Cẩm nang giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh trung học Lưu hành nội bộ “HIỀn tài là nghuyên khí CỦa quốc gia”



tải về 4.26 Mb.
trang58/60
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích4.26 Mb.
#38011
1   ...   52   53   54   55   56   57   58   59   60

Tiểu sử và sự nghiệp

Thiếu thời và thời gian đầu


Ông sinh ngày 11 tháng 5 năm 1900 trong một gia đình quý tộc gốc Huế, vốn có truyền thống khoa bảng. Tuy xuất thân Nho học, nhưng cha ông là cụ Hồ Đắc Trung, mẹ ông là cụ Châu Thị Ngọc Lương đều hướng các con theo hướng văn hóa Tây phương. Ông cùng ba người anh em trai sang Pháp học là Hồ Đắc Điềm học luật, Hồ Đắc Liên học địa chất và Hồ Đắc Ân học dược.

Thuở nhỏ ông được gia đình gửi học nội trú tại trường Lycée Albert Sarraut (Hà Nội). Theo lời khuyên của bác sĩ Thiroux, ngự y của triều đình Huế lúc bấy giờ, gia đình đã định hướng cho ông theo nghề y và gửi ông sang Pháp du học trong thời gian 1918-1932.

Hai năm đầu khi mới đặt chân lên đất Pháp, ông học trung học ở Bordeaux. Sau khi tốt nghiệp, ông lên Paris, theo học Khoa y tại trường Đại học Tổng hợp Paris. Trong thời gian này, ông đã có một số tiếp xúc với Nguyễn Ái Quốc tại trụ sở Hội sinh viên (số 15 phố Sommerard, thuộc Khu Latin) và cùng các sinh viên đi bán báo Le Paria. Đây là khởi nguồn cho quan hệ tốt đẹp về sau giữa 2 người.

Thời gian đầu, ông học tại khoa của Giáo sư Ferdinand Widal thuộc bệnh viện Cochin. Trong thời gian thực tập, ông đã đỗ trong kỳ thi tuyển bác sĩ ngoại trú. Sau hai năm làm việc tại khoa điều trị của Giáo sư Lejars ở Bệnh viện Saint Antonine, ông chuyển sang làm việc với các giáo sư Sergent và Rathery, rồi chuyển về khoa của Giáo sư Pierre Duval. Chính Giáo sư Pierre Duval, một chuyên gia nổi tiếng về phẫu thuật của Pháp thời bấy giờ, đã định hướng cho ông đi vào ngành phẫu thuật. Sau đó, trải qua hai kỳ thi liên tiếp, ông đã được công nhận là bác sĩ nội trú. Đây là một trường hợp rất đặc biệt vào thời đó, vì bệnh viện Cochin là bệnh viện hàng đầu về y học lâm sàng của Pháp, rất ít bác sĩ nội trú người nước ngoài. Đặc biệt, Hồ Đắc Di còn là trường hợp ngoại lệ, vì ông là dân thuộc địa, vốn bị ngăn cản tối đa.

Sau khi thực tập tại Cochin, ông được nhận vào bệnh viện Tenon, làm trợ lý cho giáo sư Gernez 4 năm. Tại đây, ông đã học phẫu thuật dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Gernez và Giáo sư Monlonguet. Trong thời gian này, ông đã sáng lập ra phương pháp mổ dạ dày (nối thông dạ dày - tá tràng) để điều trị chứng bệnh hẹp môn vị do loét dạ dày - tá tràng gây ra, thay thế phương pháp cắt bỏ dạ dày vẫn dùng trước đó.

Từ năm 1937-1945, ông có một số công trình khoa học đứng tên chung với các đồng nghiệp như giáo sư Huard, giáo sư Mayer-May, với các cộng sự và học trò Vũ Đình Tụng, Tôn Thất Tùng…, chủ yếu tập trung nghiên cứu và giải quyết các bệnh lý đặc trưng ở một nước nhiệt đới, nghèo nàn lạc hậu như Việt Nam như công trình nghiên cứu về viêm tụy cấp tính (1937), điều trị bằng phẫu thuật các biến chứng viêm phúc mạc do thương hàn, phương pháp mổ mới trong phẫu thuật sản, nghiên cứu tình trạng sốc do chấn thương... Ông trở thành tác giả có uy tín và quen thuộc với nhiều báo và tạp chí chuyên ngành khác nhau như Báo Y học Viễn Đông, Tạp chí Viện Hàn lâm phẫu thuật, báo Y hải ngoại của Pháp...


Giai đoạn tiếp theo (1931 - 1945)


Năm 1931, Hồ Đắc Di trở về nước với mong muốn ứng dụng nghiên cứu vào thực tiễn nước nhà. Tuy nhiên, ông gặp sự cản trở rất lớn của thực dân Pháp, vốn không muốn cho người bản xứ cạnh tranh với bác sĩ chính quốc. Dù đã là một bác sĩ phẫu thuật chuyên môn, nổi tiếng và có uy tín tại Pháp, nhưng tại bệnh viện Huế, ông chỉ được làm việc với tư cách là bác sĩ tập sự, Một thời gian sau, ông lại bị điều chuyển về Quy Nhơn.

Năm 1932, Hiệu trưởng Trường Đại học Y - Dược thuộc Đại học Đông Dương ở Hà Nội lúc bấy giờ là bác sĩ Leroy des Barres mời ông về giảng dạy về phụ sản. Từ đó, ông vừa giảng dạy bên Trường Đại học Y - Dược, vừa làm bác sĩ phẫu thuật tại bệnh viện Phủ Doãn (đây là một bênh viện của trường). Lúc bấy giờ, trên toàn Đông Dương, chỉ có hai bác sĩ phẫu thuật được phép hành nghề là bác sĩ Leroy des Barres và bác sĩ Cartoux. Cả hai đều là người Pháp. Được sự hỗ trợ của bác sĩ Leroy des Barres, Hồ Đắc Di đã đấu tranh để đòi quyền được hành nghề phẫu thuật. Ông là người thứ ba và là người Việt đầu tiên được chính quyền thực dân Pháp cho làm bác sĩ phẫu thuật.

Chính tại thời gian công tác tại bệnh viện Phủ Doãn, ông đã hướng dẫn cho các bác sĩ Tôn Thất Tùng, Vũ Đình Tụng... Ông là người đầu tiên ở Đông Dương nghiên cứu tình trạng sốc do chấn thương và có công trình đăng trên Tạp chí Y học Pháp ở Viễn Đông. Một số tạp chí y học lớn như Tạp chí Viện Hàn lâm phẫu thuật Paris, báo Y học Pháp quốc hải ngoại… mời ông viết bài. Trong 37 công trình đã công bố trên các tạp chí chuyên ngành của ông (hiện nay mới tìm lại được 21 công trình), phần lớn được viết trong giai đoạn 1942-1945. Vì lý do đó, từ trước 1945, Hội đồng Giáo sư Trường Đại học Y - Dược Hà Nội (gồm toàn các giáo sư người Pháp) đã bầu ông làm Phó giáo sư, rồi Giáo sư. Ông là người Việt duy nhất được giữ chức vụ này trước 1945.

Sau Cách mạng Tháng 8 đến khi qua đời


Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ đã giao cho giáo sư Hồ Đắc Di nhiều trách nhiệm quan trọng như Tổng thanh tra Y tế, Tổng giám đốc Đại học vụ (năm 1946)[1], Giám đốc Bệnh viện Đồn Thủy, đặc biệt là việc tổ chức lại trường Đại học Y Hà Nội. Cùng với giáo sư Tôn Thất Tùng (vốn là một học trò của ông), ông tổ chức các hoạt động nghiên cứu và bồi dưỡng ngay trong điều kiện chiến tranh và phải di chuyển liên lục từ Vân Đình, lên Việt Bắc, Tuyên Quang, rồi Chiêm Hóa.

Ngày 6 tháng 10 năm 1947, Trường Đại học Y của nước Việt Nam kháng chiến khai giảng khóa đầu tiên tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang, với 2 giáo sư và 11 sinh viên, với chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt. Ông được cử giữ chức Hiệu trưởng đầu tiên của Trường.

Năm 1954, ông được cử vào đoàn tiếp quản ngành Y tế và được giao nhiệm vụ làm Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội. Ông giữ chức vụ này đến năm 1973 mới nghỉ hưu.

Ngoài ra, ông còn giữ các chức vụ như Giám đốc Vụ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Ủy viên Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước [2]/, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam,

Ông còn là đại biểu Quốc hội Việt Nam từ khóa II đến khóa V, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ khóa II đến khóa IV[3], Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa I, khóa II[4]; Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Pháp,

Ông mất ngày 25 tháng 6 năm 1984, thọ 84 tuổi.


Gia đình

Xuất thân và quê quán


Ông xuất thân trong một gia đình quý tộc danh giá. Ông nội ông là Hồ Đắc Tuấn, đỗ Cử nhân năm Tự Đức 23, được phong tước Hầu. Bà nội ông là Công nữ Thức Huấn, là con gái Tùng Thiện Vương Miên Thẩm.

Thân sinh ông là Khánh Mỹ quận công Hồ Đắc Trung, đỗ Cử nhân, làm quan đến chức Tổng đốc Nam Ngãi, Thượng thư các Bộ Học, Lễ, Công; Đông các điện Đại học sĩ, sung Cơ mật đại thần.

Hai người anh là Thượng thư bộ Hộ, Cử nhân Nho học Hồ Đắc KhảiTổng đốc Hà đông, Tiến sĩ Luật khoa Hồ Đắc Điềm (về sau là Phó chủ tịch Uỷ ban hành chính TP Hà nội, Chánh án Tòa án nhân dân Hà Nội).

Hai người em trai là Kỹ sư Khoáng học Hồ Đắc Liên (về sau là Cục trưởng Cục Địa chất) và Tiến sĩ Dược khoa Hồ Đắc Ân...

Chị gái ông là Hồ Thị Huyên gả cho Hoàng thân Ưng Úy và là mẹ của nhà bác học Bửu Hội.

Em gái ông là Hồ Thị Chỉ được gả cho vua Khải Định vào năm 1917, làm Nhất giai Ân Phi, đứng đầu các phi tần của vua Khải Định. Em gái út của ông là Hồ Thị Hạnh, xuất gia với pháp danh Diệu Không, là một dịch giả kinh Phật nổi tiếng.

Kết hôn

Năm 1935, ông lập gia đình với bà Vi Kim Phú, con gái Tổng đốc Thái Bình Vi Văn Định. Con gái ông là bà Hồ Thể Lan, nguyên là Vụ trưởng Vụ Báo chí Bộ Ngoại giao, phu nhân của ông Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Việt Nam, đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề đối ngoại.


Các công trình nghiên cứu

Giáo sư Hồ Đắc Di đã công bố 37 công trình nghiên cứu y khoa (nay mới tìm lại được 21 công trình), đa phần được viết chung với cộng sự: giáo sư Huard, giáo sư Mayer-May, với các học trò Vũ Đình Tụng, Tôn Thất Tùng


  • Nghiên cứu Viêm tụy có phù cấp tính (1937)

  • Cách điều trị bằng phẫu thuật các biến chứng viêm phúc mạc do thương hàn

  • Các phân tích thống kê phẫu thuật (viết cùng giáo sư Huard), đǎng ở báo Y học Viễn Đông Paris

  • Thủng túi mật hiếm gặp, Tạp chí Viện Hàn lâm phẫu thuật - 1937

  • Viêm phúc mạc do thủng ruột trong thương hàn Tạp chí Viện Hàn lâm phẫu thuật - 1939…

  • Một kỹ thuật mới mổ lấy thai nhi - tạp chí Y học Hải ngoại (Pháp).

  • Nghiên cứu tình trạng sốc do chấn thương, Y học Viễn Đông Paris (1944)

  • Phẫu thuật điều trị viêm phúc mạcBắc Kỳ (1944)

  • Phẫu thuật chữa loét dạ dày - tá tràng ở Bắc Kỳ (1944)

PHẠM QUỲNH

Phạm Quỳnh (17 tháng 12 năm 1892 - 6 tháng 9[1] năm 1945) là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn (Việt Nam). Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp - để viết lý luận, nghiên cứu. Ông có tên hiệu là Thượng Chi, bút danh: Hoa Đường, Hồng Nhân.

Ông được xem là người chiến đấu bất bạo động nhưng không khoan nhượng cho chủ quyền độc lập, tự trị của Việt Nam, cho việc khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc, Trung, Nam), chống lại sự bảo hộ của Pháp và kiên trì chủ trương chủ nghĩa quốc gia với thuyết Quân chủ lập hiến [2].



Tiểu sử

Phạm Quỳnh sinh tại số 17 phố Hàng Trống, Hà Nội; quê quán ở làng Lương Ngọc (nay thuộc xã Thúc Kháng), phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương, một làng khoa bảng, có truyền thống hiếu học. Mồ côi mẹ từ 9 tháng tuổi, mồ côi cha từ khi lên 9 tuổi; Phạm Quỳnh côi cút được bà nội nuôi ăn học.

Phạm Quỳnh học giỏi, có học bổng, đỗ đầu bằng Thành chung (tốt nghiệp) Trường trung học Bảo hộ (tức trường Bưởi, còn gọi là trường Thông ngôn).



Hoạt động báo chí, văn hóa xã hội

Năm 1908, Phạm Quỳnh làm việc ở Trường Viễn Đông Bác cổ tại Hà Nội lúc vừa tuổi 16.

Từ năm 1916, Ông tham gia viết báo cho một số tờ có uy tín đương thời; làm chủ bút kỳ cựu của Nam Phong tạp chí từ ngày 1 tháng 7 năm 1917 cho đến năm 1932; tuyên truyền cho tư tưởng "Pháp Việt đề huề".

Cũng trong thời kỳ 1924-1932, ông còn là giảng viên Trường Cao đẳng Hà Nội.

Ngày 2 tháng 5 năm 1919, ông sáng lập và là Tổng Thư ký Hội Khai trí Tiến Đức, Trần Trọng Kim là Trưởng ban Văn học của Hội; và Hội trưởng Hội Trí tri Bắc Kỳ.

Năm 1922, với tư cách đại diện cho Hội Khai trí Tiến Đức, ông đã sang Pháp dự Hội chợ triển lãm Marseille rồi diễn thuyết cả ở Ban Chính trị và Ban Luân lý Viện Hàn lâm Pháp về dân tộc giáo dục.

Năm 1924, ông được mời làm giảng viên Khoa Bác ngữ học, Văn hóa, Ngữ ngôn Hoa Việt, Trường Cao đẳng Hà Nội, trợ bút báo France - Indochine.

Từ năm 1925 - 1928, Phạm Quỳnh là Hội trưởng Hội Trí tri Bắc Kỳ; năm 1926, ông làm ở Hội đồng Tư vấn Bắc Kỳ và đến năm 1929 được cử vào Hội đồng Kinh tế và Tài chính Đông Dương.

Năm 1930, Phạm Quỳnh đề xướng thuyết lập hiến, đòi hỏi người Pháp phải thành lập hiến pháp, để quy định rõ ràng quyền căn bản của nhân dân Việt Nam, vua quan Việt Nam và chính quyền bảo hộ.

Năm 1931, ông được giao chức Phó Hội trưởng Hội Địa dư Hà Nội. Năm 1932, giữ chức Tổng Thư ký Ủy ban Cứu trợ xã hội Bắc Kỳ.



Thượng thư Nam triều

Ngày 11 tháng 11 năm 1932, sau khi Bảo Đại lên làm vua thay Khải Định, ông được triều đình nhà Nguyễn triệu vào Huế tham gia chính quyền Bảo Đại, ông thôi không làm chủ bút Nam phong Tạp chí nữa. Tại Huế thời gian đầu ông làm việc tại Ngự tiền Văn phòng, sau đó làm Thượng thư Bộ Học và cuối cùng giữ chức vụ Thượng thư Bộ Lại (1944-1945).



Cuối đời

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập. Ông về sống ẩn dật ở biệt thự Hoa Đường bên bờ sông đào Phủ Cam, Huế.

Ông bị Việt Minh bắt giam ngày 23 tháng 8 năm 1945 và giam ở lao Thừa Phủ, Huế.

Ông bị giết sau đó cùng với nguyên Tổng đốc Quảng Nam Ngô Đình Khôi (anh ruột Ngô Đình Diệm) và Ngô Đình Huân (con trai của Ngô Đình Khôi).

Di hài ông được tìm thấy năm 1956 trong khu rừng Hắc Thú, và được cải táng ngày 9 tháng 2 năm 1956 tại Huế, trong khuôn viên chùa Vạn Phước.[3]

Thông tin về ai đã ra lệnh giết ông được lý giải theo nhiều giả thuyết khác nhau.



Cái chết của Phạm Quỳnh

  • Cuốn Tác gia văn học Thăng Long Hà Nội từ thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XX, mục về Phạm Quỳnh (1892-1945) cũng có một dòng: Đến Cách mạng Tháng Tám 1945 chính quyền nhân dân khép án tử hình[2].

  • Có lệnh cấp tốc di dời Ngô Đình Khôi và Phạm Quỳnh ra khỏi cố đô đề phòng những chuyện bất trắc không hay sau này. Nhóm du kích áp tải đến một quãng rừng cách xa Huế thì nghe tiếng tàu bay Pháp ầm ì trên đầu tưởng đâu như tiếng máy bay thả biệt kích. Sợ không hoàn thành trách nhiệm di dời nên nhóm áp tải đã tự động thủ tiêu cả ba người mà không chờ chỉ thị của cấp trên. Giả thuyết này không đề cập đến cấp trên là ai hay cơ quan nào ra lệnh.

  • Có người cho rằng trong số người đi áp tải đó có người nhà Thượng thư Nguyễn Hữu Bài, người có mối hiềm từ lâu với Phạm Quỳnh nên đã lợi dụng việc này mà giải quyết ân oán.

  • Có nguồn tin, vì Pháp cho biệt kích tìm Phạm Quỳnh nhưng nhóm này bị bắt và để lộ thông tin, và Phạm Quỳnh bị dân quân địa phương (Hiền Sĩ, Thừa Thiên, Huế) giết.

Nhà văn Thái Vũ lý giải:

Mà lúc ấy trong dân chúng, buổi đầu cách mạng, cũng là trong ngày đầu chính quyền mới do dân làm chủ thì mấy tiếng Việt gian, diệt Việt gian kèm theo hành động lan truyền… khắp mọi nơi, nhất là đối với những người có “thành tích” thân Pháp.

Mà hai cụ họ Phạm và Ngô thì rõ ràng quá, tránh sao lúc trong dân, chỉ mới hưởng 1 ngày đầu chính quyền cách mạng, còn căm thù bọn thống trị Pháp và đám tay chân người bản xứ của chúng, có hành động manh động. Đó hẳn là “nỗi uẩn khúc” cuối cùng của ông chủ báo Nam Phong…

PHAN ĐĂNG LƯU

(1902-1941)

Phan Đăng Lưu, (1902-1941) là nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông sinh ngày 5 tháng 5 năm 1902, tại xã Tràng Thành (nay là Hoa Thành), huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

Con người và sự nghiệp


Thưở nhỏ, Phan Đăng Lưu học chữ Hán, sau học thêm chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Khi sắp học hết bậc cao đẳng tiểu học tại Huế, ông thi vào Trường Canh nông thực hành ở Tuyên Quang.Tốt nghiệp ra trường, ông bị điều động làm việc ở nhiều địa phương trong nước, cả ở Tây Nguyên và cuối cùng bị thải hồi vì "vô kỉ luật, hoạt động chống đối". Tại Nghệ An, được gặp những người bạn có cùng chí hướng, Phan Đăng Lưu đã tham gia Hội Phục Việt, sau đổi thành Hưng Nam, rồi Tân Việt Cách mạng Đảng.

Ngày 14-7-1928, tại Đại hội thành lập Tân Việt Cách mạng Đảng, ông được bầu làm Uỷ viên thường vụ tổng bộ phụ trách tuyên huấn. Cuối năm 1928, ông được phân công sang Quảng Châu (Trung Quốc) gặp Tổng bộ hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để bàn kế hoạch thống nhất hoạt động. Ngày 11-5-1929, ông trở về nước báo cáo và đề đạt ý kiến của mình với Tổng bộ Đảng Tân Việt về việc tổ chức một Đảng cộng sản. Tháng 12-1929, ông trở sang Quảng Châu bàn việc hợp nhất với Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Tháng 5-1930, ông lại trở về nước rồi 4 tháng sau lại sang Trung Quốc, nhưng đã bị bắt tại Hải Phòng trước khi xuống tàu.

Ngày 21-11-1930, Phan Đăng Lưu bị toà án Nam triều ở Vinh đưa ra xử cùng với 60 đảng viên Đảng Tân Việt và bị kết án 3 năm tù khổ sai đày đi Buôn Mê Thuật. Ở tù, ông vẫn tích cực hoạt động, vận động anh em học tiếng Êđê để thực hiện công tác binh vận, viết báo gửi ra ngoài tố cáo chế độ tàn bạo của thực dân Pháp. Vì vậy đã bị tăng án lên 5 tù khổ sai, cấm cố tại xà lim, bị liệt vào "loại nguy hiểm".

Giữa năm 1936, ông được ra tù nhưng lại bị quản thúc ở Huế. Ông lại tiếp tục hoạt động cách mạng và đã có những đóng góp xuất sắc vào các cuộc vận động hợp pháp và nửa hợp pháp ở Trung Kì như phong trào Đông Dương Đại hội (1936) "đón" Gôđa, Hội nghị báo giới Trung Kì. Phan Đăng Lưu trực tiếp chỉ đạo các báo Sông Hương tục bản, Dân, đồng thời viết nhiều sách lí luận chính trị, lí luận văn học.

Tháng 11-1939, ông được bầu bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương, được phân công chỉ đạo phong trào Nam Kì.

Tháng 7-1940, xứ uỷ Nam Kì hợp đề ra chủ trương khởi nghĩa. Lấy tư cách đại diện trung ương đến dự, ông khuyên Xứ uỷ hãy chờ xin chỉ thị của Trung ương. Sau đó ông ra dự hội nghị Trung ương lần thứ 7 và được chỉ thị hoãn khởi nghĩa Nam Kì.

Ngày 9-11-1940, bế mạc hội nghị Trung ương, Phan Đăng Lưu trên đường về Nam đã bị mật thám bắt vào đêm 22-11-1940 nên chưa kịp truyền đạt chỉ thị của Trung ương về việc hoãn khởi nghĩa thì cuộc khởi nghĩa Nam Kì đã nổ ra ngày 23-11-1940.

Trong phiên toà xử án tại Sài Gòn, ngày 3-3-1941, Phan Đăng Lưu bị thực dân Pháp kết án tử hình. Ngày 26-8-1941, ông bị xử bắn tại Bà Điểm ở Hóc Môn cùng với các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần.



TRẦN VĂN GIÁP

(1902-1973)

Trần Văn Giáp (1902-1973), tự Thúc Ngọc là một học giả Việt Nam thế kỷ 20.

Tiểu sử

Ông sinh ở Hà Nội nhưng nguyên quán ở Từ Ô, huyện Thanh Miện, Hải Dương. Cha ông là Trần Văn Cận, cử nhân triều nhà Nguyễn nhưng không ra làm quan. Thuở nhỏ Trần Văn Giáp theo nho học. Năm 14 tuổi ông dự thí kỳ thi hương cuối cùng tại Bắc Kỳ. Bốn năm sau ông ra làm việc ở Trường Viễn Đông Bác cổ (École Française d'Extreme-Orient). Năm 1927 ông sang Pháp du học ở École Pratique des Hautes Etudes à la Sorbonne theo học trong Intistut des Hautes Études Chinoises. Khi về nước năm 1932, ông trở lại làm việc ở Trường Viễn Đông Bác cổ, chuyên về thời đại Trung cổ.

Ông cùng với học giả Hoàng Xuân Hãn và Vũ Hy Trác là người sáng lập Hội Truyền bá Quốc ngữ, theo đó là cuốn Vần quốc ngữ đề xướng học chữ Việt theo phương pháp "i-tờ".

Ông từng làm việc ở Bộ Giáo dục, Ban nghiên cứu Sử - Địa thuộc Vụ Văn học nghệ thuật, Ban nghiên cứu Văn - Sử - Địa (tiền thân của Viện Sử học), nghiên cứu các sách cổ chữ Nho và chữ Nôm.

Ông mất ngày 25 tháng 11 năm 1973. Ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về khoa học và công nghệ năm 2001.

ĐẶNG THAI MAI

(1902-1984)

Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.

Tiểu sử


Đặng Thai Mai sinh ngày 25 tháng 12 năm 1902 tại làng Lương Điền (nay là Thanh Xuân), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nho học. Thân phụ ông là Đặng Nguyên Cẩn, đỗ phó bảng, tham gia phong trào Duy Tân cùng với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, bị thực dân Pháp bắt, đày đi Côn Đảo. Ông thuộc dòng tộc Đặng Thát, con trai thứ ba của Đặng Tất.

Sau khi thân phụ bị bắt, ông về sống tại quê nội từ năm 6 tuổi, và được bà nội nuôi dưỡng, giáo dục lòng yêu nước, học chữ Hán và chữ Quốc ngữ theo chương trình Đông Kinh nghĩa thục.

Năm 1925, khi đang theo học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương - Hà Nội, ông tham gia phong trào đòi "ân xá" Phan Bội Châu, truy điệu Phan Chu Trinh, đồng thời gia nhập đảng Tân Việt.

Năm 1928, ông trở thành giáo sư Trường Quốc học Huế. Năm 1929, khi đảng Tân Việt tan vỡ, ông bị xử một năm tù treo, sau đó lại trở về dạy học ở Huế. Ông lại bị bắt năm 1930 và bị xử 3 năm vì tham gia phong trào Cứu tế đỏ. Sau khi ra tù, Đặng Thai Mai ra Hà Nội sống và dạy học tại trường tư Gia Long (1932).

Đến năm 1935, Đặng Thai Mai cùng với các bạn là Phan Thanh, Hoàng Minh Giám, Võ Nguyên Giáp... lập ra Trường tư thục Thăng Long. Năm 1936, ông cùng Nguyễn Văn Tố, Vương Kiêm Toàn, Phan Thanh, Võ Nguyên Giáp... thành lập ra Hội truyền bá chữ Quốc ngữ.

Ông bắt đầu hoạt động văn hóa thời kì Mặt trận Dân chủ (1936-1939), viết báo và sáng tác một số truyện ngắn bằng tiếng Pháp nêu gương các chiến sĩ cách mạng buổi đầu (Cô câm đã lên tiếng,Chú bé...).

Năm 1939, ông ứng cử Viện dân biểu Trung Kỳ. Năm 1944, ông cho ra đời tác phẩm Văn học khái luận - cuốn sách đầu tiên trình bày có hệ thống nhiều vấn đề lí luận văn học theo quan điểm tiến bộ, như điển hình và cá tính, nội dung và hình thức, truyền thống và hiện đại. Đặng Thai Mai cũng là người có công giới thiệu văn học hiện đại Trung Quốc qua các công trình Lỗ Tấn (1944), Tạp văn Trung Quốc (1944), các bản dịch kịch Lôi Vũ, Nhật xuất của Tào Ngu, Lịch sử văn học Trung Quốc hiện đại, tập 1 (viết năm 1958).

Sau Cách mạng tháng Tám, ông giảng dạy ở bậc đại học và nghiên cứu phê bình văn học. Năm 1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khoá I, Ủy viên Ban dự thảo Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời là Bộ trưởng Bộ giáo dục trong Chính phủ liên hiệp kháng chiến thành lập ngày 2 tháng 3 năm 1946 [1]. Cũng trong năm này, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.

Trong các giai đoạn về sau, ông lần lượt giữ các chức vụ về văn hoá và giáo dục như Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Thanh Hóa, Hội trưởng Hội văn hóa Việt Nam, Giám đốc Trường dự bị đại học và Sư phạm cao cấp Liên khu IV, Giám đốc trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện trưởng Viện Văn học, Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông cũng cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị như Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20 (1960), Trên đường học tập và nghiên cứu (tập 1, 1959, tập 2, 1965 và tập 3, 1973).

Đặng Thai Mai có vốn nho học uyên thâm và am hiểu văn học cổ điển Pháp, văn học hiện đại Trung Quốc, văn học cận đại Việt Nam. Đặng Thai Mai là nhà lí luận phê bình sắc sảo. Năm 1982, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Năm 1996, ông lại được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt I) về các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam và văn học thế giới.[2]



Đặng Thai Mai mất ngày 25 tháng 9 năm 1984.

NGUYỄN LÂN

(1906-2003)

Nguyễn Lân (1906-2003) là Giáo sư, Nhà giáo nhân dân, nhà biên soạn từ điển, Học giả nổi tiếng của Việt Nam. Ông đã cống hiến trọn đời mình cho nền giáo dục Việt Nam và là người có công trong việc xây dựng bộ môn và khoa tâm lí học, giáo dục học của hệ thống các trường Sư phạm ở Việt Nam.

Tiểu sử và quá trình công tác


Giáo sư Nguyễn Lân sinh ngày 14 tháng 6 năm 1906 trong một gia đình nhà nông nghèo, hiếu học ở làng Ngọc Lập, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Trong ông luôn có một nỗ lực vươn lên, vượt qua khó khăn mãnh liệt.

  • Năm 1927: Ông thi đỗ Thủ khoa vào Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương.

  • Năm 1932: Ông dạy tại Trường Hồng Bàng, sau đó làm giám học và dạy 2 môn văn, sử tại Trường Thăng Long. Tại Trường Tư thục Thăng Long, cùng với các nhà giáo giỏi như Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Tôn Thất Bình... ông đã đào tạo ra những tú tài xuất sắc cho Việt Nam.

  • Từ năm 1935 đến năm 1945: ông sinh sống tại Huế.

  • Năm 1945: Ông được Chính phủ Trần Trọng Kim mời làm Đốc lý ở Huế, ông đã chấp thuận với 2 yêu cầu: 1. tuy làm đốc lý nhưng vẫn ăn lương nhà giáo và có giờ dạy học, 2. không giao thiệp với người Nhật đang có mặt ở Huế lúc ấy. Thời gian này ông đã mở một lớp sư phạm, đồng thời tiến hành một số hoạt động hướng về cách mạng Việt Nam, ông đã mời các nhân sĩ ở Huế đến họp để đổi tên các đường phố từ tên tiếng Pháp sang tên tiếng Việt.

  • Năm 1946: Ông trở ra Hà Nội và dạy học tại Trường Chu Văn An. Được một thời gian, kháng chiến bùng nổ, Ông đưa vợ con lên vùng Việt Bắc và được cử làm Giám đốc giáo dục Liên khu 10 gồm 6 tỉnh: Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên (nay là Vĩnh Phúc), Tuyên Quang, Lào CaiHà Giang.

  • Năm 1951: Ông được cử đi học ở khu học xã Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc.

  • Năm 1956: Ông về dạy tại khoa tâm lý giáo dục của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ông cùng với các nhà giáo nổi tiếng và xuất sắc khác như: Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Ngụy Như Kon Tum, Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Khánh Toàn... là lớp người đầu tiên được nhà nước Việt Nam phong Học hàm Giáo sư.

  • Năm 1971: Ông về nghỉ hưu ở tuổi 67. Từ đó cho đến khi qua đời, ông đã dành trọn thời gian cho việc biên soạn từ điển và nghiên cứu nhằm gìn giữ, phát triển tiếng Việt. Các cuốn từ điển nổi tiếng do ông biên soạn như: Từ điển Việt - Pháp (1989), từ điển Hán - Việt, từ điển thành ngữ, tục ngữ Pháp – Việt (1993), từ điển từ và ngữ Việt Nam (2000)...

  • Năm 1988: Ông được được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân.

  • Năm 2001: Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng nhà nước về khoa học và công nghệ cho "Cụm công trình về giáo dục học từ điển tiếng Việt".

  • Ngày 7 tháng 8 năm 2003: Ông qua đời ở tuổi 97.

Những đóng góp cho nền giáo dục Việt Nam


Giáo sư Nguyễn Lân đã cống hiến trọn tâm và lực suốt đời mình cho nền giáo dục Việt Nam. Khi đất nước còn bị thực dân Pháp cai trị, ông đã giáo dục, dạy dỗ và truyền tinh thần yêu nước vào một bộ phận tầng lớp tiểu tư sản để rồi sau đó họ là những người phục vụ đất nước, cách mạng Việt Nam. Khi giữ chức vụ giám đốc giáo dục liên khu 10, ông đã bổ dụng các trưởng ty giáo dục (nay là giám đốc các Sở Giáo dục và đào tạo) và cùng họ lo toan để đưa nền giáo dục dần vào nề nếp. Ông tích cực tham gia các hoạt động kháng chiến như tăng gia sản xuất, lấy tiền giúp quỹ thương binh, dạy các lớp bình dân học vụ, thăm hỏi bộ đội. Bên cạnh đó ông còn biên soạn tài liệu để in thành sách giáo khoa văn, sử đầu tiên của nhà nước Việt Nam độc lập. Khi giảng dạy ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ông đã đào tạo được một đội ngũ giáo viên tâm lý – giáo dục giỏi cho các viện và các trường đại học, phổ thông mới thành lập. Cũng trong thời kỳ này, ông đã biên soạn nhiều cuốn giáo trình về khoa học giáo dục có giá trị như: Ngữ pháp Việt Nam (1956), Lịch sử giáo dục thế giới (1958), Người thầy giáo XHCN (1960), Giảng dạy trên lớp (1961). Đến khi nghỉ hưu, ông cũng dành trọn thời gian cho việc lưu trữ tiếng Việt thông qua các cuốn từ điển.

Gia đình


Ông lập lấy vợ là bà Nguyễn Thị Tề một người phụ nữ hiền, đẹp, nữ sinh trường Sainte Marie ở Hà Nội, là con gái nhà đại điền chủ Nguyễn Hữu Tiệp.

Ông có 8 người con, tất cả đều là giảng viên của các trường đại học lớn và đều là những nhà khoa học xuất sắc, nổi tiếng của Việt Nam.



  • Người con trai cả là Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Tuất, nguyên Chủ nhiệm khoa lý luận và sáng tác của Nhạc viện Novoxibiec - Nga, Phó Chủ tịch Hội người Việt ở Nga, người Việt đầu tiên được phong tặng Nghệ sĩ Công huân Nga (năm 2001).

  • Người con thứ hai là nữ Tiến sĩ Nguyễn Tề Chỉnh (bà đã qua đời), nguyên là giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

  • Người con thứ ba là Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng, Giám đốc Trung tâm vi sinh vật học ứng dụng, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, XI, XII, Nhà giáo Nhân dân - giảng viên khoa Sinh học trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.

  • Người con thứ tư là Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường, chuyên viên cổ nhân học, Viện khảo cổ học Việt Nam, giảng viên khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Tổng Thư ký Hội Khảo cổ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Cổ sinh địa tầng Việt Nam, Trưởng Ban Kiểm tra Hội Âm nhạc Hà Nội.

  • Người con thứ năm là Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng, Tổng Thư ký Các hội sinh học Việt Nam, giảng viên khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

  • Người con thứ sáu là Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Tráng, giảng viên bộ môn Hệ thống điện, khoa Điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

  • Người con thứ bảy là Giáo sư - Tiến sĩ - Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Việt là Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, Chủ nhiệm Bộ môn Tim mạch - Đại học Y Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam. Ông nguyên là Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội.

  • Người con út là Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Trung, Hiệu Phó Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam VFF.

PHẠM VĂN ĐỒNG

(1906-2000)

Phạm Văn Đồng (1 tháng 3, 1906 – 29 tháng 4, 2000) là vị Thủ tướng Việt Nam tại vị lâu nhất (19551987).

Ông là học trò, cộng sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976 và Thủ tướng của nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976 (từ năm 1981 gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) cho đến khi nghỉ hưu năm 1987. Ông có một bí danh là .


Tiểu sử


Phạm Văn Đồng sinh ra ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

Ông tham gia phong trào bãi khóa chống Pháp của học sinh, sinh viên năm 1925, khi Phan Châu Trinh mất. Năm 1926, ông sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện cách mạng do Hồ Chí Minh tổ chức và gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Đến năm 1929, ông được cử vào Kỳ bộ Nam Kỳ, rồi vào Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội và tham gia đại hội của tổ chức này họp ở Hồng Kông. Tháng 7 năm 1929, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù, đày đi Côn Đảo.

Năm 1936, ông ra tù, hoạt động ở Hà Nội. Năm 1940, ông bí mật sang Trung Quốc cùng với Võ Nguyên Giáp, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và được Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ về nước xây dựng căn cứ địa ở biên giới Việt–Trung.

Năm 1945, tại Đại hội Quốc dân Tân trào, ông được bầu vào Ủy ban Thường trực gồm 5 người thuộc Ủy ban Dân tộc giải phóng, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám.


Tham gia chính phủ


Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, ông được giữ chức Bộ trưởng Tài chính, Phó Trưởng ban Thường vụ Quốc hội (khóa I). Tuy nhiên ông để lại dấu ấn nhiều trong lĩnh vực ngoại giao.


Thủ tướng Phạm Văn Đồng (áo đen), đi sau chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Paris, Pháp, 1946.

Tháng 6 năm 1946, ông là Trưởng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Fontainebleau (Pháp) thay cho Nguyễn Tường Tam không nhận nhiệm vụ, nhằm tìm một giải pháp độc lập cho Đông Dương. Tuy nhiên, hội nghị này thất bại bởi sự ngoan cố của thực dân Pháp không chịu trao trả độc lập cho Đông Dương.



Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông được cử làm Đặc phái viên của Trung ương Đảng và Chính phủ tại Nam Trung Bộ. Năm 1947 ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (uỷ viên chính thức từ năm 1949). Từ tháng 7 năm 1949, ông được cử làm Phó Thủ tướng duy nhất.

Tại Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương/Đảng Lao động Việt Nam lần thứ hai năm 1951, ông trở thành Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng.

Năm 1954, ông được giao nhiệm vụ Trưởng phái đoàn Chính phủ dự Hội nghị Genève về Đông Dương. Phái đoàn Việt nam bước vào hội nghị với tư thế của một dân tộc chiến thắng, những đóng góp của đoàn Việt nam do ông đứng đầu là vô cùng quan trọng, tạo ra những đột phá đưa hội nghị tới thành công. Trải qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp rất căng thẳng và phức tạp, với tinh thần chủ động và cố gắng của phái đoàn Việt Nam, ngày 20/7/1954, bản Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Campuchia và Lào đã được ký kết thừa nhận tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, Lào và Campuchia.

Tháng 9 năm 1954, ông kiêm chức Bộ trưởng Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trưởng ban Đối ngoại TW Đảng. Từ tháng 9 năm 1955, ông là Thủ tướng Chính phủ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và từ năm 1976 là Thủ tướng của nước Việt Nam thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng cho đến khi về hưu năm 1987. Ông cũng liên tục là đại biểu Quốc hội từ năm 1946 đến năm 1987.




tải về 4.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   52   53   54   55   56   57   58   59   60




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương