Chuyện phiếM ĐẠO ĐỜi tập VI nhà xuất bản hội nhà VĂn cùng một tác giả



tải về 2.12 Mb.
trang11/25
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích2.12 Mb.
#26243
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   25

22. “Sợi buồn, con nhện giăng mau,”

Em ơi hãy ngủ, anh hầu quạt đây…”

(Phạm Duy – Ngậm ngùi)

(2P 3: 17-18)

Kể ra thì, âu cũng là chuyện tréo cẳng ngỗng, khi anh cứ là hát khúc ai ca, rất “ngậm ngùi”, mà lại bảo: “Em ơi hãy ngủ!… Anh hầu quạt đây!” Cứ như thể, người anh chỉ hầu quạt …để cho em ngủ. Ngủ vùi. Ngủ như chết. Hoặc chết và ngủ cũng như nhau. Ôi! Thế đó, là ngôn từ người đời. Ấy! Đấy cũng là ý tứ nhà Đạo, vốn dĩ đạo mình?

Chốn đạo hạnh, xưa nay người vẫn bảo: hãy đến Na-Uy mà xem, chốn miền đạo đức, không oan ức. Vẫn sống vui. Sống mạnh. Sống vững chắc, trong tình huống rất Nước Trời. Thế nhưng, sau ngày “N” tháng 7 năm hai nghìn mười một cũng rất lẻ, thì sao đây? Xã hội Na-Uy nay thế nào? Sau những ngày “N” đen tối có đến bảy chục mạng con người đã ngủ mà không yên, vì không có “anh hầu quạt đây”. Nên đã phải ngủ vùi, rất tức tưởi. Trọn nhiều kiếp.

Quả là sau biến cố ngày “N” đen tối ấy, chàng trai Na Uy Anders Breivik đã ru những 70 người em ngây thơ ngoan và dại bằng những viên đạn thật bắn vào. Ru em bằng phát súng cũng lạ lùng, không cần biết người em trẻ vô tội có còn vương vấn những lời buồn chăng:

“Ngủ đi em! Ngủ đi em!

Ngủ đi, mộng vẫn bình thường.

À ơi có tiếng thuỳ dương mấy bờ…”

(Phạm Duy – bđd)

Thuỳ dương hôm nào, ở đảo nhỏ bên Na-Uy, đâu còn cảnh anh vừa bắn vừa hát:

“Cây dài, bóng xế ngẩn ngơ.

Hồn em đã chính mấy mùa buồn đau.

Tay anh, em hãy tựa đầu

Cho anh nghe nặng (ư ứ) trái sầu rụng rơi.”

(Phạm Duy – bđd)

Quả là trái sầu, thật khủng khiếp! Trái sầu rơi rụng khắp chốn Na Uy, không êm đềm, thần tiên nữa. Và từ đó, có người em rất vô tư, vô tội nay vẫn hỏi và vẫn nói, như sau:

“Có thể bảo rằng: ở vào bối cảnh có hơi khác, Na Uy là một trong các nước ở Bắc Âu vẫn cứ được khen là vẫn có cuộc sống đặt nặng lên an sinh xã hội và thân thiện như gia đình, rất vượt bực. Thế nhưng, chừng như thảm trạng vừa xảy ra ở Na Uy đã cho mọi người thấy có một thứ gì đó mà nền an sinh/phúc lợi của xã hội cũng như chủ trương thân thiện cởi mở như gia đình, không còn đảm bảo tạo được niềm tin nơi mọi người nữa rồi.

Không còn mang tính chân-thiện-mỹ rất xác thực nữa, cũng đã đành. Và lại không bảo đảm được cả chuyện cung cấp cho người nhập cư và định cư có được một đời sống an ninh, an toàn và lành mạnh đủ thuyết phục ngay đến người sinh trưởng và lớn lên ở đây nữa.

Cây viết lão làng thuộc địa hạt giáo dục của tờ Luân Đôn Điện Báo là bà Katharine Birbalsingh cũng đã thử thời vận làm một nghiên cứu khảo sát bỏ túi thuộc loại “thăm dân cho biết sự tình” đã phát hiện ra rằng cảnh tình đổ vỡ của gia đình Breivik và nhất là do sự thiếu vắng khuôn mặt của người cha trong giáo dục người con từ lúc anh lên 1, đã tạo nên tâm tính bạo động kiểu ở trên.

Tuy nhiên, một số các nhà bình luận thời sự đã tấn công tác giả Katharine cho rằng tác giả đã đổ cho trách nhiệm dạy dỗ của người cha ở nội vụ này, là không đúng. Thoạt nhìn, nhiều người cứ nghĩ rằng tác giả Katharine Birbalsingh chừng như đang bào chữa cho tội sát nhân của Breivik. Thật ra, ký giả KatharineBirbalsingh không có ý như thế, mà bà chỉ muốn kéo người đọc chú ý đến sự kiện là: với xã hội hiện thời, yếu tố đổ vỡ và thiếu trách nhiệm trong các gia đình có cha mẹ gãy đổ, đã lôi kéo các phạm nhân như người trai trẻ Breivik đi vào với thế giới cuồng điên, kỳ thị đầy bạo động, cả trên mạng lưới trực tuyến nữa.

Quả thật, người trẻ Breivik tuy đã 32 tuổi đời nhưng đã sống và lớn lên trong một đất nước mà chỉ số hôn nhân đang tụt giảm trầm trọng. Trong khi đó, chỉ số ly dị và nam nữ sống chung đụng cùng giường mà chẳng cần nghĩ đến hôn phối, vẫn gia tăng. Báo cáo của khối Các Nước Có Nền Kinh Tế Đã Phát Triển Cao cho thấy mức sống lành mạnh của các gia đình ở Na Uy được coi là tốt nhất thế giới, nếu ta nhìn vào tình trạng giải quyết giúp những người nghèo đói và qui cách tuyển dụng nữ giới có công ăn việc làm đàng hoàng, đều thấy rõ.

Thế nhưng, nếu xét về con số các trẻ em sinh ra từ các cặp nam nữ sống chung đụng cùng giường mà không cần hôn phối, hoặc môn đăng hộ đối, vẫn đứng hàng đầu ở các nước đã phát triển. Thống kê cho biết: chỉ nội niên biểu 2007 thôi. Nuớc này đã có hơn 50% số trẻ bé được sinh ra từ người cha người mẹ sống với nhau mà không có quyết tâm lập gia đình, cho đàng hoàng.

Xem như thế, thì nội chuyện cùng chung một lập trường như các nước tân tiến khác, không có nghĩa là các gia đình hoặc cặp nam nữ này lại không có con cái xấu xa. Bê tha. Tệ nạn. Nội mỗi yếu tố căn cứ vào gia đình gãy đổ làm gương mù gương xấu cho con trẻ, mà thôi, không có nghĩa là các trẻ này sẽ lớn lên trong tình huống điên cuồng với tội phạm. Thế nhưng giờ đây, đất nước của giải Nobel đang làm tốt công tác phản ánh mọi yếu tố khả dĩ đưa đến thảm trạng vừa qua ở Oslo. Và, người Na Uy cũng đang tự hỏi xem mình có thực sự đang làm điều tốt đẹp cho con em của chính mình, hay không?”(x. Carolyn Moynihan, MercatorNet 27.07.2011)

Về những chuyện rất ư là “Ngậm ngùi”, kiểu “hồn em đã chín”, hoặc “mấy mùa buồn đau”, đâu phải ai cũng cùng một lập trường như tác giả ở trên. Hoặc, cùng lập trường/quan điểm nhưng điểm quan trọng trong bàn hỏi, đâu na ná giống ở trên.

Ở trên hay ở trong bối cảnh của thảm hoạ vừa xảy ra, vẫn có những tư tưởng lập trường, cũng rất khác. Khác, như các phản hồi/phản ảnh đối viết xuống trên giấy trắng mực đen như sau:

“Chuyện ở đây nữa, vẫn còn đó sự tự do về đạo đức, của mỗi người. Mỗi chiều hướng, đều được công nhận hoặc chối bỏ, đó là chuyện tự nhiên như cây cỏ. Vẫn có rất nhiều người từng có kinh nghiệm thương đau do chính cha mẹ mình hoặc người khác gây ra; nhưng kinh nghiệm ấy vẫn có thể phát triển cách tích cực ở một số người khác. Nói về chuyện con em nào bị cha mẹ mình đối xử tàn tệ, khi thành người lớn lại cũng sẽ đối xử với người khác không kém phần tồi tệ, là nói không bao giờ cùng. Và, cũng chưa chắc gì đúng. Tôi có gặp một ông bố từng đối xử rất tốt với cả ba đứa con của ông. Tôi hỏi ông: làm sao ông có thể đối xử tốt với con cái đến là thế, thì ông bảo: ngay hồi mới lên 13, chính ông đã bị ông già mình đối xử tàn tệ như loài thú. Kể từ đó, ông quyết tâm sẽ không làm thế với chính con của mình. Và, cho đến nay, ông ta vẫn còn giữ được quyết tâm ấy.

Qua việc này, tôi thấy: thái độ và động thái của bậc cha mẹ là điều rất hệ trọng, nhưng đối với tôi, có sử dụng sự tự do của mình theo hướng tích cực, mới là điều hệ trọng hơn.” (x. phản hồi của Marijo Zivkovic, cũng cùng bài.)

Quả y như rằng, mỗi người mỗi ý. Cả đến những ý tứ của những người trong/ngoài cuộc. Trong hoặc ngoài ngành sư phạm, rất giáo dục. Thế nhưng, “nằm trong chăn mới biết chăn có rận”, hay không cũng chẳng phải là vấn đề ở đây. Vấn đề, là ở chỗ: “có nuôi con, mới biết lòng cha mẹ”, như các cụ nhà ta thường nói thế. Và lòng cha mẹ ở đây, phải chăng là lòng của một vị khác cũng đã có ý kiến rất phản hồi sau đây:

“Thật cũng dễ để ta có thể đứng từ góc cạnh từ bên kia thế giới mà đưa ra ý kiến liên quan đến vụ việc Anders Breivik thảm sát vào với hệ thống phúc lợi của đất miền xứ Scăng-đi-na-vi. Về cả chuyện ly dị và/hoặc chung sống không hôn thú có liên quan đến chỉ số tăng giảm về bạo động, ở Na Uy. Nghĩ cho cùng, tôi thấy nhiều người cũng hơi bị ngây thơ khi đề cập đến mấy vấn đề này. Bởi, ngay ở các nước có truyền thống Kitô giáo ở đó có rất nhiều gia đình vẫn còn đủ cha đủ mẹ, thế mà họ vẫn có quan niệm phân biệt “chúng mình với chúng nó”. Vẫn cứ sử dụng ngôn ngữ cực kỳ bạo động theo kiểu chính trị, để rồi lại cưu mang ảnh hình của một quốc gia rất nghiêm ngặt về chủng tộc; rồi còn chống đối xã hội nào chủ trương đa văn hoá, nữa. Và, cả những người từng tạo đất sỏi thật tốt, thật màu mở để dưỡng nuôi một thứ đầu óc méo mó, vặn vẹo như công dân Anders Breivikk. Nếu bạn thử biên dịch các tư tưởng như trên đây sang ngôn ngữ của những người cực đoan về tôn giáo hay chính trị đi, sẽ thông cảm cho một đất nước đang hứng chịu sự sầu buồn, mấy hôm nay…” (xem ý kiến một di dân đặt chân đến Na Uy www.dn.se/kultur-noje/debatt-essa/anne-hol...)

Quả là, “bá nhân bá tánh”. Dù, tánh ấy có “bá vơ thiên hạ”, không đem về một mối. Hoặc, tánh ấy khí ấy, có là tánh khí của một dân tộc từng trải và có nhiều năm văn hiến, với văn minh. Tánh khí của người ngoài với nhiều niên văn hiến, phải chăng là tánh và khí của “phản hồi nhân” sau đây?

“Phải công nhận rằng gia đình có ảnh hưởng rất lớn lên sự phát triển của mỗi cá nhân, con người. Nhưng, mỗi người lại tự đan kết LƯƠNG TÂM của chính mình. Tốt hay xấu, đều có ảnh hưởng lên chính mình. Tôi vẫn tự hỏi làm sao lương tâm của người thanh niên tên Breivik có bị ảnh hưởng (chứ không phải định đoạt) do điều kiện sống gia đình của anh không? Và, có phần nào do nền văn minh/văn hoá của Na Uy hay không nữa? Có một điều tôi biết rất chắc, là: hễ ai có lương tâm xấu xa hoặc dữ dằn, hoặc mất nó đi thì cũng giống như chiếc xe ôtô đang bị tay lái dầu và bố thắng không hoạt động cho đúng được nữa. Chiếc xe hoặc những con người bị như thế, chỉ làm hại người khác hơn giúp được ai.” (xem phản hồi của một người mang tên Arthur, trong bài viết)

Còn nhớ, có lần rất nhiều vị thường trích dẫn câu nói để đời rằng: “Gia đình là nền tảng của xã hội”. Câu nói này, nay có nên đảo lại rằng: “xã hội có ra sao thì gia đình mình mới nên như thế”? Hỏi gì thì hỏi. Quan niệm sao thì cứ quan và cứ niệm. Vẫn nên để tai lắng nghe tiếng nói của người xưa, thường rất quí.

Vế nhận định, lại có ý kiến của người ngoài cuộc, nhưng rất gần, từng phản hồi như sau:

“Vâng. Tôi hoàn toàn đồng thuận với tư tưởng làm nền của bài viết. Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ rằng: thật rất dễ cho xă hội mà người dân chỉ biết trả tiền thuế đóng góp vào hệ thống phúc lợi rồi thôi. Cứ việc nhắm mắt bưng tai, bỏ ngoài chuyện về những người đang chịu đau chịu khổ, vì cho rằng dù gì đi nữa, thì đã có hệ thống phúc lợi của xã hội cũng quan tâm đến họ, rồi. Thế nhưng, mỗi khi có chuyện xấu mà thời nay người ta có thói quen gọi là “sự cố”, thì lại hay đổ lỗi cho người khác. Cho, những người không phải là mình, hoặc không do thái độ “mũ ni che tai” của mình, cơ quan, chính phủ mình. Tôi đề nghị những người như thế nên đọc quan điểm được viết ở http://stockholmkicuties.wordpress.com/2011/07... (x. ý kiến của K. Cuties, cũng trên bài vừa trích ở trên)

Và, thêm một phản hồi khác, không tệ nhưng vẫn thế. Nghĩa là, vẫn nói lên cung cách nào đó rất tư riêng, trân quý:

“Tôi nghĩ, lập trường của người viết ở trên rất có lý, khi bà ta muốn gợi sự chú ý về một đóng góp khá tiêu cực từ “gia đình gãy đổ” của Breivi, như nữ tác giả chuyên bênh vực cho phong trào phụ nữ đòi quyền sống như Birbalsingh trong Luân Đôn Điện Báo được trích dẫn ở trên. Tuy nhiên, bà ta lại đưa ra những lời lẽ khá căm tức về người cha của phạm nhân mà lại không chịu kiểm chứng hoặc đã xác minh. Người cha nào và gia đình nào mà lại không thấy đây là một việc làm có chủ trương làm hạ phẩm giá được viết theo cung cách đầy công kích từ cây viết nữ chuyên chủ trương đòi nhiều quyền lợi cho nữ giới.” (xem www.fathersandfamilies.org/?p=17932)

Người xưa hay hôm nay vẫn kinh qua nhiều kinh nghiệm thương đau, ngậm ngùi, có rất nhiều “sợi buồn con nhện giăng mau”, mà không hát, cũng không ru. Không hay hát dù một lời ru: “Em ơi hãy ngủ! Anh hầu quạt đây!” Hoặc, có hát đấy, nhưng không ru cho ngủ, bằng lời ca hay viên đạn, để rồi quạt. Bởi, cứ ru và cứ quạt như thế, tự khắc sẽ thấy “ngậm ngùi”. Thương đau. “Xếp đôi (những) là rầu”. Cả một đời.

Nhận định thì như thế. Luận phiếm vẫn như vậy. Để rồi ra, ta sẽ hát thêm câu cuối, để suy nghĩ:

“Cây dài, bóng xế ngẩn ngơ.

Hồn em đà chín, mấy mùa buồn đau.

Tay anh, em hãy tựa đầu.

Cho anh nghe nặng, trái sầu rụng rơi!”

(Phạm Duy – bđd)

Hát gì thì hát. Suy nghĩ gì thì cứ suy và nghĩ. Hãy cứ nghĩ và suy, rồi hát lên những lời lẽ đầy nhủ khuyên của đấng bậc nhân hiền và lành thánh, từng căn dặn:

“Anh em thân mến,

biết trước như thế, anh em hãy coi chừng

kẻo bị những kẻ phạm pháp và lầm lạc lôi cuốn,

mà không còn đứng vững nữa chăng.

Nhưng anh em hãy lớn lên trong ân sủng

và trong sự hiểu biết Đức Giêsu Kitô

là Chúa và là Đấng Cứu Độ chúng ta.

Xin kính dâng Người vinh quang,

bây giờ và cho đến muôn đời. A-men.”

(2P 3: 17-18)

Amen hay không, lần này bần đạo xin thưa rằng: mỗi khi bàn định chuyện nghiêm trang, nghiêm chỉnh, và nghiêm túc, bần đạo vẫn tìm đến truyện kể để minh hoạ, hoặc thư giãn cho bớt phiền và muộn. Truyện kể hôm nay, không dễ nể, chỉ chớp nhoáng nỗi niềm buồn/vui rất thoáng qua. Xong rồi thôi. Truyện là để kể, như thế này:

“Trên chuyến bay đường dài, qua hai nước, viên phi công trưởng đã xem xét tình hình của chiếc máy đang bay rất ổn thoả, bắt đầu nói vài lời thông báo, ngay trên loa rằng:

-Thưa quý khách. Đây, phi công trưởng đang nói chuyện cùng quí khách đây. Chào mừng quí khách đáp chuyến bay hôm nay với phi hành đoàn. Thời tiết hôm nay rất tốt… Nên, chúng ta sẽ có một chuyến bay rất êm đềm. Thoải mái. Xin quí khách cứ ngồi uống mà thoải mái, thư giãn. Vui hưởng… Ấy chết! Không được! Chết tôi rồi, cô ơi!...

Sau vài giây im lặng. Rất hết hồn. Viên phi công trưởng lại tiếp tục nói trên loa:

-Thưa quí khách, tôi thành thật có lỗi nếu tôi đã lỡ làm quí kháchg lên ruột, vì sợ. Chả là, đang lúc tôi nói ở đây, có tiếp viên mang cho tôi ly cà phê cho tỉnh ngủ, nhưng loay hoay thế nào, cô lại để rớt ụp lên người tôi. Quí vị có thấy phía đằng trước quần của tôi mà có ướt thì cũng hiểu được lý do tại sao…

Ngay khi đó, có hành khách tự nhiên gào lên:

-Thấy cái quái gì đâu mà thấy. Cụ có giỏi thì tụt xuống phía dưới này mà xem thấy phía sau quần của tôi đây này…”

Truyện kể ở đây không mang tính giáo dục, cũng chẳng là phiếm luận chuyện Đạo hay phiếm loạn chuyện đời gì cho cam. Có phiếm, có kể, cũng chỉ để bạn để tôi, ta có vài phút mà suy tư về động thái hoặc trạng thái của người, và của mình. Khi xảy ra sự cố, rất kỹ thuật. Ở nhiều nơi.

Sự cố xảy đến ở đâu. Nơi nào. Vẫn xin bạn và xin tôi, ta cứ bình tĩnh mà luận và phiếm. Giống mọi hôm. Luận và phiếm, như có Chúa ở cạnh để giùm giúp, đỡ đần. Khi ta cần đến Ngài.

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn trân trọng lập trường

những luận và phiếm

của mỗi người

trong đó có bạn mới thân

gần Hồ Lãng Bạc.

___________________________________________________________________



23. “Từ khi trăng là nguyệt”,

Đèn thắp sáng trong tôi,



Từ khi trăng là nguyệt,

Em mang tim bối rối…”

(Trịnh Công Công Sơn – Nguyệt Ca)

(1P 4: 7-8)

Trăng là nguyệt, hay nguyệt là trăng. Là chị Hằng, đều là một nỗi. Nỗi và niềm, có trăng luôn thắp sáng hoặc có nguyệt làm bối rối tim em mỗi tháng hay mỗi ngày vào nguyệt tận? Tức, tháng ngày chỉ leo lét ánh sáng đâu đó, cứ tưởng chị Hằng ghé thăm, thì cũng lầm. Lầm, như đêm 30 lại nghe có niềm vui đến từ lời ca của nghệ sĩ, một thời từng hát:

“Từ khi trăng là nguyệt

tôi như từng cánh diều vui,

Từ khi em là nguyệt,

trong tôi có những mặt trời.”

(Trịnh Công Sơn – bđd)

Chỉ mới hát, “Khi em là nguyệt” thôi, mà người nghệ sĩ đã như “có những mặt trời”. À thì ra, người người ở mọi thời, vẫn cần đến ánh sáng của nguyệt là trăng/trăng là nguyệt như của mặt trời, khiến chị Hằng thấy nguội lạnh, cần thắp sáng bằng ơn trên.

Bởi thế nên, dù có là ánh sáng của Ơn Trên, hay là mặt trời/mặt trăng rất chị Hằng như câu chuyện Mẹ Têrêsa thành Calcutta từng nhắc đến như sau:

“Mẹ Têrêxa thành Calcutta đã thuật lại một sự kiện như sau:

Ở Úc, có thổ dân nọ giống giòng Aborigines từng sống trong hoàn cảnh thật đáng thương. Ông là đấng bậc cao niên, nhưng vẫn sống trong túp lều xiêu vẹo. Bắt đầu chuyện vãn với ông, tôi có nói:

-Để tôi dọn dẹp nhà cửa và sửa soạn giường chiếu cho ông.

Ông trả lời cách hững hờ:

-Tôi quen sống vậy rồi, Bà đừng phiền.

-Nhưng tôi nghĩ, ông sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nếu nhà mình sạch sẽ, ngăn nắp, chứ?

Sau cùng, ông bằng lòng để tôi dọn dẹp lại cho ông. Khi quét dọn, tôi phát hiện ra cây đèn cũ tuy rất đẹp nhưng phủ đầy bụi bặm bồ hóng. Tôi mới hỏi:

-Có khi nào ông thắp cây đèn này lên không?

Ông trả lời rất cộc lốc:

-Thắp đèn để làm gì, nào ai thấy! Có ai bước vào nhà này bao giờ đâu mà thắp nó. Đã lâu, tôi vẫn quen sống như thế cũng chẳng cần thấy mặt mũi của người nào.

Tôi hỏi tiếp:

-Nếu nữ tu của tôi thường xuyên đến thăm ông, ông có vui lòng để họ thắp đèn không?

-Dĩ nhiên rồi. Ai mà chả vui lòng đón tiếp nhìn mặt các chị ấy chứ…

Từ ngày đó, các nữ tu quyết định mỗi chiều sẽ ghé thăm nhà ông. Và cũng từ đó, ông bắt đầu thắp đèn lên và dọn dẹp nhà cửa trông sạch sẽ hơn. Ông còn sống thêm hai năm nữa, mới qua đời. Trước khi chết, ông có nhờ các nữ tu về nhắn với tôi rằng: Xin nhắn với Mẹ Têrêxa, người bạn quý của tôi rằng: ngọn đèn mà Bà thắp lên trong đời tôi vẫn còn chiếu sáng đấy. Đó chỉ là một việc rất nhỏ Bà làm, nhưng trong bóng cô đơn đời tôi, ánh sáng hy vọng đã loé sáng đời của tôi, vào giờ cuối. Và nó sẽ còn tiếp tục loé sáng mãi, với mọi người.”

Với vị nữ tu Bề Trên là Đấng thánh lập dòng, thì như thế. Với nghệ sĩ ở đời, thì như sau:

“Từ đêm khuya, khi nắng sớm trong những cơn mưa,

Từ bao la, em đã đến xua tan những nghi ngờ,

Từ trăng xưa là nguyệt, lòng tôi có đôi khi,

Tựa bông hoa vừa mọc, hân hoan giây xuống thế.

Từ khi trăng là nguyệt, tôi nghe đời gõ nhịp ca,

Từ khi em là nguyệt, cho tôi bóng mát thật là.”

(Trịnh Công Sơn – bđd)

Tựa “nắng sớm trong những cơn mưa”, “em đã xua tan những nghi ngờ.” Tựa “bông hoa vừa mọc”, em “cho bóng mát thật là”. Bông hoa ấy. Bóng mát nọ. Có là nguyệt? Là trăng? Để rồi, tôi và em sẽ lại hát thêm:

“Từ khi trăng là nguyệt, vườn xưa lá xanh tươi,

Đàn chim non lần hạt, cho câu kinh bước tới.

Từ khi trăng là nguyệt, tôi nghe đời vỗ về tôi.

Từ khi em là nguyệt, câu kinh đã bước vào đời.”

(Trịnh Công Sơn – bđd)

Chim non hôm nay, chưa kịp lọt lòng mẹ để “lần hạt”, “cho câu kinh bước tới”, lại cũng đã bị đời người và người đời tìm khai thác bóp nghẹt cả sự sống, từ trứng nước. Quả là ngày nay, người đời và đời người vẫn cứ bóp nghẹt và bóp chẹt sự sống của con người bằng nhiều cách. Có những cách vẫn nhân danh Khoa học và Sự sống, như lời hỏi của dân thường ở huyện Sydney, sau đây:

“Tôi có người bạn cũng là bà mẹ trẻ như tôi, vừa đưa ra câu hỏi về một vấn đề khá hóc búa. Bạn hỏi rằng: có hợp đạo lý chăng, khi con người tự hào là văn minh hôm nay lại đang khai thác các tế bào phôi nhi rút ra từ bào thai bị nạo phá để làm thuốc chủng ngừa các bệnh tật ở trẻ em. Phải chăng con người đang mạo danh khoa học để làm những việc tày trời, phản đạo đức? Điều này quá mới mẻ, đối với tôi. Vậy xin hỏi linh mục: giáo huấn của Hội thánh có đả động gì đến vấn đề này hay không? (Một người mẹ đang có thắc mắc rất thực xin ghi ơn)

Cũng chẳng biết, câu hỏi có thật của bà mẹ trẻ ở Sydney hay không? Nhưng thôi, cứ có hỏi là tốt rồi. Bởi, hỏi hay không, đấng bậc nhà Đạo ở Sydney nay lại cũng làm cái công việc rất bình thường của nhà luân lý rất Đạo, để trả lời. Như sau:

“Cũng như chị, có nhiều bạn hiện vẫn không biết là trên thực tế, lâu nay một số thuốc chủng được chế biến từ các giây tế bào sống lấy từ mô động vật ở thai nhi bị nạo phá. Điều này chắc chắn dấy lên nhiều thắc mắc vấn nạn hỏi rằng việc sử dụng các thuốc chủng để chữa bệnh cho trẻ em có hợp đạo lý không?

Thật ra thì, Hội thánh lâu nay cũng đối đầu với nhiều thắc mắc cho rằng ta có thể sử dụng một cách hợp pháp các thuốc chủng như thế với một số điều kiện nào đó. Qui định về những gì được phép hoặc trái phép đã được Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đề cập đến trong một số vấn đề về đạo đức sinh lý có liên quan đến Phẩm giá Con người, ban hành vào ngày 8/9/2008.

Giáo huấn của Thánh Bộ Giáo lý Đức tin đã phân định rõ thế nào là sử dụng “chất liệu sinh lý” lấy gốc từ các bào thai bị nạo phá được nghiên cứu gia và bậc cha mẹ dùng mà chủng ngừa cho trẻ em .

Theo tiêu chuẩn mà Thánh Bộ dùng để giáo huấn dân con trong Đạo có nhấn mạnh đến “bổn phận phải làm sao tránh hợp tác với ác thần sự dữ cũng như các hành động gây tai tiếng”(#32). Về hợp tác với ác thần/sự dữ, trường hợp này là sự dữ rất nghiêm trọng liên quan đến chuyện nạo phá thai nhi, tức có nối kếp hoặc hợp tác trực tiếp với sự dữ ngay lúc ấy. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu chỉ sử dụng các chất liệu sinh lý lấy từ việc nạo phá thai nhi, cũng có thể là hợp tác hợp lực, nhưng ở mức độ rất nhỏ.

Dù sao đi nữa, các nhà nghiên cứu tuy không không dính phần trực tiếp vào chuyện nạo phá thai nhi, họ cũng không hưởng được lợi lộc gì từ việc sử dụng chất liệu lấy từ đó, mà chỉ ngầm hiểu là họ chấp thuận hành động nạo phá thái nhi, thôi. Giáo huấn của Thánh Bộ cũng dạy rằng “điều này “kéo theo mâu thuẫn trong thái độ của người từng quyết đoán là mình không dính dự gì đến chuyện chấp thuận việc bất chính do người khác làm. Nhưng, cùng lúc chấp thuận để cho công việc của chính mình được thành công nhận sử dụng “chất liệu sinh lý” mà người khác đạt được từ phương tiện bất chính như thế”. (#34)

Điều này xem ra, ngay từ đầu, đã bác bỏ việc các nhà nghiên cứu được phép sử dụng các chất liệu này để sản xuất thuốc chủng ngừa. Tuy nhiên, theo Lm John Flemming, trong cuốn “Giải thích Phẩm giá Con người” (Connor Court 2010) ông có viết rằng: “Trong trường hợp các mô được trữ lạnh một thời gian nào đó từ các lần nạo phá thai nhi trong quá khứ, thì cũng có thể được phép sử dụng chất liệu ấy vì tính cách nhỏ nhoi rất xa vời mà các nhà nghiên cứu dính dự vào hành động nạo phá thai nhi bất chính.” (tr. 70-71). Thật thế, các giây tế bào sử dụng để làm thuốc chủng ngừa, đặc biệt để ngừa bệnh đậu mùa, là lấy từ thai nhi bị nạo phá hơn 40 năm trước.

Thế, còn các bậc cha mẹ nào sử dụng thuốc chủng ngừa lấy từ chất liệu này, thì sao? Rõ ràng là, việc cha mẹ hợp tác vào việc nạo phá thai nhi như thế cũng rất nhỏ nhoi/xa vời, với điều kiện là các bậc cha mẹ phải chống đối lại tính cách vô luân của nạo phá thai. Do đó, theo tiêu chuẩn thông thường về chuyện hợp tác với ác thần sự dữ, nếu như việc hợp tác là nhỏ nhoi/xa vời và đương sự chống đối sự dữ ngay tận gốc –tức, việc hợp tác chỉ mang tính chất liệu chứ không công khai- các vị này có thể hợp lực với điều kiện có lý do thật xứng hợp để biện minh.

Trường hợp này, có nghĩa là: nhu cầu chủng ngừa cho con trẻ khỏi bị các bệnh có tiềm năng gây nguy cơ cho tính mạng của các em, thì có thể biện minh cho việc sử dụng thuốc chủng làm từ các thai nhi bị nạo phá, nếu như không có sẵn thuốc chủng nào khác hiệu nghiệm. Theo ngôn từ của giáo huấn do Thánh Bộ đưa ra, thì: ”Các lý do nghiêm túc khả dĩ tương xứng về luân lý đạo đức có thể biện minh cho việc sử dụng các “chất liệu sinh lý” như thế. Thành ra, lấy ví dụ như: vì có nguy hiểm đến tính mạng của trẻ bé, thì có thể cho phép bậc cha mẹ sử dụng thuốc chủng ngừa được phát huy từ các giây tế bào có nguồn gốc trái phép, nhưng vẫn phải luôn phải giữ trong đầu để hiểu rõ là ai cũng có bổn phận phải tỏ cho mọi người biết là mình đả phá chuyện nạo thai và cũng đã yêu cầu hệ thống ytế sản xuất các loại thuốc chủng nào khác để sử dụng cho công minh chính trực.” (#34)

Dù mình có thể sử dụng các loại thuốc chủng như thế, các bậc cha mẹ cũng phải nói cho bác sĩ hoặc hãng bảo hiểm y tế của mình biết là mình những muốn chọn thuốc chủng nào không lấy từ thai nhi bị nạo phá trước đó.

Cha mẹ nào không để cho con cái mình được chủng ngừa vì lý do luân lý/đạo đức như thế hoặc vì sợ nguy hiểm đến tính mạng của trẻ do chính thuốc chủng ấy tạo ra, thì các vị này cũng nên biết rằng nguy cơ tử vong về sau do không chủng ngừa, có thể còn cao hơn là không cho chủng. Chí ít, là con em mình có thể tạo lây lan bệnh ngặt nghèo qua các trẻ em hoặc người lớn khác vì quyết định không cho con mình chủng ngừa, cũng rất lớn.” (x. Lm John Flader, The Catholic Weekly, 8/5/2011, tr. 12)

Nói như đấng bậc nhà Đạo ở trên, là như ngồi trên cao mà nói xuống. Tức, nói về giáo huấn của nhà Đạo xuống cho người khác biết thi hành, cho đúng luật. Hay còn gọi, là nói theo cách lý luận về luận lý cũng như luân lý, và giáo luật. Rất khó hiểu. Với dân gian. Nói như dân gian ngoài đời, có thơ và có nhạc, như người nghệ sĩ trích dẫn ở trên có lần cũng có nói bằng tiếng hát, rất như sau:

“Từ trăng thôi là nguyệt, là trăng với bao la.

Từ trăng kia vừa mọc, trong tôi không trí nhớ.

Từ trăng thôi là nguyệt, hôm nao chợt có lời thưa,

Rằng em thôi là nguyệt, tôi như đứa bé dại khờ.”

(Trịng Công Sơn – bđd)

“Như bé dại khờ”, cũng có thể vì tôi đây bần đạo là người “đi” Đạo, nhưng rất “bần cùng”. Bần thần. Bần đạo, tựa như “bé dại khờ”, nên chẳng dám “có lời thưa” hôm nào khi chợt thấy “trăng thôi là nguyệt”. Thấy, “trăng kia vừa mọc”, đã khiến “trong tôi không trí nhớ”. Nên rất hay quên. Hay quên, đến độ chỉ nhớ đôi truyện kể của em nhỏ, như truyện dưới:

Truyện rằng,

Bé em vì dại khờ, nên hay thắc mắc. Thắc mắc, cả chuyện rắc rối sau đây:

-Mẹ à, Dì Tám “nhiều chuyện” nói với con rằng: sở dĩ Ba mẹ sanh ra con là do “ắc-xi-đăng”, muốn đi bệnh viện để tống khứ, nhưng sợ tội. Thế nên, sau này con lớn khôn có làm gì cũng phải cẩn thận… Dì còn nói nhiều chuyện lắm, nhưng “ắc-xi-đăng” là gì hả mẹ?

-Là, “đụng chuyện” dễ vỡ bể.

-Đụng chuyện là đụng thế nào? Và, vỡ bể là vỡ cái gì vậy mẹ?

-Là vỡ kế hoạch nên đành chịu. Cũng như người bị “ắc-xi-đăng”, lỡ bể đồ rồi đành chịu thôi.

-À thì ra, tại vì ba mẹ “đụng chuyện” nên nay con mới bị rầy là hay “nhiều chuyện”, có phải vậy không?...

Chưa hẳn là như vậy. Nhiều lúc, thiên hạ dù vẫn “đụng chuyện”, toàn những chuyện không chắc là do “ắc-xi-đăng” gây “vỡ bể”, cũng đâu thành “nhiều chuyện”. Đôi lúc, do có “nhiều chuyện” nên mới thành chuyện. Thành câu chuyện, nên người người mới chịu tìm để hiểu, và nghĩ suy. Nghĩ và suy, như suy về lời khuyên của thánh nhân xưa được coi như Lời của Chúa. Lời ấy, dẫy đầy trong Kinh Sách. Nay, trích dẫn đôi lời để rồi “thành chuyện” ta đề cập, làm kết cục bài phiếm khô khan. Cô đọng. Gây nhức nhối:

“Tiên vàn mọi sự,

hãy có lòng yêu mến nhau khắng khít,

vì đức mến phủ lấp vô vàn tội lỗi…

Mỗi người tuỳ theo ân lộc đã được,

hãy lợi dụng mà phục vụ nhau,

như người quản lý giỏi giang về ân sủng muôn hình vạn trạng của Thiên Chúa.

Ai nói, (hãy nói) như Lời của Thiên Chúa;

ai phục vụ (hãy phục vụ) như do mãnh lực Thiên Chúa cấp cho,

ngõ hầu trong mọi sự, Thiên Chúa được tôn vinh, nhờ Đức Yêsu Kitô.”

(1P 4: 8-11)

Cuối cùng, chuyện sống Đạo ở đời, không chỉ để phiếm mà thôi. Nhưng còn để, nhân lúc phiếm, bạn và tôi, ta nhớ mà sống cho đúng tinh thần yêu thương và phục vụ, của Hội thánh.

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn thường tự kỷ ám thị

những lập trường

ra như thế.

___________________________________________________________________



tải về 2.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương