Nội dung phần I phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lực lưỢng sản suất và quan hệ SẢn xuấT



tải về 28.82 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu07.09.2022
Kích28.82 Kb.
#53094
  1   2   3   4   5
BÀI THU HOẠCH TRIẾT HỌC


MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cấu thành của phương thức sản xuất, có tác động biện chứng với nhau một cách khách quan. Quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. C. Mác đã chứng minh vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất, đồng thời cũng chỉ ra tính độc lập tương đối của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất, quy định mục đích xã hội của sản xuất, tác động đến lợi ích của người sản xuất, từ đó hình thành một hệ thống những yếu tố hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất trong phương thức sản xuất. Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất,phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại và cùng với các quy luật khác làm cho lịch sử loài người vận động từ thấp đến cao, từ hình thái kinh tế - xã hội này lên hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn. Nghiên cứu biện chứng quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất tạo điều kiện cho học viên nói chung và bản thân nói riêng có được một nhận thức về sản xuất xã hội đồng thời mở mang được nhiều lĩnh vực về kinh tế, thấy được ý nghĩa to lớn đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, là cơ sở tiến hành cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng quan hệ sản xuất. Trong phạm vi bài thu hoạch bản thân cố gắng phát huy những hiểu biết của mình để làm sáng rõ vấn đề về “mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản suất đồng thời liên hệ thực tiễn trong công cuộc đỗi mới ở Việt Nam hiện nay”.



NỘI DUNG
PHẦN I
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN SUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
Sự thay thế phát triển của lịch sử loài người từ công xã nguyên thủy đến chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản và đến xã hội cộng sản tương lai là do sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội trong đó quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất (QHSX) với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất( LLSX). Đây là quy luật cơ bản, chung nhất xuyên suốt lịch sử phát triển của xã hội loài người, làm cho xã hội loài người vận động từ thấp đến cao, từ PTSX thấp lên PTSX cao hơn, quy định sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội. Do đó để hiểu mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trước tiên cần phải hiểu khái niệm về PTSX, cũng như LLSX, QHSX.

tải về 28.82 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương