Cẩm nang giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh trung học Lưu hành nội bộ “HIỀn tài là nghuyên khí CỦa quốc gia”



tải về 4.26 Mb.
trang55/60
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích4.26 Mb.
#38011
1   ...   52   53   54   55   56   57   58   59   60

Những mất mát trong gia đình


  • Gia sản bị tịch biên, gia đình ly tán, còn Tôn Thất Thuyết bị làm phần thưởng nếu ai bắt sống được sẽ thưởng 1.000 lượng bạc, nếu chém chết thì cũng được 800 lượng bạc.

  • Cha ông là Tôn Thất Đính bị bắt tại Quảng Bình khi đang tìm đường theo vua Hàm Nghi, bị đày đi Côn Đảo và mất ngày 5 tháng 7 năm 1893.

  • Mẹ ông là Văn Thị Thu theo hộ giá vua Hàm Nghi đến cùng, nhưng do khí độc rừng rú nên đã chết tại Mường Bò, Hà Tĩnh vào ngày 19 tháng 9 năm 1887.

  • Vợ ông là Lê Thị Thanh cũng theo chồng phò vua, bất chấp khó khăn gian khổ và đã chết tại núi rừng Hà Tĩnh vào ngày 26 tháng 9 năm 1885.

  • Em ruột là Tham biện Sơn phòng Tôn Thất Lệ đã cầm đầu cánh quân tấn công tòa Khâm sứ đêm 5 tháng 7, sau đó hộ giá vua Hàm Nghi và đã hy sinh trong trận đánh ở Mai Lĩnh, Quảng Trị để bảo vệ cho vua chạy thoát.

  • Người em Tôn Thất Hàm, tri huyện Nông Cống cũng đã tích cực tham gia phong trào Cần Vương và đã tuyệt thực chết khi bị bắt đưa vào Đà Nẵng.

  • Người con Tôn Thất Tiệp, cùng tuổi với vua Hàm Nghi đã hy sinh thân mình để bảo vệ vua tại núi rừng Tuyên Hóa. (theo gia phả của nhà cụ Tôn Thất Thuyết thì con trai Tôn Thất Tiệp chứ không phải là Thiệp, và Tôn Thất Đàm chứ không phải là Đạm)

  • Con trai trưởng Tôn Thất Đàm, trụ cột của "triều đình Hàm Nghi" kháng chiến, đã thắt cổ tự tử khi biết tin vua bị bắt sau khi gửi một bài biểu cho vua Hàm Nghi tạ tội đã không bảo vệ được ngài.

  • Con trai Tôn Thất Hoàng bị bắt ở Cam Lộ, Quảng Trị và bị đày lên Lao Bảo, ở đó cho đến chết.

  • Con trai thứ chín Tôn Thất Trọng lúc mới 8 tuổi đã bị Pháp bắt cùng với thủ lĩnh nghĩa quân Cần Vương Quảng Bình là Nguyễn Phạm Tuân (tháng 4 năm 1887) và về sau lại hưởng ứng phong trào Đông Du và mất tích ở nước ngoài.

  • Cha vợ của Tôn Thất Thuyết là Tán tương Nguyễn Thiện Thuật, thủ lĩnh nghĩa quân Bãi Sậy, chiến đấu đến cùng và khi thất thế đã chạy sang Trung Quốc cùng ông hoạt động.

  • Con rể là Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền cũng tham gia cách mạng. Ông cưới con gái của Tôn Thất Thuyết khi còn chưa đến 20 tuổi, đỗ Hoàng giáp năm 1892, rồi được bổ nhiệm làm việc trong Quốc sử quán. Sau đó ông được cử làm đốc học ở Ninh Bình, rồi Nam Định. Năm 1907, khi Pháp phế truất vua Thành Thái, ông từ quan rồi trốn sang Nhật theo Phan Bội Châu và hoàng thân Cường Để.

Gia đình Tôn Thất Thuyết đã được người đời xưng tặng là "Toàn gia yêu nước"[cần dẫn nguồn].

Đánh giá


Có nhiều đánh giá trái ngược liên quan đến cuộc đời của Tôn Thất Thuyết, xuất phát từ quan điểm thời cuộc:

  • Nguyễn Nhược Thị thì xem việc bỏ Dục Đức, phế Hiệp Hoà, lập Kiến Phúc, tôn Hàm Nghi của Tôn Thất Thuyết là hành động của kẻ "quên lời sách xưa", "chẳng giữ đạo trung", "vì thân", "quyền thần sâu hiểm"...[7]

  • Trần Trọng Kim thì xem thái độ né tránh tướng de Courcy ở Toà Khâm sứ của Tôn Thất Thuyết là nhát gan[8] và cuộc tấn công Huế sáng ngày 7 tháng 5 năm 1885 ở Kinh thành Huế là "làm loạn".

  • Phan Trần Chúc thì xem Tôn Thất Thuyết như người độc đoán hiếu sát tàn bạo gần như mất nhân tính[9].

  • Ch. Gosselin (Pháp) thì xếp ông vào loại thù địch, kém thức thời và xem việc ông đi Trung Hoa tìm cầu viện là một hành động đào ngũ[10].

  • Còn đối với những nhà nghiên cứu lịch sử sau năm 1954 thì đánh giá cao nhân cách Tôn Thất Thuyết, trân trọng tấm lòng yêu nước nhiệt thành của ông; song vẫn chê trách ông không biết dựa vào dân trong cuộc tấn công quân Pháp ở Huế ngày 5 tháng 7 năm 1885, chỉ trích sai lầm của ông về ảo tưởng cầu viện nhà Thanh chống Pháp và xem hoạt động đàn áp khởi nghĩa nông dân của ông trong khoảng 10 năm trước khi về Huế là lỗi lầm khá nghiêm trọng...


PHẠM KHÔI

(?-1859)

Phạm Khôi sinh năm nào không rõ, chỉ biết ông mất năm Tự Đức thứ mười hai, Kỉ Mùi (1859), sau hơn 3 chục năm làm quan, trải thờ 3 đời vua là Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.

Sách Đại Nam chính biên liệt truyện cho hay, ông người huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh. Năm Minh Mạng thứ 10 (1829), Phạm Khôi đỗ tiến sĩ và bắt đầu ra làm quan kể từ đó.

Sinh thời Phạm Khôi là người cương trực vầ sống thanh liêm, giản dị. Sử cũ ca ngợi rằng, ông trải hơn 3 chục năm làm quan mà chưa từng tậu ruộng hoặc xây nhà, chỉ chuyên răn bảo con giữ nếp thanh bạch.


Vì cương trực, Phạm Khôi thường bị cách chức, nhưng điều ấy vẫn không làm ông nản. Sách trên đã chép lời ông khuyên vua Thiệu Trị như sau:

"Năm 1847, vua sai xây dựng Xương Lăng (tức lăng Thiệu Trị. Các vua nhà Nguyễn đều lo xây lăng cho mình ngay khi đang sống), bàn định nên xây thêm lầu và gác cùng với thành bao bọc ở phía ngoài. Công trình nặng nhọc và to lớn, nhưng không ai dám nói gì cả. Phạm Khôi dâng sớ, đại lược nói rằng:


- Thuở xưa, lăng tẩm cuả các bậc đế vương đều làm theo chế độ giản lược. Không phải vì (các đế vương xưa) sợ khó nhọc, cũng chẳng phải vì sợ hao tốn tiền của, mà tất cả chỉ vì muốn sao cho xứng đáng với lễ đó thôi. Đạo hiếu lấy sự hợp lễ làm quý. Những việc như đào huyệt để chôn, đắp đường dưới đất, xây thêm thành chung quanh, làm đền thờ ở mộ, dựng nhà để bia... đều là đúng với lễ. Còn những việc như xây thành cho rộng rãi, làm lầu gác cho nguy nga, nhiều đến bao nhiêu cũng chẳng thể nói là phong lưu, ít đến bao nhiêu cũng chẳng thể nói là kiệm ước, cho nên thuở xưa, hán Văn Đế dựng Bá Lăng, Đường Athái Tông xây Hiếu Lăng mà (các quan như) Trương Thích Chi và Ngu Thế Nam đều can nên kiệm ước, và hai vua ấy đều nghe theo, để tiếng thơm khen ngợi đến ngàn đời. Lại nói, Hán Quang Võ làm Nguyên lăng, xuống chiếu làm theo lối giản tiện, sau, (Hán) Minh Đế muốn tăng thêm chút ít, thế mà người đời sau am tường việc lễ còn có lời nghị luận khen chê. Xem vậy cũng đủ biết, các đế vương được coi là đại hiếu đều là kiệm ước chứ không phải xa hoa. Cúi mong nhà vua hãy theo kiệm ước. Huyệt chôn và đường đất xin theo quy chế của Hiếu lăng. Điện thờ, sân vườn, non bộ... nên theo người xưa mà châm chước. Việc xây cất cốt sao để tỏ được cái ý bớt xa xỉ và năng cần kiệm của nhà vua đối với đời sau.

Sớ ấy dâng lên, Vua dụ rằng:


- Bớt xa xỉ, theo kiệm ước vẫn là mối lo nghĩ lớn của các bậc đế vương, nhưng không phải vì thế mà tiết kiệm của cải cả nước với vua là bậc cha mẹ của dân.


Nói rồi, (Nhà vua) giao cho đình thần bàn nghị, việc gì cần xem xét lại, cứ việc thẳng thắn tâu bày, cốt sao cho thoả đáng thì thôi, đừng thấy ý vua như vậy rồi không dám nói. (Nhà vua) còn đem lời tâu của Phạm Khôi cho quần thần xem xét, bàn luận đúng sai ra sao rồi cứ việc tâu lên".


Dẫu nhiều lần bị cách chức nhưng trước sau Phạm Khôi vẫn giữ lòng cương trực. Phạm Khôi khảng khái can vua, ý nẩy sinh từ đức độ của mình và cũng là đại đạo của muôn thuở, lời gắn chặt với điển lễ tôn kính của ngàn xưa và cũng là của lòng dân đương thời, đấng vương giả dẫu chẳng vui cũng khó mà bắt lỗi. Thật đáng phục.


Phạm Khôi nói sao làm vậy. Hơn ba mươi năm làm quan mà chưa từng tậu ruộng hoặc xây nhà, việc ngỡ như bình thường này, nếu chẳng phải là bậc thanh liêm, giàu đức độ, bản lĩnh và dũng khí, quyết không thể làm được.


ĐÀO TẤN

(1845-1907)

Đào Tấn (1845 - 1907), tự là Chỉ Thúc, hiệu là Tô GiangMộng Mai, biệt hiệu là Tiểu Linh Phong Mai Tăng hoặc Mai Tăng, là một nhà soạn tuồng nổi tiếng Việt Nam. Ông được coi là ông tổ hát bội và là vị tổ thứ 2 trong 3 vị tổ nghề sân khấu Việt Nam (Phạm Thị Trân, Đào Tấn & Cao Văn Lầu). Ông là vị quan thanh liêm thời nhà Nguyễn, đã từng giữ chức vụ Tổng đốc An – Tĩnh (Nghệ An – Hà Tĩnh, Công Bộ Thượng thư.

Thân thế


Ông tên thật là Đào Đăng Tấn, sinh ngày 27 tháng 2 năm Ất Tỵ (tức 3 tháng 4 năm 1845), tại thôn Vinh Thạnh, tổng Thời Tú, huyện Tuy Phước, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định (nay thuộc thôn Vinh Thạnh, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định). Do tránh quốc húy nên bỏ chữ Đăng, nên gọi gọn Đào Tấn.

Ông thuộc dòng dõi Lộc Khê hầu Đào Duy Từ (1572-1634), một danh nhân thời chúa Nguyễn, vào lập nghiệp ở đất Đàng trong đầu thế kỷ XVII. Cha là Đào Đức Ngạc, mẹ là Hà Thị Loan.

Thuở nhỏ, ông thọ giáo với cụ Tú Nguyễn Diêu, người làng Nhơn Ân (nay là thôn Nhơn Ân xã Phước Thuận cùng huyện); không những được thầy dạy chữ để đi thi mà còn đào tạo thành một nhà soạn tuồng. Năm 19 tuổi, lúc còn học với thầy, ông soạn tuồng đầu tay Tân Dã Đồn, nổi tiếng từ ấy.

Năm 23 tuổi, ông đỗ thứ 8 Cử nhân khoa Đinh Mão (1867) tại trường thi Bình Định, dưới triều vua Tự Đức. Tuy nhiên, dù văn tài xuất chúng, ông không vượt được kỳ thi hội tiếp theo đó.


Quan nghiệp


Mãi đến bốn năm sau, năm Tự Đức thứ 24 (1871), khi vua Tự Đức cho soát xét lại những người chưa đỗ đạt, Đào Tấn mới được triệu về kinh thành Huế, được sơ bổ Điển tịch, sung vào Hiệu thư ở Nội các, tức hội nhà văn của triều đình, lo việc biên soạn và sáng tác, do vua Tự Đức làm chủ tọa.

Năm 1874, ông đư­ợc bổ nhiệm tri phủ Quảng Trạch sau thăng chức lên Phủ doãn Thừa Thiên. Làm quan suốt 3 triều, từ Tự Đức đến Thành Thái (1871 - 1904), ông kinh qua các chức vụ Tham biện, Tổng đốc An Tĩnh, Tổng đốc Nam Ngãi, Thượng thư Bộ Hình, Thượng thư Bộ Binh, Thượng thư Bộ Công, quan hàm nhất phẩm, được phong Hiệp biện Đại học sĩ, tước Vinh Quang tử. Năm 1904 vì chống đối với đại thần Nguyễn Thân, ông bị cách chức rồi lui về quê nhà ở ẩn.

Đào Tấn là một vị quan thanh liêm, cương trực, được giới sĩ phu trọng nể và nhân dân yêu quí[1]

Ông qua đời ngày 23 tháng 8 năm 1907. Hiện có ngôi mộ và đền thờ ông ở Bình Định.


Sự nghiệp tuồng


Mộ Đào Tấn ở Tuy Phước, Bình Định

Sinh thời, Đào Tấn làm thơ, viết từ khúc và soạn tuồng hát bội. Nhưng xuất sắc hơn cả vẫn là sự nghiệp tuồng. Suốt thời gian làm quan, ông vừa làm quan vừa soạn tuồng, cống hiến cho nghệ thuật tuồng, hàng chục vở tuồng, những vở còn diễn đến ngày nay là Tam nữ đồ vương, Sơn Hậu, Đào Phi Phụng... Hàng chục vở tuồng do ông soạn thảo và chỉnh lý có giá trị, sức hấp dẫn trong văn tuồng Đào Tấn ở chỗ:



  • Gắn với những vấn đề mang ý nghĩa thời sự của đất nước, mặt khác lại mở ra hướng tiếp cận cuộc sống hiện thực với những quan niệm gần gũi với nhân dân, nâng cao thị hiếu thẩm mỹ của quần chúng.

  • Văn tuồng hiện đại, phá vỡ khuôn mẫu ước lệ công thức trong kết cấu kịch bản cũng như mang lại tính sinh động cho vở diễn. Tính bi kịch của tuồng cổ được xử lý mềm mại tinh tế, đan xen cả yếu tố hài kịch, nâng lên thành cái hài tư tưởng. Đào Tấn chú trọng xây dựng tính cách nhân vật, thổi hồn vào trong những nhân vật, tạo thành những hình tượng bất hủ.

  • Tính tự sự - trữ tình, chất thơ trong từng kịch bản tuồng.

Tuồng phản chiếu khá đầy đủ diện mạo tâm hồn Đào Tấn, cũng như đánh dấu những mốc quan trọng trong cuộc đời tác giả. Vở tuồng đầu tiên Tân Dã đồn (1864) chưa thật sự mang dấu ấn phong cách riêng độc đáo, mà chỉ có giá trị mở đầu cho nghiệp tuồng suốt cuộc đời ông.

Tài năng của Đào Tấn về lĩnh vực tuồng hát bội chỉ thật sự có điều kiện mài giũa, khi ông chính thức được bổ làm chức quan trong ban Hiệu thư, soạn tuồng do nhà vua chỉ định. Soạn những vở như vậy, tất yếu Đào Tấn không có đất để thể hiện cái tôi cá tính nghệ sĩ của mình, nhưng bù lại đó là khoảng thời gian ông trau dồi được vốn ngôn từ bác học, trau chuốt lời văn tuồng bóng bẩy, giàu tính ước lệ uyên bác và nghiêm ngặt trong từng ý từng câu.

Từ 1898 – 1902 Đào Tấn soạn Cổ thành hội (còn gọi là Quan Công quá quan), Trầm Hương các, Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan, Hộ sanh đàn. Đây chính là giai đoạn đỉnh cao trong sự nghiệp tuồng Đào Tấn.

Quan niệm Đào Tấn đã thể hiện qua đôi câu đối ông viết ở “Học bộ đình”:



Thiên bất dự nhàn, thả hướng mang trung tầm tiểu hạ

Sự đô như hí, hà tu giả xứ tiếu phi chân

Tạm dịch:



Trời chẳng cho nhàn vào bận rộn này tìm chút rảnh.

Việc đời như kịch, há trong chốn giả bảo không chân.

Câu đối trên đã cho thấy một Đào Tấn ý thức rất rõ vai trò của nghệ thuật hát bội trong mối liên hệ với cuộc sống. Ông muốn thông qua nghệ thuật hát bội để nói lên nỗi niềm truớc thời cuộc của chính mình, đồng thời cũng nhận thấy giá trị di dưỡng tinh thần cao quí của bộ môn nghệ thuật này [2]


Vụ án bồi Ba


Bồi Ba là một tên tay sai khét tiếng của Pháp. Bồi Ba mua bò của một người dân, nhưng không trả tiền còn vu cho chủ bò là dư đảng của Cần Vương rồi bắt giam chủ bò và đánh đập họ tàn nhẫn. Nghe tin, Đào Tấn liền cho điều tra, lập hồ sơ đầy đủ. Khi đã nắm chắc tội trạng của bồi Ba, Đào Tấn sai lính chặn đường bắt bồi Ba nhưng không đưa về giam trong ngục Phủ mà đưa thẳng ra bờ sông Hương, quãng khúc sông chảy qua kinh thành để trị tội chém đầu.[3] Khâm sứ Pháp hạch hỏi, Đào Tấn trả lời : “Hắn làm việc cho bảo hộ nhưng hắn vẫn là người Việt Nam, sống ở đất Việt Nam, gây tội với dân Việt Nam thì sao quan Việt Nam không xử hắn mà phải hội thương với Bảo hộ?”

PHAN ĐÌNH PHÙNG

(1847-1895)

Phan Đình Phùng (chữ Hán: 潘廷逢, 1847[1] - 1895) hiệu: Châu Phong (珠峰), là nhà thơ và là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.

Thân thế


Phan Đình Phùng sinh ra và lớn lên tại làng Đông Thái, huyện La Sơn (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình nho học. Cha ông là phó bảng Phan Đình Tuyến, các bác ông là chí sĩ Phan Đình Thông và cử nhân Phan Đình Thuật; chú ông là phó bảng Phan Đình Vận.

Nơi quan trường


Năm 1876, Phan Đình Phùng đỗ cử nhân. Năm sau (1877), ông thi đậu đình nguyên tiến sĩ, được bổ làm tri huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình). Do ông đánh đòn cố đạo Trần Lục (tục gọi là cụ Sáu), vì ông này hay ỷ thế để ức hiếp dân, nên ông bị triều đình bắt tội, triệu hồi về kinh đô Huế, sung chức Ngự sử đô sát viện.

Tại triều, ông tố cáo nhiều vụ khuất tất, nên có lần được vua Tự Đức khen là "thử sự cửu bất phát, phùng Phùng nải phát" (việc này đã lâu không ai phát giác ra, nay gặp Phùng mới phát hiện được)[2], nên càng nổi tiếng về tính cương trực.

Năm 1882, ông dâng sớ đàn hặc Thiếu bảo Nguyễn Chánh về việc "ứng binh bất viện" (cầm quân mà ngồi yên, không đi tiếp viện) khi quân Pháp tấn công thành Nam Định và về việc "chẳng quan tâm đến dân tình ở Bắc Kỳ".

Năm 1883, do bất đồng quan điểm với Tôn Thất Thuyết về việc phế vua Dục Đức, lập vua Hiệp Hòa, ông bị phụ chính Thuyết cách chức đuổi về quê nhà.

Năm 1884, Phan Đình Phùng được phục chức, rồi được bổ làm tham biện Sơn phòng Hà Tĩnh.

Hưởng ứng dụ Cần vương


Năm 1885, vua Hàm Nghi mưu việc kháng Pháp không thành phải chạy ra Tân Sở (Quảng Trị) lẩn tránh. Phan Đình Phùng đã quên nỗi hiềm khích riêng, để cùng với Tôn Thất Thuyết chống Pháp. Hưởng ứng dụ Cần Vương[3] của vua, dù đang cư tang mẹ, Phan Đình Phùng vẫn đứng ra chiêu tập lực lượng từ khắp các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, để chống ngoại xâm.

Phan Đình Phùng được nhà vua phong chức tán lý quân vụ, lãnh đạo nghĩa quân xây dựng căn cứ tại hai huyện Hương Sơn, Hương Khê, thuộc Hà Tĩnh. Theo giúp sức ông có các trí thức như tiến sĩ Phan Trọng Mưu, cử nhân Phan Quảng...và nhiều võ tướng xuất thân từ nông dân và nhiều thành phần khác như Cao Thắng, Cao Nữu, Lê Ninh, Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch, Lê Văn Tạc, Phan Đình Phong, Phan Đình Can...

Suốt mười năm (1885-1896), bất chấp mọi hiểm nguy, gian khổ, cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng lãnh đạo đã giao chiến với Pháp nhiều trận, và đã gây cho đối phương nhiều tổn thất nặng nề, tiêu biểu nhất là trận Vụ Quang vào năm 1894.

Thấy không thể dùng sức mạnh quân sự để tiêu diệt được cuộc khởi nghĩa, người Pháp dùng mọi cách dụ dỗ, mua chuộc Phan Đình Phùng. Người Pháp còn lợi dụng các cộng sự như Lê Kinh Hạp, Phan Trọng Mưu, Võ Khoa, Hoàng Cao Khải viết thư lấy “tình xưa nghĩa cũ” để khuyên hàng, nhưng trước sau ông vẫn một lòng cự tuyệt. Người Pháp lại dùng Nguyễn Thân và những cộng sự khác ra sức đàn áp, bắt thân nhân và khai quật mồ mả tồ tiên ông, vẫn không làm ông sờn lòng.

Năm 1893, Cao Thắng tử trận khiến Phan Đình Phùng bị mất đi một cộng sự đắc lực. Năm 1895, Pháp điều Nguyễn Thân đến phối hợp với công sứ Nghệ An là Duvillier đem 3.000 lính đi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Quân chủ lực của Phan Đình Phùng bị đối phương bít đường tiếp vận, nên vũ khí, lương thực, quân số thảy đều thiếu thốn, khó bù đấp. Mỗi lần đối phương tấn công, nghĩa quân chỉ có thể chạy quanh từ núi Quạt rồi trở về núi Vụ Quang, và không thể ở đâu lâu quá 3 ngày.

Ngày 17 tháng 10 năm 1894, Phan Đình Phùng đã tập hợp lực lượng, đánh thắng một trận lớn, đối phương mất nhiều vũ khí và bị giết chết rất nhiều. Ban đầu, ông cho quân lên tận nguồn sông chặt cây đóng kè chặn nước lại, đồng thời chuẩn bị sẵn nhiều khúc gỗ lớn. Khi quân Pháp và quân triều thân Pháp đến giữa dòng sông, thì ông cho phá kè trên nguồn, và tuôn cây xuống. Đối phương phần bị nước cuốn, phần bị cây lao vào người, lại bị nghĩa quân ở hai bên bờ xông ra đánh nên bị thương vong rất nhiều. Theo Phạm Văn Sơn thì sau trận này, phía Pháp ngoài số quân trang và đạn dược bị mất mát, còn có ba sĩ quan và trên trăm lính bị tiêu diệt[4].

Đây là trận thắng cuối cùng, vì gần 3.000 quân do Nguyễn Thân cầm đầu ngày càng xiết chặt vòng vây. Trong một trận giao tranh ác liệt, Phan Đình Phùng bị thương nặng, rồi hy sinh vào ngày 28 tháng 12 năm 1895[5].

Mười hai ngày sau khi thủ lĩnh Phan Đình Phùng mất, Nguyễn Thân mới tới được núi Vụ Quang và núi Quạt. Sau đó, Nguyễn Thân cho quật mồ Phan Đình Phùng ở chân núi Quạt, đổ dầu đốt cho xương thịt ông cháy thành tro, rồi trộn vào thuốc súng bắn xuống sông La[6].

Sang đầu năm 1896, một số chỉ huy lần lượt mất vì ở lâu nơi rừng sâu nước độc, một số bị tử trận hoặc bị bắt[7], một số khác thì rút qua Xiêm La[8] hoặc ra hàng...Cuộc khởi nghĩa Hương Khê mà Phan Đình Phùng cùng các cộng sự đã dày công xây dựng đến đây là kết thúc.

Tác phẩm


Bút tích Phan Đình Phùng lưu giữ tại Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Hiện nay thơ văn của Phan Đình Phùng chỉ mới sưu tầm được một số bài.



  • Câu đối: Điếu Lê Ninh, Khóc Cao Thắng

  • Thơ: Đáp hữu nhân ký thi, Thắng trận hậu cảm tác, Kiến nguy binh thi cảm tác, Phúc đáp Hoàng Cao Khải, Lâm chung thời tác...

  • Thư: kính ký Hoàng Cao Khải thư

  • Sử: Việt sử địa dư

Giai thoại


Năm 1886, anh của Phan Đình Phùng là Phan Đình Thông đang giữ cánh quân ở huyện Thanh Chương (Nghệ An), bị thủ hạ làm phản nên bị Pháp bắt. Lê Kinh Hạp vốn là bạn thân Phan Đình Phùng, nên viết thư khuyên bạn về hàng để cứu lấy anh, để mồ mả cha ông khỏi bị khai quật.

Phan Đình Phùng cười lạt, nói với người đưa thư:



Tôi có một ngôi mộ rất to nên giữ là đất nước Việt Nam, có một ngôi mộ rất to là mấy mươi triệu đồng bào. Nếu về hàng, để sửa sang phần mộ của cha ông mình, thì ngôi mả cả nước kia ai giữ? Về để cứu vớt ông anh mình, thì anh em trong nước ai cứu?

Sau khi cho khai quật mồ mả tổ tiên của Phan Đình Phùng ở làng Đông Thái vào năm 1894, Pháp cho bắt giam luôn những người thân tộc của ông.



Hoàng Cao Khải lúc đó đang là kinh lược sứ Bắc Kỳ, vốn là người đồng hương và là thông gia với Phan Đình Phùng, liền gửi cho ông một bức thư chiêu hàng bằng những lời lẽ hết sức thân mật, để khuyên bạn đừng chống đối tân triểu (sau vua Hàm Nghi là Đồng Khánh) và Pháp nữa. Sau khi xem xong, Phan Đình Phùng thở dài nói:

Tôi đã quyết làm cái công việc của vua (Hàm Nghi) ủy thác, dân trông mong tới cùng, thì dầu cho sấm sét búa rìu, quyết cũng không lay chuyển và thay đổi chí hướng được.

Phan Đình Phùng viết thư phúc đáp, rồi ân cần dặn Phan Văn Mân, người anh nhà bác và là người mang thư, đừng trở lên núi Vụ Quang nữa.[10]


Bài thơ tuyệt mạng


臨終時作

戎場奉命十更冬,


武略依然未奏功。

窮戶嗷天難宅雁,


匪徒遍地尚屯蜂。

九重車駕關山外,


四海人民水火中。

責望愈隆憂愈重,


將門深自愧英雄。

Lâm chung thời tác

Nhung trường phụng mệnh thập canh đông,

Võ lược y nhiên vị tấu công.

Cùng hộ ngao thiên nan trạch nhạn,

Phỉ đồ biến địa thượng đồn phong.

Cửu trùng xa giá quan sơn ngoại,

Tứ hải nhân dân thủy hỏa trung.

Trách vọng dũ long ưu dũ đại,

Tướng môn thâm tự quý anh hùng.


Dịch nghĩa:

Làm trong khi sắp mất

Vâng mệnh ở chốn binh nhung đã mười năm,

Mưu lược đánh giặc vẫn chưa nên được việc gì.

Dân chúng cùng đường đói khổ kêu trời như đàn nhạn không có cỗ ở,

Bọn xâm lược còn đóng đồn như ong khắp mọi nơi.

Xa giá của vua (Hàm Nghi) đang ở ngoài quan san,

Nhân dân bốn bể như sống trong nước sôi lửa bỏng.

Trách nhiệm càng cao thì mối lo càng lớn,

Nghĩ mình cũng trong cửa tướng, mà riêng thẹn với tiếng anh hùng.

Dịch thơ:

Làm lúc sắp mất

Việc quân vâng mệnh trải mười đông,

Chiến sự nay còn tính chửa xong.

Dân đói kêu trời tan ổ nhạn,

Quân thù chật đất dậy đàn ong.

Chín trùng thánh chúa nơi quê lạ,

Bốn bể nhân dân chốn lửa nồng.

Trách vọng càng cao, lo lại lặng,

Tướng môn những thẹn với anh hùng.

Đánh giá

Về võ công


Khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ 19. Cuộc khởi nghĩa đã phát huy được tinh thần đoàn kết, sự ủng hộ của người dân ở miền xuôi lẫn miền ngược, cả về sức lực lẫn của cải vật chất.

Về quân sự, nghĩa quân được tổ chức theo lối chính qui, có kỷ luật nghiêm minh và cùng kiểu trang phục; biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, phong phú, biết phát huy tính chủ động, sáng tạo khi giáp trận với đối phương. Trong đội ngũ đã có sự tổ chức, sự huấn luyện đầy đủ và được trang bị khá đàng hoàng, khiến đối phương cũng phải hết sức khâm phục.

Phan Đình Phùng mất, cuộc khởi nghĩa Hương Khê cũng tan rã. Song, công cuộc vì đại nghĩa này rất xứng đáng là đỉnh cao của phong trào Cần Vương. Đây cũng là thời điểm kết thúc sứ mạng lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu phong kiến Việt Nam chống Pháp [11].

Về văn nghiệp


Qua số tác phẩm, tuy ít ỏi của ông, người ta dễ nhận thấy con người của Phan Đình Phùng luôn vì dân, biết dựa vào dân, luôn kiên quyết chiến đấu chống Pháp đến cùng, không hề mắc phải bả cám dỗ của đối phương.

Và cũng qua Lâm chung thời tác, mà lời lẽ hết sức bi thiết, Phan Đình Phùng đã bộc lộ mình là một nhà nho trung nghĩa sáng suốt, bởi ông hiểu rõ sự thất bại không thể tránh khỏi của cuộc diện đất nước lúc bấy giờ…[12]


Tưởng nhớ


Khốc Phan Đình Nguyên

(Khóc Phan Đình Nguyên)

Dịch nghĩa:

Thế mạnh như chẻ tre, thật có thể khôi phục kinh đô,

Đau xót vì công mười năm, sắp thành thì thất bại.

Chỉ buồn triều đình dùng vàng lụa củng cố việc hòa,

Đau xót thấy dân chúng đốt lò hương đầy tiếng khóc.

Tay kéo lại núi sông, lòng chưa chết

Thân cưỡi sao Cơ, sao Vỉ như khi còn sống

Ai qua nơi thắng trận ngày xưa,

Ngàn năm còn khiến cho người ta đầy lệ.[13]

Đào Tấn

Hiện nay, tên Phan Đình Phùng được dùng để đặt tên cho trường học, đường phố tại nhiều tỉnh thành trên khắp nước Việt Nam.



TRẦN CAO VÂN

(1866-1916)



Trần Cao Vân (陳高雲, sinh 1866 - mất 1916) là một trong những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp tại Trung kỳ Việt Nam, do Việt Nam Quang Phục Hội chủ xướng. Ông sinh năm Bính Dần (1866) tại làng Tư Phú, tổng Đa Hòa, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông tên thật là Trần Công Thọ, lúc lớn lên từng học và đi thi lấy tên là Trần Cao Đệ, lúc vào chùa lấy pháp danh là Như Ý, khi ra hoạt động cách mạng đổi tên là Trần Cao Vân, biệt hiệu là Hồng ViệtChánh Minh, còn có biệt danh là Bạch Sĩ. Ông lãnh đạo khởi nghĩa cùng vua Duy TânThái Phiên năm 1916 và có thời gian hoạt động tại Phú Yên. Cuộc khởi nghĩa thất bại (do bị lộ kế hoạch khởi nghĩa), ông bị chém cùng với Thái Phiên và một số người khác. Vua Duy Tân thì bị bắt đi lưu đày ở đảo Réunion nằm giữa Ấn Độ Dương, nơi cha là vua Thành Thái cũng bị lưu đày.
PHAN BỘI CHÂU

(1867-1940)

Phan Bội Châu sinh vào tháng Chạp năm Ðinh Mão, tức là năm Tự Ðức thư 20 (1867), cha mẹ đặt tên là Phan Văn San. Về sau, vì sợ phạm húy với Hoàng tử Vĩnh San, tức vua Duy Tân, con thứ của vua Thành Thái, nên đổi lại là Phan Bội Châụ Bội-Châu có nghĩa là đeo ngọc.


Sinh trưởng trong một gia đình lễ giáo, thân phụ ông là Phan Văn Phổ, một nhà nho chân chính rất trọng chữ thanh cần. Thân mẫu ông là bà Nguyễn Thị Nhàn, một nữ sĩ được tiếng là người đức hạnh.
Phan Bội Châu quê ở xã Ðông Liệt, tỉnh Nghệ An. Năm lên 3 tuổi, ông phải theo cha mẹ về ở nơi quê của nội tổ ở làng Ðan Nhiệm, tổng Xuân Liễm, huyện Nam Ðàn, tỉnh Nghệ An.
Từ thuở bé, Phan Bội Châu đã được hấp thụ một nền giáo dục rất chặt chẽ nhờ vào sự đảm đang nuôi nấng, dạy dổ của mẫu thân, nhưng phần lớn cũng nhờ vào sự nghiêm khắc của thân phụ, lúc bấy giờ làm nghề dạy học.

Phan Bội Châu rất mực thông minh. Năm lên 6 tuổi được cho đi học, chỉ trong ba ngày, ông học hết cuốn Tam Tự Kinh. Lên bảy tuổi học đến sách Luận ngữ, ông đã mô phỏng để làm cuốn Phan tiên sinh luận ngữ, có ý mỉa mai chúng bạn nên bị phụ thân quở phạt. Năm 1874, ở Nghệ An có phong trào Văn Thân, dù chỉ mới là một đứa bé lên tám, Phan Bội Châu cũng muốn noi gương của Trần Quốc Toản xưa đã giúp Hưng Ðạo Vương để đại phá quân Nguyên ở Bến Chương Dương nêu cao lá cờ phá cường tặc báo hoàng ân nên ông đã tụ tập bọn trẻ con lại để tập trận giả bằng những súng đạn do chính ông làm ra.


Năm 1885, hưởng ứng phong trào Cần Vương, Phan Bội Châu tổ chức Sĩ-tử Cần Vương đội. Nhưng nhận thấy rằng công cuộc Cần Vương chỉ có thể đem lại kết quả tốt đẹp khi nào người lãnh đạo là một nhân vật có chân khoa bảng xuất thân, nhất là phải có danh vọng, ông phải đành quay về với lối học cử nghiệp.


Dù rất thông minh và hay chữ, Phan Bội châu thi Hương bao nhiêu lần vẫn trượt. Sở dĩ có chuyện lạ như thế vì :


* Lối văn khoa cử không thích hợp với người đã có sẵn một tinh thần cách mạng. Do đó, Phan Bội Châu không chịu ép mình trong khuôn khổ của trường quy.


* Nhà nghèo, ông thường làm bài mướn để lấy tiền tại trường thị Ðã có lần vì phạm húy, ông bị bôi tên trong danh sách thí sinh trọn đời. Về sau, nhờ sự vận động của quan Tế-Tửu Trường Quốc Tử Giám là Khiêu Năng Tĩnh, thầy học của ông, ông được đi thi lại. Khóa thi Hương năm Canh Tý (1900), ông thi đỗ Thủ Khoa tại trường thi Nghệ An lúc bấy giờ ông đã 33 tuổi.


Năm 1901, ông có thi Hội nhưng không đỗ, ông cũng chẳng màng đến công danh nữa. Con đường cử nghiệp đối với ông chỉ là phương tiện giúp cho ông mưu đồ việc lớn, chớ chí khí của nhà cách mạng lão thành Phan Bội Châu đâu đã chịu gởi nơi trường khoa danh.

Tiếng tăm hay chữ và mảnh bằng Giải nguyên đã giúp Phan Bội Châu có uy tín trong việc lãnh đạo công cuộc khởi nghĩa Cần Vương. Ông bắt đầu hoạt động mạnh trong nước.


Sau khi Phan Ðình Phùng mất, phong trào Cần Vương xuống dần và cơ hồ tan rã, Phan Bội Châu đã nối chí nhà lãnh đạo tiền bối. Phan Bội Châu đứng ra kêu gọi dân chúng ở miền Thượng du khởi nghĩa.
Nhận thấy con đường cử nghiệp làm cho dân tộc đi đến chổ yếu hèn, Phan Bội Châu kêu gọi canh tân. Ðể khích động lòng ái quốc của nhóm sĩ phu và nhân dân trong nước, ông đã viết ra tập Lưu cầu huyết lệ tâm thư. Ông đã vào Nam ra Bắc để liên lạc với những nhà ái quốc trong nước để vận động cho cuộc cách mạng có kết quả.

Lúc bấy giờ, những người cùng chí hướng với Phan Bội Châu ở miền Trung như Ðặng Nguyên Cản, Ðặng Thái Thân, Trần Quý Cáp, Ngô Ðức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh, Nguyễn Cần, ở miền Bắc có Nguyễn Thượng Hiền, Lê Ðại, Nguyễn Quyên, Lương Văn Can, ở miền Nam có Nguyễn Thần Hiến, Trần Chánh Chiếu. Phan Bội Châu cũng đã lên tận Yên Thế xin gặp Hoàng Hoa Thám. Ðể cho công cuộc Cần Vương được thống nhất, ông bàn với ông Tiểu La Nguyễn Văn Thành đồng tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Ðể lên làm Hội Chủ.


Nhận thấy còn phải có sự viện trợ của ngoại bang trong việc cách mạng kháng Pháp, ông bàn với các bạn cho ông được xuất dương.


Năm 1905, Phan Bội Châu xuống tàu, giả làm thương khách qua Tàu rồi sau đó sang Nhật.


Sau khi xuống tàu sang Hương Cảng rồi đến Nhật, Phan Bội Châu đến gặp Lương Khải Siêu, người lãnh đạo công cuộc duy tân của Trung Hoa và sau cuộc chính biến phải lưu vong sang Nhật. Tại đây, Lương Khải Siêu giới thiệu Phan Bội Châu với những vị chính khách Nhật như Bá tước Ðại Ôi và Khuyển Dương Nghị. Hai vị này khuyên ông nên về nước mời Kỳ Ngoại Hầu sang Nhật. Sau đó ít lâu, ông lại sang Nhật.

Năm 1906, Kỳ Ngọai Hầu Cường Ðể và nhiều du học sinh sang Nhật. Phan Bội Châu lại xin cho các du học sinh vào học ở Chấn Võ Học Hiệu và Ðồng Vạn Thư Viện. Cũng trong năm ấy, ông Phan Chu Trinh sang Hương Cảng và qua Nhật. Hai nhà cách mạng cùng họ Phan đã gặp nhau và luận bàn quốc sự. Dù Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu có bất đồng ý kiến, nhưng cả hai đều rất quý mến nhau .

Cuối năm 1906, Phan Bội Châu lại về nước một lần nữa để dọ đường hầu để chở khí giới về cho Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế.

Năm 1907, Phan Bội Châu lại trở sang Nhật. Sau khi ký thương ước với Pháp xong (năm 1908) chính phủ Nhật đã ra lệnh trục xuất những nhà cách mạng Việt Nam ra khỏi lãnh thổ. Phan Bội Châu và các chiến hữu phải trở lại Trung Hoa hoạt động.


Năm 1912, do theo lời yêu cầu của các bạn, Phan Bội Châu qua Xiêm (Thái Lan) một thời gian. Cũng trong năm này, cuộc cách mệnh Tân Hợi của Trung Hoa thành công. Từ Xiêm, ông trở lại Trung Hoa, lập ra Việt Nam Quang Phục Hội chủ trương theo chính thể dân chủ.

Năm 1912, Trung Hoa Dân Quốc được thành lập, Phan Bội Châu được đốc quản tại Thượng Hải là Trần Kỳ Mỹ và đô đốc Auq?ng Tây là Hồ Hán Dân giúp đỡ về tài chánh và tinh thần. Trong thời gian này, Phan Bội Châu giữ chức quyền Tổng lý Việt-Nam-Quang-Phục Hội.

Năm 1913, nhân việc ném bom ở Thái Bình HàNoi Hotel, Hội đồng Ðề Hình của thực dân Pháp xử tất cả 14 án chém, Phan Bội Châu và Kỳ Ngoại Hầu Cường Ðể đứng đầu sổ.


Quân lính ở tỉnh thành Quảng Ðông gây biến, Long Tế Quang đem binh đến dẹp và nhậm chức đô đốc Quảng Ðông. Vì ăn của lót của thực dân Pháp, Long Tế Quang bắt Phan Bội Châu giam vào ngục. Chính trong thời gian bi giam giữ, ông đã viết ra tập Ngục Trung Thư Cuộc thương thuyết của Pháp và Long Tế Quang chưa xong thì chiến cuộc Âu châu bùng nổ (1914-1918), Long tế Quang bị hạ, đảng cách mạng Trung Hoa cứu Phan Bội Châu ra khỏi ngục Quảng Châụ

Năm 1914, Phan Bội Châu lập tại Quảng Châu một cơ quan lấy tên là Tâm Tâm Xã dùng làm nơi liên lạc với những chiến hữu và dự định viết sách gởi về nước để giục lòng yêu nước của đồng bào và tuyên truyền tinh thần dân nước.

Trong tháng ba năm ấy, được biết tin toàn quyền Merlin sang công cán bên Nhựt, Phan Bội Châu liền triệu tập các chiến hữu quyết đón đường hạ sát Merlin. Phạm Hồng Thái được chọn thì hành việc này. Quả bom ở Sa-Ðiện nổ, tuy không giết được Merlin nhưng đã thức tỉnh được sự say ngủ của đồng bào trong nước và gây một tiếng vang khắp thế giới đều biết.


Năm 1925, nghe theo lời Lý Thụy và Lâm Ðức Thụ, Phan Bội Châu gia nhập vào tổ chức Toàn thế giới bị áp bức nhược tiểu dân tộc nhưng sau đó Lý Thụy và các chiến hữu lập mưu bắt Phan Bội Châu nộp cho thực dân Pháp để :


1. Tổ chức lấy được một số tiền thưởng (vào khoảng 15 vạn bạc) hầu có đủ phương tiện hoạt động.

2. Gây một ảnh hưởng sâu rộng trong việc tuyên truyền tinh thần ái quốc trong quốc dân.

Thế là Phan Bội Châu bị bắt tại Thượng Hải, bị giải về Hương Cảng rồi về Hải Phòng, sau cùng bị giam tại nhà giam Hỏa Lò, Hà Nội. Ðể tránh việc làm cho dư luận quá xôn xao về tin Phan Bội Châu bị bắt, thực dân Pháp gắn cho ông cái tên tù quốc phạm là Trần Văn Ðức.


Hội Ðồng Ðề Hình nhóm xử ngày 25 tháng 11 năm 1925 dưới sự chủ tọa của viên giám đốc Brida, Ðốc lý Hà nội là Dupuy và đại úy Bollie làm phụ thẩm, Boyer làm bồi thẩm và Arnoux Patrick làm lục sự. Hội Ðồng Ðề Hình cử luật sư Bona ở Hànoi và luật sư Larre ở Hải Phòng biện hộ cho Phan Bội Châu.


Trước những lời lẽ buộc tội gắt gao của Hội Ðồng Ðề Hình, Phan Bội Châu ung dung và chẫm rãi đối đáp một cách rõ ràng khúc chiết. Ðể bênh vực cho hành động hợp lý và quang minh chính đại của mình.


Sau khi hay tin Phan Bội Châu bi án tử hình, phong trào vận động ân xá cho ông nổi lên rầm rộ. Hội Thanh Niên Việt Nam in ra bốn ngàn lá đơn gởi đến các cơ quan chính phủ Pháp, các sứ thần liệt quốc ở Ba Lê, các tổ chức quốc tế yêu cầu can thiệp. Việt kiều ở Pháp họp đại hội bênh vực Phan Bội Châu, gởi điện tín kháng nghị hoặc yêu cầu tới những cơ quan có liên hệ đến vụ án Phan Bội Châu .

Trước sự công phẩn của quốc dân, ngày 24/12/1925, Toàn quyền Varenne, sau khi đề nghị về Pháp, quyết định xin ân xá cho nhà chí sĩ yêu nước. Sau khi được ân xá, Toàn quyền Varenne đưa Phan Bội Châu về an trí ở miền sông Hương núi Ngự (Huế) gọi là để di dưởng tuổi già nhưng kỳ thật chúng định giam lỏng ông.

Tuy nhiên, tấm lòng thiết tha yêu nước của ông không vì thế mà chịu lu mờ. Ông đã âm thầm nhận lãnh chức Cố vấn của Việt-Nam-QuốcDDân Ðảng. Ðã có lần V.N.Q.D.DD định âm mưu đem ông trốn thoát ra ngoại quốc nhưng không thành vì không sao thoát được sự dòm ngó của thực dân Pháp.

Năm 1940, khi phái bộ Nhật tiến vào Ðông Dương thì cũng chính là lúc thời cuộc đã chuyển sang giai đoạn mới cho cuộc Cách mạng dân tộc. Tiếc thay, trong giờ phút nghiêm trọng của lịch sử này, nhà cách mạng lão thành Phan Bội Châu đã lìa bỏ cõi đời theo tiền nhân về bên kia thế giới, lưu lại cho hậu thế một tấm gương sáng và nổi niềm thương nhớ không nguôi.

Trước giờ sắp lâm chung, ông đã cố gắng lấy hết hơi tàn và góp nhặt thần trí, đọc lên một bài khẩu chiếm có những lời lẽ thống thiết như sau :

Nay đang lúc tử thần chờ trước cửa

Có vài lời ghi nhớ về sau


Chúc phường hậu tử tiến mau.


Phan Bội Châu mất vào ngày 29/10/1940.


Ông đã để lại nhiều bài học cho hậu thế thành công. Phan Bội Châu sử dụng rất nhiều thể loại văn hoûc: thơ, phú, câu đối, ca trù, truyện, văn bia, văn tế... để vận động cách mạng. Phan Bội Châu không coi văn chương là sự nghiệp, ông hay nhắc tới câu thơ của Tùy Viên Lập thân tối hạ thị văn chương . Ông dùng văn chương làm phương tiện vận động giác ngộ để đạt mục đích giải phóng dân tộc. Chủ đề lớn nhất, luôn luôn sôi nổi nồng nhiệt trong ông là lòng yêu nước. Giọng thơ Phan Bội Châu không phải là giọng cảm khái. Cảm khái chưa phải là thái độ của hành động. Phan Bội Châu là người hành động. Thơ ông thức tỉnh tâm và trí người đọc Khi bi, khi hùng, khi nào cũng lôi cuốn thuyết phục, dựng người dậy, lôi cuốn người đi:


Mõ chuông là cái lưỡi đây


Lôi đình trên ngọn bút này nổi lên


Thơ của ông là máu là nước mắt của người thương nước viết nên câu có sức rung động hàng triệu đồng bào. Thơ của ông cũng là nghĩa khí hào hùng của người chiến đấu.


Nghĩ lắm lúc bầm gan tím ruột


Vạch trời cao mà tuốt gươm ra


Chất trữ tình trong thơ Phan Bội Châu là trữ tình cứu nước, trữ tình công dân. Đời ông, như chính ông nhận định, cả trăm lần thất bại chưa một lần thành công, nhưng lúc nào cũng cuồn cuộn lòng yêu đất nước. Có câu thật bình dị: Yêu gì hơn yêu nước nhà ta. Có câu thật thống thiết: Hồn cố quốc biết đâu mà gọi, nhưng bao giờ lòng yêu nước ấy cũng thức tỉnh người ta đứng dậy, đấu tranh đầy khí phách:

Ai ơi tỉnh dậy đừng mê

Xin đem thù nhục mà thề non sông.


Thơ Phan Bội Châu là thơ của ngọn lửa thiêng bất diệt, của lòng thương nòi giống, của một tình cảm lớn lao, dấn thân, chấp nhận mọi đầy ải lao lung, kể cả cái chết, để giành độc lập tự do cho dân cho nước. Thơ viếng người hy sinh vì nước có sự xót đau của không gian rộng lớn trời biển núi sông:

Trời xanh lồng lộng, biển mênh mông

Một lá thư đưa lệ vạn dòng;


lại có sự ca ngợi chân thành cao cả của lòng người:


"Đầu giận sao không rơi trước bạn".

Ngay trong tình thế bi đát ấy, ý chí chiến đấu của Phan Bội Châu cũng không hề nao núng. Ước có vạn tay vung vạn kiếm.

Trong 15 năm cuối đời, bị giam lỏng ở Huế, Phan Bội Châu "Ông già Bến Ngự" không có điều kiện duy trì hành động bạo lực, ông đã tận dụng con đường văn hóa, trước tác, dịch thuật, khảo cứu nhằm nâng cao dân trí, hun đúc ý chí thanh niên và tổng kết kinh nghiệm, cổ vũ hành động.

Xếp bút nghiên mà tu dưỡng lấy tinh thần

Đừng ham chơi, ham mặc, ham ăn


Dựng gan góc để đánh tan sắt lửa,


Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ.


(Bài ca chúc tết thanh niên năm 1927)



Sống

Sống tủi làm chi đứng chật trời?


Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?


Sống làm nô lệ cho người khiến?


Sống chịu ngu si để chúng cười?


Sống tưởng công danh, không tưởng nước.


Sống lo phú quý chẳng lo đời,


Sống mà như thế đừng nên sống!


Sống tủi làm chi đứng chật trời?


PHAN CHU TRINH
Tiểu dẫn: Cụ Phan Chu Trinh không chỉ là một nhà chính trị, nhà báo, nhà thơ mà còn là một người viết tiểu thuyết. Xin dịch "Chuyện người lương dân" dưới đây. Bài này cụ viết năm 1904, lúc còn ở Huế, phần đông sĩ phu lúc ấy truyền tụng:

"Người ta đồn nhau rằng ở tỉnh X, phủ X, làng X có một người tên là Điền Xá Ông. Trước ngõ vào nhà có treo một tấm bảng sơn son đỏ chót trên có bốn chữ thếp vàng to tướng và bóng nhoáng là "Sắc tứ lương dân". Kẻ qua người lại, ai cũng trầm trồ khen ngợi. Có một người khách nghe tiếng đồn tới xin ra mắt. Đến thấy một ông già ra đón. Vào thấy trong nhà bàn ghế khay hộp đều là đồ xưa, trên tường treo mấy tấm tranh đã cũ rích. Hỏi ông chủ đâu, thì té ra ông già ra đón mình chính là người chủ đó. Ngồi yên sau mấy câu thù ứng rồi cùng nói chuyện, xem ra người chủ ăn nói lù khù, như là nói không ra câu. Khách hỏi:


- Ông thuở này làm nghề gì?


- Tôi thuở nhỏ học chữ nho, nhưng học có 10 năm mà không hiểu nghĩa được một chữ gì (biết chữ mà không hiểu nghĩa như lão này thiếu gì!). Cha mẹ giận bắt về đi cày. Tánh lại ưa phong lưu, không muốn đi chơi với bọn chân lấm tay bùn kia, nên bỏ nghề nông sang làm nghề thương... có bao nhiêu vốn làm gì lỗ nấy. Sau cũng tưởng nghề thợ dễ an, tôi học nghề thợ mộc. Nhưng nó cũng rủi làm sao! Hễ đẽo cây gỗ nào thì hư cây gỗ ấy cứ bị bác thợ cả mắng chửi mãi. Vì thế nên nay vẫn không có nghề gì.


- Cha mẹ ông thế nào?


- Trước ở đây. Nhưng bị nhà quyền hào giàu kia bức hiếp nên dời đi nơi khác.


- Còn anh em?


- Anh em vẫn đông, song vì đói, người đi một nơi, kẻ đi một ngả.


- Vậy thì tấm bảng thếp vàng treo trước ngõ đó, vì sao mà có?


- Năm trên xứ này có cái nạn mất mùa, đói, giặc cướp lung tung. Dân đói, làng xóm đây đua nhau theo bọn đó đi dựt cướp của người. Tôi vẫn không bằng lòng đi theo, nhưng bị chúng hiếp bắt đi, bất đắc dĩ cũng đi chung trong bọn ấy, nhưng không lấy tiền của ai hết. Sau việc yên, có người đem chuyện ấy tâu lên triều đình, nên may được ban cái ân điển "Lương dân" đấy.


Nghe rõ đầu đuôi câu chuyện, người khách có ý khinh bỉ, vừa tức cười, bèn nói lớn như giọng nạt rằng:

- Ông, trong nghề tứ dân, không được một nghề gì, trong gia đình cũng là người thừa, không còn giúp được việc gì, mà lại được tiếng đời khen, ân vua ban. Vậy sao không xuất gia tư ra giúp cho dân nghèo, khiến bọn vô lại trong làng xóm có nghề làm ăn, để trừ tiệt cái nguồn trộm cắp kia, như thế không những là cái công việc đời già bổ cái hư của lúc trẻ, mà cũng khiến cho người trong làng khỏi có lời nhạo báng này nọ?


Ông chủ ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi trả lời một cách chậm rãi rằng:


- Nhà tôi con đông, đương cùng bà hắn lo cho chúng nó có mỗi đứa một ít tư bản cho kha khá mà tìm chưa ra cách. Tôi có phải người ngu dại, không tính đến việc con cái sau này đâu.


Khách đổ giận, bước ra cửa đi thẳng một mạch. Lão lương dân kia, sau cũng không ai nhắc đến chuyện lão nữa".

Đơn khiếu nại của dân Thái Bình về vụ bắt Phan Chu Trinh

Công văn số 57 ngày 11-5-1908 của Thống sứ Bắc Kỳ chuyển cho Toàn quyền Đông Dương bản dịch một thư khiếu nại ghi là có 182 chữ ký của dân tỉnh Thái Bình gửi Chính phủ Pháp và Nam, minh oan cho Phan Chu Trinh. Trong bản lưu không thấy chữ ký và danh sách người ký. Nội dung thư như sau:

Ngày 15 tháng 3 năm Duy Tân thứ 2

Nhân dân tỉnh Thái Bình trân trọng xin các quan cai trị và các thành viên Viện (1) xem xét giải quyết công bằng việc như sau:

Có tin đồn là dân tỉnh Quảng Nam đã nổi dậy chống thuế và không chịu nộp thuế. Vì vậy Chính phủ đã ngờ Phan Chu Trinh là người xúi giục, đã bắt ông ta, kết án và đưa đi đày.


Chúng tôi không rõ thực hư nhưng trộm nghĩ: Trung Kỳ là đất được bảo hộ và Chính phủ Bảo hộ muốn đưa dân chúng tôi lên đường tiến bộ và coi chúng tôi như được tự do. Như vậy theo lẽ công bằng thì Trung Kỳ phải được theo luật pháp đang thực thi tại Pháp như luật quốc tế bảo đảm cho dân được hưởng tự do bình đẳng bác ái.

Trước đây chúng tôi như mọi rợ, không ai biết luật pháp quốc tế. Nhờ có Phan Chu Trinh hiểu biết ý nghĩa của "tự do" đã đến giảng giải cho chúng tôi biết qua các buổi diễn thuyết của ông ta (2).


Chúng tôi hết sức đau lòng khi biết chính đó là nguyên nhân làm cho ông ta bị bắt, bị đưa đi đày nơi xa xôi và chắc sẽ không thể sống hòa hợp với Chính phủ được nữa.

Sự việc đó làm chúng tôi có cảm tưởng là Chính phủ không ưa những người yêu thích tự do và chỉ muốn đất nước chúng tôi kiệt quệ đi.


Chúng tôi chắc chắn là không phải Phan Chu Trinh đã xúi dân Quảng Nam không nộp thuế vì ông đã tỏ ý không tán thành việc đó khi nó xảy ra ở vài nơi trên đất Bắc Kỳ trước khi xảy ra ở Quảng Nam.


Chính phủ đã dùng vũ lực để đàn áp dân và làm hại kẻ mong muốn tự do, vậy làm sao mà Chính phủ cho mình là tốt được? Và tự nhiên chúng tôi phải nghĩ cách để tự bảo vệ mình trong tương lai.
Năm qua Chính phủ đã thực thi một số biện pháp hạn nhục dân Nam như: phế truất vua Thành Thái, bắt giam ông Ngô Đình Kế (3), cấm sinh viên xuất ngoại để học thêm, đóng cửa trường Đông Kinh Nghĩa thục và bây giờ là bỏ tù Phan Chu Trinh. Và cứ như vậy cho đến khi giống nòi Annam bị tuyệt diệt.
Chúng tôi không hiểu sự cai trị của nước Pháp có giống như ở các nước khác không? Chính phủ Bảo hộ sợ dân Nam ăn cướp chăng? Dân không có tí vũ khí nào làm sao có thể chống cự lại Chính phủ Bảo hộ có đầy đủ khí giới? Chúng tôi mong được Chính phủ Bảo hộ xem xét các thiển ý trên. Nếu Chính phủ Bảo hộ tiếp tục đè nén chúng tôi, làm hại đồng bào chúng tôi thì buộc lòng chúng tôi phải khiếu nại và đưa lên báo chương để trình bày tình cảnh khốn khổ của chúng tôi.

Ngoài ra chúng tôi xin lưu ý Chính phủ vấn đề sau đây:


Đến nay Chính phủ đã làm nhiều việc tốn kém như mở trường và làm một số việc công ích nhưng dân ít được hưởng: Nhà nước Bảo hộ mở trường dạy thông ngôn làm việc cho Chính phủ, còn dân không được lợi gì hết, Nhà nước Bảo hộ phá rừng, đào sông, xây đập làm cầu cống... nhưng những việc đó chỉ làm cho dân nghèo khổ thêm, tưởng như dân càng khổ thì Chính phủ càng giàu và càng vui lòng vậy.


Những việc làm của Chính phủ Bảo hộ muốn làm lợi chung mà lại đưa dân đến chỗ nghèo đói chính là do Chính phủ không hiểu dân. Xin hãy nhìn qua tình cảnh dân Nam đang chết trên các công trường, chết vì kiệt sức, vì đói, vì bệnh tật như trên công trường đường sắt...


Nhưng chưa phải hết, lại còn nạn bọn quan chức lộng hành không những không phản ảnh nỗi khổ của dân mà còn lợi dụng để làm dân khổ thêm nữa. Chính miệng họ đã nói họ đã phải tốn kém lo lót nhiều mới được làm quan, nay không đòi tiền dân thì lấy đâu nuôi gia đình, quà cáp cho quan sứ quan tỉnh và cho các thông ngôn biết tiếng biết chữ...?


Năm trước quan Phú Trực Định tên là Trần Nhật Tĩnh đã nói với nho sĩ Cảnh: "Khi nào chó không ăn cứt nữa thì chúng tôi m ới hết ăn tiền". Dân đã chịu sưu cao thuế nặng lại còn quan tham lại nhũng, nói sao cho hết nỗi thống khổ.


Đó là những điều chúng tôi mnốn kêu xin Chính phủ Bảo hộ xem xét. Chúng tôi xin các yêu cầu nầy được niêm yết tại các huyện Tiền Hải, Trực Định, Vũ Tiên và Thư Trì.


Chúng tôi vô cùng cảm tạ.


Kèm theo có danh sách và chữ ký của 182 người dân Thái Bình".



TRẦN TẾ XƯƠNG

(1870-1907)

Trần Tế Xương (1870-1907), hiệu Vị Thành, là người làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Ông xuất thân từ một gia đình thanh bạch nhưng cũng có vai vế ở Vị Xuyên.

Đường khoa cử của ông lận đận: đi thi từ năm 15 tuổi nhưng hỏng hoài, mãi tới năm 24 tuổi (1894) mới đổ Tú Tàị Sau đó ông lại trượt Cử Nhân 5 khoa liền.

Nhà nghèo, con đông, nghề dạy học lại bấp bênh trong thời kỳ Nho Học suy tàn xuống dốc, ông chỉ còn biết trông cậy vào bà vợ đảm đang ``quanh năm buôn bán ở mom sông''.


Trong lúc đang còn bị ám ảnh bởi cơn mộng khoa cử, ông đột ngột qua đời năm 1907 lúc mới 37 tuổị

Tác phẩm ông để lại gồm nhiều thể loại -- thơ, phú, câu đối, hát nói ... -- phần lớn đều bằng chữ Nôm.

Nếu như các cuộc nội chiến tàn khốc thời Lê mạt Nguyễn sơ đã sản sinh những Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiềụ.. thì vận mệnh đất nước long đong thời thuộc Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã khơi thông thi tứ cho Tú Xương. Thơ văn ông giản dị, bình dân, nhưng tự nhiên và linh hoạt. Nhiều sáng tác trình bày tâm sự đau đớn, xót xa; hoặc mỉa mai, ngạo đời một cách chua chát, cay đắng; hoặc gửi gấm tấm lòng yêu nước thương nòi một cách kín đáo và sâu sắc.



THÁI PHIÊN

(1882-1916)

Thái Phiên (1882 - 1916) là một nhà hoạt động cách mạng, người đã cùng với vua Duy Tân chống Pháp. Ông bị Pháp bắt và xử chém vào ngày 17 tháng 5 năm 1916.


tải về 4.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   52   53   54   55   56   57   58   59   60




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương