Căn cứ Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016



tải về 0.76 Mb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích0.76 Mb.
#32729
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

3. Tính vị, quy kinh

Vị ngọt, hơi chát. Tính bình. Quy kinh tỳ, thận.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: ích thận, cố tinh, kiện tỳ, chỉ tả, chỉ hãn, trừ thấp.

b) Chủ trị: di, mộng tinh, hoạt tinh, bạch đới, tiểu đục, tiểu dầm, ỉa chảy, mồ hôi trộm, tự ra mồ hôi nhiều.

5. Liều dùng

Dùng 8 g - 16 g/ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp đại tiện táo kết, tiểu tiện bí dắt.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



52. VỊ THUỐC KHOẢN ĐÔNG HOA

Flos Tussilaginis farfarae Praeparata

Vị thuốc Khoản đông hoa là hoa đã chế biến từ cụm hoa chưa nở đã phơi hay sấy khô của cây Khoản đông (Tussilago farfara L.), họ Cúc (Asteraceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Khoản đông hoa sơ chế

Loại bỏ tạp chất và cuống hoa còn sót lại, rửa sạch, phơi và sấy khô.



b) Phương pháp chế biến Khoản đông hoa chích mật

Công thức chế biến 1,0 kg Khoản đông hoa chích mật(*):

Khoản đông hoa sơ chế            1,0 kg

Mật ong                                    200 g

Lấy Mật ong hòa loãng với nước sôi được khoảng 180 ml, trộn đều dịch mật với Khoản đông hoa, ủ cho mật thấm đều, sao nhỏ lửa cho đến khi có màu vàng nâu, có các chấm đậm màu trên bề mặt vị thuốc, sờ không dính tay, lấy ra, để nguội.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Vị thuốc là các cụm hoa đơn độc, dài 2 - 2,5cm, phần trên rộng hơn và phần dưới thon dần. Màu nâu nhạt nhưng không đều, trên bề mặt vị thuốc có các chấm đậm màu hơn, mùi thơm đặc trưng, vị hơi đắng và cay, hơi ngọt.



3. Tính vị, quy kinh

Vị tân, cam; Tính ôn. Quy kinh phế.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: nhuận phế hóa đờm, chỉ khái, giáng nghịch. Khoản đông hoa chích mật ong giảm bớt tính ôn, tăng tính nhuận. Tác dụng nhuận phế, chỉ ho.

b) Chủ trị: ho và suyễn, hư lao.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 5 - 9 g/ngày phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp người âm hư phế nhiệt, phế táo.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



53. VỊ THUỐC KHƯƠNG HOẠT

Rhizoma et Radix Notopterygii Praeparata

Vị thuốc Khương hoạt là thân rễ và rễ đã phơi khô của cây Khương hoạt (Notopterygium incisum Ting ex H. T. Chang) hoặc Khương hoạt lá rộng (Notopterygium forbesii Boiss.), họ Hoa tán (Apiaceae).



1. Phương pháp chế biến

Phương pháp chế biến Khương hoạt phiến: Loại bỏ hết tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày khoảng 5 mm, phơi âm can hoặc sấy ở nhiệt độ dưới 60° cho đến khô.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Khương hoạt phiến là những lát màu nâu vàng, khô, dễ gãy, mùi thơm hắc, vị đắng và cay.



3. Tính vị, quy kinh

Vị tân, khổ; Tính ôn. Quy kinh bàng quang, can, thận.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: phát tán phong hàn, trừ phong thấp, chỉ thống, phát hãn, giải biểu.

b) Chủ trị: cảm mạo phong hàn, phong thấp, mình mẩy, chân, tay, các khớp đau nhức, thiên về đau ở nửa người trên.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 3 - 9g/ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán hoặc dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Không dùng cho trường hợp chứng thực nhiệt, hư nhiệt.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



54. VỊ THUỐC KIM ANH

Fructus Rosae laevigatae Praeparata

Vị thuốc Kim anh là sản phẩm đã chế biến từ quả già đã phơi hay sấy khô của cây Kim anh (Rosa laevigata Michx.), họ Hoa hồng (Rosaceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Kim anh sao vàng

Lấy Kim anh đã bỏ hạt đem sao đều tới khi toàn bộ phía ngoài vỏ quả có màu vàng nâu. Đổ ra, chà xát, sàng bỏ hết các gai trên vỏ quả.



b) Phương pháp chế biến Kim anh chích muối

Công thức thức chế biến 1,0 kg Kim anh chích muối(*):

Kim anh đã bỏ hạt                     1,0 kg

Muối ăn                                    8,0 g

Muối ăn hòa trong 180 ml nước (dịch muối ăn). Trộn đều dịch muối ăn với Kim anh đã bỏ hạt. Ủ 30 phút cho ngấm đều. Lấy ra đồ chín khoảng 1 giờ (kể từ lúc hơi bốc mạnh trên mặt nồi chõ). Phơi hoặc sấy khô, rồi chà xát, sàng bỏ hết các gai trên vỏ quả.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Vị thuốc Kim anh là những mảnh của một nửa vỏ quả, có dạng lòng máng, màu vàng nâu (sao vàng), nhấm có vị chua, chát se, hơi ngọt, hoặc hơi mặn (Kim anh chích muối).



3. Tính vị quy kinh

Vị toan, vi cam; Tính bình. Quy kinh phế, thận, bàng quang.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: cố thận, sáp tinh, sáp niệu, sáp trường, chỉ tả.

b) Chủ trị: thận hư, di tinh, hoạt tinh, tiểu dầm, tiểu nhiều lần, rong huyết, xích bạch đới, mồ hôi nhiều, mồ hôi trộm (Kim anh chích muối), ỉa chảy, lỵ lâu ngày (Kim anh sao vàng).

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 12 - 20 g/ngày, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp có thấp nhiệt, tiểu tiện bí dắt.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



55. VỊ THUỐC KINH GIỚI

Herba Elsholtziae ciliatae Praeparata

Vị thuốc Kinh giới là đoạn ngọn cành mang lá, hoa, đã phơi hay sấy khô của cây Kinh giới (Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland.), họ Bạc hà (Lamiaceae).



1. Phương pháp chế biến

Phương pháp chế biến Kinh giới sao cháy tồn tính: Sàng toàn bộ phần kinh giới đã được cắt thành đoạn dài 2 - 3 cm) định sao, lấy phần trên sàng sao trước với lửa to vừa, khi phiến thuốc ngả màu nâu sẫm, cho nốt phần dược liệu dưới sàng vào, tiếp tục sao ở lửa to sao cho bên ngoài phiến thuốc trở thành màu đen, bên trong màu nâu đen, giảm bớt nhiệt độ sao, phun một ít nước, đảo đều đến khi có khói trắng bốc lên, đổ toàn bộ dược liệu ra một dụng cụ sạch (nia, khay), đậy kín bằng một dụng cụ khác. Sau khoảng 15 - 20 phút, mở ra, tãi đều dược liệu cho nguội.

Chú ý: Khi đổ dược liệu ra nia cần đậy kín ngay tránh bốc lửa gây hỏa hoạn, vị thuốc bị đốt thành tro mất tác dụng.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Kinh giới sao cháy có màu đen nhưng không được cháy thành tro. Các cành bên ngoài có màu đen, bên trong có màu nâu đen, lá và hoa thường bị vụn nát, màu đen. Mùi thơm đặc trưng. Không lẫn tạp chất khác.



3. Tính vị, quy kinh

Vị cay, tính ấm. Quy kinh phế, can.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: chỉ huyết.

b) Chủ trị: rong huyết, băng huyết, thổ huyết, đại tiện ra máu.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 10 - 16 g/ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc hãm.



6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.

 

56. VỊ THUỐC LIÊN NHỤC

Semen Nelumbilis Praeparata

Vị thuốc Liên nhục là hạt còn màng mỏng của quả già đã phơi hay sấy khô của cây Sen (Nelumbo nucifera Gaertn.), họ Sen (Nelumbonaceae).



1. Phương pháp chế biến

Phương pháp chế biến Liên nhục sao vàng: Cho dược liệu sạch vào chão, sao nhỏ lửa đến khi có màu thẫm lại, có chấm đen, lấy ra, để nguội.

2. Đặc điểm cảm quan dược liêu sau chế biến

Hạt hình trái xoan, dài 1,1 - 1,3 cm, đường kính 0,9 - 1,1 cm. Mặt ngoài còn màng mỏng màu nâu thẫm, có chấm đen, mùi thơm, vị hơi chát. Không còn tâm sen.



3. Tính vị, quy kinh

Vị ngọt, chát, tính bình. Qui kinh tâm, thận, tỳ.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: liên nhục sao vàng bổ tỳ, dưỡng thận, dưỡng tâm, an thần.

b) Chủ trị: tiêu chảy lâu ngày, tim đập hồi hộp, mất ngủ.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 6 - 15g/ngày phối ngũ trong các bài thuốc.

Kiêng kỵ: Không dùng cho trường hợp người thực nhiệt, táo bón.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



57. VỊ THUỐC LIÊN TÂM

Embryo Nelumbinis Praeparata

Vị thuốc Liên tâm (Tâm sen) là cây mầm lấy từ hạt cây Sen (Nelumbo nucifera Gaertn.), họ Sen (Nelumbonaceae).



1. Phương pháp chế biến

Liên tâm sao qua: Cho liên tâm vào sao đến khi có mùi thơm bốc lên, lấy ra, để nguội.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Vị thuốc Tâm sen dài khoảng 1 cm, phần trên là chồi mầm màu lục sẫm có đốm vàng hoặc hơi xém, phần dưới là rễ và thân mầm hình trụ màu vàng nhạt, mùi thơm đặc trưng.



3. Tính vị, quy kinh

Vị đắng, tính lạnh. Quy vào các kinh tâm, thận.



4. Công năng, chủ trị

a) Công dụng: thanh tâm, trừ phiền nhiệt, chỉ huyết, sáp tinh. Liên tâm sao qua cho hết vị ngái, tăng mùi thơm cho dễ sử dụng.

b) Chủ trị: tâm phiền mất ngủ, giải phiền táo, nói nhảm.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 2 - 5 g/ngày dưới dạng thuốc hãm hoặc sắc.

Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp người tâm hỏa, hư nhược.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



58. VỊ THUỐC MA HOÀNG

Herba Ephedrae Praeparata

Vị thuốc Ma Hoàng là phần trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của cây Thảo ma hoàng (Ephedra sinica Staff.,), cây Trung gian ma hoàng (E. intermedia Schrenk et C.A.Mey.,) hoặc cây Mộc tặc ma hoàng (E. equisetina Bunge.,), họ Ma hoàng (Ephedraceae).



1. Phương pháp chế biến

Phương pháp chế biến Ma hoàng chích mật ong

Công thức chế biến 1,0 kg Ma hoàng chích mật ong(*):

Ma hoàng                                 1,0 kg

Mật ong                                    100 g.

Mật ong thêm lượng nước vừa đủ, trộn dịch mật vào Ma hoàng, ủ khoảng 30 - 60 phút đến khi ngấm đều, sao vàng, sờ không dính tay.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Ma hoàng chế có màu hơi vàng nâu, vị đắng, hơi ngọt.



3. Tính vị, quy kinh

Vị tân, khổ, tính ôn. Quy kinh phế, bàng quang.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: bình suyễn, chỉ ho.

b) Chủ trị: ho, hen suyễn thể hàn.

5. Cách dùng

Dùng 2 - 9 g/ngày phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp ra nhiều mồ hôi, phụ nữ có thai.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



59. VỊ THUỐC MÃ TIỀN

Semen Strychni Praeparata

Vị thuốc Mã tiền là hạt đã chế biến lấy từ quả chín của cây Mã tiền (Strychnos nux - vomica Linn.,) hoặc một số loài khác cùng chi có chứa alcaloid như (S. ignatii Bergius.,) (S. vanprukii Craib.,) thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Mã tiền rang cát: Lấy cát vàng rửa sạch bằng nước sạch, phơi khô. Ngâm Mã tiền bằng nước vo gạo hoặc nước sạch trong 24 giờ (8 tiếng thay nước một lần), và luộc sôi hạt Mã tiền cho mềm, lấy ra cạo sạch vỏ hạt, bỏ mầm, thái lát. Sấy và phơi đến gần khô. Lấy cát sạch đun nóng, đổ các lát mã tiền vào tiếp tục rang, đảo đều cho các mảnh hạt phồng lên và có màu nâu hoặc màu nâu đậm (rang khoảng 5 giờ), lấy ra để nguội, sàng loại bỏ hết cát, tán bột dùng.

b) Phương pháp chế biến Mã tiền rán dầu vừng: Ngâm hạt mã tiền vào nước vo gạo, đổ ngập 2 - 3 cm, ngâm trong 3 ngày đêm, hàng ngày thay nước vo gạo 1 lần. Lấy ra, rửa sạch nước vo gạo, nếu hạt chưa mềm có thể đun sôi cho hạt mềm, cạo bỏ lớp vỏ hạt, bỏ cây mầm, rửa sạch rồi sấy khô ở nhiệt độ dưới 60°C. Cho dầu vừng vào chảo, đun sôi, đổ Mã tiền vào dầu vừng tiếp tục đun cho đến khi hạt Mã tiền nổi lên thì vớt ra ngay, dùng giấy bản thấm sạch dầu vừng. Thái nhỏ, sấy khô, bảo quản kín.

c) Phương pháp chế biến Mã tiền ngâm rượu: Bóc bỏ vỏ lấy hạt giã nát, ngâm với rượu 40° sau một tuần dùng để xoa bóp (cấm uống).

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Vị thuốc Mã tiền là những lát có màu nâu hoặc nâu đậm, vị đắng.



3. Tính vị, quy kinh

Vị đắng, tính ôn (có độc). Quy kinh can, tỳ.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: thông khí huyết ở kinh lạc, chỉ thống, tiêu sưng.

b) Chủ trị: viêm khớp, phong thấp, tê liệt, nhức mỏi chân tay, đau do sang chấn, nhọt độc, sưng đau, tiêu hóa kém.

5. Cách dùng, liều dùng

Mã tiền chế dùng 0,05 g/lần/ ngày ở dạng thuốc hoàn hoặc thuốc bột. Liều tối đa 0,1g/lần, 3 lần trong 24 giờ. Trẻ em dưới 2 tuổi không được dùng.

Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp người di tinh, mất ngủ và phụ nữ có thai.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



60. VỊ THUỐC MẠN KINH TỬ

Fructus Viticis trifoliae Praeparata

Vị thuốc Mạn kinh tử chế là sản phẩm đã chế biến từ quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Mạn kinh (Vitex trifolia L.) hay cây Mạn kinh lá đơn (Vitex rotundifolia L. f.), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).



1. Phương pháp chế biến

Phương pháp chế biến Mạn kinh tử sao vàng: Lấy Mạn kinh tử đã sơ chế, sao nhỏ lửa đến khi khô, có mùi thơm. Chà xát, loại cho hết màng trắng và đài hoa còn sốt lại. Xay hoặc giã dập khi dùng.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Mặt ngoài màu xám đen hoặc nâu đen thẩm. Thể chất nhẹ và cứng. Mùi thơm đặc trưng, vị nhạt, hơi cay.



3. Tính vị, quy kinh

Vị khổ, tân; Tính vi hàn. Quy kinh can, phế, bàng quang, vị.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: sơ tán phong nhiệt, khu phong thắng thấp.

b) Chủ trị: cảm mạo, nhức đầu do phong nhiệt, hoa mắt, chóng mặt, phong thấp.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 5 - 9 g/ngày, dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp đau dầu do huyết hư, nhiệt, tỳ hư.

Thận trọng khi dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai hoặc cho con bú.



6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



61. VỊ THUỐC MẪU ĐƠN BÌ

Cortex Paeoniae suffruticosae radicis Praeparata

Vị thuốc Mẫu đơn bì chế là sản phẩm đã chế biến từ vỏ rễ của cây Mẫu đơn (Paeonia suffruticosa Andr.), họ Mẫu đơn (Paeoniaceae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Mẫu đơn bì sao vàng

Lấy mẫu đơn bì bỏ lõi, sao đều nhỏ lửa, cho tới khi toàn bộ phía ngoài có màu vàng hoặc hơi vàng, có mùi thơm đặc trưng của Mẫu đơn bì. Lấy ra, để nguội.



b) Phương pháp chế biến Mẫu đơn bì chích rượu

Công thức chế biến 1,0 kg Mẫu đơn bì chích rượu(*):

Mẫu đơn bì bỏ lõi                      1,0 kg

Rượu                                        180 ml

Mẫu đơn bì đã bỏ lõi được trộn với rượu trắng, ủ 30 phút - 1 giờ cho ngấm hết rượu, sao nhỏ lửa tới khô, có mùi thơm đặc trưng của Mẫu đơn bì.

2. Đặc điểm Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Vị thuốc Mẫu đơn bì là những đoạn nhỏ hoặc mảnh vỏ rễ có kích thước, dài khoảng 3 - 5 cm, có màu vàng, có mùi thơm đặc trưng của mẫu đơn bì.



3. Tính vị, quy kinh

Vị tân, khổ; Tính vi hàn. Quy kinh tâm, can, thận.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống, phát hãn, giải độc.

b) Chủ trị: phát ban do huyết nhiệt, ho ra máu, chảy máu cam (dùng mẫu đơn bì sao vàng), sốt, đau âm ỉ trong xương mà mồ hôi không ra được, vô kinh, bế kinh, đau bụng kinh, nhọt độc sưng đau, sang chấn (dùng mẫu đơn bì chích rượu).

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 6 - 12 g/ngày, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp người tỳ vị hư hàn, ỉa chảy, kinh nguyệt ra nhiều, phụ nữ có thai.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



62. VỊ THUỐC MẪU LỆ

Concha Ostreae Praeparata

Vị thuốc Mẫu lệ là vỏ đã phơi khô của nhiều loại Hàu như: Hàu ống (Ostrea gigas Thunberg), Hàu sông (Ostrea rivularis Gould) hay Hàu Đại liên (Ostrea talienwhanensis Crosse), họ Hàu (Ostreidae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Sinh Mẫu lệ: Mẫu lệ cạo bỏ phần ruột, rửa sạch phơi hay sấy khô, đập dập thành mảnh nhỏ.

b) Phương pháp chế biến Mẫu lệ nung: Xếp mẫu lệ sạch trực tiếp lên lò nung, nung cho đến khi mảnh mẫu lệ nóng hồng đều, có màu trắng xám, thì lấy ra tãi cho nguội. Đập nhẹ cho vỡ vụn hoặc tán thành bột mịn.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Vị thuốc Mẫu lệ mặt ngoài màu trắng xám, có khía, mặt trong sáng óng ánh lớp xà cừ, cứng chắc (sinh Mẫu lệ), dễ vỡ khi bóp (Mẫu lệ nung). Có vị mặn.



3. Tính vị, quy kinh

Vị mặn, tính lương. Quy kinh can, đởm, thận.



4. Công năng, chủ trị

a) Sinh mẫu lệ

- Công năng: tác dụng an thần, dưỡng âm, tiềm dương, tán kết nhuyễn kiên.

- Chủ trị: các chứng hồi hộp, đánh trống ngực, mất ngủ, hoa mắt, ù tai, tràng nhạc, hòn khối ở bụng, tự hãn, đạo hãn, di tinh, bạch đới, băng huyết, đau dạ dày, ợ chua.

b) Mẫu lệ nung (đoạn mẫu lệ)

- Công năng: có tác dụng thu liễm.

- Chủ trị: các chứng hồi hộp, đánh trống ngực, mất ngủ, hoa mắt, ù tai, tràng nhạc, hòn khối ở bụng, tự hãn, đạo hãn, di tinh, bạch đới, băng huyết, đau dạ dày, ợ chua.

5. Cách dùng, liều dùng

Dùng 12 - 40 g/ngày dưới dạng thuốc sắc.

Dùng 4 - 6g/ngày dưới dạng bột.

Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp người hư hàn.



6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



63. VỊ THUỐC MIẾT GIÁP

Carapax Trionycis Praeparata

Vị thuốc Miết giáp là mai phơi hay sấy khô của con Ba ba (Trionyx sinensis Wiegmann.), thuộc họ Ba ba (Trionychidae).



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp sơ chế Miết giáp: Ngâm trong nước, dùng bàn chải cứng hay dao nhọn, cạo bỏ da thịt còn sót, rửa sạch, phơi khô.

b) Phương pháp chế biến Miết giáp

Công thức chế biến 1,0 kg vị thuốc Miết giáp(*):

Miết giáp                                  1,0 kg

Giấm trắng                                0,2 lít

Lấy cát sạch, cho vào nồi rang, rang cho tới khi cát tơi rời, cho Miết giáp sạch vào, sao cho tới khi mặt ngoài hơi vàng, lấy ra ngay, sàng bỏ cát, đổ Miết giáp ngay vào trong chậu có giấm. Vớt ra, phơi khô. Khi dùng giã nát.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

a) Miết giáp sơ chế: Hình bầu dục hay hình trứng, dài 10 cm - 20 cm, rộng 8,5 cm - 18 cm, phía lưng hơi nổi nhô lên. Màu nâu đen hay màu lục đen, hơi sáng óng ánh, có nhiều vân nhăn và những nốt đốm màu vàng tro hay trắng tro. Giữa lưng có một đường cạnh gờ thẳng dọc, trên có những đốt chắp nối nhau, hai bên đều thấy rõ 8 đường lõm ngang chấp nối ăn khớp với nhau hình răng cưa. Ở mép hai bên phải trái có thể thấy 8 đôi màu trắng nhô ra, giống những chiếc răng. Mặt phía trong màu trắng, ở giữa có một đường xương sống nổi thành gờ, mỗi bên đều có 8 chiếc xương sườn. Đầu xương uốn cong vào phía trong. Chất cứng chắc, dễ nứt gãy từ những đường nối khớp răng cưa. Mùi hơi tanh, vị mặn.

b) Vị thuốc Miết giáp: Là những mảnh miết giáp rời, màu hơi vàng, một số miếng có mép ngoài hơi cháy sém. Mùi hơi chua, vị chua mặn.

3. Tính vị, quy kinh

Vị mặn, tính hàn; Quy kinh can, thận và tỳ.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: Dưỡng âm, thanh nhiệt, bình can tiềm dương, nhuyễn kiên tán kết.

b) Chủ trị: Cốt chưng lao nhiệt (nóng sốt hầm trong xương), sốt rét lâu ngày, sưng lá lách, bị đau cứng dưới mạng sườn, báng kết ở bụng, phụ nữ kinh nguyệt bế tắc, trẻ em kinh giản.

5. Liều dùng

Dùng 12 - 20g/ ngày. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp người hư không nhiệt, vị yếu hay nôn, tỳ hư ỉa chảy, phụ nữ thai.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



64. VỊ THUỐC ĐẢNG SÂM

Radix Codonopsis pilosulae Praeparata

Vị thuốc Đảng sâm (Minh đảng sâm) là rễ đã phơi hoặc sấy khô của cây đảng sâm Trung Quốc (Codonopsis pilosula (Franch.) Nanff.). họ Hoa chuông (Campanulaceae).



1. Phương pháp chế biến

Phương pháp chế biến Đảng sâm chích gừng

Công thức chế biến 1,0 kg Đảng sâm chích gừng(*):

Đảng sâm phiến                        1,0 kg

Gừng tươi                                0,1 kg

Tẩm dịch nước gừng tươi với Đảng sâm phiến, ủ trong 30 phút cho thấm đều, sao đến khi khô. Lấy ra, để nguội.

2. Đặc điểm cảm quan của vị thuốc

Phiến thuốc màu trắng ngà, nhuận, mùi thơm, vị hơi ngọt.



3. Tính vị, quy kinh

Vị cam, tính bình, Quy kinh tỳ, phế.



4. Công năng, chủ trị

a) Công năng: bổ khí, kiện tỳ, ích phế.

b) Chủ trị: tỳ phế hư nhược, thở gấp, tâm hồi hộp, kém ăn, đại tiện lỏng, nội nhiệt, tiêu khát.

5. Cách dùng

Dùng 9 - 30g/ ngày, phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Không dùng chung với Lê lô.

6. Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc.



65. VỊ THUỐC NGA TRUẬT

Rhizoma Curcumae zedoariae Praeparata

Vị thuốc Nga truật là thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Nga truật [Curcuma zedoaria (Berg.) Roscoe], họ Gừng (Zingiberaceae)



1. Phương pháp chế biến

a) Phương pháp chế biến Nga truật phiến: Đem nga truật ngâm nước (hoặc đồ) cho mềm. Vớt ra để khô se, thái phiến dầy 2-3 mm. Trường hợp đồ mềm thì thái phiến ngay sau khi đồ. Phơi khô hoặc sấy khô.

b) Phương pháp chế biến Nga truật chích giấm

Công thức chế biến 1,0 kg Nga truật chích giấm(*):

Nga truật phiến                          1,0 kg

Giấm                                        30 ml

Trộn đều nga truật phiến với giấm. Ủ 3 - 6 giờ cho ngấm hết giấm. Sao nhỏ lửa tới khô, mặt ngoài của phiến hơi vàng.

c) Phương pháp chế biến Nga truật chế giấm

Công thức chế biến 1,0 kg Nga truật chế giấm(*):

Nga truật (thân rễ)                      1,0 kg

Giấm                                        30 ml

Nước sạch                                30 ml.

Cho Nga truật vào giấm, đun sôi nhỏ lửa cho đến cạn. Đổ ra để nguội, thái phiến dày 3 - 5 mm. Phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ 60 °C tới khô.



2. Đặc điểm cảm quan dược liệu sau chế biến

Nga truật chế giấm là những phiến dày 2 - 3 mm, Nga truật chích giấm mặt ngoài phiến có màu hơi vàng, thể chất giòn, vị đắng, hơi cay, hơi chua.




tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương