Chuyện phiếM ĐẠO ĐỜi tập VI nhà xuất bản hội nhà VĂn cùng một tác giả



tải về 2.12 Mb.
trang19/25
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích2.12 Mb.
#26243
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   25

38. “Rồi đây, mây xám bay qua rồi.”

Trong gió reo hẹn ước, không thôi”



Là lúc, tin yêu lên ngôi

Ta hát, khúc chung đôi.”

(Lê Trọng Nguyễn – Chiều Bên Giáo Đường)

(1Cr 10: 25-27)

Bên giáo đường, vào buổi chiều, mà lại thấy “mây xám bay qua rồi”, và những là: “tình yêu lên ngôi”, “ta hát khúc chung đôi”, thì ôi thôi, thật quá đẹp! Tuy là thế, nét đẹp ấy còn nhân lên thêm rất nhiều lần, khi người người hát câu tiếp:

“Vàng rơi, bên gót chân son mềm,

Trên lối đi về xứ hoa duyên

Tà áo trinh nguyên tung bay, nụ cười thân ái.”

(Lê Trọng Nguyễn – bđd)

“Nụ cười thân ái” ấy, hôm nay đây, không chỉ thấy có ở giáo đường, vào buổi chiều. Nhưng, sẽ còn thấy dài dài, khi “tà áo trinh nguyên tung bay’, “trên lối đi về xứ hoa duyên”, có “gót chân son mềm”, ánh vàng rơi.

Phải thế không anh? Có đúng không chị? Hỡi người anh/người chị của tôi và của bạn, vẫn cứ lân la bên giáo đường, những buổi chiều? Hỏi là hỏi thế, chứ bần đạo đây, nay biết chắc một điều, là: nhiều người/nhiều vị, dù đã có tuổi hay chỉ mới có tên ở xứ đạo lền khên bên nhà, vẫn thích mục “khi-ly-khi-tô” ở nơi nào, hơn là đến “bên giáo đường”, mà nguyện cầu!

Dĩ nhiên, đây chẳng là xác quyết của một ai. Nên, cũng không cần bằng chứng. Bởi, tìm bằng chứng mà làm gì, khi trên trang mạng ngày nay vẫn thấy đầy những truyện kể rất dễ nể, như sau:

“Truyện rằng:

Có cô vợ trẻ, thường đi làm về trễ, nên chồng ở nhà cũng không thấy có gì để lo lắng. Nhưng một hôm, cô về trễ hơn mọi ngày nên nghĩ rằng chồng mình ở nhà sẽ rất lo, bèn vội báo cáo ngay khi vào tới cửa:

-Hú hồn! Thoát rồi anh ạ!

-Thoát, là thoát gì thế, em?

-Thoát chết đấy! Tối nay trên đường về, em gặp một tên vô lại nó dí dao vào cổ em rồi quát tháo: Yêu thì tha, kêu la thì chết!

-Trời ơi! Thế rồi làm sao? Em giải quyết thế nào?

-Em xin tha. Thế là nó tha, chẳng cần yêu iếc gì hết….”

“Chẳng cần yêu”, ý nghĩa câu nói ở trên là thế nào, làm sao biết? Chỉ biết mỗi điều, là: chắc cô vợ và tay tệ nạn cũng chỉ hiểu ý nghĩa chữ “yêu”, không theo lẽ Đạo, nên mới thế? Chắc, người người ở đời vẫn hiểu tình yêu theo nghĩa chữ, ở bên dưới:

“Theo hoá học, tình yêu là phản ứng hoá học sinh ra axít.

Theo vật lý, tình yêu là lực hút mạnh hơn lực của trái đất, vẫn cứ hút.

Theo toán học, thì tình yêu là phép trừ của túi tiền, phép chia của trái tim, phép nhân của cộng đồng nhân loại, và phép cộng của rắc rối, trong cuộc đời.

Theo văn học, thì tình yêu là cuốn sách dầy đọc từ đầu trang đến cuối trang, vẫn không hiểu gì cả!…”

Vâng “yêu” là như thế. Cả người nói lẫn người nghe vẫn chẳng hiểu gì, như ca từ ta cứ hát:

“Hồi chuông thiêng sức loang mây trời

Rung nắng Xuân chiều xuống chơi vơi

Lời hát vang đưa cô liêu bên giáo đường yêu.”

(Lê Trọng Nguyễn – bđd)

Không hiểu gì, là bởi: làm gì có chuyện “đưa cô liêu bên giáo đường yêu.” Giáo đường bao giờ mà chẳng rất “yêu”, chứ nào có cô liêu. Cô đơn. Hay cô độc! Có cô liêu chăng, chỉ gồm những bạn gặp phải tình buồn, chốn yêu đương thần thánh, có giáo đường thần thiêng đồng đạo vẫn yêu Chúa. Yêu người. Nên, đâu dám hát lời ca buồn, sau đây:

“Nguyện cầu gục đầu bên hoa mắt, ướt nhòa

Hồn anh buồn trống duyên anh còn sống đời bềnh bồng

Nguyện cầu gục đầu bên nhau mắt, ráo sầu

Xa dần đen tối tìm màu Xuân mới, trên làn môi.”

(Lê Trọng Nguyễn – bđd)

Mắt em và mắt tôi, dù có “ướt nhoà”, “sầu buồn”, “hồn anh (có) buồn trống”, “sống đời bềnh bồng” gì đi nữa, thì “màu Xuân mới” vẫn cứ đến “trên làn môi” của anh và của tôi, vẫn đang cười. Rất nở rộ. Và, hồn anh/hồn tôi, cũng như hồn mọi người dù khô cứng, đọng ngưng, vẫn hy vọng tình Chúa đỡ đần. Giùm giúp. Cũng chóng thôi.

Hồn khô cứng, rất ngưng đọng, là tâm trạng của dân con đi Đạo vào mọi thời. Chí ít, là thời có nhiều thứ hấp dẫn hơn chuyện “Chiều bên giáo đường”, kể ở trên. Giáo đường hôm nay, còn nhiều người vẫn ưu tư/thắc mắc về động thái/hành xử ở giáo đường, mỗi sáng chiều. Vì ưu tư/thắc mắc, nên có vị đã phải chạy đến với đấng bậc để hỏi han, lan man một tình tiết rất như sau:

“Thưa cha. Con cũng chẳng biết những gì đang xảy đến với con vào lúc này. Nhưng, sao con cứ thấy tâm hồn khô khan, nguội lạnh mỗi khi đọc kinh cầu nguyện không giống như dạo trước. Tức là, độ này con không còn thấy sốt sắng đi nhà thờ đọc kinh, hoặc chầu Mình Thánh Chúa nữa. Và, con cảm thấy như Chúa đang ở nơi nào đó, rất xa vời đối với con. Nhiều lúc, con lại nghĩ là: không biết mình có nên tiếp tục đọc kinh cầu nguyện không, khi lòng mình ra chai đá, cả vào lúc này. Theo cha nghĩ thì con nên làm gì đây, bây giờ? (Một giáo dân thắc mắc rất nhiều điều)

“Thắc mắc rất nhiều điều”, đâu có là tâm trạng của anh/của chị, rất hôm nay. Không thắc mắc, mới là chuyện lạ. Bởi, bình thường thì đấng bậc nhà mình đâu còn gì để làm, hoặc để phán nếu chẳng có ma nào thắc mắc, với hỏi han! Cụ thể như đấng bậc ở Sydney này những mong và đợi xem có người anh/người chị nào thắc mắc rất như thế, để còn thưa. Và đấng bậc, nay thưa rằng:

“Có thể nói, chị là người thứ hai trong vòng có một tháng trời, vẫn hỏi tôi những câu như thế. Và, tôi tin chắc rằng còn nhiều người khác nữa, cũng thắc mắc những điều tương tự, do bối rối. Bởi thế nên, chúng tôi mới có mục giải đáp các thắc mắc cho bà con, ở cột này.

Điều mà chị hoặc ai đó đang kinh qua cảm nghiệm này, là điều mà nhiều người từng trải, mà chúng ta có thói quen gọi đó là sự khô khan, nguội lạnh về đàng thiêng liêng, đạo đức. Bởi, hay rơi vào trạng huống này, người người đều thấy rằng mình ít sốt sắng hoặc chẳng sốt sắng chút nào hết. Vẫn cứ lo ra/chia trí cách nào đó, không còn thấy mình gần gũi Chúa nữa.

Nhìn vào thời xưa cũ, nhiều người thấy mình không còn như trước nữa. Tức, không dễ dàng tập trung nguyện cầu, gần gũi Chúa. Nay thì khác. Người người vẫn tự hỏi: không biết ta có nên cầu nguyện nữa hay không? Bởi, có nguyện cầu cho lắm, thì cũng đâu làm Chúa hài lòng được nữa.

Thật ra, đây là tâm trạng chung mà nhiều người đang mắc phải. Ngay đến các thánh cũng thấy những trường hợp tương tự. Ai cũng biết, Mẹ Têrêxa thành Calcutta cũng từng kinh qua điều mà mẹ gọi là “những đêm tối trời của linh hồn”, vào những lúc như thế, mẹ Têrêxa thấy như Chúa đang xa rời mình, quá đỗi.

Hệt như thế, thánh nữ Têrêxa thành Avila cũng từng mô tả thời gian dài đằng đẵng, khi đó thánh nữ như cảm thấy rất đau khổ vì sự khô khan/nguội lạnh, khi nguyện cầu. Thánh nữ viết: “Tôi nghĩ, với tôi, thật khó lòng bền đỗ suốt 18 năm liền, phải chịu thử thách như thế. Vẫn cứng lòng tin, là do tôi không thể tập trung suy tư, được. Trong thời gian này, ngoại trừ những lúc rước Mình Thánh Chúa vào lòng, còn ngoài ra, tôi chẳng thể nào dám cầu nguyện mà lại không dùng đến sách kinh. Linh hồn tôi lúc ấy thật đáng khiếp sợ chả dám cầu điều gì nếu; không sao đánh đuổi lũ quỷ cứ chực rình rập mình sơ hở. Bởi, thông thường thì, tôi ít khi gặp phải nỗi khổ chịu cảnh khô kha/nguội lạnh. Điều này chỉ xảy đến, khi tôi không có sách kinh, ở trong tay. Khi ấy, lập tức hồn tôi đâm bối rối; và đầu óc tôi cứ thế rong chơi. Kịp đến khi tôi bắt đầu đọc kinh, thì mọi tư tưởng mới tụ hội trở lại. Như thế, sách kinh đóng vai trò móc mồi câu linh hồn của mình.” (x. Cuộc đời #4)

Khô khan nguội lạnh về đường thiêng liêng/đạo đức có thể chỉ kéo dài một thời gian ngắn thôi. Có thể chỉ vài ngày. Hay vài tuần. Cũng có thể kéo dài cả tháng hoặc nhiều năm. Nếu phải kinh qua tình huống ngặt như thế, ta nên làm gì?

Trước tiên, là nên tiếp tục cuộc sống chuyên chăm nguyện cầu, chẳng cần biết mình thấy lòng trí ra sao. Bởi, ác thần/sự dữ vẫn muốn ta suy nghĩ rằng: nếu thấy mình không còn gần Chúa được nữa, thì cầu nguyện làm gì cho mệt xác. Nếu thế, ta lại càng không nên chào thua để chúng tung hoành mà phá phách.

Từ đó, phải nhận rằng: lời cầu nguyện của ta càng làm đẹp lòng Chúa hơn nếu ta cầu nguyện mà lòng trí lại thấy khô khan, nguội lạnh. Chúa ban cho ta lòng trí sốt sắng để thấy mình gần gũi Ngài như thể Ngài đang đoái hoài nhìn xuống mà cứu giúp, thì khi ấy việc cầu nguyện lại càng dễ hơn. Trường hợp này, ai cũng có thể làm được.

Thế nhưng, khi thấy mình khô khan, khó có thể gần gũi Chúa, thì mình càng phải cố gắng cầu nguyện hơn. Có như thế, càng quý giá trước mặt Ngài. Khi đó, có cầu nguyện cho lung, ta càng làm đẹp lòng Chúa chứ chẳng phải để làm vui lòng mình đâu chứ.

Ta biết chắc một điều, là: Chúa vẫn đánh giá cao động thái nguyện cầu như thế. Nếu ta có khuynh hướng nói rằng mình cũng chẳng muốn cầu nguyện vì thấy khô khan/nguội lạnh và không làm sao thoát khỏi tình huống này, thì khi ấy Chúa sẽ phán: “Ta không đánh giá lời cầu của con bằng cách xem con có ra khỏi cảnh khô khan/nguội lạnh được hay không, mà chỉ xem con có cố gắng đưa vào đó những gì của phần mình, thôi.”

Quả thế. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo cho biết là cầu nguyện bao giờ cũng đòi hỏi phấn đấu: “Cầu nguyện vừa là quà tặng/ân huệ, vừa là quyết tâm đáp trả, từ nơi ta. Cầu nguyện bao giờ cũng cần cố gắng. Các hình ảnh về việc nguyện cầu trong sách Cựu Ước, trước thời Chúa xuống thế làm người, cũng như lời cầu nguyện của Mẹ Đức Chúa và các thánh, và của chính Đức Giêsu, đều dạy ta điều này: cầu nguyện quả là sự phấn đấu. Phấn đấu kình chống ai? Chống lại mình! Chống mọi chước cám dỗ nào khiến ta xa rời việc cầu nguyện và rời xa, không còn hiệp thông với Chúa nữa.” (x GLHTCG #2725)

Cuối cùng thì, khi thấy mình ra khô khan/nguội lạnh, là lúc ta có dịp tập dượt lại niềm tin trong nguyện cầu. Sách Giáo Lý cũng viết: “Khô khan nguội lạnh, là cung cách chiêm niệm nguyện cầu khi lòng trí ta xa vời Chúa, không cò vị ngọt của tư tưởng, ký ức và cảm xúc. Cả đến xúc cảm thiêng liêng, đạo đức nữa. Đây là thời khắc có niềm tin gắn bó với Chúa khi Ngài ở trong cơn hấp hối, với mộ phần. Thấy khô khan, là do ta thiếu bám rễ sâu. Là, do lời cầu của ta đã rơi xuống đá sỏi, nên cuộc chiến đấu đòi ta hồi hướng trở về.” (x.GLHTCG #2731)

Tóm lại, khô khan/nguội lạnh về đường thiêng liêng, đạo đức có thể có điều lợi là ta dễ đặt mình vào tình huống có ân huệ Chúa ban. Và, có thể có lợi về đường thiêng liêng, đạo đức do sự việc như thế đem đến. Cuối cùng, thì điều quan trọng vẫn là: chớ nên ngưng nguyện cầu bao giờ, dù thấy khó” (x. Lm John Flader, The Catholic Weekly 05/6/2011, tr. 10)

Nghe lời khuyên răn/tâm sự từ đấng bậc vị vọng ở trên, tựa như nghe bài giảng thuyết, cũng rất quen. Quen từ hồi, tôi và bạn, ta học giáo lý ở nhà thờ. Rất chuyên chăm. Thầm lặng. Nghe và học như thế, có nghĩa là mình cũng từng nghe, nhưng quên lãng. Thế thì, những người chưa từng nghe và học biết, thì sao? Làm thế nào hiểu được những lời cao siêu/mầu nhiệm, rất cô đọng? Câu trrả lời, có lẽ nên để các thánh nam nữ của Giáo hội, vẫn có thừa phương cách để trả lời, và trả vốn.

Bần đạo đây, vốn đã bần và phần đạo lại lạo xạo chỉ được dăm ba chữ, nên chẳng dám có ý kiến/“ý cò” gì. Chỉ dám trích câu Kinh (rất) thánh qua đó, thánh Gioan từng có thị kiến rất “Khải huyền”, như sau:

“Phần Ta, mọi kẻ Ta yêu mến,

thì Ta răn bảo dạy dỗ.

Vậy, hãy nhiệt thành và hối cải ăn năn!

Này đây Ta đứng trước cửa và gõ.

Ai nghe tiếng Ta và mở cửa,

thì Ta sẽ vào nhà người ấy,

sẽ dùng bữa với người ấy,

và người ấy sẽ dùng bữa với Ta.”

(Kh 3: 19-20)

Về với thói quen rất cố hữu khi có những lời hỏi han khá “hóc búa” như trên, bần đạo lại cứ từ từ trở về với ca từ của nghệ sĩ trên để hát thêm lới ca cuối, có đoạn kết, rằng:

“Rồi đây mây xám bay qua rồi,

trong gió reo hẹn ước không thôi.

Là lúc tin yêu lên ngôi,

ta hát khúc chung đôi.”

(Lê Trọng Nguyễn – bđd)

Khúc chung đôi, là khúc hát của tôi, chứ không hẳn bạn, vẫn muốn hát. Vào lúc này.

Trần Ngọc Mưới Hai

nhiều lúc vẫn muốn hát

vì hát là nhân đôi lời nguyện cầu.

Ở bất cứ nơi đâu.

___________________________________________________________________



39. “Gọi thầm tên em,”

Khi nắng chiều nhạt ngoài sân

(Đức Huy – Để Quên Con Tim)

(Mt 28: 19-20a/Ga 6: 18))

Đã gọi thầm, thì có là tên em hay tên của ai đi chăng nữa, “khi nắng chiều nhạt ngoài sân”, sao còn bảo: “anh đã để quên con tim”. Thật rõ chán! Ấy chết, nói “chán” đây là chán cái cung cách những gọi và nói của người nghệ sĩ đã một thời chuyên viết nhạc trẻ. Và làm thơ. Chứ chẳng phải chán đời hay chán người hay chán cả người tu đâu, hỡi bà con. Nghệ sĩ đời, có gọi tên em hay tên ai đi nữa, cũng chỉ muốn nói rằng mình vừa “để quên (mất) con tim”, thôi. Với nhà Đạo, thì tên em/tên anh có bị réo gọi to cách mấy đi nữa, cũng hãy xem người gọi mình là ai? Gọi ai? Gọi mà làm gì?

Về chữ “gọi”, kể ra cũng khá ư lẩm cẩm.. Ấy quên. Lỉnh kỉnh, mới đúng chứ không lẩm cẩm đâu. Bởi, nếu người gọi lại là Đấng Thánh-Hiền-ở-Bên-Trên, thì lời gọi ấy cũng chẳng là “lời gọi chân mây”, của ai đó chốn thơ và nhạc, mà đích thị là lời gọi, rất “ơn gọi”, của mọi thời. Trên đời.

Nói dông nói dài, chỉ để nói lại rằng: lâu nay bà con thuộc diện giáo dân hạng thứ như bần đạo, cứ là hay hiểu nhầm (í quên) hiểu lầm ba chữ “ơn kêu gọi”, lắm lắm. “Ơn Kêu Gọi” là ơn gì vậy? Gọi thầm tên Em, sao lại cứ bảo đó là “ơn”? Mà không là “huệ”? Thôi thì, “ơn” hay “huệ” cũng là huệ ân/ân huệ của Bề Trên, rất nên nghe. Nên hiện thực.

Nói tắt một lời, là cốt nói rằng: muốn gọi đó là “ơn” hay “huệ”, những lời gọi từ trên cao hay nhà Đạo, vẫn là lời “thì thầm” như ca từ của bài hát, rất ở trên, rằng:

“Gọi thầm tên em,

khi nắng chiều nhạt ngoài sân,

Trở về Cali,

anh nghe nhớ nhung giăng sầu

Từ ngày xa em,

anh bỗng trở thành lặng câm,

Ngày rời Paris,

anh hứa sẽ quay trở lại.”

(Đức Huy – bđd)

Rời Paris, thì bần đạo đây cũng đã rời tới hai lần. Nhưng, đâu có hẹn và cũng chẳng hứa điều gì, đâu. Chí ít, là những hứa và hẹn với người “Em” không nhỏ, ở quê người. Thật ra, thì một khi đã đặt chân đến Paris rồi, mà lại hứa hẹn điều gì, thì đánh chết người ấy cũng sẽ quay trở lại, thôi. Bởi, Paris đẹp thật! Đẹp, đến độ không quay về cũng chẳng xong. Thế nhưng, những hứa và hẹn với nhà Đạo, cũng đẹp chẳng thua gì Paris, mà sao nhiều người vẫn đâu quay về chốn cũ, rất đời tu! Đó là vấn đề. Rất nên phiếm ở đây. Hôm nay.

Nếy vậy thì, mời bạn và mời tôi, ta mạnh dạn đi thẳng vào vấn đề, để phiếm. Chữ “gọi/mời”.

Ấy chết. (Lại chết chóc gì nữa đây?) Ấy, chỉ cái tội là: trước khi đi vào vấn đề, theo thói quen, bần đạo vẫn mời bạn mời tôi, ta ngâm nga hát đôi vần thi ca, tức: vừa thi vừa ca, giòng nhạc nhẹ:

“Anh đi về anh nhớ

bóng dáng ở lại.

Paris em yêu ơi.

Anh nhớ Em thật nhiều.

Anh nhớ Em thật nhiều,

người yêu ơi.”

(Đức Huy – bđd)

Bần đạo đây, chẳng có tài ăn nói hoặc hát ca gì ráo trọi. Dù khi xưa cũng có hát ở nhà thờ nhà thánh, nhưng rất dở. Cứ cái tật là chỉ hát nhại hoặc hát nhái, rồi đề nghị đổi lời, cho khang khác,thế thôi. Và hôm nay, nếu bần đạo đề nghị đổi chữ Paris và/hoặc “Em” thành Hội thánh, thì người người sẽ thấy nhà Đạo mình, nghe thầm gọi cũng rất nhiều, nhưng nào có nhớ người “Em”/Hội thánh, những là Paris, Luân Đôn, Niu Yọc, là “người yêu” đâu đấy nhỉ? Bởi nếu không, chắc sẽ khác!

Thật ra, có khác chăng, cũng đề nghị bạn và tôi, ta hát nốt câu thơ người nghệ sĩ viết như sau:

“Buổi chiều sông Seine,

có gió lạnh về lập đông.

Buổi chiều Cali,

cô đơn từng cơn rã rời.

Từ ngày xa Em,

thao thức trằn trọc từng đêm.

Ngày rời Paris,

Anh đã để quên con tim.”

(Đức Huy – bđd)

Với người đời, “Ngày rời Paris” còn có nghĩa, là: “từ ngày xa Em, (anh) thao thức trằn trọc từng đêm”. Với nhà Đạo, lời mời gọi như thế, cũng ý nói: cả anh và “Em” sẽ mãi mãi “để quên con tim”, đầy nhung nhớ. Tiếc nuối. Ân hận. Bằng chứng ư? Đây, mời bạn mời tôi, ta thử nghe lập luận, Ngài vẫn bảo:

“Vậy anh em hãy đi

và làm cho muôn dân trở thành môn đệ,

làm phép rửa cho họ…

(Mt 28: 19)

Thời đại này, những ơn và huệ ở ca từ “thầm gọi tên Em”, không chỉ là lời xưa cũ, của thánh sử, những là: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì ít” (Mt 9: 37). Thì hôm nay, “gọi thầm” ấy, lại là lời: “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ…”(Mt 28: 19) Làm môn đệ, đây đâu chỉ là linh mục/tu sĩ, thôi. Nhưng còn “để con tim” ở lại với Paris. Luân Đôn. Với, Hội thánh khắp năm châu, bốn bể, tức toàn thể nhà Đạo. Của Chúa tể tình thương yêu. Vỗ về. Chiều chuộng.

Nhà Đạo hôm nay, có những lời “thầm gọi tên Em” vào giở Lễ, nay cũng đổi. Thay và đổi, để thích hợp với văn bản tiếng Latinh xưa cổ, của sách lễ. Bởi thế nên, “thầm gọi tên Em” lại được đấng bậc và giáo dân hỏi/đáp rất kỹ như sau:

“Hôm nay con muốn đề cập đến một trong các khía cạnh của bản dịch mới trong thánh lễ, mà con thấy “hơi lạ” ở câu đáp lại lời vị linh mục chủ tế chúc: Chúa ở cùng anh chị em”, nay được giáo dân đáp lại là: “Và ở cùng Thần khí cha/thày”. Sao ta lại sử dụng cụm từ nghe không mấy quen tại bằng câu “và ở cùng cha/thày”, như trước đây.”

Quả tình, đấng bậc vị vọng thuộc giống giòng Opus Dei rất “Công trình của Đức Chúa”, nay lại méo mó nghề nghiệp quan chức chủ trì rất chễm chệ ở trên cao, bằng những phán đoán “rất bênh nhau”, như sau:

“Thành ngữ này, thật ra có cả quá trình lịch sử rất dài dòng, được nhắc đi nhắc lại những 5 lần khác nhau trong thánh lễ. Ở đầu lễ, trước khi đọc Phúc Âm, trước kinh Tiền Tụng, lúc dâng chúc Bình an cho nhau và trước khi ra về.

Các cụ cha bác thuộc lớp tuổi cao niên hẳn còn nhớ thời xưa khi thánh lễ đọc bằng tiếng La tinh, vị chủ tế có lời chúc bổn đạo rằng: “Dominus vobiscum” (tức là: Chúa ở cùng anh chị em), thì mọi người đều trả lời là “et cum spiritu tuo” (tức: và ở cùng thần khí Cha). Rồi sau Công Đồng Vatican II, khi thánh lễ tiếng La tinh được dịch ra ngôn ngữ của mỗi dân tộc bản xứ, thì hầu hết đều theo đúng nghĩa bên tiếng La tinh, ngoại trừ một vài văn bản tiếng như tiếng Anh và/hoặc tiếng Việt, còn thì mọi thứ tiếng đều cùng ý hướng đó. Nay thì các ngôn ngữ trên thế giới rồi cũng sẽ theo sát nghĩa từ bản gốc tiếng La tinh, thôi.

Thế nhưng, hỏi rằng sao lại có thành ngữ không mấy thông dụng như thế? Thì câu trả lời hay nhất ta nên về với các bản văn thời Cựu Ước như ở sách Ruth, Boa nói với thợ gặt bằng lời chúc: Đức Chúa ở cùng bà con anh em”. Nghe vậy, họ liền thưa: “Đức Chúa chúc lành cho chị.” Đây là lời chúc mang tính cách thiêng liêng, lời chúc mừng là Chúa sẽ ở với người khác.

Tại thủ phủ Bavaria, nước Đức, dân chúng có thói quen chào hỏi chúc mừng nhau ngay ngoài đường bằng cụm từ “Grũss Gott”, nếu dịch từng chữ sẽ là “Chúc tụng Chúa”, hoặc “Chúa mừng chúc anh/chị”. Lời cầu chúc ấy mang tính cách linh đạo hơn chỉ mỗi tiếng “Hello” hoặc “G’day” bên tiếng Anh.

Còn thành ngữ “Và ở cùng thần khí ngài” còn gặp thấy ở một số thư do thánh Phaolô viết, chẳng hạn như: “Chúa ở cùng thần khí anh em” (2Tm 4: 22) và ở thư khác thánh nhân viết cho giáo đoàn Galata, thánh nhân cũng lại kết thúc bằng lời chúc: “Hỡi anh chị em, ân sủng của Chúa chúng ta, Đức Yêsu Kitô, ở cùng thần khí anh chị em.” (Ga 6: 18)

Rõ ràng là, các giáo dân thời tiên khởi cũng đã sử dụng thành ngữ này. Chẳng hạn như, ở bài đọc 2 lễ Vọng Phục Sinh, Phụng Vụ Giờ thánh cũng được trích từ bài giảng mô tả Đức Kitô đến với các tổ phụ, trong đó có nói đến cả Ađam, khi Ngài nói: “Đức Chúa ngự đến với tất cả mọi người.” Và Đức Giêsu cũng đáp lại: “Và ở cùng thần khí Ngài.”

Cụm từ “Và ở cùng thần khí Ngài” được qui về linh đạo, để từ đó công nhận rằng con người không chỉ là bản thể vật chất nhưng còn có thần linh, tức linh hồn bất diệt. Đó là điều chứng thực phẩm cách của nhân vị được dựng nên theo theo hình ảnh giống Thiên Chúa. Và, đó còn là lời chúc mừng có Chúa ở trong hồn của người kia.

Khi ta sử dụng lời chúc như thế trong thánh lễ, là ta nhận rằng ta đang hiệp thông làm một với Hội thánh vào thời tiên khởi. Ta rời nơi chốn và thời gian mình đang sống để đi vào chốn không có thời gian là Phụng vụ thánh, ở đó ta hoà mình cùng thần thánh với thiên thần trên thiên cung mà phụng thờ Chúa.

Mặc dù cụm từ “Và ở cùng thần khí ngài” có thể hướng về bất cứ ai, như đã thấy trong các thư do thánh Phaolô viết và trong lời đáp của Đức Kitô với Ađam, vào thời tiên khởi, các thánh tổ phụ trong Giáo hội cũng áp dũng chuyện đó với ơn lành của Chúa Thánh Thần vẫn hiện diện nơi thừa tác viên bằng cách giơ tay đặt lên trên người ấy.

Chính vì thế, thánh Chrisostom ở thế kỷ thứ tư có nói trong một bài giảng của ngài rằng: “Giả như Chúa Thánh Thần không ở với các Giám mục khi các ngài rời cung thánh xuống, thì anh chị em cũng chẳng thể nào cùng nhau đáp lại bằng lời chúc tụng: Và ở cùng thần khí ngài” . Đây chính là lý do khiến anh chị em đáp lại bằng thành ngữ này không phải chỉ khi ngài rời cung thánh xuống mà thôi, cũng không phải chỉ khi ngài giảng cho anh chị em nghe, cũng chẳng vào lúc ngài cầu nguyện cho anh chị em, nhưng là khi ngài đứng trên bàn thờ mà dâng của lễ thánh hiến này. Anh chị em không san sẻ việc dâng tiến lễ cho đến khi ngài đọc lời nguyện để cho anh chị em nhận được ơn thánh từ Đức Chúa, và khi ấy anh chị em sẽ đáp lại bằng câu: Và ở cùng thần khí ngài”, là để nhắc anh chị em nhớ rằng qua lời đáp như thế ngài không có mặt ở đó chẳng làm điều gì theo uy lực của chính ngài; cũng chẳng để dâng lễ vật là hoa quả công việc làm của người phàm, mà là ơn thánh hoá của Chúa Thánh Thần đang hiện diện nơi đó và đang lơ lững trên mọi sự vật được chuẩn bị cho công việc thánh tiến đầy mầu nhiệm ấy.” (Bài Giảng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống).

Chính vì lý do này mà từ thế kỷ đầu thời tiên khởi, chỉ các thừa tác viên có chức thánh -như giám mục, linh mục và phó tế- mới được có lời chúc gửi đến giáo dân bằng lời cầu chúc nói rất rõ: “Chúa ở cùng anh chị em”.

Để đáp lại lời cầu và chúc của thừa tác viên, chúc mừng thần dân là Đức Chúa sẽ ở với họ, thì khi ấy tất cả sẽ đáp lại bằng lời chúc tụng cũng như thế. Đáp lại, là cách thức ngay lúc ấy mình tuyên xưng niềm tin theo cung cách ân huệ đặc biệt do Chúa Thánh Thần ban cho mình nhận được vào nghi lễ truyền chức cho thừa tác viên thành người của Chúa.

Thành thử, điều mà tôi nói ở đây là chuỗi dài lịch sử gồm tóm đầy đủ ý nghĩa chỉ trong lời chúc mừng giản đơn như câu: “Và ở cùng thần khí ngài.” (x. John Flader, Question time, The Catholic Weekly 10/7/2011, tr. 10)

Bên tiếng Việt, ta không có và không cần có thay đổi nào để hợp với lệnh của Thánh bộ Phụng Vụ Toà thánh La Mã, như bên tiếng Anh. Nhưng nếu có, chắc bà con mình cũng lúng túng không ít khi phải thưa “Và ở cùng Cha/Thầy” hoặc “Và ở cùng thần khí Thầy/Cha, Đức Cha”, vv… Thế mới biết, ngôn ngữ con người càng dồi dào càng rắc rối. Lắm chuyện. Khiến cả người nói lẫn người thưa đều thấy ngại. Ngại hơn nữa, nếu một mai Hội thánh cho phép nữ giới được làm phó tế, linh mục như bên Anh Giáo, thì lúc ấy không biết thưa thớt với cô Sáu, chị Sáu hay bà Sáu/Linh mục như thế nào đây.

Thưa gì thì thưa, tưởng cũng nên thưa và hát như ca từ ở bài hát trích bên trfên mà rằng:

“Anh đi về thương nhớ bóng dáng người ở lại,

Paris em yêu ơi.

Anh nhớ em thật nhiều,

Anh nhớ em thật nhiều,

Người yêu ơi!”

(Đức huy – bđd)

Đấy, với một thị thành vật chất rất sự vật thôi mà nghệ sĩ đã dám gọi những nào “Anh anh/em em” cứ là ngọt sớt. Nói gì đến các ngài cụ sáu hay thầy cả, cả đến đấng bậc chủ quản một giáo phận mà hát câu này, chắc cũng lúng túng không ít?

Theo thói thường, mỗi khi phiếm chuyện gì hơi nghiêm túc, cứng đọng, là bần đạo hay đề nghị bạn bè nghe đôi ba truyện kể nhè nhẹ để mà nhớ. Nhớ rằng, cũng có lần người người từng kể cho nhau nghe những chuyện rất ư là tình cảm, dù tầm phào. Không ướt át. Chỉ để vui. Và quên sự đời, nhiều rắc rối. Vậy thì, mời bạn mời tôi, ta nghe thêm một câu truyện chỉ để kể, như sau:

“Truyện rằng:

Chiều hôm ấy, người nữ phụ cao niên ngổi nhâm nhi ly rượu trắng trong mùi nho chín, cạnh ông chồng cũng cao niên không kém nhưng hiền từ lại ít nói. Hai cụ ngồi hồi lâu bên khung trời mở ngỏ, có làn gió hiu hiu tươi mát ru hồn người vào cõi tiên, chẳng nói nên lời. Bỗng, cụ bà nổi hứng hôn vào ly rượu nhiều nụ hôn nồng, rồi thì thào nói:

-Tôi yêu Bạn mình biết chừng nào. Cứ ở mãi bên nhau nhé bạn mình. Bỏ bạn mình, tôi nào sống nổi…

-Này, thế nghĩa là miệng bà nói ra điều đó, hay rượu nói thế?

-Chính đó là tôi, đang nói với hồn thiêng sông núi, là rượu mùi, thân thương của tôi mà!

Rượu, mà cũng thân thương, đòi ở cùng và ở với mãi làm sao hiểu nổi! Huống hồ là tình tự của người được Chúa thương yêu, nay thấy mến chuộng nên luôn miệng chúc mừng có Chúa ở cùng.

Ở cùng hay ở với, vẫn là tâm tình mà người người sống ở Nước Trời cần biểu tỏ, hơn bao giờ. Tâm tình ấy. Biểu tỏ này, muốn diễn tả hoặc dịch cho thoát hay dịch cho sát, vẫn là vấn đề của tôi, của bạn. Của Hội thánh, ở khắp nơi. Muôn đời.

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn chỉ muốn diễn tả

Bằng tâm tình từ tâm can

chứ không bằng lời dịch thuật.

___________________________________________________________________



tải về 2.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương