Chuyện phiếM ĐẠO ĐỜi tập VI nhà xuất bản hội nhà VĂn cùng một tác giả



tải về 2.12 Mb.
trang23/25
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích2.12 Mb.
#26243
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25

Cuối cùng là như thế. Sự thật là như vậy. Những cái thế vậy, của cuộc đời. Đời thực tế rất thật, Như mọi sự thật trong đời. Của mọi người.

Để minh hoạ cho khám phá khá xưa này, cũng nên về với truyện kể sau đây:

“Ngày nọ, có gia đình bác nông dân kia gồm hai vợ chồng và một con trai, quyết định cùng nhau lên đường về quê thăm dân cho biết sự tình. Họ thuê một chú lừa con để đi đường, cho tiện.

Thoạt vừa đến ngôi làng đầu tiên, đã thấy dân làng bàn tán rất xôn xao:

-Coi kìa! Nhìn gia đình thiếu văn hoá kia, họ để đứa trai trẻ là thế ngồi chễm chệ trên lưng lừa. Trong khi bố mẹ thì già mà cứ là còm cõi kéo lừa nặng. Nghe lời đàm tiếu khó nghe, người vợ bèn nói với chồng mình:

-Tốt hơn, không nên để thiên hạ đàm tiếu về con trai yêu dấu của mình, e rằng con mình sẽ mang tiếng suốt đời.

Thế là, người chồng đỡ con xuống, rồi chính mình ngồi lên lưng lừa cho đỡ miệng tiếng. Kịp đến làng thứ hai, lại nghe thiên hạ dị nghị:

-Kìa xem! Cái tay dẫn lừa bần tiện kia. Ai đời, lại cứ để vợ con mình è cổ kéo lừa cho mình sung sướng, ngồi chễm trệ ngang nhiên như thế chứ!

Nghe vậy, toàn gia quyết định để người vợ ngồi lên lừa đi một quãng khá dài, còn hai cha con chịu khó kéo lừa đi thăm làng khác. Đến nơi, lại nghe thiên hạ phẩm bình:

-Thật tội! Đám này chắc suốt cả ngày làm việc cặm cụi đến quên cả thở nên mới phải cuốc bộ để cho vợ ngồi không, sung sướng! Đúng là kiếp đàn ông tối ngày ở đợ, cũng rất hèn. Sao mà họ lại có thể chịu nổi người đàn bà biếng nhác, đến là thế.

Cuối cùng, họ quyết định cả ba đều ngồi trên lưng lừa, tiếp tục đi. Đến làng kế cận, lại thấy người trong làng cứ thế bàn tán:

-Trông kìa! Đám người này chắc thuộc loại biếng nhác tệ hơn cả loài thú. Không chừng, chú lừa con này sẽ gãy xương, chỉ vì họ…

Sau hết, cả ba quyết định xuống lừa, cùng đi chung với loài thú, cho đỡ bị nói. Tới làng khác, cũng lại nghe:

-Bà con cô bác lại đây mà xem, đám người ngu si đần độn này, có lừa mà không biết hưởng, cứ là phải cuốc bộ để lừa vinh thân!…

Và, cả nhà đều nghĩ: sao mình làm gì cũng bị người đời chê bai bình phẩm đến thế. Bộ, họ không có việc gì để làm hay sao thế? Sao cứ suốt ngày ngồi bình phẩm lẫn chê bai người khác, không vậy?.”

Nghe hỏi, hẳn bạn và tôi, ta cũng thấy ở đâu đó một lời bàn. Từ người kể. Để rồi, nghĩ lại, mới thấy triết lý dấn bước lên đường vào đời, dù có đi trên “Con đường cái quan” hay “đường đời đi Đạo” hay chăng nữa, cũng chẳng làm sao tránh khỏi thói đời miệng tiếng, rất thị phi.

Tựu trung thì, sống ở đời, dù đi theo con đường nào đi nữa, chỉ nên theo lập trường mình đã chọn. Cứ hành xử theo lương tâm chỉ dẫn. Hoặc cứ cảm nhận thỏai mái, theo ý mình. Cũng như vậy, ta nên nhường đường, nhịn lối cho người khác được đi. Giúp họ “đi tới” bằng những chọn lựa, chứ không chỉ theo đúng con đường mình đã lỡ chọn.

Bởi, “đường đời” ta đi, cuộc đời ta sống, luôn là bi kịch không cho phép ta lập lại một điều gì. Dù đó có là sơ hở nhỏ. Thế nên, hãy cứ hát cười. Cứ, yêu thương và cứ sống sao cho trọn mọi thời khắc cuộc đời. Sống từng công đoạn của “đường đời”. Dù, đường ấy có là “con đường cái quan”, hay chỉ là đê làng bé nhỏ. Cũng thế.

Và hạnh phúc trên đường đời đi Đạo, của bạn và của tôi, cũng tuỳ vào chọn lựa của mỗi người. Có thế thôi.

Trần Ngọc Mười Hai

Nay học được nhiều điều

từ “Con Đường Cái Quan”.

Của đời mình.

MỤC LỤC

Lời Bạt


1. “Mắt đã một chiều thu hoen lệ sầu” ………………………………………………..

2.”Kẻ thù ta đâu có phải là người” …………………………………………………….

3. “Năm xưa khi tôi bước chân ra đi” ………………………………………………….

4. “Kể từ em đem cô đơn” ………………………………………………………………

5. “Một ngày như mọi ngày” …………………………………………………………….

6. “Bài thánh ca đó còn nhớ không em?” ……………………………………………..

7. “Ừ thôi em về!” ………………………………………………………………………….

8. “Sao không thấy em lại?” …………………………………………………………….

9. “Yêu người như suối cuộn rừng sâu”………………………………………………..

10. “Ta vẫn thương người yêu dấu cũ” …………………………………………………

11. “Không! Không! Đến với tôi nữa làm gì!” …………………………………………..

12. “Về đây nghe em!” …………………………………………………………………..

13. “Có lứa đôi yêu nhau rồi”…………………………………………………………….

14. Đừng, lừa dối nhau”………………………………………………………………….

15. “Thời gian nào trôi bền bồng?” ………………………………………………………

16. “Anh ơi có bao nhiêu? 60 năm cuộc đời”……………………………………………

17. “Mây có bay và em có hay”…………………………………………………………..

18. “Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc”………………………………………………..

19. “Nếu, nếu một ngày không có em”……………………………………………………

20. “Ơn em thơ dại từ trời”……………………………………………………………..

21. “Chiều đi về đâu?” ………………………………………………………………………

22. “Sợi buồn con nhện giăng mau”…………………………………………………….

23. “Từ khi trăng là nguyệt”………………………………………………………………..

24. “Lời mẹ ru con đến những khu vườn” …………………………………………….

25. “Tình có ghi lên đôi môi”………………………………………………………………..

26. “Chiều nay sao dâng nhanh mầu tím?” ……………………………………………..

27. “Cho nhau hết những mê say”…………………………………………………………..

28. “Người em gái đứng im trong hồi lâu” ………………………………………………..

29. “Thôi thì thôi, để mặc mây trôi”………………………………………………………….

30. “Khi mặt trời vắng bóng”………………………………………………………………..

31. “Từ một nơi xa xôi”………………………………………………………………………

32. “Đừng trách người ơi, tội thân em”……………………………………………………

33. “Tôi kể người nghe đòi Lan và Điệp”…………………………………………………..

34. “Sàigòn bây giờ trời mưa hay nắng?” …………………………………………………

35. “Hà Nội ơi! Những ngày vui đã qua đi”…………………………………………………

36. “Em còn nhớ hay em đã quên?” …………………………………………………………

37. “Nghe tiếng thời gian êm đềm trôi”……………………………………………………

38. “Rồi đây, mây xám bay qua rồi”………………………………………………………….

39. “Lìa nhau cho tim bốc cháy”……………………………………………………………..

40. “Dù đến rồi đi, tôi cũng xin tạ ơn người” …………………………………………………

41. “Đưa em về dưới mưa”………………………………………………………………………

42. “Non nước u buồn nào”……………………………………………………………………….

43. “Hồn cầm phong sương hình dáng xuân tàn”………………………………………………..

44. “Rồi đây một mai lối xưa tôi về”……………………………………………………………..

45. “Đường đi đã tới! Lòng dân đã nối”…………………………………………………………

PHỤ LỤC


TRAO ĐỔI TÂM TÌNH GIỮA NGƯỜI ĐỌC VÀ NGƯỜI VIẾT:

Nguyễn Minh & Hoàng Thị Thuyết, Sydney

16/10/2009

Anh chị thân mến,

Chân thành cám ơn cuốn sách quý báu của anh gửi cho chúng em. Những chia sẻ về kiến thức cùng qua kinh nghiệm trong cuộc sống giữa "Đạo & Đời" được anh ghi lại là những món ăn tinh thần và những món quà rất quý báu trong đời sống người Kitô-hữu. Được thực sự tiếp xúc với anh chị thì khi đọc sách càng hiểu thêm về đức tin trong cuộc sống hiện thực.... Lòng chân thành của chúng em không biết diễn tả thế nào để anh chị hiều, nhưng chắc chắn là tất cả những chia sẻ và tình thương mến của anh chị dành cho chúng em và các cháu sẽ luôn được ghi khắc và trân quý.

Chúc anh chị và gia đình được mọi sự tốt đẹp nhất. Xin Chúa chúc lành cho anh chị và các con cháu.

Thân quý

MT

Hồi đáp của Trần Ngọc Mười Hai:



Thăm anh chị Minh-Thuyết,

Cám ơn anh chị đã có lời hỗ trợ và khuyến khích, thật ra đây chỉ là những san sẻ tâm tình thân mến gửi đến anh chị & gia đình.

Thân mến

MaiTá


Nguyễn Hùng Cường, Cựu Đệ Tử DCCT Nam Cali

21.10.09


Thưa anh Tá kính mến,

Chưa đọc xong tập 1 và 2, lại nhận được tập 3. Chân thành cảm ơn anh, vì với khả năng Chúa ban cho anh, anh đã không giữ lại cho riêng mình. Rõ ràng anh đã quan tâm và quảng đại chia sẻ tâm tình đạo & đời với mọi người.

Đọc vài chục trang ở tập 1 và tập 2, Cường thấy anh đã nêu gương cho anh em Cựu đệ Tử và thân hữu tinh thần Duc In Altum giữa đời. Dĩ nhiên, anh em mình đang sống giữa đời. Cường nghĩ viết PHIẾM cũng dễ mà cũng khó. Dễ vì nhìn thấy sự việc xảy ra hằng ngày thế nào trong cuộc sống đời thường, rồi viết xuống, là điều cũng nhiều người làm được và đã làm. Nhưng khó là ở chỗ mình suy nghĩ ra sao về những sự kiện đó cho đúng để có được một ‘nhân sinh quan’ thích ứng với Lời Chúa, để rồi có thể chuyên chở cảm thức đó vào trong cảm nghĩ và tâm thức của người đọc.

Mà nói đến tâm thức là nói đến cái gì thật riêng tây nơi mỗi người, dễ gì mà xâm nhập vào được nếu chính chủ nhân của tâm-thức đó không sẵn sàng mở ra và đón nhận. Anh Tá đã làm được việc vừa dễ vừa khó đó. Cái hay nữa là chuyện PHIẾM của anh “xâm nhập” một cách nhẹ nhàng nhưng không gây “rộn ràng và xáo trộn” gì cho đến khi người bị xâm nhập nhận ra tâm thức mình ‘thấm nhập’ (chứ không còn bị xâm nhập nữa) và chấp nhận một cách thoải mái. Đọc không thấy chán và còn muốn đọc thêm. Đó là thành công của người viết, nếu hiểu theo bình diện thông thường của bất cứ một cuốn sách nào, không kể đạo đời. Trong khi đó, PHIẾM của anh lại mang trách nhiệm đưa đời vào đạo thì lại có ý nghĩa hơn ở khía cạnh thành công.

Xin Chúa chúc lành.

Chúc anh trung thành với ‘ơn gọi chia sẻ’ này.

Mến

Lm Giuse Châu Xuân Báu, CSsR Nam Cali:



5.11.2009

Nhận được thư hồi âm anh gửi, biết anh vẫn mạnh và hăng say làm việc tông đồ bằng ngòi bút: mừng ơi là mừng. Cám ơn anh đã gửi cho “ Chuyện Phiếm Đạo Đời” cuốn 1 và 2, đã đọc xong? Rất hay và bổ ích... mình có “muợn tạm” nhiều ý tưởng trong “chuyện phiếm” rồi biến chế để dùng cho các bài chia sẻ với anh chị em giáo dân bên này... xin anh tha cho cái tội “ presumitur phép tắc” này!

Nếu anh thương tình cho đọc cuốn 3 nữa thì tuyệt vời.

Việc Cha Trường Luân qua Úc: Mình có giới thiệu Anh và các Anh Chị Cựu Đệ Tử và một ít thân hữu khác ở Sydney cũng như ở Melbourne... rồi để tuỳ ngài xếp đặt sao cho phù hợp với thời giờ và công việc ngài đã dự tính thực hiện. Có thể chuyến đi này sẽ không được nhiều ngày vì ngài rất ư là bận rộn. Xin các anh các chị và các Cháu giúp lời cầu nguyện cho công việc chung.

Các Anh Em Cựu Đệ Tử miền Nam Cali cũng đang trên đà phát triển về mặt tinh thần. Mình tuy đã cao tuổi nhưng cũng cảm thấy vui vì được các Anh Chị Em quí mến cho được đồng hành và tham dự mọi sinh hoạt đều đặn hàng tháng.

Cha Giám Tỉnh VN Phạm Trung Thành cũng đã đến dự Mừng Ngân Khánh Phụ Tỉnh hải Ngoại và Lễ Thánh Hiến Đền Đức Mẹ HCG tại Nhà Dòng Houston trước khi đi dự Tổng Công Hội ở Roma. Lần sau khi đến USA mời anh quá bước tới Texas thăm Đền Đức Mẹ tại Houston và Nhà Dự Tu tại Dallas nhé.

Nhớ nhau trong JMJA

T.B. Anh (xin được xưng hô như vậy cho thân mật trong tình gia thất) ở Seattle về lại Long Beach chiều Thứ Hai, ngày Lễ Các Đẳng Linh Hồn. Vừa vào phòng thì CPDD 3 (Em tặng cho, gửi hỏa tốc) đã nằm trên bàn từ bao giờ...Mừng ơi là mừng.

Cám ơn Em nhiều lắm.

Anh đã đọc “tắt”, i.e. lật trang đầu đọc Lời Bạt (của Chú Vũ Nhuận) rồi lật đến trang cuối, Phụ Lục (của nhiều Anh Chị Em): lời nào cũng hay vì chân tình: Tạ Ơn Chúa cũng tạ ơn Tất Cả các Anh các Chị nữa (Còn các đoạn giữa Anh sẽ từ từ đọc tiếp ... và rồi chắc chắn cũng sẽ phải xin được “praesumitur” phép của Em Mười Hai... như đã thư lần trước...)

Xin Chúa chúc lành cho những dự tính của Em và gia đình trong những năm tháng sắp tới cách riêng trong năm 2010.

Thân ái,

Oremus pro Invicem,

CXB.


Phúc đáp của người viết:

06.11.09


Thăm đàn anh rất kính mến,

Được anh chiếu cố đọc cho mấy trang sách vụn vặt nhưng tình tiết lung tung như CPDD là cả một hân hạnh rất đáng quý. Những lời khích lệ của ông Anh rất đáng được đàn em trân trọng. Xin Anh cứ việc sử dụng các nội dung hoặc hình thức của bài viết ....Đó cũng là dụng đích của đàn em khi viết những giòng chảy linh tinh ấy, thôi.

Chắc chắn là trong những giòng ấy, cũng có nhiều tư tưởng không được “rập khuôn”, “đúng luồng” cho lắm. Xin Anh cho vài lời giáo huấn để đàn em biết mà noi theo.

Ngoài ”chuyenphiemdaodoi” và “ suyniemloingai” được lên trang blog (Anh cứ vào Google đánh mấy chữ dính liền ấy, sẽ thấy các trang của đàn em) tụi em còn đưa ra những bài viết, những tinh hoa của Dòng mình, trên trang mạng www.giadinhanphong.com hoặc www.giadinhanphong.blogspot.com, xin mời anh có dịp vào thưởng ngoạn nhé. Tất cả cũng chỉ để làm sáng Danh Chúa và phục vụ Giáo Hội và Dòng Thánh mà thôi.

Xin Anh Báu chúc lành và thêm lời nguyện cầu cho đàn em với.

Sở dĩ nói “đàn em” là vì trong công việc này có rất nhiều bàn tay đóng góp từ gia đình An Phong như Vũ Đức Nhuận, Nguyễn Duy Lâm, và MaiTá (Mai là tên gọi của bà xã chuyên edit các bài viết mỗi tuần của bọn em)

Cám ơn anh Báu đã có giòng chảy phản hồi rất thân tình.

Lm Nguyễn Văn Viên, Đại Chủng Viện Vinh-Thanh, Việt Nam:

7.11.09

Thầy Tá kính quí,



Xin lỗi thầy, mấy hôm nay em không có dịp tiếp cận Internet. Em vừa đi tĩnh tâm về.

Cám ơn sự quảng đại của thầy trong việc gửi tặng tài liệu quí báu mà thầy đã dày công soạn thảo nhiều năm. Chắc chắn rằng nhiều người trong giáo phận Vinh và các nơi khác sẽ được hưởng công lao khó nhọc của thầy. Nếu được phép thầy, em sẽ nhờ đưa lên trang web của giáo phận (giaophanvinh.net).

Em đang cố gắng dùng chương trình phù hợp để mở tài liệu. Hiện tại, máy em chưa mở được các files có đuôi là “txt”. Nếu có gì không ổn. Em sẽ nhờ thầy định dạng các files có đuôi là “.doc” để em mở ngay tại máy của em.

Em đã được báo tin là có số tiền 1000 AUD từ nhóm Nhớ Bạn Nghèo của thầy tặng làng Kinh Thanh, miền núi Quảng Bình. Có lẽ hôm nay em sẽ nhận được. Khi nào nhận được, em sẽ tin thầy biết.

Em,

Nguyễn Văn Viên



Hồ Kim Sơn, Biên Hoà VN:

13.11.09


Em đã nhận đươc 8 đĩa (5,6,7,8,9,10,11,12).

Buổi tối nghe thấm lắm. Dung lượng vừa đủ. Giọng đọc truyền cảm và rất chuẩn. Nhạc nền và nhạc minh họa chừng mực. Cám ơn anh và cả nhóm nhiều.

Hồ Kim Sơn

Cựu Đệ Tử DCCT, Biên Hoà

Nguyễn Thiện Bản, Illinois Hoa Kỳ

18.11.09


Chào anh MaiTá,

2 tuần vừa rồi bị bệnh cảm cúm, hôm nay vẫn chưa khỏi, nhưng cố gắng viết cho anh đôi giòng. Bài “Hãy Nói về Cuộc Đời” anh viết thật công phu. Chứng tỏ sức sáng tác của anh vẫn còn dồi dào, chưa cần đến sự tiếp tay cầu nguyện của bạn bè.

2 CDs của anh, em đã nghe nhiều lần và sẽ còn nghe nhiều lần nữa. Nói chung thiệt hay. Chẳng những ý tưởng câu văn mà còn giọng đọc thật quyến rũ, diễn tả được cái ý của người viết. Khi nào trong người khỏe hẳn, tâm hồn thơ thới sẽ viết tiếp cho anh.

Thân ái


Thiện Bản

Phúc đáp của người viết:

19.11.09

Anh Thiện Bản thân mến,

Nghe anh nói là bị cảm cúm, cũng mong là đó không phải là cúm heo, cúm gà, thì tốt quá. Bên Úc này, họ đang cho chích ngừa cúm heo miễn phí. Thế mà bọn tôi vẫn lười chưa chịu đi.

Về CDs, anh nhận được tới số mấy rồi? Vũ Nhuận vừa hoàn thành xong thêm CD số 14, hay hơn mấy CD kia, trong đó có bài tôi đọc xong bà xã nghe rất ưng ý, vì truyền cảm và truyền được ý nghĩa chính của bài viết. Cũng xin anh cho tôi biết ngay anh có được bao nhiêu CD rồi, tới số mấy, để tôi gửi tặng anh thêm như quà Giáng Sinh, nhé. Tiền gửi chỉ mất một hai đô, nên anh đừng ngại. Cảm ơn anh đã có “phản hồi” rất cảm kích, khích lệ tôi viết tiếp và đọc tiếp. Cầu mong anh được mau khoẻ. Về việc in sách, tôi đã viết xong đủ 45 bài cho cuốn 4 rồi. Chắc cũng phải ra Giêng mới tính chuyện in ấn được.

Cũng xin Anh cầu nguyện thêm cho tôi được ơn Chúa Thánh Thần soi sáng nhé.

MaiTá


Phạm Quỳnh Tín – Hoàng Dung, Louisiana Hoa Kỳ

1.12.09


Anh chị Tá thân kính,

Tín và Dung đã nhận được quà của anh chị- rất cảm động về sự ưu ái của anh chị- Tín Dung không có gì đáp lễ - chỉ biết nghe CD và cầu nguyện Chúa ban nhiều hồng ân cho anh chị và gia đình.

Xin chúc anh chị và gia đình một Mùa Giáng Sinh tràn đầy hạnh phúc.

Tín sẽ copy gởi tặng vài người bạn để mở nghe trong lúc lái xe- anh cho phép nhé!!!

Rất thân kính

Tín Dung


Trần Ngọc Báu, Thuỵ Sỹ

2.12.09


Tá thân mến,

Mình chờ đến hôm nay nhận được báo Mục Vụ trong hộp thư nhà mình, mở ra xem, và thấy đúng là có bài Thánh Ca Buồn của Tá (do mình gọt lại cho vừa khuôn khổ của tờ báo nhỏ này), và còn mở lại máy điện toán dò xem “người ta” in có hoàn toàn văn vẻ của “bọn mình” không, rồi mới tường trình cho Tá hay rằng: Quả là bạn đã cứu bồ, đúng lúc rồi!!!!

Đây, Tá mở bài đính kèm và xem tài gọt dũa của mình, có sai trái với ý của Tá nhiều quá không?! Thì ra, bài Noel là để nhắc lại ý nghĩa của Thánh lễ: Vui lên đi, ta cùng nhau nhập tiệc thánh mà. Làm gì có “Thánh ca buồn”!

Cám ơn Tá đã cứu bồ thật đó, vì mình lúc này lười viết bài, đến khi “người ta” đòi thì chạy vắt giò lên cổ tìm....

Báu.

Lm Nguyễn Văn Viên, Đại Chủng Viện Vinh-Thanh VN



4.12.09

Thầy Tá kính quí,

3 tài liệu của thầy đã nằm ở Server của giáo phận. Cho đến lúc này (9am, giờ Việt Nam), số người tải tập 1 là 60, tập 2 là 37, và tập 3 là 34.

Thầy vào trang http://giaophanvinh.net/, sau đó vào mục Thư Viện Tài Liệu (bên trái màn hình). Ba cuốn sách của thầy đã có ở đó. Muốn download thì nhấn vào tiêu đề của bài, sau đó về cuối trang màn hình nhìn vào dãy số ở Mã Kiểm Tra, rồi lặp Lại Mã Kiểm tra đó (tức dùng bàn phím nhập vào dãy số giống như ở Mã Kiểm Tra), kế đến nhấn Download. Tài liệu sẽ được mở ra để xem hoặc tải về lưu trữ.

Nếu có gì không ổn, thầy cho em biết.

Em cũng rất mừng khi được tin Chuyện Phiếm Đạo Đời được phổ biến tại Trung Tâm Mục Vụ Sàigòn.

Mừng Chúa Giáng Sinh, em xin gửi đến gia đình thầy lời cầu chúc sức khỏe và bình an. Xin Chúa Giáng Sinh luôn nâng đỡ thầy cô và con cháu.

Trong tâm tình yêu mến và biết ơn

Em

Nguyễn Văn Viên



Nguyễn Minh Vọng, Sydney

14.12.09


Chú Mai Tá rất kính mến,

Con gửi email cho chú đã từ lâu rồi, từ khi nhận được cuốn sách của chú, nhưng khi coi lại địa chỉ email của chú con thấy đã gửi không đúng địa chỉ.

Gia đình chúng con cảm ơn chú thật nhiều đã gửi cho cuốn sách do chú viết. đây là cuốn sách rất thú vị.

Nhân dịp Giáng Sinh và Năm Mới, gia đình con xin kính chúc cô chú và gia đình nhiều niềm vui và hạnh phúc. Nguyện xin Thiên Chúa ban cho cô chú và gia đình nhiều ơn lành trong mùa GS và Năm mới này.

Kính

Minh Vọng Nguyễn & Hương và các cháu.



Người viết gửi Nguyễn Thiện Bản, Illinois Hoa Kỳ

15.12.09


Thiện Bản ơi,

Mình vừa nhận được 3 CDs anh gửi tặng vào sáng nay. Đang thưởng thức. Cám ơn anh rất nhiều. Thì ra Thiện Bản cũng là dân Bắc kỳ di cư, như bọn mình? Như thế là, ta “cùng một thuyền” nên dễ cảm thông. Cảm thông nhất là: mỗi người một kiểu, anh em mình phổ biến chuyên rao giảng theo cung cách khác nhau, nhưng cũng là Bắc kỳ di cư cả? Nói Bắc kỳ di cư, tức là nói mình cũng có nhiều kinh nghiệm và cảm xúc về mục vụ. Về cung cách chuyển tải thực chất của Tin Mừng, cho người khác.

Kinh nghiệm và cảm xúc của riêng mình, là lo tìm những gì mới lạ cả về tư tưởng lẫn phương cách. Làm việc này, không phải lúc nào cũng trơn tru, xuôi sắn. Chính vì thế, mà mình rất cảm kích khi nghe các bản nhạc do anh Thiện Bản sáng tác. Hy vọng, tâm tình các cảm xúc ấy sẽ thấm dần trong người mình.

Cảm ơn anh Thiện Bản rất nhiều.

Cứ thế mà suy tư và sáng tác nhé....để lập lại tư tưởng của Thiện Bản: Chúa có được bao nhiêu người ... hiến thân cho Ngài trong ...mục vụ, như Thiện Bản?

Xin cám ơn trời.

Cám ơn đời , là vì thế.

Đừng quên cầu nguyện cho nhau.

MaiTá

Kim Ngân, Sydney



30.01.10

Hello Cô Mai & ChúTá,

Dạo này Cô & Chú có khoẻ không?

Mới đầu năm mà đã lu bu quá...con cứ định email cho Cô Chú mãi đến giờ mới góp ý kiến được. Con thấy CDs Chuyện Phiếm Đạo Đời hay ở chỗ:

1. Đề tài rất thực tế nên người nghe rất dễ gần gũi và liên tưởng đến

2. Có xen lẫn nhiều bài hát rất hợp với chủ đề

3. Thay đổi cách trình bày – khi thì một người, lúc khác hai người theo kiểu đàm thoại

nên không khí được thay đổi và luôn hấp dẫn người nghe v.v...

Con nghĩ lúc nào thích hợp Cô Chú cho thêm nhạc đệm làm “background” có lẽ cũng hay.

Mến chúc Chú & Cô thành công trong việc xuất bản Tập 3.

K imNgân

Trần Kim Phụng, Sydney:

01.02.10

Anh Tá,


Thật tình mà nói thì em có cái thú là thích đọc sách, những lúc rảnh rỗi em cứ đọc hết thứ này đến thứ kia, đọc rồi quên và rồi đọc lại...gần đây mấy quyển sách “Chuyện Phiếm Đạo Đời” của anh là một trong những quyển sách mà em hằng thích đọc. Đọc đi và đọc lại mới cảm nghiệm được sự trân quý của nó.

Cám ơn anh đã rất nhọc công viết và dẫn giải từng chữ từng câu, thận trọng từng câu từng ý hầu dẫn dắt người đọc nhìn thấy trước mắt mình một đáp số cho những gút mắt của mình, trong chuyện đời chuyện đạo và là những chuyện thường ngày nhìn thấy... và rồi đi loanh quanh vẫn về chốn cũ là chuyện của những Phúc Âm, Thánh Vịnh...và rồi thì lời Chúa dạy thế này thế kia... vì em thì hạn hẹp chữ nghĩa nên vợ chồng em nhất trí cho rằng ...đó là Thần Học. Chẳng biết dùng chữ như thế có chính xác không nhưng chúng em thì nhất trí như vậy. Bởi vì có những lúc đi nhà thờ Cha trên bục cứ giảng hăng lắm.. mà em thì chẳng hiểu và chẳng thấm gì, sau cùng thì “Cha giảng chẳng có Thần Học gì hết trơn”. Tuy rằng em cũng chẳng hiểu Thần Học là gì?

Thật đó anh Tá, em phải cám ơn anh đã giúp cho em hiểu rõ hơn về đạo, bởi vì bản thân em là đạo theo, từ đầu đến với Thiên Chúa qua lòng mến vì đó là đạo của anh Dũng, sau đó cũng có được đức tin vì em cũng may mắn được học đạo với các thầy đầy tâm huyết và được chỉ bảo do ông bố của một người bạn thân, ông chỉ là một ông già người Bắc di cư, vợ mất sớm, ở vậy đạp xích lô nuôi 3 đứa con ăn học, nhưng ông sống rất thanh sạch, giỏi chữ nho, đọc sách xưa tu thân, viết những lời răn của thánh hiền bằng chữ thư pháp trên vải lụa để răn con cháu, dạy lời Chúa cho con cháu, trong đó có em, bằng lời nói và bằng chính đời sống thanh bạch và thấy đủ hằng ngày. Không vì đạp xích lô mà không có được sự kính trọng của những người chung quanh.

Trở lại chuyện phiếm đạo đời, anh đã cho em biết và hiểu thêm rất nhiều chẳng hạn như tiến trình của chuyện phong Thánh, chuyện ăn hay không những thức ăn cúng kiến của người ngoài đạo...tóm lại có nhiều cái mà người đạo theo như em không biết và không thông giáo ly hay giáo luật của đạo mình.

Em có con nhỏ bạn rất thân từ còn VN, 3 chị em nó sống độc thân từ trước đến giờ, từ trước 75 đến giờ lúc nào cũng chỉ biết góp công góp của cho công việc của giáo hội, sống khắc khổ còn hơn các bà Sơ, nó hay thường nói “ông Dũng mày ăn cơm nhà Chúa là phải trả đó nghe, nhớ nhắc ổng vậy...” anh Dũng thì chưa thấy nhưng em thì thấy anh trả lại rất nhiều qua các bài viết mỗi chủ nhật và qua 3 quyển sách phiếm này đó anh Tá.

Tóm lại, mục đích chính là cám ơn anh đã có công viết lách, sách hay lắm và chúc anh nhiều sức khỏe để phụng vụ Chúa qua những chuyện phiếm như vậy.

Kính

Tkp- Nguyễn Phụng



Hồi đáp của người viết

Phụng ơi,

Rất cám ơn Phụng đã viết lời phản hồi khá dài và tâm đắc nữa. Nhưng, tôi không dám nhận những lời khen như thế đâu. Tổn thọ và rất dễ mất ân huệ. Vì đã được nhiều rồi, từ mọi nơi. Chỉ dám nói thế này thôi, là: mình ăn cơm nhà Chúa nên múa tối ngày, là vậy đó.

Thật ra, tất cả cũng chỉ là một cố gắng nho nhỏ trong hành trình kiếm tìm Chúa, thế thôi. Bản thân tôi, chỉ dám tự nhủ rằng mình chưa hiểu hết được những gì mình đọc và viết nữa thì làm sao mà hướng dẫn người khác được chứ? Chỉ là: có một lúc nào đó tự nhiên thấy mình rung đùi cảm kích được những vần thơ/câu nhạc và thấy là: hình như có cái gì trùng hợp, quen quen khi mình và người đều nói đến tình yêu. Bởi Đức Giáo Hoàng còn dám gọi “Thiên Chúa là Tình yêu”, thì tôi đây nhiều lúc cũng dám nghĩ “tình yêu không là Thiên Chúa”, nhưng chắc cũng phải là một thứ ma lực nào đó, một thứ thánh thiêng nào đó thúc đẩy mình đến với Chúa thôi. Chị Mai cũng là đạo theo, từ ngày lấy chồng nhưng nay cũng cảm nghiệm được nhiều điều còn hơn người đạo gốc nữa.



tải về 2.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương