Chuyện phiếM ĐẠO ĐỜi tập VI nhà xuất bản hội nhà VĂn cùng một tác giả



tải về 2.12 Mb.
trang15/25
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích2.12 Mb.
#26243
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   25

30. “Khi mặt trời vắng bóng”

Khi lời nguyền khuất lấp



Nghe lạc loài kiếp sống sao mỏi mong.”

( Nguyễn Trung Cang - Thương Nhau Ngày Mưa)

(Mt 3: 1-12)

Câu chuyện “Khi mặt trời vắng bóng”, “khi lời nguyền khuất lấp” mà bần đạo muốn phiếm, hôm nay, bắt đầu bằng một sự kiện đầy chất thông tin, nóng bỏng. Thông những tin, là thông suốt mọi tin tức…mình nhận được từ nhiều phía. Có những phiá/những điều gồm tóm trong tin…tức mình, được chuyển đạt đến mọi người trong/ngoài nhà Đạo, lẹ như sau:

“Chỉ trong một vài câu nói sắp được chính thức công bố, người đứng đầu Toà thánh Vatican, Đức Giáo Hoàng Bênêđíchtô 16 như đã bắt đầu xoá bỏ giáo điều cấm sử dụng bao cao su mà cho đến gần đây giới lãnh đạo Giáo hội Công giáo vẫn còn cực lực phản đối.

Dù chỉ chấp nhận việc dùng bao cao su trong trường hợp cụ thể là phòng chống SIDA, thay đổi lập trường của Đức Giáo Hoàng Bênêđíchtô 16 đã được nhiều giới hoan nghênh.” (x. Trọng Nghĩa, TAGS. Các vấn đề xã hội-Phân tích-SIDA-VATICAN, tin và ảnh của Reuters 22/11/2010)

Tin và ảnh, từ các nguồn văn bản/báo chí rất khác nhau, loan truyền đến nhiều giới những nhận định của Đấng Bề Trên trong Đạo từng chống lại mọi toan tính sử dụng các “cụ bị” hầu phòng chống căn bệnh nan y, khó chữa. Nhận định của Đức Giáo Hoàng, được ghi rõ qua lời trích và dịch từ bài phỏng vấn bằng tiếng Đức, có lời lẽ như sau:

“Trong một số trường hợp, khi ý định là để giảm nguy cơ lây nhiễm, hành động đó (tức: dùng bao cao su) vẫn có thể là bước khởi đầu để mở đường cho cuộc sống tình dục khác, nhân ái hơn.” (x. bđd)

Và, cơ quan thông tấn nọ còn ghi thêm:

“Để minh hoạ cho nhận xét của mình, Đức Giáo Hoàng Bênêđíchtô 16 đã nêu ra một ví dụ duy nhất, về “người đàn ông hành nghề mại dâm”, cho rằng việc người này dùng bao cao su “có thể là bước đầu tiên hướng tới hành động hợp lý, có trách nhiệm cho phép nhận thức lại rằng không phải mọi thứ đều được phép, và mọi người không thể làm tất cả mọi điều mà mình muốn.” (x. bđd)

“Không phải mọi thứ đều được phép”, phải chăng đây là phán quyết, cũng “vô ngộ”? Hay chỉ là, một trong những lời khuyên từ hôm trước, tuy không mang tính “vô ngộ”, vì không là tín điều và cũng chẳng xuất phát từ “tông toà” của đấng bậc chủ quản Giáo hội La Mã, nhưng đã thay đổi dù một chút, vẫn kéo theo những xáo trộn về uy tín? Uy tín, chứ không phải niềm tin, vào đấng ở trên.

Thật ra, câu hỏi đặt ra như thế, nào ai dám trả lời. Có trả những lời từng hỏi, chỉ là một kiếm tìm nhận định nào đó, rất rập khuôn! Rập khuôn không, cũng khó nói. Bởi, ngay trong nhà Đạo thời nay, cũng đà thấy xuất hiện nhiều chiều hướng tuy là tư duy chính quy, nhưng không cùng văn mạch, thần quyền. Thành thử, vẫn là những kiếm tìm rất kéo dài. Kiếm và tìm ánh sáng soi tỏ mọi ngõ ngách cuộc đời, nhiều lấn cấn. Lấn cấn nhất, là các ý kiến khá đối chọi. Cãi tranh. Giành được bàn.

Một trong những luận bàn khá khúc chiết, tìm được ở Úc, từ đấng bậc tên tuổi, rất Dòng Tên:

“Theo thiển ý, lời Đức Giáo Hoàng thật ra không đáng kể về nội dung cho bằng rất đáng để kể về cung cách. Ý tôi muốn nói, là: ngài cũng đã tham gia chuyện trò cùng nhà báo, về những giá trị luân lý lâu nay tự giam hãm trong nguyên tắc làm nền, nhưng vẫn đi vào với hoàn cảnh của cuộc sống, rất người. Cung cách, là cách thức của một chuyện trò thân mật giữa ngài và giới truyền thông đại chúng. Một chuyện trò, mà lâu nay vắng bóng lời công bố với chúng dân, từ nhà Đạo thời cận đại.

Trong khuôn khổ của suy tư nhà Đạo về bất cứ vấn đề có liên quan đến cuộc sống con người, để người người biết mà sống, vẫn thấy xảy ra hai loại chuyện trò. Một là, lối nói trừu tượng về bậc thang giá trị. Thông thường, nhà Đạo mình khi giáo huấn về dục tính, cung cách phát biểu thường mang dáng dấp của ngôn từ chứa đựng tình thương yêu. Với nhà Đạo, hành động giao hoan tình dục thường vẫn bị cột chặt vào với hôn nhân. Đôi lúc, cũng cởi mở để đi vào cuộc sống. Dục tính mà nhà Đạo hiểu, vẫn nối kết với tình thương yêu và lòng tự trọng. Xem như thế, thì bao cao su đâu nào có chỗ đứng, ở trong đó.

Lối chuyện trò theo kiểu đó, lâu nay chỉ dẫn đến toà cáo giải, hoặc đường hướng thiêng liêng, rất súc tích. Nói thế có nghĩa: dân con mọi người có bổn phận đem nguyên tắc của mọi giáo huấn về luân lý của nhà Đạo vào thực tại cuộc sống, cũng như hành trình của đạo đức. Rồi từ đó, không thoát khỏi vấn đề về niềm tin, luôn đính kèm.

Những năm gần đây, nhiều giới chức trong Đạo (trong đó thất có cả vai trò của Toà thánh) đã nhận ra rằng giá trị luân lý nằm trong giáo huấn của Hội thánh, đặc biệt là những điều có liên quan đến dục tính và giá trị cuộc sống của con người, đang chịu nhiều áp lực từ các nền văn hoá của phương Tây. Bởi lẽ, mọi người đều tin rằng: mọi cố gắng muốn vượt thoát các khó khăn đều bị nghi là chỉ muốn lý sự để tấn công các giá trị ấy.

Vì thế nên, mọi cuộc chuyện trò có tính mục vụ lâu nay vẫn bị quên lãng. Lãng và quên, để hỗ trợ cho một khẳng định đạo đức có nguyên tắc, dù cho nó có quy vào việc sử dụng bao cao su để đối phó với căn bệnh ngặt nghèo là SIDA hoặc có để kéo dài sự sống, hay không. Trao đổi mục vụ lại quên lãng những yếu tố đó, dẫn đến cảm giác tạo cho con người để nghĩ rằng Hội thánh chăm lo bảo vệ nền luân lý trừu tượng, nhiều hơn là chăm sóc con dân của mình. Lại càng khó hơn, khi buộc lòng phải cổ võ nhân sinh quan của nhà Đạo về cuộc sống.

Thế nên, cuộc chuyện trò phỏng vấn giữa Đức Giáo Hoàng và giới truyền thông đại chúng, là việc rất hãn hữu. Đáng kể. Đáng kể, là bởi ở nơi đó, ngài tạo mẫu cho một chuyện trò mục vụ khả dĩ đối đầu một cách có sáng tạo với cảnh tình và hành trình riêng tư của các con người người bình thường, ở đời. Ngài đã đặt mình ứng hợp với sự việc của người đàn ông hành nghề mại dâm bị nhiễm SIDA đã chọn lựa sử dụng bao cao su. Và chính ngài có nói: “Đây có thể là bước đầu hướng tới hành động hợp đạo lý, có trách nhiệm cho phép nhận thức rằng: không phải mọi thứ đều được phép, và mọi người không thể làm tất cả mọi điều mình muốn làm.”

Xem như thế, có nghĩa là: Đức Giáo Hoàng nay đã nhận thức đưọc tầm quan trọng của tình trạng người đàn ông hành nghề mại dâm đã biết định hướng cho hành động của mình. Ngài cũng công nhận rằng hành động của người ấy cần đưa vào bối cảnh một hành trình đạo lý trong đó ngay cả hành xử mơ hồ vẫn có thể có ý nghĩa tích cực.”

Trong tầm nhìn như thế, lời Đức Giáo Hoàng phát biểu không có nghiã đã phác hoạ việc phê chuẩn rất chung chung để sử dụng bao cao su. Điều đó chỉ có nghĩa: ngài đặt nặng ưu tiên lên chiều kích đạo đức trong cuộc sống của con người. Ý nghĩa đáng kể nơi lời ngài, là nhận ra thực tại cho thấy Chúa mời gọi mỗi người đi vào hành trình trong đó có cả những điểm yếu lẫn sơ xuất mà đôi lúc ta vẫn đối đầu, nhất là ở vào hoàn cảnh khó mà khẳng định về luân lý. Tất cả chỉ để nói lên sự cần thiết phải biết phục hồi tính cách mục vụ, cũng như lý thuyết cho ngôn ngữ về đạo đức, mỗi khi ta đề cập đến hành trình này.” (x. Lm Andrew Hamilton sj, Pope models condom conversation, 23/11/2010).

Nói theo bài bản của đấng bậc, thì như thế. Nhưng, nôm na la cà với nghệ sĩ, có lẽ người người sẽ không nói, nhưng lại hát:

“Bao là tình thắm thiết

Cho dài ngày nuối tiếc

Thương nhiều rồi cũng cách xa mà thôi.

Mưa từng ngày thiết tha

Mưa bàng hoàng xót xa

Còn mưa mãi giữa bơ vơ nắng trong mơ.”

(Nguyễn Trung Cang – bđd)

Hát gì thì hát, hát nhiều hát ít đâu có nghĩa sẽ làm vơi đi nỗi ưu tư lắng đọng của những người đang sống trong cảnh tình đôi ngả, như câu nói “tại anh, tại ả, tại cả hai người”. Nói gì thì nói, nói cho nhiều cũng sẽ như “bút sa gà chết”. Chí ít, là bút và lời nói, từ đấng bậc bề trên.

Nếu để mọi người tha hồ được phép nói –chứ, không là “được phép làm mọi sự”, như lời Đức Giáo Hoàng- tưởng cũng nên nghe thêm một ý kiến, từ người khác. Ở truyền thông đại chúng, rất như sau:

‘Đầu năm nay, Nicholas Kristof, một ký giả của tờ New York Times được gửi đến vùng sâu vùng xa, xem người người ở đó sống Đạo ra sao. Anh có gửi cảm nghĩ của anh về giáo hội Công giáo mà anh mục kích trong chuyến viễn du này, như sau: “Tôi nhận thấy hiện đang có hai Giáo hội Công giáo, sống ở đây. Một là, hệ cấp rất cứng ngắc của Vatican gồm những vị đàn ông xem ra khó có thể sờ chạm hoặc gặp gỡ, khi các ngài ra lệnh cấm đoán việc sử dụng bao cao su cả với các cặp vợ chồng mà một bên đang bị SIDA-dương tính. Đối với tôi, Giáo hội này đã và đang bị ám ảnh về các tín điều và luật lệ, để rồi bị quẫn trí với nền công lý xã hội. Tất cả những chuyện như thế, là những vang vọng rất hiện đại, là phóng ảnh của nhóm người có tên là Pharisêu mà Đức Kitô vẫn chỉ trích.”

Giáo hội kia, lại làm nhiều điều tốt đẹp hơn cho con người, mà có lẽ từ xưa tới nay chưa từng thấy như thế. Giáo hội này luôn tìm cách hỗ trợ các tổ chức trợ giúp đặc biệt như Cơ Quan Cứu Trợ Công Giáo, Caritas, là những tổ chức từng cứu sống biết bao nhiêu mạng người. Đó là Giáo hội của các linh mục Ba Tây luôn phấn đấu chống chọi căn bệnh hiểm nghèo SIDA. Có một linh mục trong nhóm trên từng thổ lộ với tôi rằng: “Nếu ông là Giáo Hoàng, ông sẽ xây dựng một xưởng máy sản xuất bao cao su ngay bên trong toà thánh Vatican để cứu sống nhiều mạng người”. Buồn thay, thực tế lại không được thế. Có lẽ, cũng tuỳ vào khuynh hướng của mỗi người khi đăng ký gia nhập trường phái giải đoán lý thuyết thần học rất chộn rộn, mới thấy rằng lời phát biểu tung trời của Đức Giáo Chủ Bênêđíchtô 16 với nhà báo Seewald về việc sử dụng bao cao su để phòng chống chuyện lây lan của căn bệnh SIDA, đã tác động như cú “đâm sau lưng chiến sĩ”, đến thế nào.

Nhiều lúc nghĩ mà thấy tội cho các tu sĩ ở tuyến đầu chống bệnh SIDA là các nữ tu làm việc ở bệnh viện lâu lâu cứ phải quỳ mọp xuống đất mà cất lên lời nguyện cầu giản đơn cho các nạn nhân căn bệnh ngặt nghèo ấy, để làm vui lòng Chúa.

Đã nhiều lần tôi cũng dám thách thức Giáo hội Công giáo “phía bên kia” khi thấy sợ trước công việc thường ngày của các nữ tu nơi tuyến đầu của cuộc chiến chống SIDA như thế. Ở các thôn làng Châu Phi tràn ngập những SIDA, thì chính các nữ tu, những vị ẩn mình dưới áo blouse mầu trắng của y tá hoặc cố vấn bệnh viện, là những người buộc phải đưa ra câu trả lời mỗi khi có người hỏi: Tôi phải nói sao đây với vợ tôi/chồng tôi là tôi đã bị “dính chấu”? Làm sao giúp các em bé còn trong bụng mẹ? Ai sẽ là người nuôi gia đình tôi đây? Chính các nữ tu ở tuyến đầu ấy mới là người cho họ thuốc chữa. Cũng là người cầu nguyện hoặc chữa chạy cho họ được khỏi bệnh khi biết chắc là họ chẳng thể nào thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Chính các nữ tu ấy là người ôm xác bệnh nhân khi họ trút hơi thở cuối cùng…

Tôi có dịp nói chuyện với Nữ tu Rose Bernard Groth, nay cũng đã tròm trèm 80 tuổi đời, với 25 năm kinh nghiệm làm việc chống bệnh SIDA, ở tuyến đầu. Có lần sơ nói: ở những làng hẻo lánh vùng sâu/vùng xa bên Châu Phi, nơi nữ tu chúng tôi từng sống và làm việc, thì phụ nữ ở đây không có quyền thương thảo về chuyện ăn nằm với chồng khi biết chồng mình bị SIDA. Cả những lúc các bà dám khất lần chuyện ăn nằm, thì đa phần là vợ bệnh nhân sẽ bị ăn đòn đến gẫy răng hoặc rục xương, ngay tức thời. Và, lúc chị đi nhà thờ dự lễ, cha với cố vẫn cứ đe: “Giáo hội không cho phép con sử dụng bao cao su đâu đấy nhé!” Trong những trường hợp như thế, tôi thường tự hỏi các bà vợ nhà quê ấy làm sao các bà có thể bảo vệ được chính mình …

Có lần tôi được tiếp chuyện với chị Elisabeth Reid, từng là cố vấn cho cựu Thủ tướng Úc Gough Whitlam về các vấn đề phụ nữ, chị là người có 30 năm kinh nghiệm hoạt động cho các cơ sở của Giáo hội Công Giáo ở Papua Tân Ghinê. Trong một buổi mạn đàm về giáo hội và dục tính, chị có nói:

“Ở đây, có hai giáo hội Công giáo. Một, chuyên chú thần học và một về mục vụ. Giáo hội đầu, là giáo hội ta nhận biết trên các trang đầu của truyền thông, là giáo hội tuyên bố rất to rất mạnh về các tín điều. Còn Giáo hội sau, là giáo hội âm thầm, đầy tính chất người hơn cả. Giáo hội sau, chuyên chú về các tương quan trầm lắng giữa nhà cố vấn và người nhận lời khuyên. Ở đây, người ta vẫn còn có đủ khả năng để nhận thức, suy nghĩ và hành động theo tiếng nói của lương tâm. Tôi không là thần học gia, mà chỉ là nhân chứng nay đây mai đó theo nghĩa dám nhận ra là chỉ Giáo hội nào biết chuyên chăm mục vụ, mới là Giáo hội thành công, trong mọi mặt. Thành công theo nghĩa dám thực hiện các chương trình đặc trưng mang tính xót thương và nhân bản, đúng nghĩa của Đạo Công giáo. Họ vẫn tồn tại, dù Giáo hội kia cứ cố thuyết phục họ bằng những luận giải thần học. Nói cách khác, thần học của Giáo hội này dựa trên duy nhất chỉ một tín điều, không sáo ngữ, nhưng theo ngôn từ của nữ tu này, thì đại loại là: “Nếu hôm nay Đức Giêsu có mặt ở đất miền này, thử hỏi Ngài sẽ hành động ra sao? Có lẽ Ngài sẽ đặt chân đến nơi đây để giúp những người bệnh như thế này, chứ nhỉ? Cũng thế, tôi đến đây để giúp những con nguời khốn khổ như thế này đây. Và, đó là công việc tôi đang làm. Chỉ thế thôi.”

Nữ tu Elisabeth nói đúng. Có những vị đích thực là tín hữu Đức Kitô đang sống trong Giáo hội Công giáo, cũng như trong hầu hết các giáo phái hoặc trường phái nào khác. Họ vẫn hiện diện và tồn tại, dù Giáo hội có đưa ra những huấn thị theo kiểu nào cũng mặc. Họ hiện diện trong Hội thánh chẳng vì Hội thánh đưa ra các giáo huấn như thế, nhưng họ vẫn hoạt động như người tốt lành. Nhưng nói về Giáo hội của Đức Giáo Hoàng và các vị dưới trướng của ngài, đâu có thế. Tại sao quý vị lại cứ đi nghe những chuyện khùng điên như thế. Tôi chẳng có ý bài xích gì hết. Nhưng bản chất con người vốn rất lạ. Bởi, cách đây không lâu lắm có những vị không chịu nghe lời Đức Giáo hoàng đều đã bị thiêu sống. Những người thiêu sống các vị này, phải chăng họ cũng đại diện cho Chúa cả đấy chứ? Tôi nào dám nghĩ như thế.” (x. Jo Chandler, Condom conversion validates Catholic action on the front line, 23/11/2010).

Là nữ tu, chị Elisabeth đã trả lời, chỉ như thế. Là nghệ sĩ, chắc bạn bè sẽ chỉ muốn hát:

“Như giọt buồn nước mắt

Mưa ngại ngùng héo hắt

Thương người về buốt giá trên đường xa.”

(Nguyễn Trung Cang – bđd)

“Thương người buốt giá, trên đường xa”. Đúng thế. Rất nhiều vị trong Hội thánh, cũng đang “thương người về buốt giá”, nhưng không cứ là đường xa hay đường gần. Gần nhất, ở nước Úc, nay lại có nữ phụ tên Liz Hannan, cũng thương người như mọi người, chẳng cần biết người ấy là phụ nữ hay nam nhân, qua các ý kiến rất như sau:

“Ý kiến rất mới đây của Đức Giáo Hoàng về việc sử dụng bao cao su, đã dấy lên một làn sóng phản ứng khá dữ dội. Có người không tin đó là chuyện thật. Kẻ lại nổi giận hoặc mừng vui, có đủ cả. Thậm chí nhiều vị còn tung lên các trang mạng đó đây để bầy tỏ ý kiến và lập trường, rất khác biệt. Trong các ý kiến nổi bật, có người hỏi: sao Đức Giáo Hoàng chỉ lấy ví dụ về “người-đàn-ông-hành-nghề-mại-dâm, thôi. Với người phụ nữ làm nghề mãi dâm thì sao? Sao lại cấm gái ăn sương? Sao không hối thúc họ kiêng cữ?”

Và, cũng nên thêm ý kiến của đấng bậc vị vọng, Hồng Y George Pell của Sydney, như sau: “Đây là địa hạt khó khăn và tế nhị, nếu không khéo, sẽ kéo theo những hệ lụy thảm khốc, khó lường. Tôi chưa được đọc văn bản gốc bằng tiếng Đức trích lời Đức Giáo Hoàng, nhưng các trường hợp khó khăn và ngoại lệ có thể sẽ khuyến khích người làm luật đưa ra những đạo luật không mấy tốt đẹp.”

Một phát ngôn viên của Toà thánh, Lm Federico Lombardi, cũng cố gắng chỉnh sửa lối giải thích ý của Đức Giáo Hoàng, nay được phóng đi khắp hoàn cầu, bằng một biện luận bảo rằng: “Không nên coi cung cách lý luận của Đức Giáo Hoàng như đường lối cách mạng, có khúc quanh”.

Và, Paul Collins, cựu linh mục bình luận viên nổi tiếng ở Úc về các vấn đề của Giáo hội Công Giáo cũng có ý kiến như sau: “Những gì Đức Giáo Hoàng muốn nói, Ngài đã nói ra rồi. Còn, việc của Hồng Y Pell và linh mục Lombardi chỉ là tìm cách giới hạn một sụp đổ về lập trường, thôi. Có thể nói, Đức Giáo Hoàng đang tìm cách mở hé cửa thêm một chút và cho thấy là ngài cũng hiểu chút ít vấn đề. Nói thế tức là ngài cũng đã để cho ánh sáng lọt vào rồi đấy.”

Thật ra thì Paul Collins đang muốn cho thần học luân lý nay quay về với thời Trung Cổ, tức: vào thời có tranh chấp, bạn phải chọn lựa sự xấu nào ít tệ hại hơn cả, như việc sử dụng bao cao su tốt hơn là dính vào việc lan truyền bệnh SIDA. Nên Paul Collins nghĩ rằng: khi chỉ lấy ví dụ của người đàn ông hành nghề mại dâm, Đức Giáo Hoàng cũng đã chủ ý nói về trường hợp vợ chồng khác phái ăn nằm với nhau, vẫn có nguy cơ lan truyền mầm bệnh. Và, theo thống kê năm 2006 ở Úc, đã có hơn 5 triệu người Úc nói mình là người Công Giáo. Nhưng không đầy 20% số người này nói là còn đi nhà thờ hàng tuần. Điều đó có nghĩa là: trong số những người ấy cũng không còn ngoan Đạo như thế nữa, do Giáo hội quá bảo thủ về mặt xã hội. Cuối cùng, Paul Collins kết luận: Đối với các nền văn hoá phụ hệ, là những nơi ta thường nghe các linh mục tự hỏi mình: Đức Giáo Hoàng mà còn nghĩ thế, thì linh mục bọn tôi phải làm sao đây? Thành thử, vấn đề quan trọng ở đây, là: có dấu hiệu để nhắn nhủ rằng: ở những nước có vấn đề như thế, có lẽ các giám mục cũng đến phải nhúng tay vào thôi.”

Theo thần học gia luân lý Dòng Tên là Geoff King, thì: việc Đức Giáo Hoàng thay đổi đường hướng một cách bán công khai như thế là cung cách khá cổ điển để nói lên rằng giáo huấn của Hội thánh sẽ đổi thay, một mai thôi. Linh mục G. King có nói với Thông tấn xã Công Giáo rằng: “Đã từ lâu, ta cứ bảo không! Không! Không thể như thế được. Thế rồi, chỉ một luật trừ nho nhỏ xảy đến, và cứ thế luật trừ ấy lan truyền một cách rộng rãi, mãi về sau.”

Nhiều người Công giáo, trong đó có tôi vẫn hy vọng là như thế. Để kết luận, hôm rồi nhân dự lễ phong thánh cho Hồng y John Henry Newman, một nữ tu nhắc lại lời của vị thánh này khi còn sống có nói: “Trên trái đất này, không có gì xấu xí như Giáo hội Công Giáo và cũng chẳng có gì đẹp đẽ bằng Giáo Hội ấy.” Và có lẽ đây là bước khởi đầu, nhè nhẹ, để cất đi cái xấu xí ấy. (x. Liz Hannan, Pope offers lifeline to faithful 23/11/2010)

Về lại với chuyện phiếm nhè nhẹ, hôm nay, có bạn khi nghe tin nóng hổi vừa rồi, lại đề nghị bần đạo cho một lời phiếm nhè nhẹ và văn vắn, về vấn đề này. Bần đạo vẫn cứ im lặng, chẳng dám nói một câu. Dù câu ấy mang dáng dấp của một đồng thuận hoặc bất bình trước các ý kiến trên, mà chỉ dám về lại với lời ca của nghệ sĩ trên mà ngâm nga. Ngâm rằng:

“Thương nhau thật nhiều biết mấy tin yêu

Cho nhau trọn tình dẫu có điêu linh

Xa nhau trọn đời vẫn nhớ thương nhau.”

(Nguyễn Trung Cang – bđd)

Ngâm nga rồi, bần đạo bèn nhớ lại lời của vị thánh Chủ quản Giáo Hội, khi xưa từng dặn dò mọi người trong Hội thánh, rằng:

“Anh em thân mến,

anh em đang bị lửa thử thách:

đừng ngạc nhiên mà coi đó như một cái gì khác thường

xảy đến cho anh em.

Được chia sẻ những đau khổ của Đức Ki-tô bao nhiêu,

anh em hãy vui mừng bấy nhiêu,

để khi vinh quang Người tỏ hiện,

anh em cùng được vui mừng hoan hỷ.

Nếu bị sỉ nhục vì danh Đức Ki-tô,

anh em thật có phúc,

bởi lẽ Thần Khí vinh hiển và uy quyền,

là Thần Khí của Thiên Chúa,

ngự trên anh em.”

(1Ph 4: 12-14)

Nếu thế thì, việc gì mà phải hãi sợ, dù đổi thay. Bởi, như lời vị Hồng Y nay thành thánh từng nói: chắc chắn trên cõi đời này không có gì đẹp như Hội thánh của ta. Chí ít, là khi Hội thánh đang có bước chuyển mình nào đó, rất quan trọng.

Vậy thì, hỡi bạn và hỡi tôi, ta vẫn có lý để hy vọng. Và, hãy cứ hy vọng để mà sống. Sống rất đẹp như Hội thánh ở thế trần. Hôm nay.

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn cứ tin và hy vọng.

Hy vọng rằng:

Rồi ra mọi chuyện sẽ tốt đẹp,

cả thôi.

___________________________________________________________________



31. “Từ một nơi xa xôi, cách bao núi rừng suối đồi”

Anh gởi mấy cánh hoa về người yêu.

(Đoàn Chuẩn & Từ Linh - Cánh Hoa Duyên Kiếp )

(Mt 28: 20)

Rất nhiều lần, bần đạo vẫn cứ thưa và thốt với bạn bè thích phiếm, rằng: bản thân bần đạo sở

hữu không biết bao nhiêu là cố tật, kể không hết. Nay thấy, đồng hành với các cố tật ấy, còn có cả nỗi buồn hiện hữu của những thiếu sót nhỏ/to, chưa chịu biến.

Hôm nay, ngồi buồn kể lại kể thêm những khuyết tật cùng thiếu sót khác là quên lãng. Lãng rồi quên cả cái hay/cái đẹp nhận từ Bề Trên vẫn là quà tặng gửi đến chính mình. Kể rồi, sẽ xin chịu tội với bà con về những ưu tư/trăn trở lâu nay vẫn còn đó nỗi buồn.

Ôi thôi, nói gần nói xa chẳng qua nói thật, chỉ xin kể thêm rằng: đã hơn một lần, bần đạo được bạn bè viết thư phản hồi, rồi hỏi sao bần đệ cứ mải mê nhặt nhạnh mấy lời ca/tiếng hát của tay du ca Nguyển Đức Quang, để làm gì vậy?

Hôm nay, nhân lúc ngồi rồi, nhận được tin/bài về người nghệ sĩ du ca họ Nguyễn, ở báo điện

có đoạn thư tâm tình để thay cho lời trần tình chứng minh với bạn ở trên, một đôi câu như sau:

“Tôi không phải là nhà phê bình âm nhạc, nhưng gọi là phiếm luận thì ai cũng có thể. Xin phiếm như sau:

Trịnh Công Sơn kêu gọi ngồi xuống, thì Nguyễn Đức Quang thôi thúc đứng lên. Cùng trong cuộc chiến, Trịnh Công Sơn than thở, thì Nguyễn Đức Quang chấp nhận. Trịnh Công Sơn nhìn thế giới trong hoàng hôn, thì ánh bình minh lại rọi sáng với Nguyễn Đức Quang. So sánh, cả với du ca Phạm Duy sống trong thế giới mùa thu, thì du ca Nguyễn Đức Quang vĩnh viễn là mùa hè. Nếu Phạm Duy tuyệt vọng trong cuộc chiến bi thảm, thì Nguyễn Đức Quang luôn thấy “hy vọng đã vươn lên”. Nếu Phạm Duy và Trịnh Công Sơn soạn nhạc cho cuộc đời ca hát, thì Nguyễn Đức Quang soạn nhạc để chính mình cùng ca hát với cuộc đời.” (x. Giao Chỉ San Jose, Viết Cho Du Ca Nguyễn Đức Quang, Calitoday 19/02/2011)

Thanh minh lình xình về nghệ sĩ du ca họ Nguyễn như thế, bần đạo chỉ muốn thêm thắt đôi lời ở đây bằng câu hát nhặt được từ nhị vị nghệ sĩ có tên là Đoàn Chuẩn & Từ Linh, như sau:

“Từ một nơi xa xôi, cách bao núi rừng suối đồi

Anh gởi mấy cánh hoa, về người yêu.

Hoa lan hương màu trắng, như duyên em thầm kín,

trong hương thu màu tím buồn.

Hẹn một ngày nao, khi màu xanh lên tà áo,

Tình thương lên quầng mắt, anh đón em về thuyền mơ.”

(Đoàn Chuẩn & Từ Linh – bđd)

Thưa xong như thế rồi, bây giờ bần đạo lại tiếp tục kể. Trước nhất, xin mượn lời nhận định của bạn viết ký tên Giao Chỉ để kể về người nghệ sĩ hát rong họ Nguyễn, rất như sau:

“Nguyễn Đức Quang, là người viết nhạc hùng với những lời ca lý luận hết sức thực tế. Đó là bài “Không phải là lúc ta ngồi mà đặt vấn đề nữa rồi”.” Hãy đứng dậy đón chào bình minh” với “Hy vọng đã vươn lên trong màn đêm, bao ưu phiền. Hy vọng đã vươn lên trong lo sợ mùa chinh chiến. Hy vọng đã vươn lên trong mồ sâu quá ưu sầu…”

Và, Nguyễn Đức Quang cũng viết bài tình ca. Bài hát thiết tha, dịu dàng là một bài thơ phổ nhạc. Thi sĩ là ông Nguyễn Ngọc Thạch. Nhà thơ đã viết bài “Bên kia sông” độc đáo. “Núi mừng vì mây đến rồi.” Chàng nói với em rằng “Nói cho vừa mình anh nghe thôi.” Rồi những lời thơ ẩn dụ yêu thương: “Lòng đòi tình vật vã khôn nguôi.” Nhạc sĩ đã dùng lời thơ êm ái đưa vào một điệu nhạc với điều thú vị nhất là hết sức dễ hát.” (x. Giao Chỉ, bđd)

Và, một nhận định khác không kém phần nghiêm chỉnh, rất khách quan như sau:

“Du ca trở thành con đường lý tưởng của thanh niên. Tuổi 20 đi trên “Đường Việt Nam. Đi dựng lấy huy hoàng, giống da vàng này là vua đấu tranh.” Ai cũng có thể vào một buổi sáng thức giấc nghêu ngao: “Đường Việt Nam ôi vô cùng vô tận, Đường ngang tàng ngoài biển Nam, giữa Trường Sơn”.(x. Giao Chỉ - bđd)

Ấy nhưng, trích và dẫn mấy điều kể trên, bần đạo chỉ muốn chứng tỏ rằng: trong đi Đạo giữa đời và với đời, ai cũng có và vẫn có những sai sót, đúng hơn phải nói là “quên sót” cũng khá nặng. Quên và sót, những lời vàng dặn dò của Thày Chí Ái, vào buổi ấy, như sau:

“Và này đây,

Thầy ở cùng anh em mọi ngày

cho đến tận thế."

(Mt 28: 20)

Nhưng, trước khi đưa ra một khẳng định là thế, Thày Chí Ái cũng đã khuyên mọi người:

“Vậy anh em hãy đi

mà thâu thập muôn dân thành đồ đệ,

làm phép rửa cho họ

nhân danh Cha, Con và Thánh Thần,

dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em.”

(Mt 28: 18-19)

Nghe lời khuyên từ Thày Chí Ái rất như thế, nhiều vị vẫn cứ hỏi han lan man những điều tưởng chừng như chưa biết, sau đây:

“Trước đây, có lần cha từng nói: Anh giáo không là Giáo hội thừa hưởng di sản Chúa để lại, qua việc kế tục vai trò mục vụ. Hôm nay, nhân thấy có sự kiện là Anh giáo đang nườm nượp sát nhập vào với Hội thánh Công giáo, xin cha cho biết di sản thừa kế nói đây là những gì và tại sao lại như thế?”

Thông thường thì, với dân con đi Đạo ở Sydney, đã không có lời hỏi thì cũng chẳng ma nào nhớ tới đức thày chuyên giải toả các thắc mắc ưu tư rất ư là linh đạo. Thế nhưng, hễ có người hỏi, là y như rằng câu hỏi sẽ được chuyển đến đấng bậc rất chính chuyên, chính mạch hoặc chính xác là đức thày linh mục mang họ Flader, tên gọi rất John, như sau:

“Nói một cách đơn giản, có thể bảo rằng việc kế tục công cuộc thừa sai/mục vụ là tiếp nối quyền hành và trọng trách rao giảng Lời Chúa khi xưa được các tông đồ của Chúa chuyên đảm trách. Nay trọng trách này được tiếp tục giao cho đấng bậc kế vị, là các giám mục ở nhiều nơi.

Khi Chúa nói với các thánh tông đồ, rằng: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế", là Ngài không chỉ nói với các tông đồ gần gũi Ngài mà thôi, mà cả với các vị kế tục các tông đồ cho đến ngày tận cùng của thế giới nữa.

Mặt khác, giáo huấn Hội thánh cũng dạy rằng: các đấng kế vị các thánh tông đồ thật ra không là ai khác ngoài các Giám mục trong Giáo hội. Công Đồng Vatican II cũng dạy: “Bằng vào thể chế thánh thiêng, các Giám mục là đấng kế thừa công việc của các tông đồ chuyên lo chăn dắt đàn chiên trong Hội thánh.” (x. Hiến chế Ánh Sáng Muôn Dân, #20)

Khi các thánh tông đồ lên đường thiết lập Hội thánh Chúa tại các miền đất khác nhau trên thế giới, các ngài đã ủy thác sứ vụ giảng dạy, thánh hoá và cai quản con dân cho những vị có thẩm quyền. Và, các ngài lại đã đặt tay lên các đấng bậc kế tục để thông truyền quyền bính thánh thiêng này cho các vị ấy.

Thánh Phaolô cũng làm cử chỉ tương tự để khích lệ đệ tử Timôthê hãy tỏ lòng trung kiên với công việc rao giảng mà thánh nhân giao phó, đồng thời phần mình cũng phải làm như thế với đấng bậc khác trong Giáo hội: “Những gì anh đã nghe tôi nói trước mặt nhiều nhân chứng, thì hãy trao lại cho những người tin cẩn, những người sẽ có khả năng dạy cho người khác.I( 2Ti 2: 2)

Cũng nên biết là truớc đó, thánh Phaolô cũng nhắc nhở người đệ tử trung kiên vừa đón nhận quyền do đó, tôi nhắc anh phải khơi dậy đặc sủng của Thiên Chúa, đặc sủng anh đã nhận được khi tôi đặt tay trên anh. (2Ti 1: 6)

Nếu dùng lời lẽ của thơ văn ngoài đời, có lẽ các bậc trưởng thượng trong Đạo, cũng sẽ hát:

“Đêm hôm nay chợt nhớ tới nơi xa,

lúc anh về nhặt mấy cánh hoa.

Kèm vào thư lá thư xanh màu yêu

cánh hoa duyên kiếp này tìm em trong ý thư.”

(Đoàn Chuẩn & Từ Linh – bđd)

Thật ra thì, trao hay không trao cho nhau quyền bính có trách nhiệm, vẫn là trao “cánh hoa duyên kiếp” rất hồng hào, truyền từ đời này sang đời khác, vẫn vang danh. Truyền, là truyền cho nhau “lá thư xanh màu yêu” có kèm theo “cánh hoa duyên kiếp” anh nhặt về, từ dạo ấy. Hoa đây, chẳng là hoa quyền quí, uy nghi, đáng nể sợ. Mà là hoa Tình yêu, hoa Sự thật được gói bọc bằng những trọng trách các thánh vẫn thủ giữ. Hoa mục vụ hôm nay, được diễn tả bằng ngôn từ chân chất, rất thật, như sau:

“Năm 189, lúc Hội thánh còn ở vào thời tiên khởi, thánh Irênê đã nói đến kế thừa mục vụ như để bảo đảm cho sự thật đã có mặt trong Hội thánh. Thánh nhân dùng lời lẽ như sau: “Có lẽ mọi người trong Giáo hội đều muốn biết sự thật về truyền thống các thánh chuyển giao cho ta lời Chúa dặn dò hãy rao giảng thừa sai /mục vụ cho toàn thể thế giới. Vì thế, hôm nay mọi người đều đã có thể kể tên các đấng được các thánh tông đồ trao cho quyền bính nối tiếp có từ thời của các ngài mãi đến hôm nay…” (x. Adv Haer 3, 3, 1)

Nếu thế, hôm nay, ta gặp ở đâu truyền thống nối tiếp công cuộc thừa sai mục vụ, từ các thánh? Trước nhất, là ở các Giám mục địa phận trong Hội thánh Công giáo là đấng bậc thừa kế công cuộc thừa sai rao giảng xuất từ thời các thánh tông đồ.

Cả các vị thượng phụ thuộc Giáo hội Đông Phương, mà mọi người có thói quen gọi là Đạo Chính thống, nữa. Dù, các thượng phụ này không trực tiếp hiệp thông với Đức Giáo Hoàng, nhưng các ngài cũng thuộc thánh phẩm đúng cách vì am hiểu đúng đắn bí tích nhiệm mầu của chức thánh và cũng lĩnh nhận chức thánh từ các tông đồ.

Việc kế tục công cuộc mục vụ cũng hiện hữu đối với các nhóm giáo hội từng ly khai Hội thánh Công giáo vào thời gian gần đây. Trong số đó, có các vị là Công giáo từng rời bỏ Hội thánh từ năm 1870 do Công Đồng Vatican I tuyên bố về tính vô ngộ của Đức Giáo Hoàng. Đồng thời, còn có nhóm khác mang tên Hiệp Hội Ái Hữu Thánh Piô X do Tổng Giám Mục Marcel Lefèbvre thành lập vào năm 1969. Được biết vào năm 1988 Tổng Giám Mục Lefèbvre đã tấn phong giám mục cho 4 vị mà không được sự chấp thuận của Đức Thánh Cha, để rồi cả năm vị này đều bị dứt phép thông công và Hiệp Hội của các ngài không còn hiệp thông với Hội thánh Công giáo, dù các giám mục cũng như linh mục của Hội vẫn được phong chức theo đúng qui cách .

Với người anh em Anh giáo, năm 1896, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII khi trước có ra tông thư mang tên Apostolicae Curae, theo đó các vị này không được công nhận là có chức thánh hợp lệ, là bởi vì ngôn từ sử dụng trong lễ truyền chức cho các ngài đã sai khi thuận theo ý hướng diễn tả trong ngôn từ buổi lễ truyền chức. Đức Giáo Hoàng Lêô đã định ra điều này khi thấy sai lầm của người anh em Thệ Phản được đưa vào nghi thức truyền chức, thời vua Edward VI của Anh quốc.

Dù gì đi nữa, nay có một số giám mục và linh mục Anh giáo, đặc biệt là các vị trước đây thuộc Anh-giáo-nay-trở-thành-Công-giáo có được chức thánh hợp lệ, vì các ngài được vị Thượng phụ Chính thống giáo hoặc Giám mục Công giáo truyền thống cổ xưa truyền chức cùng với giám mục Anh giáo.

Các ngài đã hiểu đúng Chức Thánh, lại có ý hướng tốt. (x. Lm John Flader, Question Time The Catholic Weekly 13/12/2009, t. 14)

Nói cho cùng, theo thiển ý, tiếp tục việc rao giảng Lời Chúa, đó là việc hết sức quan trọng. Còn quan trọng hơn nữa, khi các đấng bậc trong ngoài Hội thánh quan ngại nhiều về sự hấp dẫn ơn gọi thực thi công cuộc mục vụ ấy. Nói về chức năng với chức thánh, là chuyện của đấng bậc cao sang quyền quí, rất ở trên.

Cuối cùng ra, tất cả vẫn là chọn lựa. Lựa, theo Chúa. Chọn thực hiện lời Chúa gọi mời, bấy lâu nay. Nhưng chọn lựa đây, phải là lựa chọn lâu dài có quyết tâm, âm thầm. Bền bỉ. Dù, người đời có chê bai. Bài bác. Cứ dấn bước. Dấn và bước sao cho có sức bật. Rất bền bỉ. Bền, như thép đã tôi luyện trong lửa đỏ. Tôi luyện rồi, nào sợ chi sức đốt toát ra từ cuộc đời. Tất cả là như thế. Mọi sự là như vậy. Vẫn thế vậy, như chuyện đời được kể ở chốn dân gian rất đời, như sau:

“Trên đường về, bà nội trợ nọ bắt gặp một đám tang xem ra có vẻ dị kỳ, bèn đứng lại mà xem xét. Một chiếc quan tài màu đen đi trước. Phía sau, chừng vài bước cũng lại một chiếc xe tương tự. Kế đó, là quả phụ mặc tang phục rất nghiêm trang, dắt theo một con chó ngao rất dữ. Theo sau bà, là cả một hàng người dài có đến 200 phụ nữa khác.

Không nén nổi tò mò, bà nội trợ đến gần quả phụ vận đồ đen kia, hỏi:

-Xin được chia buồn với những mất mát của bà. Tôi biết giờ nàykhông phải lúc để làm phiền, nhưng tôi chưa từng thấy đám tang nào như thế này cả. Đây là đám ma ai thế?

Quả phụ nghe hỏi, bèn đáp:

-Trong chiếc quan tài đầu, là chồng tôi.

-Chuyện gì xảy đến với ông ấy thế?

-Con chó của tôi cắn chết ông ấy!

-Thế còn chiếc quan tài thứ hai, đựng ai vậy?

-Mẹ chồng của tôi. Bà ta tìm cách gỡ con chó khỏi chồng tôi, nó lại quay sang cắn bà ấy chết luôn.

Sau một thoáng yên lặng, bà nội trợ ngớ ngẩn, lại nói tiếp:

-Bà cho tôi thuê con chó của bà nhé!

-Vậy hãy nhập với các bà này xếp hàng mà đi đi…

Chuyện kể đây xem ra chẳng có gì là tiếu lâm, cũng chẳng là bài học để đời gì hết. Thế nhưng, người kể truyện vẫn muốn đính kèm một lời bàn kiểu “Mao Tôn Cương” rất huề vốn, tốn thì giờ, rằng: Trong đời, cũng có nhiều cảnh huống rất trớ trêu. Người thì mải rấp ranh tranh dành nhiều quyền lực, đòi ở trên. Lại quên rằng, giới thấp cổ bé họng tuy chịu đựng, nhưng vẫn muốn thoát khỏi vòng kềm toả của uy quyền. Và, xảy ra sự thể rất khó quên, nhưng dễ hiểu. Đó là lý do xảy đến những cảnh tượng rất tréo cẳng ngỗng của thời hôm nay.

Nghe lời bàn, dĩ nhiên bạn và tôi, ta chẳng muốn lên tiếng đồng thuận hay phản đối. Hãy cứ như tôi, như bạn, vẫn cứ ngâm nga một lời ca của nghệ sĩ viết hôm trước mà rằng:

“Hồng nào xinh không gai

bướm kia đâu ngờ bẽ bàng

yêu một sớm nhớ nhau bao mùa thu

em tôi hay hờn lắm

hay tô thâm quầng mắt

hay mua hoa màu trắng

về tình em như mây

trong mùa thu bay rợp lối rồi tan

trong chiều vắng khi gió mưa về thành mưa.”

(Đoàn Chuẩn & Từ Linh – bđd)

\

Và hát thêm lời thơ yêu làm câu kết. Kết cho chuyện phiếm rất nhạt nhẽo, của bày tôi:



“Đêm hôm nay ngồi dưới ánh trăng thu

Viết tơ lòng gửi tới cho nhau

Rồi ngày mai nhắn mây đưa tờ thư

Tới em đôi mắt sầu kèm theo bao ý thơ.”

(Đoàn Chuẩn & Từ Linh – bđd)

“Dưới ánh trăng thu, viết tơ lòng gửi tới cho nhau”, là những giòng chảy rất mờ nhạt, của đời người. Hay còn gọi là giòng đời có lúc phong ba thét gầm, sóng rất lớn. Cũng có lúc, nhè nhẹ lòng những trĩu nặng, một hư vô.

Trong tâm tình có những hư vô cuộc đời đầy trống vắng, bần đạo xin được gửi đến bạn và đến tôi, một lời vàng được trích dẫn, vẫn ở trên:

“Vậy anh em hãy đi

mà thâu thập muôn dân

thành đồ đệ.”

(Mt 18: 28)

Thế đó là hiệu lệnh. Giống như truyện kể của ai đó. Rất bình thường. Nhưng không lạt. Vẫn thôi thúc, những người có quan tâm, như bạn và như tôi.

Trần Ngọc Mười Hai

vẫn ưu tư lo lắng

về một dặn dò.

từ Đức Chúa.

___________________________________________________________________



tải về 2.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương