Nội dung phần I phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lực lưỢng sản suất và quan hệ SẢn xuấT



tải về 28.82 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu07.09.2022
Kích28.82 Kb.
#53094
1   2   3   4   5
BÀI THU HOẠCH TRIẾT HỌC

Tóm lại, Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX là quy luật cơ bản, tất yếu của mọi nền kinh tế. Việc nhận thức đúng đắn và vận dụng một cách sáng tạo quy luật này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN.


KẾT LUẬN
Chúng ta cần phải hiểu và vận dụng một cách tốt nhất qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trên thực tế bất cứ ở đâu và vào lúc nào cũng không thể có được sự phù hợp tuyệt đối giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Nhưng phải tuỳ theo tình hình thực tế mà chọn giải pháp phù hợp. Trong quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất nói chung cũng có sự ràng buộc xuất phát từ chúng. Tuy nhiên chính bản thân các quan hệ sản xuất lại có mối quan hệ chặt chẽ với lực lượng sản xuất. Vấn đề đặt ra là ta sử dụng mối quan hệ ấy như thế nào cho phù hợp. Đặc biệt quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất lại có nhiều lộn xộn trong việc nghiên cứu, sử dụng và phát triển các phương thức sản xuất tức là quá trình "Đa dạng hoá" cụ thể hơn là quá trình "phù hợp hoá" các loại phương thức sản xuất vào điều kiện thực tế hiện nay của nước ta. Nếu chúng ta sử dụng đúng các qui luật trên cộng với điều hoà quan hệ lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất thì không lâu sau nước ta sẽ tiến nhanh cùng với các nước phát triển tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã chọn.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện bài viêt phần nào giúp tôi hiểu và biết được tình hình kinh tế nước nhà. Những vấn đề mà Đảng và nhà nước ta đã và đang làm để phát triển đất nước. Qua đây bản thân cũng bày tỏ một số ý kiến cá nhân để tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong thời gian tới
Thứ nhất, cần tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về nhận thức và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
Thứ hai, tiếp tục đổi mới tư duy và quan điểm phát triển hài hòa cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, chính trị, văn hóa, xã hội. Xây dựng tư duy mới về mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về hội nhập, về phương thức phát triển kinh tế. Đẩy mạnh cải cách toàn diện thể chế nhằm huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực; thực hiện cơ chế thị trường và giải quyết hài hòa quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong phân phối các tư liệu sản xuất; bảo đảm bình đẳng thực sự giữa các khu vực kinh tế. Đẩy mạnh xã hội hóa các tổ chức trong cung ứng các dịch vụ công (giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ…). Tiếp tục nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện chế độ phân phối, phúc lợi xã hội, cải cách chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động và nhân dân.
tải về 28.82 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương