỏ lõi. Ủ 1 giờ cho ngấm hết dịch cam thảo. Lấy ra để khô se, sao vàng đến khi mặt ngoài có màu vàng đậm.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Vị thuốc Viễn chí là những mảnh hoặc đoạn vỏ rỗng có màu vàng đậm, có những nếp nhăn và đường nút ngang. Vị đắng nhẹ, hơi cay, hơi ngọt (viễn chí chích cam thảo).



3. Tính vị, quy kinh

Vị đắng, cay, hơi ngọt. Tính ấm. Quy kinh tâm, thận, phế.



4. Công năng, chủ trị:

a) Công năng: An thần, ích trí, hóa đàm chỉ ho, giải độc.

b) Chủ trị: tâm thần bất an, mất ngủ, ngủ hay mơ, tim hồi hộp, chóng mặt, tai ù, mắt mờ. Viễn chí chích cam thảo tăng trừ đờm, trừ ho, mụn nhọt, vú sưng đau.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 4 - 12 g/ngày, phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Không dùng cho trường hợp viêm loét dạ dày và phụ nữ có thai.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



101. VỊ THUỐC XA TIỀN TỬ

Semen Plantaginis Praeparata

Vị thuốc Xa tiền tử (Hạt mã đề) là hạt đã phơi hay sấy khô của cây Mã đề (Plantago major L.), họ Mã đề (Plantaginaceae).



1. Phương pháp chế biến

Phương pháp chế biến Xa tiền tử chích muối: Cho dược liệu sạch vào chảo, dùng lửa nhỏ sao đến khi dược liệu phồng lên, phun nước muối vào sao tiếp tới khô, có mùi thơm. Cứ 10kg dược liệu khô dùng 100g muối ăn.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Xa tiền tử chích muối: Hạt rất nhỏ, hình bầu dục, hơi dẹt, dài rộng khoảng 1 mm. Mặt ngoài màu nâu thẩm hoặc vàng nâu. Nhìn qua kính lúp thấy những vết rạn nứt trên bề mặt hạt. Mùi thơm nhẹ, vị hơi mặn.



3. Tính vị, quy kinh

Vị ngọt, tính lạnh. Quy kinh can, thận, tiểu trường.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: Tả hỏa, thanh can sáng mắt.

b) Chủ trị: Phù, chứng tiểu khó, viêm thận, bàng quang, sỏi tiết niệu, tiểu tiện ra máu, tiêu chảy do thấp thử, nhiễm trùng mắt, ho do nhiệt đờm.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 16 - 20 g/ngày, phối ngũ trong các bài thuốc.

Kiêng kỵ: Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



102. VỊ THUỐC XUYÊN KHUNG

Rhizoma Ligustici wallichii Praeparata

Vị thuốc Xuyên khung là sản phẩm đã chế biến từ thân rễ của cây Xuyên khung (Ligusticum wallichii Hort.), Họ Hoa tán (Apiaceae).



1. Phương pháp chế biến

Phương pháp chế biến Xuyên khung chích rượu

Công thức chế biến 1,0 kg Xuyên khung chích rượu(*):

Xuyên khung phiến                    1,0 kg

Rượu                                        100 ml

Trộn rượu trắng vào Xuyên khung phiến, ủ khoảng 30 phút - 1h cho rượu ngấm đều, sao nhỏ lửa cho đến khi có màu nâu vàng, mùi thơm đặc trưng. Lấy ra, để nguội.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Xuyên khung đã chế biến có màu nâu hoặc nâu vàng (sao), thể chất cứng chắc, có mùi thơm đặc trưng, vị cay.



3. Tính vị, quy kinh

Vị tân, Tính ôn; Quy kinh: can, đởm, tâm bào.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: Hành khí hoạt huyết, khu phong, chỉ thống.

b) Chủ trị: Điều kinh, cảm mạo phong hàn, phong thấp nhức mỏi, ngực bụng đau tức, nhọt độc sưng đau.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 6 - 12 g/ngày, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Không dùng cho phụ nữ có thai, người âm hư hỏa vượng.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



103. VỊ THUỐC Ý DĨ

Semen Coicis Praeparata

Vị thuốc Ý dĩ là hạt của quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Ý dĩ (Coix lachryma-Jobi L.), họ Lúa (Poaceae).



1. Phương pháp chế biến:

Phương pháp chế biến Ý dĩ sao vàng với cám

Công thức chế biến 1,0 kg Ý dĩ sao vàng với cám(*):

Ý dĩ                                          1,0 kg

Cám gạo                                   0,1 kg

Cho cám vào chảo, đun đến khi có khói cho Ý dĩ (đã được phun trước với nước cho hơi ẩm) vào chảo và đảo đều và nhanh tay đến khi bề mặt thuốc chuyển màu vàng thổ và có các chấm đen, lấy ra, sàng loại bỏ cám bị cháy đen, tãi cho nguội.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Hạt hình trứng ngắn hay hơi tròn, dài 0,5 - 0,8 cm, đường kính 0,2 - 0,5 cm. Mặt ngoài màu vàng nhạt, bên trong màu trắng hay trắng ngà. Mùi thơm.



3. Tính vị, quy kinh

Vị ngọt, nhạt, tính hơi lạnh. Quy kinh tỳ, vị, phế.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: Ý dĩ sao vàng hòa hoãn tính lương, tăng cường tác dụng kiện tỳ chỉ tả.

b) Chủ trị: Ăn kém, tiêu hóa kém, ỉa chảy do tỳ hư. Phù thũng, tê thấp chân tay co rút, cước khí.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 10 - 30 g/ ngày, phối ngũ trong các bài thuốc.

Kiêng kỵ: Không dùng cho trường hợp người âm hư, phụ nữ có thai, tổn thương tân dịch.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



 

(*): Trường hợp chế biến vị thuốc với số lượng khác thì áp dụng tỷ lệ trên.

 

 

tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương