Cẩm nang giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh trung học Lưu hành nội bộ “HIỀn tài là nghuyên khí CỦa quốc gia”



tải về 4.26 Mb.
trang56/60
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích4.26 Mb.
#38011
1   ...   52   53   54   55   56   57   58   59   60

Tiểu sử


Thái Phiên quê tại làng Nghi An, xã Hòa Phát, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam (nay là Khối Nghi An, phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng).[2] Thời trẻ ông đi tu tại chùa Cổ Lâm (miền núi Quảng Nam). Một thời gian sau, ông vào Bình Ðịnh làm nghề dạy học và hoạt động cách mạng, tham gia khởi nghĩa chống Pháp. Năm 1904, ông tham gia phong trào Ðông Du, năm 1908 ông tham gia Duy Tân cùng Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Từ năm 1913, ông là một trong những người lãnh đạo Việt Nam Quang Phục Hội miền Nam Trung Kỳ.

Ðầu năm 1916, ông và Trần Cao Vân đã gặp Vua Duy Tân thống nhất kế hoạch khởi nghĩa lật đổ Pháp. Kế hoạch bị tiết lộ, cuộc khởi nghĩa không thành, Thái Phiên, Trần Cao Vân và Vua Duy Tân bị Pháp bắt trên đường lên căn cứ vào rạng sáng ngày 4 tháng 5 năm 1916. Ngày 17 tháng 5 năm 1916, cùng với hai chiến hữu của mình là Nguyễn Quang Siêu, Tôn Thất Ðề và một số người khác, ông bị thực dân Pháp và Nam triều xử chém tại cống Chém (An Hòa, Thành phố Huế), chôn lấp cùng một hố với Trần Cao Vân.

Tháng 6 năm 1925, bà Trương Thị Dương, người cùng hoạt động trong Việt Nam Quang Phục Hội, nhóm của ông, đã bí mật đưa hài cốt hai ông từ An Hòa về chôn gần tháp Hòa thượng Kiết Mao thuộc xã Thủy Xuân. Sau đó 11 ngày việc cải táng có nguy cơ bị bại lộ, bà Dương lại từ Quảng Trị vào, rồi đêm đến bí mật đào hài cốt hai ông đem chôn chung một mộ tại đồi thông Từ Hiếu (trên đường lên lăng Tự Ðức).

NGUYỄN HÀNG CHI

(1886-1908)

Trong phong trào chống thuế năm Mậu Thân (1908) ở Hà Tĩnh, Nguyễn Hàng Chi là người lãnh đạo xuất sắc nhất.

Nguyễn Hàng Chi có tên là Nối, khi đi học thường gọi đồ Tuỵ, là con một gia đình nho học nổi tiếng ở làng Đông Thượng, xã Ích Hậu, tổng Phù Lưu (nay là xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh).

Nguyễn Hàng Chi nổi tiếng hay chữ trong vùng nhưng ông không đi thi. Sau chuyến đi Nam – Ngãi năm 1907 trở về, chịu ảnh hưởng của phong trào Duy Tân trong đó, rồi được các yếu nhân của Duy Tân hội Nghệ Tĩnh giác ngộ, Nguyễn Hàng Chi càng thiết tha với sự nghiệp cứu nước. Đầu năm 1908, phong trào chống thuế bùng nổ ở Quảng Nam rồi lan ra các tỉnh Trung Kỳ, trong đó có Hà Tĩnh. Nhiều nhà lãnh đạo Hội duy tân bị bắt. Nguyễn Hàng Chi trở thành người cầm đầu phong trào chống thuế ở Hà Tĩnh, cùng với các hội viên khác đứng ra tổ chức vận động phong trào chống thuế ở Hà Tĩnh bằng hình thức sáng tác vè phổ biến rộng rãi trong nhân dân.

Tháng 5-1908 ông giả làm người bán quế để đi nhiều nơi trong tỉnh liên lạc với các hội viên Hội Duy Tân và phân phát tờ “Thông Tri” do ông soạn thảo. Bản Thông Tri được truyền bá rộng rãi, dấy lên một phong trào sôi nổi hưởng ứng cuộc đấu tranh, lôi kéo được nhiều sĩ phu, nho sinh, hương, lý cùng tham gia.

Sáng 23-5-1908, Nguyễn Hàng Chi cùng Trần Tỵ, Phan Hiệp, Nguyễn Lương Nhân dẫn 600 người lên huyện lỵ Can Lộc để “xin sưu”. Tri huyện Nguyễn Doãn Văn bỏ trốn. Khi đoàn “xin sưu” ào ạt kéo về tỉnh lỵ thì bị quân Pháp khủng bố, ông và một số người khác bị bắt. Nguyễn Hàng Chi cùng với những người chống thuế bị giam chung với các “yếu nhân” của Hội Duy Tân và bị dùng cực hình tra tấn. Lúc đầu ông không nhận, sau lại nhận tất cả trách nhiệm về mình. Chính quyền thực dân và tay sai hành quyết Nguyễn Hang Chi ngay sau thành Hà Tĩnh.

Cuộc “xin sưu” ở Hà Tĩnh nằm trong chuỗi sự kiện phong trào chống thuế ở Trung Kỳ năm 1908 đã gây tiếng vang lớn. Tên tuổi của Nguyễn Hàng Chi được truyền tụng khắp vùng Nghệ Tĩnh.



NGUYỄN KINH CHI

(1899-1986)

Nguyễn Kinh Chi (1899-1986) là một nhà y khoa và chính khách Việt Nam.

Bác sĩ Nguyễn Kinh Chi sinh năm 1899, xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước tại làng Đông Thượng Xã Ích Hậu – Can Lộc Hà Tĩnh nay là làng Thống Nhất – Xã Ích Hậu – Lộc Hà – Hà Tĩnh.

Cha ông là nhà giáo dục học Nguyễn Hiệt Chi, đồng sáng lập Công ty Liên ThànhTrường Dục ThanhPhan Thiết nơi ông Nguyễn Tất Thành có thời gian dạy học ở đây.

Những hoạt động không mệt mỏi trong suốt cuộc đời ông cũng chỉ xoay quanh những công trình nghiên cứu y thuật và những trăn trở vì người bệnh. BS Nguyễn Kinh Chi có công lớn trong việc bóc võ cây Canh-ki-na từ Lâm Đồng làm thuốc chữa sốt rét [1], thành lập xưởng chế tạo dụng cụ y tế ở liên khu IV, ông cũng là tác giã cuốn Du Lịch Quảng Bình và Công nghệ Quảng Bình.

Một cuộc đời không tham quyền cố vị. Năm 1945, Nguyễn Kinh Chi đã từ chối lời mời tham gia Chính phủ Trần Trọng Kim với chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế, mà bí mật tham gia nhóm Responsable của Tôn Quang Phiệt đứng dưới tôn chỉ của Mặt trận Việt Minh. Sau ngày Cách mạng thành công, Bác sĩ Nguyễn Kinh Chi lần lượt được Chính phủ tín nhiệm cử giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ngành y tế của nước nhà. Ngay trong năm 1945, ông được cử làm Giám đốc Nha Y tế Trung Bộ. Sau hai năm (1947), lại được đề bạt chức Thứ trưởng Bộ Y tế [2]. Ông là Đại biểu Quốc hội Việt nam suốt 30 năm từ 1945-1975.

Sau cải cách ruộng đất, bằng sự nhạy cảm của một tri thức ông mường tượng ra có điều gì đó không ổn. Ông đã xin từ chức về quê dưỡng bệnh và chăm mẹ già. Sau nhiều lần trình bày khẩn thiết, ông được Thủ tướng Phạm Văn Đồng chấp thuận và viết vào sổ lý lịch “Một cán bộ cao cấp có tinh thần liêm khiết không tham quyền cố vị”.

Sau đó, ông lại được đề cử làm Giám đốc Y tế Liên khu IV kiêm Trưởng ty Y tế Nghệ An, rồi Phó vụ trưởng Vụ phòng bệnh Bộ Y tế, Trưởng ty Y tế chuyên gia thuộc Cục chuyên gia Phủ thủ tướng cho đến lúc về hưu năm 1965.

Nguyễn Kinh Chi, một tri thức bản lĩnh, quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, trung thực, tự trọng và không màng danh lợi…điều nay chắc chỉ còn lại trong sử sách. Tư chất đó có lẻ xuất phát từ truyền thống của một Chi Gia Trang vốn có nhiều bậc hiền tài, cương trực.

Biểu dương và ghi nhận những đóng góp của ông, Nhà nước ta đã tặng thưởng ông Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất, Huân chương chống Mỹ hạng nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Tên ông được đặt cho một con đường tại phường Đồng Sơn, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Con ruột ông là nhà nghiên cứu Nguyễn Từ Chi.


NGUYỄN THÁI HỌC

(1902-

Không Thành Công Thì Thành Nhân

Trước cơ nguy tan rã vì khủng bố của thực dân Pháp, VIỆT NAM QUỐC DÂN ÐẢNG quyết định khởi nghĩa với hy vọng nhờ đó giữ vững được lửa đấu tranh trong lòng người dân. Tại hội nghị Võng La ngày 26/01/1930 đưa đến quyết định sinh tử đó, Nguyễn Thái Học, chủ tịch Ðảng, đã động viên các đồng đội mình bằng một câu để đời: "Chúng ta không thành công thì thành nhân, có gì mà ngần ngại".


Câu nói đã trở thành một di ngôn lịch sử.

Nó cũng là đề tài luận bàn không riêng cho giới chính trị. Tuy nhiên, cho tới nay, người ta chỉ xoay quanh việc khai triển ý nghĩa của câu nói. Thế nào là "thành công", thế nào là "thành nhân"? Trong tình thế bó buộc, nên chọn thành công hay thành nhân ? Trong điều kiện nào thì "thành công" phải được ưu tiên ? Có người vượt khỏi mạch nghĩa thông thường bào chữa rằng chữ "nhân" ở đây không có nghĩa là "người" mà là "nhân tố", "hạt mầm", nghĩa là theo họ, không thành công thì cũng trở thành một "hạt mầm" để người sau ươm tiếp, noi theo.


Dù diễn dịch thế nào đi nữa thì trong con mắt mọi người xưa nay, Nguyễn Thái Học, ngoài tấm gương yêu nước, đã đi vào lịch sử với mẫu mực đạo lý "thành nhân" đó.


Ðã không ai nhìn ra, hoặc để ý đến con người xã hội của nhà cách mạng trẻ. Nói khác đi, đã không ai đặt câu hỏi cái gì đã thôi thúc Nguyễn Thái Học trong cơn nguy biến thốt ra tư tưởng đó.


Khi động viên, hẳn ông muốn nhắc nhở các đồng chí của mình về đạo sống của người quân tử. Nhưng cách phát biểu di ngôn kia đồng thời cũng nói lên tâm tư ông một tâm tư bị dằn vặt trước hai con đường "thành công" và "thành nhân", kết quả của hai nền giáo dục truyền thống và tân học giao nhau vào thuở đó. Không riêng họ Nguyễn, mà cả thế hệ đồng thời với Ông, sinh ra trong khoảng đầu thế kỷ 20, đều cùng trong một hoàn cảnh giao thời đầy thách đố và cùng mang nỗi thao thức chung với phát biểu kia, có thể nói, cũng là phản ảnh tâm trạng chung của cả thế hệ đương thời.
Mẫu mực của hai nền giáo dục

Năm 1917 là năm toàn quyền Albert Sarraut cải cách giáo dục, xóa hẳn nền nho học vẫn song hành bên cạnh chương trình "Pháp-Việt". Chương trình của Sarraut chấm dứt năm 1945, nhưng tinh thần của nó trên thực tế vẫn ảnh hưởng mãi trên các chính sách giáo dục về sau này. Ðặc điểm của cái học mới nầy là phần đức dục bị đẩy xuống thứ yếu. Cả nền nho học, có thể nói, là một bài đức dục. Tiêu đích của nó là "đạt nhân quân tử", nói khác đi, là đào tạo con người trở thành kẻ sĩ (Kẻ sĩ không đồng nghĩa với Nho sĩ. Nho sĩ là người học nho, còn Kẻ sĩ là người đạt lý tưởng sống của đạo nho). Kẻ sĩ có thể văn võ chưa toàn, nhưng đức độ phải vẹn. Trước khi bước ra "trị nước, bình thiên hạ" kẻ sĩ phải hoàn thành "tu thân", nghĩa là phải "thành người" trước đã. Thành người để giúp đời (tiếc rằng "đời" nầy đã bị tống nho bẻ cong thành "vua chúa"), nên gương đạo lý cho người, ấy là cùng đích của kẻ sĩ. Với lý tưởng đó, kẻ sĩ sẵn sàng hy sinh mạng sống (sát thân thành nhân) cho giá trị mình theo đuổi.

Bị đối phương săn đuổi, Chúa trịnh Tông lưu lạc vào một vùng đất lạ gặp Lý Trần Quán. Quán trước đây là viên quan nhỏ trong triều. Tông nuốn nhờ Quán hộ vệ ra khỏi địa giới. Quán không rõ đường nên nhờ người học trò là Trang thay mình hộ vệ Chúa. Nhưng Trang phản, thay vì dẫn Tông thoát, lại mang về nộp cho địch. Quán hay tin, tìm tới Trang mắng trách: "Chúa là chúa chung thiên hạ, mà ta là thầy mày. Nghĩa cả vua tôi sao mày nỡ thế? Trời ơi, tôi giết chúa tôi, trời có biết không". Khi Trang đưa Tông ra kinh, Quán quay về sai chủ trọ mua cho mấy thước vải trắng, sắm cho một cỗ áo quan đặt xuống huyệt thuê người đào sẵn. "Bề tôi làm cho nhỡ vua, tội đáng phải chết. Nếu ta không chết, thì cái bụng ta vẫn không tỏ được với trời đất". Nói rồi, với mũ áo chỉnh tề, Quán bước xuống nằm trong quan tài và sai chủ trọ đậy nắp quan, lấp đất (xem Ngô Thời Chí: Hoàng Lê Nhất Thống Chí, 1969, trang 90 tt). Ðó là chuyện xa. Gần hơn, có Nguyễn Cao.

Tán Cao khởi nghĩa bị thực dân bắt. Chúng dụ hàng, Cao từ chối rồi cắn lưỡi, lấy miểng sành rạch bụng moi ruột chết. Bài thơ trước khi chết:


Sống mà đắm chìm trong vòng dê chó


Thà chết đi cùng trời đất đi về


Ðừng vội lấy con mắt ngày nay mà định giá những hành động trên. Dù sao, những cái chết thật nhẹ nhàng, thanh thản, đương nhiên. Chết vì trung, vì nghĩa.


Nếu phải chọn giữa hai giá trị, kẻ sĩ không ngần ngại "thành nhân". Nguyễn Thông kể:


Sau khi nghe Trương Ðịnh dựng cờ, Hồ Huấn Nghiệp đến hội kiến. Trở về nhà thì gặp bạn là Hài. Hài hỏi: "Trương Ðịnh khởi nghĩa, hào kiệt tới đông như vậy, không biết việc có thành không?". Nghiệp trả lời: "Hễ làm việc nghĩa, không kể thành bại." Nguyên tắc nầy là nguyên tắc sống của Nghiệp. khi lên máy chém của thực dân, Nghiệp ung dung đọc bốn câu thơ, câu đầu: "Kiến nghĩa minh cam dũng bất vi". (Kẻ sĩ cốt tranh lấy nghĩa, hễ thấy nghĩa thì mạnh dạn làm). Lịch sử cận đại ghi biết bao thí dụ khác. Nho học cuối thời Hậu Lê và dưới thời Nguyễn đã tha hóa. Dù vậy nó vẫn là lò sản xuất những tấm gương kẻ sĩ lưu truyền sử sách.

Bước vào nền giáo dục mới, đạo lý vắng bóng. Cái học của các toàn quyền, và cả về sau, không còn chú trọng "thành nhân". A. Sarraut hô hoán mục tiêu giáo dục của mình là nhằm đào tạo một thế hệ vừa tài (homme de science) vừa đức (homme de bien). Nhưng chủ đích thực sự của ông ta là hướng tới sản xuất những tay sai nữa nạc nữa mỡ "d'autant collaboratrice que francisce" (vừa hợp tác vừa Pháp hóa) (Feray, Le Vietnam au XX Siècle, Paris 1979, trang 109). Sản phẩm của nền học mới, mà ta gọi là tân học, không còn gọi là "nho sĩ", mà là "trí thức". Trí thức chủ yếu là người có nhiều kiến thức hoặc chiếm được học vị cao, nói tắt lại là người có "tài". Thế thôi, Còn "đức", đối với họ, không bó buộc vì chẳng còn thuộc nội dung giáo dục. Ðích của trí thức không phải là "đạt nhân", mà là thành công vật chất. Khác với nhà nho hành xử theo đạo trung dung, dựa trên mẫu mực quá khứ và chọn lựa ưu tiên theo tiêu chuẩn đạo đức. Căn bản hành động của Trí thức là hoàn toàn tự do, hướng về thành quả tương lai, thúc đẩy bởi tư lợi và dựa trên tính toán hơn thiệt. Tóm lại, lý tưởng của Trí thức là thành công. Xã hội ngày nay kính trọng Trí thức vì nghĩ họ là mẫu mực tiếp nối Kẻ sĩ ngày trước. Trong khi đó tác phong đạo đức của đa số Trí thức xem ra bất cập, dù rằng nhờ vốn kiến thức họ vẫn chiếm được chỗ cao trong xã hội.


Một hành vi tính toán thành công tiêu biểu là việc Nguyễn Ái Quốc bán Phan Bội châu cho Pháp năm 1925. Trong "Việt Nam Niên Biểu" (viết Khoảng năm 1929) Cụ Phan nghi cho thơ ký mình là Nguyễn Thượng Huyền (cháu của Nguyễn Thượng Hiền) phản bội. Trên một bài báo năm 1960, Huyền phản lại mối nghi đó. Theo Vương Thúc Oánh và Lâm Ðức Thụ (cả hai đều là thân tín của Quốc, tức Hồ Chí Minh), Thụ là đồng phạm với Quốc trong vụ buôn bán đó nên đã bị bỏ rọ dìm xuống sông Thái Bình năm 1949 vì họ Hồ muốn giữ bí mật cho riêng mình. Sỡ dĩ Hồ hành động như vậy là vì muốn triệt hạ uy tín của cụ Phan không cùng chí hướng và là lực cản đường tiến thân của Hồ: "Cụ Phan ái quốc thật nhưng đã quá già, đầu óc khó hấp thụ những trào tư tưởng lưu mới" (lời của Hồ). Trào lưu tư tưởng nào ông Hồ muốn nói tới? Cuối năm 1920, dưới lá cờ đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Tất Thành đưa tay tuyên thệ hiến hết thân mình cho Quốc tế vô sản, thề sống chết cho cuộc đấu tranh giai cấp. Cùng lúc đó tại Trung Hoa, họ Phan từ chối làm tay sai cho Cộng sản quốc tế.


Thách đố của một thế hệ

Nguyễn Thái Học sinh năm 1902. Năm lên bốn, bắt đầu thụ giáo Hán văn tại nhà một cụ Tú. Lúc 11 tuổi, Ông bỏ bút lông chuyển sang bút sắt khi nhà nước thiết lập trường tiểu học Pháp việt tại phủ Vĩnh Tường. Năm 20 tuổi, vào Cao đẳng Sư phạm, sau đó sinh viên trường Cao đẳng Thương mại. Như vậy, cho tới ngày nghị hội Võng La, cả tuổi thanh xuân của ông tắm gội trong dòng tân học. Ảnh hưởng tân học với mẫu mực "thành công" lẽ ra như vậy phải giữ phần ưu thế trong tâm tư ông. Nhưng những suy nghĩ và lựa chọn của ông cũng như các đồng chí (tân học) của ông, trái lại, cho thấy giá trị Nho học vẫn còn thắng thế. Do đâu? Hẳn là bởi môi sinh tinh thần của thế hệ Nguyễn Thái Học vẫn còn thấm đượm không khí Nho giáo. Dù rằng tân học lúc đó đã thắng thế trong học đường và trên đường tiến thân, nhưng cuộc sống xã hội nói chung vẫn còn bị trói buộc bởi các giá trị truyền thống.


Thế hệ Nguyễn Thái Học là thế hệ tân học đầu tiên. Thế hệ bị vần vũ trong xung khắc của hai nền giáo dục giao thời, biểu tượng cho sự xung đột của hai nền văn hóa Ðông Tây. Trận chiến văn hóa này đã xuất hiện nơi một số minh nho thuộc lớp nho học cuối cùng trước đó, với những Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng... mà ta gọi là thế hệ "Duy tân". Các giá trị xã hội mới như dân chủ, dân quyền, bình đẳng, tân học, tự cường, dân trí, học nghề thực dụng... đã thắng thế trong tâm tưởng của những nhà nho duy tân.


Báo "Tribune Indochinoise" (1907, trang 1368) ghi lại: "Khi nghe nhà nho duy tân Trần Tấn Bình nói chuyện về chế độ dân chủ ở Pháp và khả năng áp dụng tại Việt Nam, các thính giả phấn chấn đến nỗi nhào lên xé nát tấm áo ngoài của ông, chia nhau mỗi người một mảnh giữ làm kỷ niệm"! Ðó là vào năm 1907, chuyện xảy ra tại Thái Bình, ông Bình vừa du lịch Pháp về. (Xem thế, dân chủ đã là thao thức nóng bỏng ngay từ đầu thế kỷ, chứ không phải như mấy lão ông ở Ba đình quẫn trí khư khư rằng Việt Nam không cần dân chủ!). Thực ra mặt trận duy tân thời đó không dễ dàng như buổi nói chuyện trên đây. Song đã vô cùng gay go, phải trả giá bằng máu (Cờ Ðộc Lập Phải Nhuộm Bằng Máu, Hoa Tự Do phải Tưới Bằng Máu: Di ngôn của Nguyễn Thái Học).


"Theo mới hoàn toàn theo mới". Với khẩu hiệu đó, Tự Lực Văn Ðoàn - thế hệ trí thức đầu tiên sống sót sau biến cố khởi nghĩa 1930 - đã đưa cuộc đấu tranh giữa Mới và Cũ tới dứt điểm. Lực lượng bảo thủ từ đây bị đẩy vào hậu trường, Ðất nước khoác bộ mặt mới với sự thắng thế của giá trị mới. Trong trận chiến văn hóa hồi đầu thế kỷ, đã có một phân công vô hình giữa hai thế hệ bản lề. Vua Duy Tân công phá cơ cấu vĩ mô, nghĩa là tấn công tầng lớp vua quan, phá vỡ vòng vây ý thức hệ phong kiến và mở ra nhận thức mới. Tự Lực Văn Ðoàn đi vào lùng dịch trong cơ cấu làng xã, gia đình, các hủ tục xã hội. Không có đợt sóng Duy Tân, nỗ lực của Tự Lực Văn Ðoàn hẳn đã không dễ dàng thành công. Bỏ ngoài một vài yếu tố tiêu cực có tính cách phụ thuộc ra, nhờ hai cuộc vận động Duy tân và Tự lực mà một "tân Việt Nam" (Phan Bội Châu) đã hình thành; đất nước bừng tỉnh sau cơn mê ngàn năm để bước vào thời đại tân tiến. Ngày hôm nay, phải có vận động nào đây với thế hệ lãnh đạo để đưa đất nước thoát khỏi vòng vây "phong kiến biến tướng" (Hà Sĩ Phu) để ngẩng mặt với thế giới?


Tuy thoát thai từ hai nền giáo dục khác nhau, lớp minh nho cuối mùa và thế hệ tân học đầu tiên vẫn còn mang nhiều đặc tính chung: yêu nước, theo mới và nhất là trên bình diện đạo sống làm người. Lý tưởng quân tử vẫn là mẫu mực chưa suy chuyển nơi họ. Những cuộc sống gương mẫu, những cái chết uy dũng của họ đã minh chứng điều này. Rút kinh nghiệm thất bại của phong trào Cần Vương, thế hệ Duy Tân đã bắt đầu thao thức về giá trị "thành công". Vì thế mà họ đã đổi chiến thuật đấu tranh để thắng lợi. Nhưng thao thức kia chưa trở thành một cuộc đấu tranh tư tưởng nơi các cụ. Bởi vì truyền thống Kẻ sĩ không cho phép đặt ra vấn đế lựa chọn nầy. Nhưng, với thế hệ tân học sau các cụ. "thành công" đã trở thành vấn nạn ray rứt đòi hỏi phải có quyết định.


Và quyết định đó là di ngôn của Nguyễn Thái Học thốt ra trong căng thẳng tận cùng của tâm trí. "Không thành công thì thành nhân", nghĩa là "thành nhân" vẫn ưu tiên, vẫn thắng. "Anh em ở lại nhé... Chúng tôi đi trả nợ nước đây", lời trối vang lên từ ngục thất Hỏa lò trong đêm bị thực dân mang đi hành hình ở Yên bái đã cụ thể hóa lý tưởng thành nhân của ông và của cả thế hệ thanh niên đương thời.

Thách đố cho mọi thời đại


Lý tưởng thành nhân của thế hệ Nguyễn Thái Học, tiếc thay, đã không còn giá trị nữa nơi các thế hệ tiếp nối về sau. Hơn nữa thế kỷ qua người Việt đua nhau mải mê chạy theo con đường thành công, tưởng đó là con đường của "đỉnh cao trí tuệ": thực tế, đúng đắn, văn minh, chắc chắn nhất đưa nước đi lên. Tiêu biểu là người Cộng sản hằng tự hào với phương châm "mục đích biện minh cho phương tiện" của họ. Phải thành công bằng mọi giá kể cả giá vô nhân. Họ phê phán và khinh khi những cái chết Yên báy là "lãng mạn", "tiểu tư sản", "vô ích". Nhưng đất nước trong tay thành công của họ đã không khá hơn, mà trái lại càng ngày càng phá sản.


Hôm nay thực tế đất nước tang thương bắt ta đặt lại vấn đề. Nhận định lại thách đố và chọn lựa của thế hệ cha ông. Thành công hay thành nhân? Câu hỏi của gần 70 năm trước vẫn mới, vẫn nhức nhối cho thế hệ hiện nay. Và có lẽ cả cho mọi thế hệ tương lai Việt Nam.


Thành công hay thành nhân???


Không có gì mang lợi cho tha nhân mà lại không khỏi đi từ căn bản thành người, căn bản mà một Nguyễn Trãi đã thể hiện với "chí nhân", Phan Bội Châu qua tấm lòng "vì dân", Nguyễn Thái Học nơi tâm vọng "thành người".


Nếu Anh Chị nào muốn tìm hiểu thêm về Việt Nam Quốc Dân Đảng thì xin vô đây


Việt Nam Quốc Dân Đảng.




HUỲNH THÚC KHÁNG

(1876-1947)



Huỳnh Thúc Kháng (chữ Hán: 黃叔抗; 18761947), tự Giới Sanh, hiệu là Mính Viên (茗園, Vườn chè) hay đôi khi được viết là Minh Viên, là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng Việt Nam. Ông từng giữ chức Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ thời thuộc Pháp, Bộ trưởng Nội vụ, quyền Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nổi tiếng với tài năng, đức độ và lòng yêu nước, người dân Việt Nam thường nhắc đến ông với một tên gọi gần gũi: cụ Huỳnh.

Thân thế


Theo tên chữ Hán trên trang bìa quyển Tập diễn-văn của ông Hoàng-Thúc-Kháng, in năm 1926 thì đúng ra đọc (và viết) tên ông phải là Hoàng Thúc Kháng. Tuy nhiên, do kiêng húy Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng, họ Hoàng phải đổi thành Huỳnh. Đến nay các tỉnh miền Trung và Nam vẫn dùng âm Huỳnh. Tuy vậy, vẫn có sách dùng Hoàng Thúc Kháng.

Ông sinh ngày 1 tháng 10 năm 1876, là người làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang Thượng, huyện Tân Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước), tỉnh Quảng Nam. Cha ông là cụ ông Huỳnh Văn Phương, tự Tấn Hữu, xuất thân nhà nông hào nhưng cũng học qua Nho học, nhiều phen thi cử nhưng không đỗ. Mẹ ông là cụ bà Nguyễn Thị Tình, người làng Hội An nhưng cư ngụ làng Phú Thị (nay thuộc xã Tiên Châu, huyện Tiên Phước), em ruột Phó bảng Nguyễn Đình Tựu.


Tiến thân khoa cử


Nguyên tên ông là Huỳnh Văn Thước, là con trai thứ 3 và là con trai út trong nhà, nhưng vì 2 anh trai mất sớm, nên ông là người con trai duy nhất. Bởi sự kỳ vọng của song thân, từ nhỏ ông đã được rèn dạy để tiến thân bằng khoa cử.

Ông bắt đầu học chữ Nho từ năm 8 tuổi dưới sự dạy dỗ của người cậu ruột là Tế tửu quốc tử giám Nguyễn Đình Tựu, đổi tên là Huỳnh Hanh, tự là Giới Sanh. Năm 13 tuổi đã văn hay chữ tốt. Năm 1900, ông đậu Giải nguyên kỳ thi hương năm Canh Tý 1900, được xưng tụng là một trong Thập Ngũ Phụng Tề Phi của đất Quảng Nam xưa.

Năm Giáp Thìn 1904, ông đỗ Hội nguyên Hoàng giáp (tức Tiến sĩ thủ khoa).

Lãnh đạo phong trào Duy Tân


Ông cùng với Phan Bội Châu, Phan Chu TrinhTrần Quý Cáp là những nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân. Vì lý do đó, ông bị bắt trong năm 1908, rồi bị đày ở Côn Đảo suốt 13 năm, đến mãi năm 1919 mới được trả tự do.

Hoạt động trong Nghị viện Trung Kỳ


Năm 1926, ông đắc cử dân biểu rồi được cử làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ. Trong ba năm hoạt động ở Viện, ông cương quyết tranh đấu trong nghị trường, rồi nhân việc chống lại Khâm sứ Pháp, ông từ chức.

Nhà báo Tiếng Dân


Năm 1927, ông sáng lập tờ báo Tiếng Dân - một tờ báo được xuất bản tại Huế vào năm 1927 và bị chính quyền thời bấy giờ đình bản năm 1943.

Trọng trách của quốc dân


Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ông ra tham gia Chính phủ Liên hiệp lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Năm 1946, khi Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, Huỳnh Thúc Kháng được cử làm Quyền Chủ tịch nước Việt Nam. Trên cương vị này, ông đã ra quyết định quan trọng trong Vụ án phố Ôn Như Hầu.

Thời gian này ông còn là Chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam. Cuối năm 1946, ông là Đặc phái viên của Chính phủ vào cơ quan Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Trung Bộ tại Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.

Ngày 21 tháng 4 năm 1947, ông lâm bệnh nặng và mất huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Làm theo tâm nguyện của ông, nhân dân đã an táng ông trên đỉnh núi Thiên Ấn. Nơi đây là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi. Nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng tại xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước vẫn còn lưu giữ nhiều kỷ vật có giá trị, được một người cháu nuôi trong dòng tộc bảo quản.


Học hành rất rộng, chí khí rất bền...


Trong thư gửi vĩnh biệt cụ Huỳnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:

"Cụ Huỳnh là người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước mà Cụ trước đây bị bọn thực dân làm tội, đày ra Côn Đảo. Mười mấy năm trường gian nan cực khổ, nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của Cụ chẳng những không sờn, mà lại thêm cương quyết.



Cụ Huỳnh là người giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khó không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan. Cả đời cụ Huỳnh không cần danh vị, không cần lợi lộc, không thèm làm giàu. Cả đời Cụ Huỳnh chỉ phấn đầu cho dân được tự do, nước được độc lập, đến ngày nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập Chính phủ ta mời Cụ ra. Tuy đã 71 tuổi, nhưng Cụ vẫn hăng hái nhận lời, Cụ nói: "Trong lúc phục hưng dân tộc, xây dựng nước nhà thì bất kỳ già, trẻ, trai, gái, ai cũng ra sức phụng sự Tổ quốc"".

Tưởng nhớ


Để tưởng nhớ đến ông nhiều tỉnh thành và thành phố như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam...có những con đường và ngôi trường THPT mang tên ông.

Ngày 19 tháng 2 năm 2013, nhà nước công bố quyết định truy tặng Huân chương Sao Vàng để ghi nhận công lao của ông đối với đất nước.



HỒ CHÍ MINH

(1890-1969)

Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 18902 tháng 9 năm 1969) là một nhà cách mạng, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 19451969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 19511969.

Là nhà lãnh đạo được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng, lăng của ông được xây ở Hà Nội, nhiều tượng đài của ông được đặt ở khắp mọi miền Việt Nam, hình ảnh của ông được nhiều người dân treo trong nhà, đặt trên bàn thờ [1][2][3][4][5], và được in ở hầu hết mệnh giá đồng tiền Việt Nam. Ông được thờ cúng ở một số đền thờ và chùa Việt Nam[6][7][8]. Ông đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng cả tiếng Việt, tiếng Hántiếng Pháp. Ông đã được tạp chí Times bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20


Xuất thân và quê quán


Bài chi tiết: Gia đình Hồ Chí Minh

Theo gia phả của dòng họ Nguyễnlàng SenKim Liên tại huyện Nam Đàn, Nghệ An thì:



"Hoàng sơ tổ khảo là Nguyễn Bá Phụ, tổ đời thứ hai là Nguyễn Bá Bạc, tổ đời thứ ba là Nguyễn Bá Ban, tổ đời thứ tư là Nguyễn Văn Dân,... tổ đời thứ năm, Nguyễn Sinh Vật là giám sinh đời Lê Thánh Đức (tức Lê Thần Tông) năm thứ ba..., tổ đời thứ sáu là Nguyễn Sinh Tài đỗ hiếu sinh khi 17 tuổi, năm 34 tuổi đỗ tam trường khoa thi Hội..., tổ đời thứ 10 là Nguyễn Sinh Nhậm[11])." Cả bốn đời đầu tiên của dòng họ đều chưa lấy đệm là "Sinh" và không rõ năm sinh, năm mất[12].

Ông tên thật là Nguyễn Sinh Cung (giọng địa phương phát âm là Côông), tự là Tất Thành[13]. Quê nội là làng Kim Liên (tên Nôm là làng Sen). Ông được sinh ra ở quê ngoại là làng Hoàng Trù (tên Nôm là làng Chùa, nằm cách làng Sen khoảng 2 km) và sống ở đây cho đến năm 1895. Hai làng này vốn cùng nằm trong xã Chung Cự, thuộc tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn. Quê nội của ông, làng Kim Liên[14] là một làng quê nghèo khó. Phần lớn dân chúng không có ruộng, phải làm thuê cấy rẽ, mặc quần ít, đóng khố nhiều, bởi thế nên làng này còn có tên là làng Đai Khố[15]. Vào đời ông, phần lớn dòng họ của ông đều cơ hàn, kiếm sống bằng nghề làm thuê, và cũng có người tham gia các hoạt động chống Pháp[16].

Cha ông là một nhà nho tên là Nguyễn Sinh Sắc, từng đỗ phó bảng[17]. Mẹ là bà Hoàng Thị Loan. Ông có một người chị là Nguyễn Thị Thanh, một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm (tự Tất Đạt, còn gọi là Cả Khiêm) và một người em trai mất sớm là Nguyễn Sinh Nhuận (1900-1901, tên khi mới lọt lòng là Xin).

Theo lý lịch chính thức, Nguyễn Sinh Cung sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890


Tuổi trẻ


Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên. Sau khi mẹ mất (1901), ông về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian ngắn rồi theo cha về quê nội, từ đây ông bắt đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành. Tất Thành theo học cử nhân Hoàng Phạm Quỳnh và một số ông giáo khác[18].

Năm 1906, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba. Tại đây, ông trải qua các niên khoá 1906 - 1907 lớp nhì và 1907 - 1908 lớp nhất. Trong kỳ thi Primaire (tương đương tốt nghiệp tiểu học) năm 1908 - ông là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường Pháp - Việt Đông Ba được thi vượt cấp vào hệ Thành chung trường Quốc Học.[19]

Tháng 9 năm 1907, ông vào học lớp Trung học đệ nhị niên tại trường Quốc học Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ[20]. Cha ông bị triều đình khiển trách vì "hành vi của hai con trai". Hai anh em Tất Đạt và Tất Thành bị giám sát chặt chẽ. Ông quyết định vào miền Nam để tránh sự kiểm soát của triều đình.[21]

Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành đến Phan Thiết. Ông dạy chữ Hánchữ Quốc ngữ cho học sinh lớp ba và tư tại trường Dục Thanh của Hội Liên Thành[22][23].

Trong thời gian này, Nguyễn Tất Thành thường gặp gỡ một số nhà nho yêu nước đương thời, tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc. Nguyễn Tất Thành đã có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Ông tuy khâm phục Đề Thám, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào cả. Theo quan điểm của ông, Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải cách, điều đó chẳng khác nào "xin giặc rủ lòng thương", còn Phan Bội Châu thì hy vọng Đế quốc Nhật Bản giúp đỡ để chống Pháp, điều đó nguy hiểm chẳng khác nào "đuổi hổ cửa trước, rước báo cửa sau". Nguyễn Tất Thành thấy rõ là cần quyết định con đường đi của riêng mình[24].

Khoảng trước tháng 2 năm 1911, ông nghỉ dạy và vào Sài Gòn cũng với sự giúp đỡ của Hội Liên Thành. Tại đây, ông theo học trường Bá Nghệ là trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son (bây giờ là trường Cao Đẳng Kỹ thuật Cao Thắng), vừa đi bán báo ở khu vực thương cảng để kiếm sống và đồng thời tìm hiểu đời sống công nhân.[25][26][27] Ở đây, ông học được 3 tháng. Sau đó ông quyết định sẽ tìm một công việc trên một con tàu viễn dương để được ra nước ngoài học hỏi tinh hoa của phương Tây[28] để trở về giúp nhân dân Việt Nam[29].


Hoạt động ở nước ngoài


Bài chi tiết: Hoạt động của Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1911-1941

Thời kỳ 1911-1919


Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, ông lấy tên Văn Ba, lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville, với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây. Ngày 6 tháng 7 năm 1911, sau hơn 1 tháng đi biển, tàu cập cảng Marseilles, Pháp. Tại Marseilles, ông đã viết thư đến Tổng thống Pháp, xin được nhập học vào Trường Thuộc địa (École Coloniale), trường chuyên đào tạo các nhân viên hành chánh cho chính quyền thực dân, với hy vọng "giúp ích cho Pháp". Thư yêu cầu của ông bị từ chối và được chuyển đến Khâm sứ Trung Kỳ ở Huế.[30] Ở Pháp một thời gian rồi ông qua Hoa Kỳ. Sau khi ở Hoa Kỳ một năm (cuối 1912-cuối 1913), ông đến nước Anh làm nghề cào tuyết, đốt lò rồi phụ bếp cho khách sạn, học tiếng Anh, và ở London cho đến cuối năm 1916[31]. Một số tài liệu trong kho lưu trữ của Pháp và Nga cho biết trong thời gian sống tại Hoa Kỳ, ông đã nghe Marcus Garvey diễn thuyết ở khu Harlem và tham khảo ý kiến của ​​các nhà hoạt động vì nền độc lập của Triều Tiên.[31] Cuối năm 1917, ông trở lại nước Pháp, sống và hoạt động ở đây cho đến năm 1923.[32]

Thời kỳ ở Pháp

Tấm biển đồng gắn tại nhà số 9 ngõ Compoint, quận 17 Paris: "Tại đây, từ năm 1921-1923, Nguyễn Ái Quốc đã sống và chiến đấu vì quyền độc lập và tự do cho nhân dân Việt Nam và các dân tộc bị áp bức"

Tháng 2 năm 1919, Nguyễn Tất Thành gia nhập Đảng Xã hội Pháp.[33] Ngày 18 tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội những người An Nam yêu nước, Nguyễn Tất Thành đã mang tới Hội nghị Hòa bình Versailles bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm để kêu gọi lãnh đạo các nước Đồng Minh áp dụng các lý tưởng của Tổng thống Wilson cho các lãnh thổ thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á, trao tận tay tổng thống Pháp và các đoàn đại biểu đến dự hội nghị[34]. Bản yêu sách không yêu cầu độc lập cho Việt Nam, nhưng bao gồm quyền tự do và bình đẳng[35]. Bản yêu sách này do một nhóm các nhà ái quốc Việt Nam sống ở Pháp, trong đó có Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Tất Thành, cùng viết, và được ký tên chung là Nguyễn Ái Quốc[36]. Từ đây, Nguyễn Tất Thành công khai nhận mình là Nguyễn Ái Quốc[37] và sử dụng tên này trong suốt 30 năm sau đó[38]. Thất bại của Hội nghị Versailles trong giải quyết các vấn đề thuộc địa đã đẩy niềm tin của Nguyễn Tất Thành sang chủ nghĩa cộng sản[35].

Nguyễn Ái Quốc nói với các đại biểu của Đảng Cộng sản Pháp: "Tôi không hiểu bất cứ điều gì về chiến lược, thủ thuật hành động và tất cả những từ ngữ đao to búa lớn mà các ông dùng, nhưng tôi hiểu một điều rất đơn giản: Quốc tế Thứ 3 quan tâm rất nhiều tới vấn đề thuộc địa. Các đại biểu của Quốc tế Thứ 3 hứa sẽ giúp các dân tộc thuộc địa đang bị áp bức dành lại tự do và độc lập. Các thành viên của Quốc tế thứ 2 không nói một từ về số phận của các vùng thuộc địa"[35].

Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenin, từ đó ông hoàn toàn tin tưởng[39] vào chủ nghĩa cộng sản. Ông tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại Tours (từ 25 đến 30 tháng 12 năm 1920) với tư cách là đại biểu Đông Dương của Đảng Xã hội Pháp, ông trở thành một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp và tách khỏi đảng Xã hội. Năm 1921, ông cùng một số nhà yêu nước của các thuộc địa Pháp lập ra Hội Liên hiệp Thuộc địa (Union intercoloniale - Association des indigènes de toutes les colonies) nhằm tập hợp các dân tộc bị áp bức đứng lên chống chủ nghĩa đế quốc. Năm 1922, ông cùng một số nhà cách mạng thuộc địa lập ra báo Le Paria (Người cùng khổ), làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, nhằm tố cáo chính sách đàn áp, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc nói chung và thực dân Pháp nói riêng. Tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp" bằng tiếng Pháp (Procès de la colonisation française) do Nguyễn Ái Quốc viết được xuất bản năm 1925, đã tố cáo chính sách thực dân tàn bạo của Pháp và đề cập đến phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa.

Thời kỳ ở Liên Xô lần thứ nhất


Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô lần đầu tiên vào năm 1922 tham gia Đại hội lần tư của Quốc tế Cộng sản, ở đó ông gặp Lenin và trở thành thành viên của Ban Đông Nam Á của Quốc tế Cộng sản[35].

Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Moskva học tập tại trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông được đào tạo chính quy về Chủ nghĩa Marx, tuyên truyền và khởi nghĩa vũ trang[35]. Tại đây ông đã dự Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân (họp từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 10 năm 1923), ông được bầu vào Ban chấp hành và Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân. Tại Đại hội lần thứ 5 Đệ Tam Quốc tế (họp từ ngày 17 tháng 6 đến ngày 8 tháng 7 năm 1924), ông được cử làm ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam.

Năm 1924, tại thành phố Moskva, ông viết và nộp cho tổ chức Đệ Tam Quốc tế một bản Báo cáo về tình hình Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Nhận thấy phong trào đấu tranh giai cấp tại Việt Nam có sự khác biệt với phong trào đấu tranh giai cấp bên Tây phương đương thời, ông có nhận xét về các tầng lớp địa chủ, tăng lữ,... của Việt Nam như sau:

Những địa chủ ở đây chỉ là những tên lùn tịt bên cạnh những người trùng tên với họ ở châu Âu và châu Mỹ (…). Không có vốn liếng gì lớn…, đời sống của địa chủ cũng chẳng có gì là xa hoa”,“An Nam chưa bao giờ có tăng lữ…”.


Thời kỳ ở Trung Quốc (1924-1927)


Sau khi học tại Liên Xô, cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu theo phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô do Mikhail Markovich Borodin làm trưởng đoàn đến giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch, làm phiên dịch lấy tên là Lý Thụy.

Trong thời gian ở Trung quốc, Nguyễn Ái Quốc có nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến tư tưởng cách mạng ra vùng Đông Phương. Theo đó, năm 1925, ông tập hợp Việt Kiều và thành lập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí HộiQuảng Châu (Trung Quốc) để truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin (thường được phiên âm là Mác–Lê-nin) vào Việt Nam. Cuốn Đường Kách mệnh, mà ông là tác giả, tập hợp các bài giảng tại các lớp huấn luyện chính trị của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, được xuất bản năm 1927.[41]

Theo nghiên cứu của một số sử gia có tên tuổi tại Hoa Kỳ, Pháp, và Trung Quốc, trong thời gian ở Quảng Châu, ông đã kết hôn với một thiếu nữ Trung Quốc tên là Tăng Tuyết Minh (ngày 18 tháng 10 năm 1926) và sống với nhau cho đến khi ông rời Quảng Châu, vào khoảng tháng 4 hoặc 5 năm 1927, từ đó không bao giờ còn gặp lại nhau. Sau khi ông đã trở thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cả hai người đã tìm nhau thông qua tổ chức Đảng Cộng sản Trung Quốc và cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Trung Quốc nhưng không thành công.[42][43]

Cùng năm 1925, ông tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông, do Liêu Trọng Khải, một cộng sự thân tín của Tôn Dật Tiên, làm hội trưởng và ông làm bí thư. Tổ chức này sau đó trở thành Đảng Cộng sản Nam Hải (the South Seas Communist party)[35], tiền thân của một loạt các tổ chức cộng sản sau này, bao gồm có cả Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong thời kỳ này, Nguyễn Ái Quốc cũng gửi một loạt người Việt đi học trường quân sự của Tưởng Giới Thạch tại Quảng Châu, đồng thời tiến hành một khóa đào tạo về khởi nghĩa vũ trang. Do Tưởng Giới Thạch khủng bố các nhà cách mạng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam, ông rời Quảng Châu đi Hương Cảng, rồi thoát sang Liên Xô theo đường sa mạc Gobi. Tháng 11 năm 1927, ông được cử đi Pháp, rồi từ đó đi dự cuộc họp Đại hội đồng của Liên đoàn chống đế quốc từ ngày 9 đến ngày 12 tháng 12 năm 1927 tại Brussel, Bỉ.


Những năm 1928, 1929


Mùa thu 1928, ông từ châu Âu đến Xiêm La (Thái Lan), cải trang là một nhà sư đầu trọc, với bí danh Thầu Chín để tuyên truyền và huấn luyện cho Việt kiều tại Xiêm, đồng thời xuất bảo báo gửi về trong nước.[cần dẫn nguồn]

Cuối năm 1929, ông rời khỏi Vương quốc Xiêm La và sang Trung Quốc.


Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam


Ngày 3 tháng 2 năm 1930, tại Cửu Long (九龍, Kowloon) thuộc Hương Cảng, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, nhằm giải quyết những mâu thuẫn đang có giữa những người cộng sản ở Đông Dương, ông thống nhất ba tổ chức đảng cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đó đổi tên là "Đảng Cộng sản Đông Dương", rồi đổi thành "Đảng Lao Động Việt Nam" và nay là "Đảng Cộng sản Việt Nam"). Cũng vào năm này, khởi nghĩa Xô Viết Nghệ Tĩnh nổ ra, do Đảng Cộng sản chỉ đạo, nhưng thất bại. Pháp cấm Đảng Cộng sản Đông Dương, và Nguyễn Ái Quốc bị xử tử hình vắng mặt.

Tháng 3 năm 1930, ông trở lại Xiêm La trong một thời gian ngắn, sau đó quay lại Trung Hoa.


Những năm 1931 - 1933


Năm 1931, dưới tên giả là Tống Văn Sơ (Sung Man Ch'o), Nguyễn Ái Quốc bị nhà cầm quyền Hương Cảng bắt giam với ý định trao cho chính quyền Pháp ở Đông Dương. Tờ L'Humanité số ra ngày 9 tháng 8 năm 1932 đưa tin Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi trong trạm xá nhà tù tại Hồng Kông đồng thời tố cáo đây là âm mưu của thực dân Pháp câu kết với thực dân Anh nhằm ám sát người lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương[44].

Sau đó nhờ sự biện hộ và giúp đỡ tận tình của luật sư Frank Loseby[45], Tống Văn Sơ được thả ngày 28 tháng 12 năm 1932. Ông đi Thượng Hải rồi bí mật quay trở lại Liên Xô.


Thời kỳ ở Liên Xô lần thứ hai


Ông đến Moskva vào mùa xuân năm 1934. Với bí danh Lin, Nguyễn Ái Quốc học ở Trường Quốc tế Lenin (1934-1935). Ông dự Đại hội lần thứ 7 Đệ Tam Quốc tế (từ ngày 25 tháng 7 đến ngày 20 tháng 8 năm 1935) với vai trò quan sát viên của ban thư ký Dalburo với tên Linov[46]. Theo tài liệu của một số nhà sử học, ông bị buộc ở Liên Xô cho đến năm 1938 và bị giam lỏng ở đó do bị nghi ngờ về lý do ông được nhà cầm quyền Hương Cảng trả tự do[47]. Trong những năm 1931-1935, ông đã bị Trần Phú và sau đó là Hà Huy Tập phê phán về đường lối cải lương "liên minh với tư sản và địa chủ vừa và nhỏ", không đúng đường lối đấu tranh giai cấp của Đệ Tam Quốc tế[48][49].

Trong một bức thư kể cho tổ chức Đệ Tam Quốc tế hay về phong trào cách mạng vô sản tại Đông Dương được viết vào tháng 3 năm 1935, Nguyễn Ái Quốc bị phê phán nặng nề. Bức thư này có ghi nhận về “tàn dư của tư tưởng dân tộc cách mạng pha trộn với chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa duy tâm của đảng của các đồng chí Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và của đồng chí Nguyễn Ái Quốc”. Trong thư này cũng có đoạn: “Những tàn dư ấy rất mạnh và tạo thành một chướng ngại nghiêm trọng cho sự phát triển chủ nghĩa cộng sản. Cuộc tranh đấu không nhân nhượng chống những học thuyết cơ hội này của đồng chí Nguyễn Ái Quốc và của Đảng Thanh niên là rất cần thiết (…). Chúng tôi đề nghị đồng chí Lin viết một cuốn sách để tự phê bình những khuyết điểm đã qua”.[40].

Sở dĩ có việc phê phán này là do vào thời điểm đó, Quốc tế Cộng sản, dưới sự lãnh đạo của Stalin, đặt trọng tâm vào việc đấu tranh giai cấp để đi đến xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản và không quan tâm nhiều đến các vấn đề giải phóng thuộc địa. Trong khi đó, Nguyễn Ái Quốc lại đề cao chủ nghĩa dân tộc và vấn đề giải phóng thuộc địa, ông cho rằng:[40]

Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước. Chính nó đã gây nên cuộc nổi dậy chống thuế năm 1908, nó dạy cho những người culi biết phản đối, nó làm cho những người “nhà quê” phản đối ngầm trước thuế tạp dịch và thuế muối. Cũng chủ nghĩa dân tộc đã luôn luôn thúc đẩy các nhà buôn An Nam cạnh tranh với người Pháp và người Trung Quốc; nó đã thúc giục thanh niên bãi khóa, làm cho những nhà cách mạng trốn sang Nhật Bản và làm vua Duy Tân mưu tính khởi nghĩa năm 1917”.


Từ năm 1938 đến đầu năm 1941


Năm 1938, ông trở lại Trung Quốc. Trong vai thiếu tá Bát Lộ quân Hồ Quang, Nguyễn Ái Quốc đến công tác tại văn phòng Bát Lộ quân Quế Lâm, sau đó đi Quý Dương, Côn Minh rồi đến Diên An, căn cứ đầu não của Đảng Cộng sản Trung QuốcHồng quân Trung Quốc mùa đông 1938[cần dẫn nguồn].

Trở về Việt Nam


Ông trở về Việt Nam vào ngày 28 tháng 1 năm 1941[50], ở tại hang Cốc Bó, bản Pác Bó, tỉnh Cao Bằng với bí danh Già Thu. Tại đây, ông mở các lớp huấn luyện cán bộ[51], cho in báo, tham gia các hoạt động thường ngày... Tài liệu huấn luyện và tuyên truyền chủ yếu là sách do ông dịch và viết về nhiều chủ đề. Tại cuối một cuốn sách như vậy ông ghi "Việt Nam độc lập năm 1945"[52]. Ông cho lập nhiều hội đoàn nhân dân như hội phụ nữ cứu quốc, hội phụ lão cứu quốc, hội nông dân cứu quốc,...

Từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5 năm 1941, ông chủ trì Hội nghị lần thứ 8 (mở rộng) của Trung ương Đảng họp tại Pác Bó, Cao Bằng. Một trong những kết quả của hội nghị này là nghị quyết về việc thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh (Việt Minh).[53][54]


Từ khi bị giam ở Trung Quốc cho tới ngày 2 tháng 9 năm 1945


Ngày 13 tháng 8 năm 1942, ông lấy tên Hồ Chí Minh, sang Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội quốc tế phản xâm lược Việt Nam (một hội đoàn được ông tổ chức ra trước đó) để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân quốc. Đây là lần đầu tiên trong các giấy tờ cá nhân ông sử dụng tên Hồ Chí Minh. Ông khai nhân thân là "Việt Nam-Hoa kiều"[55].

Ông bị chính quyền địa phương của Trung Hoa Dân quốc bắt ngày 29 tháng 8 khi đang đi cùng một người Trung Quốc dẫn đường và giam hơn một năm, trải qua khoảng 30 nhà tù. Ông viết Nhật ký trong tù trong thời gian này (từ tháng 8 năm 1942 đến tháng 9 năm 1943). "Nhật kỳ trong tù" là một tác phẩm được những tác giả người Việt Nam, người phương Tây và cả người Trung Quốc, như Quách Mạt Nhược, Viên Ưng hay Hoàng Tranh đề cao.[56] Các đồng chí của ông (Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh...) ở Việt Nam tưởng lầm là ông đã chết (sau này nguyên nhân được làm rõ là do một cán bộ Cộng sản tên Cáp nghe và hiểu sai ngữ nghĩa)[57]. Họ thậm chí đã tổ chức đám tang và đọc điếu văn cho ông (Phạm Văn Đồng làm văn điếu) cũng như "mở chiếc va-li mây của Bác ra tìm xem còn những gì có thể giữ lại làm kỉ niệm" (lời của Võ Nguyên Giáp). Vài tháng sau họ mới biết được tình hình thực của ông sau khi nhận được thư do ông viết và bí mật nhờ chuyển về.

Nguyễn Ái Quốc được trả tự do ngày 10 tháng 9 năm 1943, theo yêu cầu của Hoa Kỳ[35]. Có nguồn khác nói rằng tướng Trung Hoa Dân quốcTrương Phát Khuê quyết định trả tự do cho Nguyễn Ái Quốc nhằm lợi dụng ông và một số chính trị gia theo chủ nghĩa dân tộc ở miền Nam Trung Quốc chống phát xít Nhật[58].

Ngay sau đó, Nguyễn Ái Quốc tham gia Ban Chấp hành Trung ương Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội. Từ trước đó, Việt Minh cũng đã ra tuyên bố ủng hộ Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội. Ông cũng cố gắng tranh thủ Trương Phát Khuê, tướng cai quản vùng Quảng ĐôngQuảng Tây của Quốc Dân Đảng, nhưng kết quả là hạn chế.

Cuối tháng 9 năm 1944, ông trở về Việt Nam. Khi này các đồng chí của ông ở Liên tỉnh ủy Cao-Bắc-Lạng như Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng... đã quyết định tiến hành phát động chiến tranh du kích trong phạm vi liên tỉnh. Ông ngăn chặn thành công quyết định này[59]. Thay vào đó, ông ra lệnh tổ chức lập lực lượng vũ trang và căn cứ địa cho chặt chẽ và hiệu quả hơn. Ông trực tiếp ra chỉ thị thành lập một đội quân mang tính chính thống và chính quy là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, với 34 đội viên là các tiểu đội trưởng, trung đội trưởng hoặc thành viên của các đội quân nhỏ bé và rải rác trước đó của Việt Minh. Cuối năm 1944, ông lại trở lại Côn Minh hoạt động cho tới đầu năm 1945.

Ngay trước khi Hội nghị Tân Trào họp vào tháng 8 năm 1945, ông ốm nặng, tưởng không qua khỏi [60].

Ngày 29/3/1945, Hồ Chí Minh gặp Trung tướng Chennault của Mỹ tại Côn Minh (Trung Quốc). Trung tướng cảm ơn Việt Minh và sẵn sàng giúp đỡ những gì có thể theo yêu cầu. Còn Hồ Chí Minh khẳng định quan điểm của Việt Minh là ủng hộ và đứng về phía Đồng Minh chống phát xít Nhật[58].

Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Tổng bộ Việt Minh triệu tập Đại hội quốc dân tại Tân Trào (Tuyên Quang), cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng tức Chính phủ lâm thời, do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.


Giai đoạn lãnh đạo

Từ Độc lập tới Toàn quốc kháng chiến


Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 trên quảng trường Ba Đình tại Hà Nội, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ và bản Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của Pháp để mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam[61].

Ngoài ra, ông còn gửi thư cho nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới kêu gọi công nhận nhà nước Việt Nam mới được thành lập cũng như tranh thủ sự ủng hộ nhưng không nhận được hồi âm (Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman[62], lãnh tụ Liên Xô Stalin, Tổng thống Pháp Léon Blum, bộ trưởng Thuộc địa Pháp Marius Moutet và Nghị viện Pháp,…).

Ngay sau khi được tin Tađêô Lê Hữu Từ trở thành Giám mục, tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh đã gửi thư chúc mừng vị Giám mục này. Trong thư có đoạn: "Có một nhà lãnh đạo mới của người Công giáo đi theo chân Đức Giê-su, chịu đóng đinh hầu giúp giáo dân biết hy sinh và chiến đấu bảo vệ tự do và độc lập của đất nước"[63]. Về những lá thư của ông viết cho Tađêô Lê Hữu Từ, Viện sĩ Viện hàn lâm Hoàng gia Canada đồng thời giáo sư Đại học Lavát (Québec) - linh mục Trần Tam Tĩnh có nhận định: "Cụ Hồ Chí Minh rất thành thật tôn trọng tín ngưỡng và tin tưởng người Công giáo. Không có một dấu hiệu nào cho phép trách được rằng, Người nói dối". [64]

Ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân Pháp tấn công Sài Gòn. Quân dân Sài Gòn chống cự quyết liệt. Ủy ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập với Trần Văn Giàu là chủ tịch. Xứ ủy và Ủy ban nhân dân Nam Bộ điện ra Trung ương xin cho được đánh. Chính phủ ra huấn lệnh, bản thân ông gửi thư khen ngợi "lòng kiên cường ái quốc của đồng bào Nam Bộ"[65].

Ngày 6 tháng 1 năm 1946, tổng tuyển cử tự do trong cả nước được tổ chức, bầu ra Quốc hội và Quốc hội thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I của Việt Nam đã cử ra Chính phủ Liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Đại biểu quốc hội chủ yếu là nhân sĩ trí thức, người ngoài Đảng. Hồ Chí Minh trở thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và với chức danh Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông cũng đảm nhiệm luôn công việc của thủ tướng. Chính phủ này, cho tới cuối năm 1946, đã trải qua 3 lần thay đổi cơ cấu và nhân sự vào các thời điểm: ngày 1 tháng 1; tháng 3; và ngày 3 tháng 11.

Nhà nước và chính phủ của ông đối mặt với hàng loạt khó khăn cả về đối nội và đối ngoại. Về đối ngoại, khi này Việt Nam chưa được bất cứ quốc qia nào công nhận [66], không phải thành viên Liên hiệp quốc[67], cũng như không nhận được sự ủng hộ nào về vật chất của các nước khác. Ngoài 20 vạn quân của Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc, còn có quân Anh và quân Pháp (vào thời điểm toàn quốc kháng chiến, tháng 12 năm 1946, Pháp có khoảng 6 vạn quân), và khoảng 6 vạn quân Nhật. Về đối nội, "giặc đói, giặc dốt" - như chính cách ông gọi - và ngân quỹ trống rỗng là những vấn đề hệ trọng nhất[68][69].

Bởi thế, ông chú trọng đến việc phát triển giáo dục, mà trước hết là xóa nạn mù chữ bằng cách mở các lớp học Bình dân học vụ. Tháng 9 năm 1945, nhân ngày khai trường, Hồ Chí Minh đã viết thư gửi cho học trò Việt Nam. Thư có đoạn:[70]

Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Để diệt "giặc đói", ngoài việc kêu gọi tăng gia sản xuất, ông đề nghị đồng bào "cứ 10 ngày nhịn ăn 1 bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa" để đem số gạo tiết kiệm được cứu dân nghèo. Bản thân ông gương mẫu thực hiện việc nhịn ăn để cứu đói này.

Để đối phó với giặc ngoại xâm, ông thi hành một chính sách đối ngoại mềm dẻo và nhẫn nhịn. Ông nói: “Chính sách của ta hiện nay là chính sách Câu Tiễn, nhưng nhẫn nhục không phải là khuất phục”.

Ông chấp nhận sự hiện diện của Việt Cách, Việt Quốc trong các chính phủ liên tục được thay đổi, chấp nhận 70 ghế cho Việt Quốc, Việt Cách trong quốc hội không cần qua bầu cử. Ông cũng cung cấp gạo (ban đầu kiên quyết từ chối[72]) cho quân Tưởng. Quân Tưởng cũng được tiêu giấy bạc "kim quan" và "quốc tệ" tại miền Bắc. Trước đó, tháng 10 năm 1945, khi Hà Ứng Khâm, tổng tham mưu trưởng của quân đội Tưởng tới Hà Nội, hàng vạn người được huy động xuống đường, hô vang các khẩu hiệu "Ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh", "Ủng hộ chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" để "đón tiếp".[cần dẫn nguồn]

Tháng 11 năm 1945, ông quyết định cho Đảng tự giải tán. Về mặt công khai, đảng của ông không còn hiện diện mà chỉ có một bộ phận hoạt động dưới danh nghĩa Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương[73]. Ông kêu gọi các đảng viên nếu tự xét thấy mình không đủ phù hợp thì nên tự rút lui khỏi hàng ngũ lãnh đạo chính quyền[74].

Với tư tưởng đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, ông kêu gọi và thực hiện triệt để chính sách đại đoàn kết dân tộc bằng cách mời nhiều nhân sĩ, trí thức tham gia các Chính phủ và Quốc hội, tiêu biểu như: Bảo Đại, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Toại, Phan Anh v.v... Trước Quốc hội, ông tuyên bố: "Tôi chỉ có một Đảng - đảng Việt Nam"[75].

Khi Ngô Đình Diệm bị Việt Minh bắt tại Tuy Hoà, Phú Yên[76] giải ra Hà Nội, Hồ Chí Minh đã đến gặp Ngô Đình Diệm để thuyết phục ông này tham gia chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa do Việt Minh lãnh đạo. Ngô Đình Diệm hỏi chủ tịch Hồ Chí Minh lý do giết anh của ông thì được Hồ Chí Minh giải thích rằng đó một sai lầm do đất nước đang rơi vào tình trạng hỗn loạn[77]. Sau đó Hồ Chí Minh mời Ngô Đình Diệm giữ chức thủ tướng vì biết rằng ông là một người có tài lãnh đạo. Ngô Đình Diệm trả lời rằng ông chỉ đồng ý lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh với điều kiện ông được Việt Minh thông báo về tất cả mọi hành động và biết riêng mọi quyết định của họ. Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chối yêu cầu này do đó Ngô Đình Diệm không chấp nhận hợp tác với Hồ Chí Minh.[78][79][80]

Theo Hiệp ước Pháp-Hoa, ký ngày 28 tháng 2 năm 1946, quân Pháp sẽ thay thế quân của Tưởng Giới Thạch. Một tuần sau, ngày 6 tháng 3 năm 1946, ông cùng Vũ Hồng Khanh ký với Jean Sainteny - Ủy viên Pháp ở miền bắc Ðông Dương - bản Hiệp định sơ bộ với Pháp, với 3 nội dung chủ chốt:



  • Pháp công nhận Việt Nam "là một nước tự do, là một phần tử trong Liên bang Đông Dương thuộc Liên hiệp Pháp". Trước đó, đàm phán căng thẳng khi ông muốn Việt Nam được công nhận là quốc gia độc lập và phản đối kịch liệt khi Pháp muốn dùng chữ "Quốc gia Tự trị" để mô tả tổ quốc của ông.

  • Pháp được đưa 1,5 vạn quân ra Bắc thế cho quân Tưởng, nhưng phải rút trong 5 năm, mỗi năm rút 1/5 quân số.

  • Ngừng xung đột, giữ nguyên quân đội tại vị trí cũ.

Ngày 31 tháng 5 năm 1946, ông lên đường sang Pháp theo lời mời của chính phủ nước này; cùng ngày, phái đoàn chính phủ do Phạm Văn Đồng dẫn đầu cũng khởi hành. Trước khi đi, ông bàn giao quyền lãnh đạo đất nước cho Huỳnh Thúc Kháng[81] với lời dặn "Dĩ bất biến, ứng vạn biến"[82]. Tại Việt Nam, ông dự đoán thời gian ở Pháp là "...có khi một tháng, có khi hơn"[83] nhưng cuối cùng ông ở Pháp 4 tháng (Hội nghị Fontainebleau diễn ra từ 6 tháng 7 tới 10 tháng 9 năm 1946) mà không tránh khỏi thất bại chung cuộc.

Trong khi Hồ Chí Minh đang ở Pháp, các lãnh tụ Việt Nam Quốc dân ĐảngViệt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội lần lượt rời bỏ Chính phủ vì bất đồng với Việt Minh về việc ký Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt (1946) cho phép quân Pháp quay trở lại Việt Nam. Sau đó xảy ra Vụ án phố Ôn Như Hầu. Công an khám xét trụ sở Việt Nam Quốc dân ĐảngĐại Việt Quốc dân Đảng với lý do hai đảng này âm mưu đảo chính nhằm lật đổ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Các thành viên Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng có mặt tại trụ sở cũng bị bắt trong đó có đại biểu của Việt Nam Quốc dân Đảng trong Quốc hội Việt Nam khóa IPhan Kích Nam. Sau sự kiện này các lãnh đạo Việt Nam Quốc dân ĐảngViệt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội từng tham gia Chính phủ đã lưu vong sang Trung Quốc.

Ngày 14 tháng 9 năm 1946, ông ký với đại diện chính phủ Pháp, bộ trưởng Thuộc địa Marius Moutet, bản Tạm ước Việt - Pháp (Modus vivendi). Trong bản Tạm ước này, hai bên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp cùng bảo đảm với nhau về quyền tự do của kiều dân, chế độ tài sản của hai bên; thống nhất về các vấn đề như: hoạt động của các trường học Pháp, sử dụng đồng bạc Đông Dương làm tiền tệ, thống nhất thuế quan và tái lập cải thiện giao thông liên lạc của Liên bang Đông Dương, cũng như việc thành lập ủy ban tạm thời giải quyết vấn đề ngoại giao của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cam kết ưu tiên dùng người Pháp làm cố vấn hoặc chuyên môn, và hai bên đã đồng ý chấm dứt mọi hành động xung đột, vũ lực cũng như tuyên truyền chống đối nhau, phóng thích tù nhân chính trị, bảo đảm không truy bức người của bên kia, và hợp tác để những kiều dân hai bên không làm hại nhau. Tạm ước cam kết sẽ có một nhân vật do Việt Nam chỉ định và Chính phủ Pháp công nhận được uỷ nhiệm cạnh thượng sứ để xếp đặt cộng tác thi hành những điều thoả thuận này. Cuối cùng, Chính phủ hai bên sẽ sớm tiếp tục đàm phán (chậm nhất là vào tháng 1 năm 1947) để tìm cách ký kết những bản thoả thuận riêng nhằm dọn đường cho một hiệp ước chung dứt khoát.[84][85]

Thế nhưng những nhân nhượng đó cũng không tránh nổi chiến tranh. Sau khi nhận được liên tiếp 3 tối hậu thư của Pháp trong vòng chưa đầy một ngày, ông kí lệnh kháng chiến. Tối ngày 19 tháng 12 năm 1946, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến do ông chấp bút được phát trên đài phát thanh. 20h tối cùng ngày, kháng chiến bùng nổ.


Giai đoạn kháng chiến chống Pháp


Tháng 3 năm 1947, ông và Trung ương Đảng chuyển lên Việt Bắc. Ông kêu gọi nhân dân tiêu thổ kháng chiến, tản cư cũng là kháng chiến, phá hoại (cho quân Pháp không lợi dụng được) cũng là kháng chiến.

Chuyến đi sang Trung Quốc và Liên Xô gặp Stalin và Mao Trạch Đông năm 1950 có ý nghĩa đặc biệt, nhất là trong vấn đề Trung Quốc và Liên Xô hỗ trợ chính phủ Bắc Việt Nam phát triển chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam và chống Pháp[31]. Đúng dịp Tết Nguyên đán Canh Dần năm 1950, ông thực hiện một chuyến đi bí mật sang Trung Quốc, Liên Xô. Ngày 2-1-1950, ông cùng Trần Đăng Ninh, từ Tuyên Quang đi bộ tới Trùng Khánh - Cao Bằng, rồi đi tiếp đến Long Châu, Quảng Tây. Đến đây, Hồ Chí Minh bắt được liên lạc với Đảng cộng sản Trung Quốc. Văn phòng Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đã bố trí xe đón đoàn đi Nam Ninh, từ đó đoàn đi xe lửa đến Bắc Kinh. Ông làm việc ở Bắc Kinh một tuần, sau đó cùng Trần Đăng Ninh đi xe lửa liên vận đến Liên Xô. Chuyến đi bí mật này, ông đã thành công ở cả hai phương diện chính trị và ngoại giao, đó là chuyến đi lịch sử làm tiền đề cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Liên Xô, giữa Việt Nam - Trung Quốc và các nước Xã hội Chủ nghĩa khác. Ngày 11-3-1950, Hồ Chí Minh và ông Trần Đăng Ninh về đến Bắc Kinh, giữa tháng 4 -1950, ông mới về đến Tuyên Quang.[86]

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2 được tổ chức vào trung tuần tháng 2 năm 1951 tại Tuyên Quang, ông quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai trở lại. Tuy nhiên, khi này tên gọi không còn là Đảng Cộng sản nữa mà có tên mới là Đảng Lao động Việt Nam. Ông tuyên bố:

Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là đảng của dân tộc Việt Nam”.

Cuộc Chiến tranh Đông Dương kết thúc vào năm 1954, khi thực dân Pháp bị đánh bại tại Điện Biên Phủ - sự kiện báo hiệu sự cáo chung của chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn thế giới[88] - và dẫn đến Hiệp định Genève. Kết quả mà đoàn Việt Nam thu nhận được kém hơn nhiều so với mục tiêu đề ra ban đầu. Tuy vậy, trên các phương tiện truyền thông chính thức, Hồ Chí Minh tuyên bố "Ngoại giao đã thắng to![89]

Cuộc cải cách ruộng đất tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được phát động vào cuối năm 1953 và kéo dài cho tới cuối năm 1957. Dù theo tuyên bố của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là đã "đánh đổ được giai cấp địa chủ cùng bọn Việt gian phản động",[90] cuộc cải cách này đã phạm nhiều sai lầm[91] nghiêm trọng, nhất là trong việc lạm dụng đấu tố và xử tử những người bị liệt vào thành phần địa chủ, phú nông thậm chí vu oan và giết nhầm cả những đảng viên trung kiên. Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt cho rằng, những vụ sát hại này đã "gây những tổn thất lớn về chính trị và kinh tế".[92] Trước tình cảnh đó, từ tháng 2 năm 1956, công cuộc sửa sai được khởi sự, phục hồi được khoảng 70-80% số người bị kết án, trả lại tài sản ruộng đất. Những nhân vật cốt cán của cải cách bị cách chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào và cán bộ nhìn nhận sai lầm, ông khóc và nhận lỗi trước hội nghị toàn quốc.



Tháng 8 năm 1957, một năm sau cuộc nổi dậy năm 1956 tại Hungary[93], Hồ Chí Minh dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam bỏ ra năm ngày thực hiện cuộc viếng thăm hữu nghị Cộng hoà Nhân dân Hungary. Một kỹ sư người Hungary đã ghi nhận:[93]

Bỏ qua mọi thứ lễ nghĩa nhưng vẫn khiến người khác phải kính trọng, con người ít lời, thông tuệ ấy có một tính cách rất lôi cuốn… Và ngày hôm đó đã đi vào tâm trí của tôi như một trong những kỷ niệm thật đẹp của đời tôi.

Hai năm sau (1959), ông tới thăm thủ đô Bắc Kinh nhân dịp kỷ niệm 10 năm cách mạng Trung Quốc. Trong những cuộc đàm phán riêng, ông nhận được sự hứa hẹn của cả Bắc Kinh lẫn Moskva để viện trợ thêm vũ khí và dân sự, nhưng đã khôn khéo từ chối những đề nghị gửi quân tình nguyện hay cố vấn quân sự đến Việt Nam[94].

Hồ Chí Minh có quan hệ bạn bè thân thiết với Chu Ân Lai[95], Diệp Kiếm Anh.

Giai đoạn cuối đời


Từ khoảng nửa cuối thập niên 1960, Hồ Chí Minh giảm dần các hoạt động chính trị (nhất là trong 3 năm cuối đời khi ông liên tục ốm nặng, phải đi sang Trung Quốc chữa bệnh nhiều lần). Trong một số lần tiếp xúc ngoại giao từ năm 1963, ông nói rằng mình sẽ dần bàn giao công việc cho Bí thư thứ nhất Lê Duẩn. Ông dần lui về nắm giữ vai trò biểu tượng của cách mạng, dành nhiều thời gian để đi thăm hỏi, động viên cán bộ và đồng bào, và viết báo. Quyền lực dần dần tập trung về tay bí thư thứ nhất Lê Duẩn và một số nhân vật gần gũi trong Đảng Lao động Việt Nam[96][97], những người chủ trương tích cực thúc đẩy quá trình thống nhất đất nước bằng cách đẩy mạnh cuộc chiến tranh ở miền Nam. Tuy nhiên với vai trò và uy tín to lớn, các quyết sách lớn (như tổng tiến công Tết Mậu Thân hay việc đàm phán ở Paris) vẫn cần có sự phê duyệt của ông.

Ít lâu sau khi Hoa Kỳ bắt đầu cuộc chiến tranh không kích, ném bom vào miền Bắc Việt Nam, Hồ Chí Minh nhận được điện từ nhà triết học nổi tiếng người Anh Bertrand Russell - một người yêu hòa bình. Trong điện này, Russell nêu ra quan điểm chống đối của mình đối với sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Đáp lại, ông gửi Russel điện cảm ơn vào ngày 10 tháng 8 năm 1964. Điện này có đoạn:[98]

Chúng tôi luôn thiết tha với hoà bình và chủ trương giải quyết vấn đề Việt Nam bằng phương pháp hoà bình. Tôi cảm ơn cụ đã quan tâm đến tình hình nghiêm trọng do Mỹ gây ra trên đất nước chúng tôi và xin gửi cụ lời chào kính trọng”.

Ngày 8/2/1967 tổng thống Mỹ Johnson gửi thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nội dung thư có đại ý là người Mỹ nhiều lần chuyển đến chính phủ Hồ Chí Minh mong muốn hoà bình bằng những kênh khác nhau nhưng không đạt kết quả nào và đề nghị chấm dứt cuộc xung đột tại Việt Nam để không tiếp tục gây đau khổ cho nhân dân hai miền Việt Nam cũng như nhân dân Mỹ. Tổng thống Mỹ cam kết sẽ ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam và ngừng tăng thêm quân tại miền Nam Việt Nam ngay khi miền Bắc chấm dứt đưa quân vào miền Nam. Hai bên cùng kiềm chế leo thang chiến tranh để đối thoại song phương một cách nghiêm túc hướng đến hoà bình. Việc tiếp xúc có thể diễn ra ở Moskva, Miến Điện hay bất cứ nơi nào Bắc Việt Nam muốn.

Ngày 15/2/1967 Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư trả lời tổng thống Johnson tố cáo Mỹ đã xâm lược Việt Nam, vi phạm những cam kết của đại diện Mỹ tại Hội nghị Geneva, phạm nhiều tội ác chiến tranh tại cả hai miền Nam Bắc Việt Nam. Trong thư, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nhân dân Việt Nam quyết tâm đánh thắng Mỹ bằng mọi giá. Nếu Mỹ muốn trực tiếp đối thoại với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thì trước tiên phải ngừng ném bom vô điều kiện miền Bắc Việt Nam. Chỉ có thể đạt được hoà bình nếu Mỹ chấm dứt những hoạt động quân sự, rút quân Mỹ và đồng minh khỏi miền Nam để người Việt Nam tự giải quyết vấn đề của mình, đồng thời công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam.[99]

Hồ Chí Minh liên tục ốm nặng trong khoảng hơn 3 năm cuối đời. Hầu như cả năm 1967, ông ở Trung Quốc chữa bệnh[31]. Trong thời gian chuẩn bị diễn ra sự kiện Tết Mậu Thân 1968, ông đang trong đợt dưỡng bệnh dài ngày tại Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Tuy vậy ông vẫn quay về Việt Nam ít ngày vào tháng 12 năm 1967 để phê duyệt quyết định tổng tấn công.[100][101].

Hồ Chí Minh bắt đầu viết di chúc vào dịp sinh nhật lần thứ 75 của ông năm vào ngày 10 tháng 5 năm 1965,[102] và sửa lại trong những dịp sinh nhật tiếp theo. Ông mang di chúc ra viết và dặn lại Vũ Kỳ: "Chú cất giữ cẩn thận, sang năm, mồng 10 tháng 5 nhớ đưa lại cho Bác". Mở đầu bản di chúc năm 1965 có đoạn: "Nhân dịp mừng 75 tuổi... Năm nay tôi 75 tuổi, tinh thần vẫn sáng suốt, thân thể vẫn mạnh khỏe. Tuy vậy, tôi cũng là lớp người 'xưa nay hiếm'...".[103]

Trong di chúc, ông có viết:

Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.

Qua đời


Hồ Chí Minh qua đời vào hồi 9 giờ 47 phút sáng ngày 2 tháng 9 năm 1969 (tức ngày 21 tháng 7 âm lịch) tại thủ đô Hà Nội,[104] hưởng thọ 79 tuổi. Do hoàn cảnh thời chiến, để tránh trùng với ngày Quốc khánh, ngày mất của ông ban đầu được Ban Lãnh đạo Đảng công bố là ngày 3 tháng 9, đến năm 1989 mới công bố lại là ngày 2 tháng 9.[105]

Hà Nội đã nhận được hơn 22.000 bức điện chia buồn từ 121 nước trên khắp thế giới[106]. Nhiều nước trong khối xã hội chủ nghĩa đã tự tổ chức truy điệu và đưa ra những lời ca ngợi ông. Một tuyên bố chính thức từ Moskva đã gọi Hồ Chí Minh là một "người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam anh hùng, nhà lãnh đạo xuất chúng của Cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc, và một người bạn lớn của Liên bang Xô Viết". Từ các nước Thế giới thứ ba, người ta ca ngợi ông trong vai trò của người bảo vệ những con người bị áp bức. Một bài báo xuất bản ở Ấn Độ miêu tả ông là sự kết tinh của "nhân dân và hiện thân của khát vọng đấu tranh cho tự do và cho sự đấu tranh bền bỉ của nhân dân"[106]. Những bài báo khác đề cao phong cách giản dị và đạo đức cao của ông. Một bài xã luận trên một tờ báo của Uruguay viết:

“  Ông có một trái tim bao la như vũ trụ và tình yêu trẻ thơ vô bờ bến. Ông là hình mẫu của sự giản dị trong mọi mặt.[106]  ”

Phản ứng từ các nước phương Tây dè dặt hơn. Nhà Trắng và các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ từ chối bình luận. Báo chí phương Tây đặt sự chú ý cao đối với cái chết của Hồ Chí Minh. Các tờ báo ủng hộ phong trào phản chiến có xu hướng miêu tả ông như là một đối thủ xứng đáng và là người bảo vệ cho những con người bị áp bức. Ngay cả những tờ báo đã từng phản đối mạnh mẽ chính quyền Hà Nội cũng ghi nhận ông là người đã cống hiến cả cuộc đời cho công cuộc kiếm tìm độc lập và thống nhất đất nước Việt Nam của ông, đồng thời là tiếng nói nổi bật trong việc bảo vệ những dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới[106]. Tại Vương quốc Anh, hay tin Hồ Chí Minh qua đời, vào ngày 12 tháng 9 năm 1969 Pet-ghi Đap-phơ - nhà báo tờ "Báo Diễn đàn", đã ghi nên một bài báo có độ dài không ít, trong đó ông được xem như: “Hồ Chí Minh, một người vừa là G. Oasinhtơn, vừa là A. Linhcôn của đất nước mình”.[107]

Tang lễ được tổ chức vào ngày 9 tháng 9 tại quảng trường Ba Đình với hơn 100.000 người đến dự, trong đó có các đoàn đại biểu từ các nước xã hội chủ nghĩa. Hàng triệu người trên khắp đất nước Việt Nam đã khóc. Điếu văn truy điệu ông do Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đọc, có đoạn viết:

Hồ Chủ tịch kính yêu của chúng ta không còn nữa. Tổn thất này vô cùng lớn lao. Đau thương này thật là vô hạn ! Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch - Người anh hùng dân tộc vĩ đại. Và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta...”

Trong di chúc, ông muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước[109][110]. Tuy nhiên, theo nguyện vọng của Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân dân Việt Nam,[111] Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này nhân dân cả nước, nhất là nhân dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng ông. Theo lời kể của con trai cả của bí thư Lê Duẩn, Lê Duẩn đã nói với Hồ Chí Minh về việc thi hài ông nên được bảo quản lâu dài để đồng bào trong Nam và cả nước được đến thăm, nghe vậy ông không nói gì.[112][113][114] Từ đó đến nay, thi hài ông được bảo quản trong lăng tại Hà Nội, tương tự như đối với thi hài Lenin ở Moskva[115].



tải về 4.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   52   53   54   55   56   57   58   59   60




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương