Chuyện phiếM ĐẠO ĐỜi tập VI nhà xuất bản hội nhà VĂn cùng một tác giả


“Lời Mẹ ru con đến những khu vườn,”



tải về 2.12 Mb.
trang12/25
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích2.12 Mb.
#26243
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   25

24. “Lời Mẹ ru con đến những khu vườn,”

Ru con trưa nắng (í a) trong mộng, cười ngon.



Ru mộng con thơm, lời Mẹ ru con nghe ra nỗi niềm.

Ru con nghiêng nằm con ngủ giấc tròn, cho mẹ ngồi trông..”

(Trịnh Công Sơn – Lời Mẹ ru)

(Rm 3: 8)

Có lẽ cũng phải nói ngay ở đây rằng: ru cho con ngủ, vẫn cứ là chức năng của người mẹ. Và hơn nữa, ru con ngủ đến độ “con ngủ giấc tròn, cho mẹ ngồi trông…” thì chừng như, đó vẫn là đặc trưng/đặc thù riêng của mẹ Việt Nam, mà thôi. Phải thế không bạn? Phải thế không tôi?

Thật ra thì, với tác giả họ Trịnh, lời Mẹ Việt Nam ru, còn mang nhiều ý nghĩa khác nữa như:

“Thuở mẹ ru, mẹ ru con ngủ,

Con ngủ trên mây, con ngủ trên mây

Tiếng khóc ban đầu, ban đầu

còn đau, còn đau, còn đau…”

(Trịnh Công Sơn – bđd)

Thật sự thì, tiếng “khóc ban đầu, ban đầu”, “còn đau, còn đau”, chắc gì là tiếng của con trẻ, mà có khi còn là tiếng của bà mẹ nữa, chứ không chừng. Như truyện kể, ở ngay dưới:

“Có chú bé con, cứ lon ton chạy đến bên mẹ rồi lại hỏi:

-Mẹ ơi, sao mẹ lại cứ khóc hoài khóc mãi thế hả mẹ?

-Tại vì… ừ, tại vì Mẹ là phụ nữ.

-Con vẫn chưa hiểu ý Mẹ muốn nói gì. Là phụ nữ, sao mẹ lại cứ phải khóc như thế?

-Mẹ có nói nhiều, thì con cũng chẳng bao giờ hiểu được điều ấy đâu. Sự đời là thế đó…

Thời gian trôi nhanh. Người con dấu yêu vẫn không tìm ra được câu giải đáp, chú bé lại lon ton đến hỏi bố:

-Bố ơi, sao mẹ lại hay khóc thế hả bố?

-Phụ nữ là thế đấy con à. Khóc, là bản chất của phụ nữ mà!

Chú bé con nay lớn dần thành trai tráng, còn rất trẻ. Dù thế, chú vẫn hỏi mình và hỏi người: sao phụ nữ, lại cứ phải khóc nhỉ?

Cuối cùng, thì người trai trẻ chạy đến bèn nhà hiền triết, rất kinh nghiệm, thì được vị ấy cho biết: “Khi xưa Thượng Đế tạo nên đàn bà, Ngài đã ban cho họ nhiều cung cách đặc biệt, khác hẳn nam nhân. Ở đôi vai, Ngài ban cho họ đủ sức cứng cát, để họ có thể đùm bọc cả và thế giới. Với đôi tay, Ngài tạo cho họ đôi tay mềm mại tươi mát để, họ vỗ về nhiều yêu thương. Nơi tâm can, Ngài còn ban cho họ sức mạnh tiềm ẩn, cộng thêm lòng kiên nhẫn vượt mức chịu đựng, để các bà có thể cưu mang dỗ dành cả đàn con đông đảo. Ngài cũng phú ban cho họ lòng dũng cảm khó sánh vì, để họ có thể chăm lo nuôi nấng gia đình nhỏ dù cũng rất khó.

Khó đây là ở chỗ: họ có thể đùm bọc và phục vụ bạn bè/người thân cả khi người đó có xuôi tay, ngã gục. Có điều tuyệt vời hơn nữa, là: dù nhọc nhằn, mệt mỏi mấy đi nữa, các bà các cô vẫn chẳng khi nào hé miệng để vãn than, nỗi nhục nhằn. Thượng Đế lại cũng ban cho người phụ nữ phụ một tình cảm tươi mát, dễ chịu để các bà có thể thương yêu đàn con đông đảo, ở mọi nơi, suốt đời cả vào lúc đàn con lớn nhỏ cứ hè nhau làm mẹ mình đau khổ.Thượng Đế vẫn ban cho các bà một sức mạnh vô song, để còn nâng đỡ chồng chỏi mọi khuất tất, mỗi khi người chồng của mình vấp ngã. Làm như thế, Thượng Đế tạo dựng phụ nữ từ xương thịt của người nam để bảo vệ con tim của họ.

Không những thế, Ngài còn ban cho các bà tính khôn ngoan, sáng suốt để biết rằng: người chồng tốt, là nguời chẳng bao giờ làm tổn thương danh dự phụ nữ. Không khi nào phụ rẫy vợ mình. Có thế, người người mới thông hiểu được sức chịu đựng vô song, của bất kỳ người nữ nào khác. Chỉ phụ nữ, mới có thể đứng cạnh và đứng sau chồng mình, tạo thuận lợi cho chồng thành công. Nhằm giúp tất cả nữ phụ hoàn thành chức năng, Ngài trao phó, Thượng Đế lại đã ban thêm cho phụ nữ nguồn nước mắt dôi dào, dễ rơi trào. Thế nên, mỗi khi ta thấy người phụ nữ khóc, hãy đem bình an đến với họ, tự thâm tâm. Hãy trân trọng giọt “nước mắt ngà, của phụ nữ…”

Khóc, vào khi ru con ngủ, các bà mẹ đều có thể khóc bằng tiếng ru vời vợi, như ở dưới:

“Lời mẹ ru đêm vắng ngón tay hồng

Ru con khôn lớn ( .í... ... a) con Rồng

Rồng Tiên con ngủ cho yên.

Một đời ru con nên mắt ưu phiền

đôi khi cũng ưu phiền con ngủ giấc hiền

Mưa nhỏ ngoài đêm lá đổ ngoài sân

Lá đổ ngoài sân để ru mẹ ngủ…”

(Trịnh Công Sơn – bđd)

Khóc, khi nhớ con, mẹ nào mà chẳng khóc bằng nuớc mắt, cũng rất thật. Chí ít, là khi, người mẹ để mất đi đứa con, chưa gặp mặt. Hoặc, khi lòng mình nhiều hối hận, hơn một lần trót dại nghe xúi dại. Và, cứ tưởng Đạo mình sẽ dễ dãi, cũng bỏ qua.

Khóc, nhiều khi, không chỉ là chức năng của riêng người mẹ. Mà là, cung cách diễn tả nỗi niềm chua cay, nghẹn ngào, khó bộc lộ. Khóc, có lúc, là hối hận triền miên, do sai sót nên không nắm rõ tình tiết luật lệ, ở Đạo Chúa. Như, câu hỏi của độc giả nọ gửi về ban biên tập báo The Catholic Weekly ở Sydney, với lời lẽ đơn sơ. Thật thà. Và dễ cảm thông như sau:

“Tôi lấy làm lạ, sao có một số báo Công giáo lại cứ cho rằng: việc nạo giết thai nhi, theo luân lý, chẳng bao giờ được cho phép làm thế, trừ khi sự sống của người mẹ có nguy cơ không cứu nổi, nếu sanh con. Nay, xin mạn phép hỏi linh mục rằng: quyết đoán như thế có đúng không? Trường hợp này là thế nào? (Một giáo dân)

Với đức thày nhà Đạo ở Sydney vốn rất nghe quen và chuyên trị về thần học/giáo luật, thì câu hỏi đây, tuy đầy thắc mắc, nhưng cũng dễ. Dễ, là vì xưa nay có bao giờ Hội thánh lại ung dung cho phép những chuyện như thế xảy ra đâu. Thế nên, lời bàn của Đức thày, ở đây, vẫn thế này:

“Ông bạn ngạc nhiên là phải. Bởi, có khi nào chuyện nạo phá thai lại được cho phép thực hiện cách dễ dàng như thế đâu. Cả khi sự sống của người mẹ khó có cơ cứu vãn nữa. Nhưng, hãy để tôi có đôi lời giải thích, cho minh bạch. Ngọn ngành.

Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đã đề cập rất dài về vấn đề này, trong tông thư có tựa đề là Evangelium Vitae (tức “Lời Sự Sống”) ban hành năm 1995. Nhận thấy có sự mù mờ dễ lẫn llộn trong đầu óc của rất nhiều người về định nghĩa thế nào là phá thai, Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã định nghĩa rất rõ như sau: “Nạo phá thai có suy tính đơn giản vẫn là hành động giết người, cách trực tiếp/có cân nhắc, dù dưới hình thức nào cũng thế. Giết người, ngay giai đoạn đầu bản thể vừa hiện hữu, cho đến khi cưu mang và sinh đẻ.” (x. Tông thư Phúc Âm của Sự Sống #58)

Sau khi tóm tắt các luận cứ từ luật tự nhiên, ngang qua Kinh thánh, Truyền thống và Giáo huấn của Hội thánh, Chân Phuớc Gioan Phaolô II đã khẳng định với quyền uy đầy đủ của vị Giáo hoàng đương đại bằng ngôn từ không mờ tối, ngài còn nói rất rõ: Hội thánh nghiêm cấm việc phá thai, như sau: “Với quyền uy được Chúa ủy thác cho thánh Phêrô và các vị kế nhiệm của ngài cùng hiệp thông với các Giám mục –là các vị từng lên án việc phá thai trong nhiều trường hợp có hội ý cẩn trọng được lan truyền nhiều nơi trên thế giới, các vị đã đồng chấp thuận về tín lý này- Tôi tuyên bố rằng việc trực tiếp phá thai, là việc nạo giết thai nhi có ý thức coi đó như mục đích hoặc phương tiện, cốt tạo sự bất ổn nặng về luân lý, bởi đây là hành động giết người có chủ tâm. Rõ ràng là, giết chết đi hữu thể vô tội.” (x. Tông thư Lời của Sự Sống #62)

Và Chân Phước Gioan Phaolô II cũng lặp lại lời khẳng định rằng giáo huấn này không luật trừ: “Không một ai, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, bằng vào bất cứ mục đích gì, ngang qua luật pháp gì lại có thể biến hành động tự nó đã phi pháp, lại trở thành hợp lệ được. Bởi, điều ấy nghịch với Luật của Chúa viết trong tâm khảm mỗi người, được chính lý trí của mình dạy cho mình biết, và cũng được Hội thánh công bố, cách minh nhiên.” (x.Tông Thư Lời Sự Sống như đã dẫn #62)

Qua Giáo huấn không sai sót này, rõ ràng việc nạo giết thai nhi chẳng bao giờ được biện minh, cho phải lẽ. Dù, có để cứu vớt sự sống của người mẹ, đi chăng nữa. Cũng không thể chấp nhận được. Chính Đức Chân Phước Gioan Phaolô II từng nói rõ: “Không hoàn cảnh nào. Cũng chẳng vì mục đích gì hết…” lại có thể biến việc nạo giết thai nhi thành hành động hợp lệ, được hết. Dù cho có sử dụng việc đó như cái cớ để cứu vớt sự sống của người mẹ, nữa.

Nói khác đi, việc này cũng đơn giản như sử dụng nguyên tắc ai cũng biết là cứu cánh biện minh cho phương tiện được. (x. Rm 3: 8). Trực tiếp nạo giết thai nhi, vốn là hành động bất hợp pháp dù để cứu lấy sự sống của chính mình.

Thánh nữ Gianna Beretha Molla còn chỉ dẫn nhiều điều về vấn đề này. Là một bác sĩ khoa nhi người Ý có ba con rất kinh nghiệm về sinh sản, thánh nữ lại được chẩn đoán là ngay vào tháng thứ hai bào thai em bé có xơ bướu ở tử cung. Bác sĩ đề nghị bà hoặc nạo phá, bào thai hoặc cắt khối u độc ấy mới tránh được mọi rắc rối về sau. Bà bèn chọn giải pháp sau. Quyết tâm cứu thai nhi, bằng mọi giá. Cũng may, là vụ giải phẫu thành công cứu được thai nhi dù nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ. Và 7 tháng sau, khi phải quyết định, một là sự sống của chính mình hoặc của đứa con, thì bà nói với bác sĩ giải phẫu rằng: “Nếu các ngài phải quyết định chọn lựa chính tôi hoặc đứa bé, thì hãy cứ chọn đứa trẻ, đừng do dự. Tôi nhắc lại, hãy cứu em bé.”

Vào tảng sáng ngày 21/4/1962, Gianna sinh con gái bèn đặt tên cho bé là Gianna Emanuela. Và, bác sĩ làm đủ mọi cũng không cứu sống được cả mẹ lẫn con, nên một tuần lễ sau đó, tức ngày 28/4/1962, trong cơn đau đến cùng cực, bà đã kêu tên cực trọng mà rằng: “Lạy Đức Giêsu, con yêu Chúa hết lòng. Lạy Đức Giêsu, con yêu Chúa hết lòng hết linh hồn con. Con phú hồn con trong tay Chúa.” Và, bà đã trút hơi thở cuối cùng, ngay sau đó. Hưởng dương 39 tuổi. Và, chính Chân Phước Gioan Phaolô II là người đã phong thánh cho Gianna Beretta Molla vào ngày 16/5/2004.

Trong đời mình, thánh nữ Gianna Beretta Molla đã sống đích thực lời dạy của Hội thánh trong việc bảo vệ sự sống của thai nhi, hy sinh chính cuộc đời mình hơn là giết chết chính con mình. Có lần thánh nữ từng quả quyết: “Với tư cách là y sĩ, không ai được phép can thiệp vào sự việc này. Quyền của con trẻ có ngang bằng quyền của người mẹ, phải được sống. Không một y sĩ nào lại có quyền quyết định những việc như thế. Giết bào thai trong bụng mẹ, tức là mang tội tày trời, với nhân thế.” (x. Lm John Flader, The Catholic Weekly 20/11/2008, tr. 10)

Tội tày trời, bao giờ chẳng là thế. Chí ít, là theo luật Đạo. Luật tự nhiên. Luật của lương tâm. Trách nhiệm. Có nhân quyền. Người nhà Đạo, không có gì phải chối cãi. Không giống như người đời, ở ngoài đời, vẫn cứ ru ời ợi, nhưng lời ru còn vang vọng rất nhiều đời. Nhiều kiếp người, như sau:

“Lời mẹ ru như tiếng hát trên trời

ru con ru mãi (i...i... a...)

Nên người mẹ vui

Ru bạc tóc thôi

Đời mẹ ru con mây kia cũng buồn

Nên mây xa đường trần

con ngủ giấc hồng

cho mẹ tròn lưng

“Thuở mẹ ru

mẹ ru con ngủ

Con ngủ trên mây

con ngủ trên mây

Tiếng khóc ban đầu

ban đầu


còn đau

còn đau


còn đau…”

(Trịnh Công Sơn – bđd)

Cũng một lời lẽ rất tương tự, thánh nhân nhà Đạo vẫn ru dân con trong Giáo hội, để rồi hỏi:

"Sao ta không cứ làm điều dữ đi,

để nhờ đó mà được điều lành? "

như có những kẻ vu cho chúng tôi

nói câu đó.

Họ có bị kết tội cũng là đích đáng.”

(Rm 3: 8)

Cũng trong tình huống rất “ru ời ợi”, thánh nhân còn khẳng định thêm:

“Người Do-thái chúng tôi có hơn gì người khác không?

Không hơn gì cả!

Quả thế, chúng ta đã chứng minh rằng

mọi người, Do-thái cũng như Hy-lạp đều bị tội lỗi thống trị.

Như có lời chép rằng:

Không ai là người công chính,

dẫu một người cũng không;

chẳng ai có lương tri,

chẳng ai kiếm tìm Thiên Chúa.

Người người đã lìa xa chính lộ,

chỉ biết theo nhau làm chuyện suy đồi;

chẳng có một ai làm điều thiện,

dẫu một người cũng không.”

(Rm 3: 9-12)

“Chẳng một ai làm điều thiện”. Phải chăng đó là một nhận định, về cách hành sử của người đời. Xưa cũng như nay. Một hành xử, nhìn theo nhãn giới của nghệ sĩ ở đời, sẽ như sau:

“Rồi một mai con đã lớn khôn rồi

con thôi thơ ấu (... ...a)

Mẹ rời thật mau

Mẹ rời chiêm bao

Đời mẹ ru con bao lâu mỏi mòn

Nên lâu cũng mỏi mòn

Bây giờ mẹ nằm

Lá đổ ngoài sân..”

(Trịnh Công Sơn – bđd)

Hẳn bạn cũng như tôi, sống ở đời, chẳng dám quyết đoán những lời như thế. Bản thân tôi, đâu là người lành thánh, nên càng không dám nói. Và, cũng chẳng dám ru. Lâu lâu, giỏi lắm cũng chỉ dám quay về với chuyện vui người đời kể lể, mà nhận ra được chân lý nào đó. Chí ít, là thứ chấn (tình rất có) lý, của cuộc đời, ở phía chân trời nào đó, có những truyện kể rất ngắn để suy tư, như câu truyện ở bên dưới, rất ư là ngắn. Không khó hiểu. Dễ lựa chọn:

“Truyện rằng:

Ở ngoài toà hôm ấy, vị quan toà chất vấn bị can, bằng ngôn ngữ không mấy khó hiểu, như câu hỏi:

-Có phải bà là vợ của nạn nhân không?

-Chính là thế, thưa toà.

Thế tại sao bà lại dính vào chuyện thúc ép ông nhà tự vẫn?

-Không phải thế đâu, thưa Toà. Tôi nói nhỏ với ông ấy có vài câu rất đơn giản, răng: “Này, tôi bảo cho mà biết: đừng có hòng mà tính chuyện ly hôn với chẳng ly dị. Giữa tôi và đầu xe lửa, ông cứ việc chọn”. Và thế là ông ấy chọn cái đầu tầu khỉ gió kia, đấy chứ…”

Vâng. Chính thế. Rút cuộc một đời, chuyện gì cũng chỉ là lựa chọn. Lựa chọn sự sống, của riêng mình, hay của ai đó. Chí ít, là con mình dù còn ở trạng thái thai nhi. Chọn ai và chọn gì cũng đều kéo theo một hậu quả. Có khi là sơ xuất, đến chết người. Cuối cùng, cuộc sống nhà Đạo cũng thế. Tức, cũng tùy vào lựa chọn của mỗi người. Bởi thế nên, vấn đề đặt ra hôm nay, chính là: Tôi sẽ chọn thứ gì đây. Niềm vui. Sống ích kỷ. Hay, huấn truyền cùng Lời Vàng của Hội thánh, rất Kitô? Câu trả lời xin dành cho tôi. Cho bạn. Cho mọi người.

Trần Ngọc Mười Hai

Chỉ dám chọn cho mình,

một quyết định

liên can đến chính mình mà thôi.

Chẳng dám khuyên,

cũng chẳng chọn

giùm ai.

Bao giờ..

___________________________________________________________________

25. “Tình có ghi lên đôi môi,”

Sầu có phai nhoà cuộc đời



Người vẫn thương yêu loài người

và yên vui cuộc sống vui.

Đời êm như tiếng hát của lứa đôi ...”.

(Cung Tiến – Hương Xưa)

(Mt 5: 44)

Phải thế không, lời em hát vẫn là quyết tâm, khi anh bảo: “Người vẫn yêu thương loài người”, và “đời êm như tiếng hát của lứa đôi”? Tiếng hát của lứa đôi, hay của những trai tài gái sắc nào đó, có chăng chỉ là: hát rồi lại quên? Nào nhớ chi đâu loài người, mà ân với ái? Yêu với thương?

“Người vẫn thương yêu loài người”, “và yên vui cuộc sống vui”, hỏi rằng: đó có là thực tế ở đời, hay không đấy? Thực tế đời thường, vẫn có chuyện vui như đoạn tiếu lâm bần đạo vừa bắt gặp, ở đâu đó. Rất “huề vốn”. Rất mặn/nhạt, như được truyền tụng ở bên dưới:

“Tục truyền rằng, thời trước các cụ thường bảo: “chém cha không bằng pha tiếng”.

Thời nay, có bạn lại nói: pha tiếng, đâu nào để chém mấy ông cha, và cụ cố! Mà, dù có chém cha hay chém cố, thì người chém cũng chỉ để mua vui cuộc đời, mà thôi. Chứ, có chết thằng Tây con nào đâu chứ. Quyết là như thế, nay ta theo dõi câu chuyện pha tiếng rất “nẫu” mình, như sau:

Hôm ấy, có chàng trai trẻ thấy đời đáng chán, bèn đi một vòng “thăm dân cho biết sự tình”. Thăm đâu không thăm, lại ghé quán xá chiều hôm, ở kinh làng có “cà phê dê ngỗng” để “lai rai hai ba sợi”, cho vui đời. Chợt nghe cô chủ nói giọng “nẫu” mình, chàng bèn lân la hỏi chuyện bằng dăm ba câu rất vắn, chỉ để nói:

-Chắc em mới đến đây nhận việc?

-Dạ!


-Em tên gì thế?

-Dạ, Tém (Tám).

-Công việc có nhàn hạ lắm không?

-Dạ nhàn!

-Em có số điện thoại đây không? Anh hỏi, là vì có nhỏ em muốn rút kinh nghiệm làm

việc ấy mà! Số của em là mấy thế?

-Dạ, Hơ ba bữa tém tém một bữa (=237 8817)

-Không. Anh chỉ muốn biết số điện thoại thôi, chứ không xen vào chuyện đời tư đâu.

-Dạ, em biết!

Ít hôm sau, có dịp trở lại quán, khách hỏi thêm:

-Số em cho, sao gọi hoài không được?

-Dạ, em có số mới “rầu” (=rồi).

-Số mấy dzậy?

-Tém hơi, tém hơi tém hơi không? (=8282 820)

-Không! Anh không thích mấy chuyện tắm với rửa, lăng nhăng thế đâu!

-Cũng không sao!

Ít lâu sau, lại có dịp gặp cô chủ, chàng trai lại trách móc:

-Số em gọi mãi cũng không xong. Thế nghĩa là làm sao?

-Em qua số khác nữa “rầu”! Số mới là: nem xéo bữa hông tắm hông tắm (=567 0808)

-Trời đất! Cái gì mà cứ tắm với táp hoài vậy? Thôi. Anh đành chịu!!!

Thật cũng ngộ. Đời người, dù có tắm hay không tắm, đâu thành chuyện. Chuyện “êm vui, như tiếng hát của lứa đôi”. Là, nỗi nhớ người nghệ sĩ xưa cứ hát:

“Người ơi, còn nhớ mãi trưa nào thời nào vàng bướm lên ao.

Người ơi, còn nghe mãi tiếng ru êm êm buồn trong ca dao.

Còn đó, tiếng khung quay tơ,

Còn đó, con diều vật vờ,

Còn đó, nói bao nhiêu lời thương yêu cho đến kiếp nào cho vừa.”

(Cung Tiến – bđd)

Vâng. Quả có thế. Nghệ sĩ ở đời “nhớ mãi”, “yêu hoài”, vẫn là nỗi nhớ/niềm yêu như nghe mãi “tiếng ru êm êm”. Của, những khung tơ. Con diều vật vờ. Của, những lời yêu muôn kiếp, ở đời. Vẫn khôn nguôi. Với nhà Đạo, cũng thế. Nhớ và yêu hoài và yêu mãi, vẫn là nỗi nhớ/niềm yêu thương hạnh phúc, Chúa ban. Ngài vẫn ban, dù ta có gặp lửa thử thách hay sao đó, như thánh Phêrô dặn:

“Anh em đang bị lửa thử thách:

đừng ngạc nhiên mà coi đó như một cái gì khác thường

xảy đến cho anh em.

Được chia sẻ những đau khổ của Đức Ki-tô bao nhiêu,

anh em hãy vui mừng bấy nhiêu,

để khi vinh quang Người tỏ hiện,

anh em cùng được vui mừng hoan hỷ.”

(1Phêrô 4: 12-14)

Cùng được “Vui mừng hoan hỷ” khi gặp “thử thách”, khác nào lời nghệ sĩ xưa vẫn hát:

“Người ơi, môt chiều nắng tơ vàng hiền hòa hồn có mơ xa?

Người ơi, đường xa lắm con đường về làng dìu mấy thuyền đò

Còn đó, tiếng tre êm ru?

Còn đó, bóng đa hẹn hò?

Còn đó, những đêm sao mờ

hồn ta mênh mông nghe sáo vi vu?

(Cung Tiến – bđd)

Thử thách. Hỷ hoan, còn là kinh nghiệm ở đời thường, mà bạn và có tôi, ta vẫn gặp. Kinh nghiệm, là kinh qua và cảm nghiệm về những gì xảy đến với ta qua cung cách nhận ra được những điều khó hiểu trong thi ca/âm nhạc, như ý/lời gặp ở dưới:

“Ôi, những đêm dài hồn vẫn mơ hoài một kiếp xa xôi.

Buồn sớm đưa chân cuộc đời,

lời Đuờng Thi nghe vẫn rền trong sương mưa

dù có bao giờ lắng men đợi chờ…”

(Cung Tiến – bđd)

Đời người cũng thế. Bao giờ mà chả có “những đêm dài, hồn vẫn mơ hoài”! Mơ về “Lời Đường Thi trong mưa”, nói với đời. Cho người. Mơ, là “mơ hoài một kiếp xa xôi” ở nơi đó, có “lời Đường Thi nghe vẫn (cứ) rền trong sương mưa”. Vẫn “lắng men đợi chờ” tưởng chừng như không dứt. Vẫn lắng men đợi chờ lời thơ kia thành hiện thực. Với người. Với mình.

Đời nhà Đạo, cũng vậy! Bao giờ cũng có cảnh Lời Thầy dạy vẫn cứ “rền vang trong mưa”. Đợi chờ. Mà, dân con Đức Chúa nào đã biết đưa vào hiện thực, ngay lập tức! Gia dĩ có làm thế đi nữa, nhưng sao vẫn thấy gượng gạo. Miễn cưỡng. Khó khăn. Chứ đâu ngọt ngào như lời mình đoan quyết trong Tiệc Thánh, có Chúa hiện diện. Đoan quyết chăng, vẫn là những lời cam đoan rất quyết tâm với mỗi người. Và mọi người. Để rồi, khiến nhiều người cứ hình dung nhận định: lối sống của người nhà Đạo, nào khác gì động thái của chính khách, ở nghị trường!

Thực tế cho thấy: sống và làm theo kiểu chính khách ở nghị trường, các nhà hùng biện thường chỉ nói một đằng, làm một nẻo. Bàn dân nghe không sót. Theo không kịp. Ở nhà Đạo, dân con Đạo Chúa nghe Thầy dạy, vẫn quyết tâm sống vui và sống đẹp, mà thực hiện Lời Thầy bảo ban. Dù, Lời ấy thấy rất khó. Tưởng chừng như có cái gì đó nghịch ngạo đời thường. Như Lời dưới đây:

“Thầy bảo với anh em:

hãy yêu kẻ thù

và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.

Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em,

Đấng ngự trên trời…”

(Mt 5: 44)

“Yêu thương kẻ thù” là một trong những đòi hỏi gắt gao. Cao quý. Người người đều muốn thực hiện. Thông thường, khi nói “yêu thương kẻ thù” ta hiểu ngay đây là lệnh truyền ít nghe thấy. Nếu không muốn nói là nghịch ngạo. Nghịch thường. Thật ít thấy.

Yêu thương kẻ thù, có là yêu mến những người từng khiến ta đau buồn. Tổn hại? Tức, những người chẳng ưa gì ta. Hoặc là, những người mà ta cũng chẳng ưa gì họ. Có thể, đó là người từng đối xử với ta không được lịch lãm và cũng chẳng tốt đẹp. Đây mới là thách thức rất gay, trong thực hiện.

Nhưng, “yêu thương kẻ thù” là yêu như thế nào, mới đúng?

Trước nhất, Lời Chúa ở trên tuyệt nhiên không bắt ta phải “ưa thích” những người khiến ta đau thương, tổn hại. Yêu thương kẻ thù, nên hiểu theo nghĩa: hãy đối xử tử tế với họ. Thực tế, chẳng thấy mấy ai làm được thế. Nói cách khác, thực tế cuộc đời khó có thể thực hiện một đối xử tử tế đối với người từng làm cho mình đau khổ hoặc tổn hại.

Thực ra thì, điều Chúa dạy, chỉ có nghĩa: ta nên cầu nguyện cho họ. Cầu chúc cho họ được mọi sự tốt đẹp. Không gặp chuyện xấu xa. Tai hại. Như các thánh khi xưa từng minh định: “Thương yêu theo đúng nghĩa, là cầu chúc mọi sự tốt đẹp đến với người khác. Tốt hơn mình” (x. Thánh Tôma Akinô I-II, 26,Corp Art; GLHTCG #1766)

Xem như thế, hỏi rằng: có bắt buộc phải xử sự với kẻ thù mình, theo cung cách lịch sự và tôn kính như ta vẫn đối xử với mọi người, không?

Để trả lời, có lẽ cũng nên trở lại với Lời Chúa như sau:

“Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình,

thì anh em nào có công chi?

Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao?

Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi,

thì anh em có làm gì lạ thường đâu?

Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao?

Vậy anh em hãy nên hoàn thiện,

như Cha anh em trên trời

là Đấng hoàn thiện.”

(Mt 5: 45-48)

Về với thi ca âm nhạc, lại có vấn nạn, hỏi rằng: sống và thực hiện điều Chúa dạy ở trên, khác nào hát lên lời người nghệ sĩ, từng ca và từng hát, rất như sau:

“Tình Nhị Hồ vẫn yêu âm xưa.

Cung Nguyệt Cầm vẫn thương Cô-tô.

Nên hồn tôi vẫn nghe trong mơ tiếng đàn đợi chờ mơ hồ

Vẫn thương muôn đời nàng Quỳnh Như thuở đó.”

(Cung Tiến – bđd)

Đời người, sao tránh khỏi những tình tự mà nhà Phật gọi là “tham-sân-si”. Ngũ giới. Với, đủ tình tiết của những đam mê. Dục vọng. Bởi, là người ai cũng thấy buồn bã, tức giận hoặc hãi sợ mỗi khi phải giáp mặt với ác thần/sự dữ, những kẻ thù của con người. Ngược lại, ta sẽ thấy vui tươi mến mộ khi giáp mặt điều tốt, cái đẹp.

Trong sống đời đi đạo, các đam mê/cảm xúc vẫn giúp ích rất nhiều người. Khi có được niềm đam mê sâu lắng trong yêu Chúa, việc ấy giúp ta cầu nguyện và hành thiện, dễ dàng hơn. Ngược lại, không có được cảm xúc mê say yêu thương Chúa đích thực, thì khi gặp cảnh khô khan nguội lạnh, hồn trí mình dễ rời xa Chúa.

Thành thử, muốn thực hiện cuộc sống hài hoà, cả trong Đạo/ngoài đời, người người cần có ý chí cao cả. Có tình yêu mãnh liệt. Có như thế, ta mới thực hiện được quyết tâm yêu thương người khác, theo tinh thần của Tin Mừng. Rất đích thực.

Cũng thế, ai ai cũng đều thấy mình dễ nổi nóng, ghét cay ghét đắng người làm hại mình. Ai ai cũng chỉ muốn đối xử tốt với người mến mộ, thương yêu mình, thôi. Nói như thế e có người phản đối mà bảo rằng: đối xử tốt với kẻ thù từng làm hại mình, có thể chỉ là thái độ của kẻ phô trương, giả hình. Chứ, nào đã yêu thương thật lòng?

Đời bạn/đời tôi dù có hát hay không câu “êm như tiếng hát của lứa đôi”, thì xin bạn/xin tôi, ta hãy cứ để đó mọi sự, hạ hồi phân giải. Nay, chỉ nên tính mỗi điều là: ta cứ nhẹ nhàng bước vào khung trời truyện kể, có những đoạn kể rất “nhẹ”, để cho qua đi moị hờn căm. Giận dữ.

Vậy thì, xin bạn và tôi, ta hãy để lòng mình trùng xuống, mà thư giãn. Bằng một truyện kể, về đôi tân hôn “mới cứng”, nhiều nguồn hứng, như sau:

“Khách khứa ra về hết, trong buồng chỉ còn mỗi đôi vợ chồng trẻ cùng nhau uống ly rượu hợp cẩn.Ngồi nhìn nhau say đắm. Bỗng chú rể hăng hái thúc giục:

-Thôi, ta vào việc đi em!

Cô dâu bẽn lẽn:

-Sao mà vội thế? Còn sớm mà anh!

Chú rể nôn nóng:

-Sớm gì nữa, cũng mười giờ rồi chứ ít gì!

Cô dâu lại xấu hổ, nhỏ nhẹ nói:

-Nhỡ ai gọi cửa thì phiền lắm!

Nghe vậy, chú rể lại càng nôn nóng:

-Giờ này chẳng ai quấy rầy mình nữa đâu. Thôi nhanh lên đi em! Anh chịu không nổi nữa rồi!

Cô dâu rụt rè:

-Thế thì… anh tắt đèn đi vậy. Để đèn sáng, xấu hổ lắm!

-Ơ kìa. Sao lại phải tắt đèn? Tắt đèn thì làm sao… làm sao đếm tiền được cơ chứ?!?

“Tắt đèn”, dù chỉ để đếm tiền, thì xin anh/xin chị cũng nhớ cho rằng đừng nên tắt ngọn lửa yêu thương, Chúa vẫn dặn. Bởi, một khi đã tắt đi ngọn lửa ấy rồi, thì dù ta có ca hay có hát nhiều lần những câu hát nghệ sĩ Cung Tiến đã đặt và vẫn viết, thì người người cũng chẳng thể nói lời: “Đời êm như tiếng hát của lứa đôi”, được nữa rồi.

Lứa đôi nào, chứ đôi lứa ở trên, vẫn chỉ muốn tắt đèn/tắt điện, chứ nào muốn tắt lửa “tiền”, tạo êm êm cuộc đời rất vật chất. Rất tất bật?

Tắt một lời, lửa yêu thương vẫn là nền tảng cuộc sống cho mọi người. Ở đời. Dù, đời mình/đời người, có là đời đi Đạo. Hoặc, chỉ mỗi sống ở đời. Với, người thường. Cũng vẫn nên.

Trần Ngọc Mười Hai

Xin được nhớ mãi

Lời Thầy dặn,

vẫn như thế.

___________________________________________________________________



tải về 2.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương