Chuyện phiếM ĐẠO ĐỜi tập VI nhà xuất bản hội nhà VĂn cùng một tác giả


“Dù đến rồi đi, tôi cũng xin tạ ơn Người,”



tải về 2.12 Mb.
trang20/25
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích2.12 Mb.
#26243
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25

40. “Dù đến rồi đi, tôi cũng xin tạ ơn Người,”

Tạ ơn đời, ta ơn ai, đã đưa em về chốn này”

Tôi xây mãi cuộc vui.”

(Trịnh Công Sơn – Tạ Ơn)

(1P 2: 9-10)

Tạ ơn người. Tạ ơn đời. Tạ ơn người đời, hay tạ ơn cả đời người, cũng là tạ rất nhiều ơn. Tạ ơn, cả những người đã cho tôi trọn cuộc đời, luôn có Chúa. Đó, là ý nghĩa của cụm từ bên tiếng Anh, tiếng của Em, đúng hơn cả tiếng của người rất Mỹ, có chữ “Thanksgiving”, cũng từng hát:

“Dù đến rồi đi, tôi cũng xin tạ ơn Người

tạ ơn đời, tạ ơn ai đã cho tôi

còn thấy những ngày ngồi mơ ước, cùng Người.

(Trịnh Công Sơn – bđd)

Tạ ơn Người. Tạ ơn đời. Còn, là tiếng phát xuất từ tâm hồn của người Mễ (tức Maya) có gốc nguồn từ một văn minh xưa cũ, mà người xưa dám dùng từ rất lếu láo gọi họ là “Mọi Da Đỏ”, rất chói tai. Bởi, da họ đâu mầu đỏ. Và, người họ đâu là “Mọi”. Vẫn văn minh, còn hơn nhiều giòng giống. Giống nòi Maya, không chỉ sở đắc hoặc hiện hữu mỗi 4 ngàn năm văn vật, như tộc Việt người nhà mình và họ còn là bộ tộc rất văn minh từng xây dựng Kim Tự Tháp rất đặc biệt ở xứ Mỹ (chứ không hẳn Hoa Kỳ), vì nước này “cầm nhầm” danh xưng “Mỹ” của người Mễ, rất Maya. Hoặc “Americano”, thật tiêu biểu.

Nói dông nói dài (không hẳn nói dai) là để nói lên những điểm nhỏ về nền văn minh/văn hiến cả ngàn năm có lẻ, của người dân bộ tộc rất “Mỹ-mà-không-Bông-Kỳ” (xứ Mễ-Tây-Cơ rất Maya), là ở chỗ: luôn biết tạ ơn Người. Tạ ơn đời. Tạ ơn người đời, luôn có nhau. Cũng vì tinh thần cảm kích, biết mà tạ ơn ấy, nên hầu hết các bộ tộc Aztec, Olmec, Yaqui, Trique, Maya, Tarahumara… xứ này có tập tục dâng lên thần thánh của mình toàn thân thể của kẻ chiến thắng trong giác đấu, hoặc song đấu để tạ ơn ngay trên nóc “kinh tự tháp” của tộc mình.

Tạ ơn đây, còn là điểm tương đồng Tây/Ta, giữa tà thần và Đạo Chúa. Nhà Đạo mình, cũng có tục dâng tiến Giavê, người con độc nhất, làm của lễ rất “tạ ơn”, như ở Cựu Ước, có Abraham, Isaac, Yacob… vẫn giữ tinh thần rất “thanksgiving”, kiểu của bộ tộc da-không-đỏ, rất Maya đất Mễ.

Về lại nhân loại, đôi lúc có người hỏi tinh thần “tạ ơn” là tinh thần gì, thì đây câu đáp ở bài hát:

“Dù đến rồi đi, tôi cũng xin: tạ ơn Người

tạ ơn đời, tạ ơn ai, đã cho tôi

còn những ngày quên kiếp sống, lẻ loi.

Dù đến rồi đi, tôi cũng xin tạ ơn Người

tạ ơn đời, tạ ơn ai đã cho tôi

tình sáng ngời như sao xuống, từ Trời.”

(Trịnh Công Sơn – bđd)

“Tình sáng ngời”, Trời ban cho tôi, “như sao xuống”, có thể là nhiều thứ. Những thứ thông thường như: tài năng, kiến thức, sắc đẹp, tình yêu. Có thể, là thứ đặc biệt, rất hiếm, là niềm tin vào Chúa Trên Cao. Mà, người đời gọi đó là “tín ngưỡng”.

Duy có điều, là: niềm tin rất “tín và ngưỡng” hôm nay, đã có dấu hiệu lạ thường, ở nhiều nhóm. Nhóm tiêu biểu nhất lá nhóm trẻ, ở nhiều chốn. Nơi và chốn, dễ thấy nhất là đất tự do con cái Chúa. Vì tự do, nên người con của Chúa nay đã có tín hiệu hiểu biết tính tự do, theo kiểu khác. Khác người. Khác đời. Khác cả người đời thuở xa xưa.

Về niềm tin vẫn trụ nơi tâm can nhóm người trẻ tuổi nay đã thấy xuất hiện nhiều hiện tượng cùng tư tưởng dám cho rằng tín ngưỡng/niềm tin vào Đạo, nay đang “nát” nơi đầu óc của thế hệ trẻ vào tuổi “tin”. Như bản tường trình do tác giả Denyse O’Leary viết trên báo điện “MercatorNet hôm 25/7/11 như sau:

“Vừa rồi đây, chúng tôi có dịp để mắt nhìn vào khẳng định được đăng tải trên tờ báo khoa học khá nghiêm chỉnh mang tên “Intelligence” cho rằng niềm tin vào Thiên Chúa có tương quan rộng lớn với “hệ số thông minh” khá thấp.

Cũng trên báo này, trong cùng năm, chúng tôi được người viết bảo cho biết là: với tuổi “teen” ở Hoa Kỳ, thì giữa tôn giáo và nhóm tuổi “teen” có hệ số thông minh thấp, luôn có tương quan mật thiết. Thử nghĩ xem, tuổi “teen” đây lớn lên với niềm tin tưởng rằng: trước kia các hành xử không nghiêm chỉnh làm tan nát đầu óc của họ thế nào, thì nay, đối với người trẻ sùng đạo, nay lại là: tôn giáo!

Helmuth Nyborg, một cây viết ở Mỹ từng thực hiện cuộc điều tra để xem thực hư thế nào đối với người trưởng thành, đã để lại một báo cáo như sau: “Hiện nay đã có khảo sát nghiên cứu xem Hệ số thông minh (gọi là IQ) có gì liên hệ đến hệ thống xếp loại theo mẫu số chung và lợi nhuận trong cùng một khuôn khổ quan hệ với “mầm gien”, vốn sử dụng các dữ liệu đại diện lấy từ Nghiên Cứu Khảo Sát Toàn Quốc Theo Chiều Dọc Về Tổi Trẻ (NLSY97). Theo khảo sát này, nhóm Vô thần có 1.95 điểm IQ cao hơn nhóm Ngộ Đạo, và 3.82 điểm IQ cao hơn nhóm Thệ Phản Phóng Khoáng và 5.89 điểm IQ của nhóm chủ trương chuyên vào Giáo điều. Nói chung, các giáo phái khác biệt chỉ là do hệ số thông minh và lợi tức, thôi. Lòng tin vào Đạo đang giảm sút ở tuổi từ 12 đến 17.”

Điều thấy rõ, là: hệ số thông minh (IQ)khiến các cá thể ra như đang bị hút xuống đáy vực theo giáo phái và mức độ thành tựu nào thích hợp với trình độ riêng rẽ của hệ thức phức tạp về hiểu biết. Và, nói theo hệ thức phát triển cá thể, thì điều này có nghĩa: các giáo phái hiện thời được xếp hạng theo thứ tự “gien” di truyền về trí tuệ, tức hệ số IQ. Về mặt tiến hoá, các nhà vô thần hiện đại đang phản ứng một cách có lý với các thách thức về tầm hiểu biết và cảm xúc. Trong đó, giới Thệ Phản Phóng khoáng và đặc biệt là nhóm chủ trương Giáo điều vẫn còn tuỳ thuộc vào tư duy xưa cổ, tiền sử, siêu nhiên và mơ tưởng.” (x. Denyse O’Leary, MercatoNet 25/07/2011)

Nói gì thì nói. Bảo gì thì bảo. Nếu cứ nhận định theo sách vở với điều tra, nghiên cứu kiểu “chẻ từng chữ”, thì nhiều người đọc cứ tưởng như có thật. Mà sự thực, thì các nhà khảo sát/nghiên cứu kiểu “phóng đãng” trên lại căn cứ trên thống kê lập với một số người, rất thiên vị. Chẳng thế mà, tác giả Denyhse O’Leary, đã nhận định ngay rằng:

“Hẳn rằng khảo sát viên Nyborg chắc không bị tật nguyền khập khiễng với bệnh thiếu khách quan. Xem ra Ông này không am tường về các nhánh giáo hội vẫn ăn khớp với nhau, khá chặt chẽ. Chẳng hạn, ông liệt vào nhóm giáo phái “Phóng khoáng”, gồm những vị thuộc Giáo hội Anh Giáo, Do thái giáo, Tin Lành MêthôĐi, Giáo phái Tin Lành thuộc nhóm Calvin, Luther và các nhóm Thệ Phản khác. Sự thật, tất cả các phe nhóm giáo hội từ cánh cực-phóng khoáng cho chí cổ truyền vẫn có khuynh hướng bám sát nhóm tuổi “teen” theo đuôi họ ngang qua các câu lạc bộ tuổi trẻ, ở nhiều nơi. Bởi, các nhóm mà tác giả này gọi là Thệ Phản khác, có khi còn khắt khe hơn Giáo hội nói chung chung của mình nữa.

Và, ông lại còn xếp hạng cùng với nhóm “Giáo điều”, là nhóm Đồ đệ Đức Kitô, Hội thánh hiệp nhất Đức Kitô, Công giáo La Mã, Mormon, Giáo hội Kinh Điển, Hồi giáo, Giáo hội Báptít, Phong trào Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Có điều chắc chắn là tác giả đã lầm lẫn giữa nhóm Đồ Đệ Đức Kitô với Giáo hội Hiệp nhất của Đức Chúa và coi họ như một giáo phái đại đồng. Sự thật thì những người được thanh tẩy đều là con cái Chúa, đang ở rải rác khắp nơi trên bản đồ của thế giới. Tác giả lại chắc mẫm rằng những vị thuộc Giáo hội Công giáo, Mormon, và Hồi giáo theo nghĩa họ có niềm tin cốt lõi, không thể đổi thay. Trong khi đó, người Công giáo không thường xuyên đi nhà thờ giữ đạo, lại sống rời rạc, không sinh hoạt tập thể, vẫn còn rất đông, đếm không xuể. Và, không hiểu tác giả nói chữ “giáo điều” đây, theo nghĩa nào. Nói chung, thì Helmuth Nyborg đã tạo thứ ấn tượng tách bạch mà lại không có chiều sâu hậu cảnh cần thiết để thiết lập danh bạ mang tính thông tin hơn.

Tắt một lời, tác giả Helmuth Nyborg đã thất bại khi tìm cách xếp loại giáo phái theo quan điểm chọn lựa hoặc quyết tâm làm thành viên của mỗi nhóm, mà lại không đánh bật được ý nghĩa của mỗi chọn lựa, nơi họ. Thật sự thì điều mà tác giả Nyborg cũng như Lynn nói đến, lại chỉ chứng minh được một điều là: sự tự do về trí tuệ đều tương quan với hệ số thông minh cao và với quan điểm khác biệt về niềm tin vào Thiên Chúa, chỉ cốt để chiếu dọi chút ánh sáng khi trắc nghiệm về điểm IQ, thế thôi.” (x. Denyse O’Leary, bđd)

Nói cho cùng, có phân tách và so sánh niềm tin tôn giáo với trí thông minh sáng láng, vẫn là những chuyện nghe qua rồi quên đi. Bởi, người trẻ hay ai đó, có đưa ra những phát giác mới, rất kinh khủng, cũng chỉ là để đánh bóng tư tuởng hoặc lập trường, tưởng-như-là-mới-keng của mình, mà thôi.

Về những “phát giác kinh khủng” liên quan đến niềm tin và sự khâm phục lời dạy của bậc thày, trong ngoài Đạo, có những truyện kể rất dễ nể, để minh hoạ cho các luận chứng nói ở trên, có thể đề ra, như sau:

“Bậc thày Hasan rất nhân hiền của Đạo Hồi, được đệ tử mình hỏi: thầy có bao nhiêu bậc thày cả thảy, thì hiền nhân Hasan đáp:

-Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy sau của ta.

Người đầu tiên là một tên trộm. Có một lần ta đi lạc trong sa mạc, khi ta tìm đến được một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều đi ngủ cả. Nhưng cuối cùng ta cũng tìm thấy một người, ông ta đang khoét vách một căn nhà trong làng. Ta hỏi ông ta xem có thể tá túc ở đâu, ông ta trả lời:"Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân, ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông không ngại ở chung với một tên trộm."

Người đàn ông ấy thật tuyệt vời. Ta đã nán lại đấy hẳn một tháng! Cứ mỗi đêm ông ta lại bảo: "Tôi đi làm đây. Ông ở nhà và cầu nguyện cho tôi nhé!" Mỗi khi ông ta trở về ta đều hỏi: "Có trộm được gì không?" và ông ta đều đáp: "Hôm nay thì chưa, nhưng ngày mai tôi sẽ cố, có thể lắm chứ". Ta chưa bao giờ thấy ông ta trong tình trạng tuyệt vọng, ông ta luôn hạnh phúc.

Có lần ta đã suy ngẫm và suy ngẫm trong nhiều năm ròng để rồi không ngộ ra được một chân lý nào. Ta đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng, tuyệt vọng đến nỗi ta nghĩ mình phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa này. Ngay sau đấy ta chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hằng đêm vẫn quả quyết: “Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ!”

Người thầy thứ hai là một con chó. Khi ta ra bờ sông uống nước, có một con chó xuất hiện. Nó cũng khát nước. Nhưng khi nhìn xuống dòng sông, nó thấy cái bóng của mình nhưng lại tưởng đó là một con chó khác. Hoảng sợ, nó tru lên và bỏ chạy. Nhưng rồi khát quá nó bèn quay trở lại. Cuối cùng, mặc nỗi sợ hãi trong lòng, nó nhảy xuống sông và cái bóng biến mất. Ta hiểu đây là một thông điệp đã được gửi đến cho ta: “Con người phải biết chiến thắng nỗi sợ trong lòng, bằng hành động.”

Người thầy cuối cùng là một đứa bé. Ta đến một thành phố nọ và thấy một đứa bé trên tay cầm một cây nến đã thắp sáng để đặt trong đền thờ. Ta hỏi đứa bé: "Con tự thắp cây nến này phải không?" Đứa bé đáp: "Thưa phải." Đoạn ta hỏi: "Lúc nãy nến chưa thắp sáng, nhưng chỉ một thoáng sau đã cháy sáng. Vậy con có biết ánh sáng từ đâu đến không?"

Đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến và nói: "Ngài thấy ánh sáng đã biến mất, vậy ngài bảo ánh sáng đã đi đâu?" Cái tôi ngạo nghễ của ta hoàn toàn sụp đổ, pho kiến thức kim cổ của ta cũng sụp đổ theo. Lúc ấy ta nghiệm ra sự dốt nát của bản thân. Và từ đó ta vất đi tất cả những tự hào về kiến thức của mình.

Đúng là có thể nói ta không có một ai là thầy, nhưng điều này không có nghĩa ta không phải là một học trò. Ta xem vạn vật là thầy. Tinh thần học hỏi của ta luôn rộng mở hơn tất cả các người. Ta học hỏi từ tất cả mọi vật, từ cành cây ngọn cỏ đến đám mây trên trời kia. Ta không có một người thầy vì ta có hàng triệu triệu người thầy mà ta đã học được mỗi khi có thể. Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò. Điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là có khả năng học hỏi, luôn sẵn sàng học để biết chấp nhận ý nghĩa của vạn vật.”

Nói gì thì nói. Kể gì thì kể, dù kể về bậc thày-nhân-hiền ở nhiều nơi, vẫn là nói và kể về những điều rất đáng nể. Để thực hiện trong cuộc đời. Duy có một chân lý được đấng bậc hiền nhân quân tử xưa từng quả quyết:

“Anh em là giống nòi được tuyển chọn,

là hàng tư tế vương giả,

là dân thánh,

dân riêng của Thiên Chúa,

để loan truyền những kỳ công của Người,

Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối,

vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền.

Xưa anh em chưa phải là một dân,

nay anh em đã là Dân của Thiên Chúa;

xưa anh em chưa được hưởng lòng thương xót,

nay anh em đã được xót thương.”

(1P 2: 9-10)

Là dân con được Chúa tuyển chọn, được hưởng lòng xót thương từ Đức Chúa, hẳn bạn và tôi ta càng có lý để hát lên những lời mà người nghệ sĩ ngoài Đạo vẫn còn hát:

“Dù đến rồi đi, tôi cũng xin tạ ơn Người

tạ ơn đời, tạ ơn ai đã cho tôi

còn thấy những ngày ngồi mơ ước, cùng Người.

(Trịnh Công Sơn – bđd)

Hãy cứ tạ ơn Người. Dù Người đã đến, rồi lại đi. Người có đi, nhưng Người sẽ về lại cùng Thánh Thần Người để ở mãi mãi với con người. Hãy cứ tạ ơn nhé anh, nhé em. Ơn người. Ơn đời.

Trần Ngọc Mười Hai

những quyết tâm và tụng niệm

sẽ mãi mãi tạ ơn Người.

Tạ ơn mọi người.

___________________________________________________________________

41. “Đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa”

Như mưa đời phất phơ, chắc ta gần nhau chưa?”

(Phạm Duy/Nguyễn Tất Nhiên – Em HIền Như Ma Soeur)

(Mc 6: 3/Mt 27: 56; 28: 1)

Mới chỉ đưa em đi hay dắt em về dưới mưa thôi, mà nhà thơ đã lơ mơ cùng nghệ sĩ lại cứ bảo “nói năng chi cũng thừa”, thế là sao? Phải chăng, vì “cơn mưa đời phất phơ”, vẫn làm em hát mãi câu ca đầy thách thức: “chắc ta gần nhau chưa?”

Sự đời, kể cũng lạ. Lạ, đến hết biết. Và, hết hiểu nổi. Hiểu và biết, tâm hồn người nghệ sĩ cùng thi nhân, vẫn cứ lon ton/đon đả những đưa cùng đón em về dưới mưa, mà lòng thấy chưa gần. Để rồi lại bảo: “Em hiền như‘ma soeur”, giống hệt như: “Anh lành như mon frère”.

Thật ra, khi diễn tả đức tính thùy mị, dịu dàng của “người em” mà tác giả mô tả là “hiền như ma soeur”, thì không chắc đây có là cụm từ chỉ rõ nhân vật ấy là tu sĩ nam/nữ ở Đạo mình hay không! Bởi, bạn và tôi, hẳn ta vẫn nhớ ảnh hình người nữ tu chuyên trách chức giám thị của các trường tiểu học (còn gọi là “soeur surveillante”) với chiếc roi mây hay cây thước dài trong tay cứ đập xuống bàn, thì bầy em thơ có dạn dĩ cách mấy cũng phát khiếp, sẽ không còn cho bà là bậc nữ lưu hiền hoà nữa. Hoạ chăng, tác giả gọi “ma soeur” ở đây, là gọi và nói về người em nhỏ, đã ướt thấm đôi vai “ưu tình”, ở dưới mưa, vừa mới hát:

“Vai em tròn dưới mưa, ướt bao nhiêu cũng vừa

Như ưu tình đã xa, thấm linh hồn em yêu...”

(Phạm Duy/Nguyễn Tất Nhiên – bđd)

Thật ra, thì: khi hát câu “em hiền như ma soeur” là hát và nói về người em nhỏ có hiền hay dữ cũng chẳng thành vấn đề. Vấn đề chỉ thành, khi người ca sĩ lại cứ gào thêm ngôn từ nghe đến sợ, như:

“Em hiền như ‘ma soeur’, vết thương ta bốn mùa

Trái tim ta bệnh hoạn, em yêu này em yêu..

Ta nhờ em ru ta, hãy ru tên vô đạo,

Hãy ru tên khờ khạo, em yêu này em yêu...”

(Phạm Duy/Nguyễn Tất Nhiên – bđd)

Nói làm sao đây, khi người em nhỏ rất ‘ma soeur’ ấy vẫn không hiền như nhà thơ hay nghệ sĩ vẫn nghĩ? Hoặc, giả như người nhà Đạo lại cho rằng chính mình mới đích thực là đấng hiền lành, chân chất, rất đáng yêu, thì thế nào?

Nói thế, tức vấn đề sẽ đi vào ngõ cụt, thật khó rút. Bởi, nếu nhận định như trên, cần phải xét lại hoặc nghiên cứu cho kỹ mới được. Thôi thì, hôm nay, mời bạn và mời tôi, ta đi vào nghiên cứu với sưu tra, xem ý lực nào thực chính đáng. Trước khi đi vào chi tiết, tưởng cũng nên nghe truyện kể nhè nhẹ về bé em ở huyện nhà, đã thổ lộ:

“Sáng hôm ấy, bố mẹ thấy bé Bính tự dưng sách cặp về nhà dõng dạc tuyên bố một câu rất thực về sự thật, rằng:

-Ba me đừng hỏi sao hôm nay con lại quay về nhà, chẳng chịu học. Con có phép có tắc đàng hoàng hẳn hoi đấy!

-Thế cơ đấy, phép tắc là phép gì vậy?

-Dạ, con đã thưa với bà thầy rằng: nhà con vừa có thêm một em bé, ngay tức khắc bà thày bảo là: con có thể về nghỉ để vui niềm vui chung với gia đình mình…

-Ấy, mẹ mình sinh một lúc những hai em sinh đôi cơ! Con có nói với cô như thế không?

-Con có ngu gì đâu bố. Cái đó, con để dành cho tuần tới mới tuyến bố… hì hì.

Sinh đôi hay sinh ba, bé em vẫn là người em nhỏ Chúa tặng ban cho gia đình mình vui. Chả thế mà, hồi còn trẻ nhiều bé em thường vui hát bài ca sinh hoạt có câu thơ rất ư là ồn, rằng: “Càng đông, chúng ta càng vui nhiều. Càng vui nhiều càng thú nhiều. Càng đông, chúng ta càng vui nhiều, càng vui nhiều càng yêu…”

Vâng. Đúng như thế. Càng vui nhiều, ta lại càng yêu. Yêu, như yêu người em nhỏ “hiền như ma soeur”, hay “lành như mon frère” ở Nước Trời nhà Đạo rất tôn kính vẫn có câu Kinh Sách từng xác quyết, về anh/chị hoặc em của Chúa, như sau:

“Ông ấy không phải là bác thợ,

con bà Maria,

và anh em với Giacôbê, Giôsê, Giuđa và Simôn đó ư?

Và, các chị em của ông,

lại không ở giữa ta đây sao? "

(Mc 6: 3)

Được làm anh chị em của Đức Giêsu ở Nước Trời, hẳn đó phải là ân huệ từ trời ban cho mới được. Ân huệ ấy, nhà Đạo mình đều cảm nghiệm một cách thân thương. Bởi, có cảm nghiệm rất thân và rất thương như thế, nên các người anh/người chị trong cộng đoàn Hội thánh, đôi lúc cũng có những ưu tư nhè nhẹ, khá thắc mắc. Ưu tư, là ưu phiền tạo tâm tư sầu lắng như câu hát, ở dưới:

“Em mang hồn vô tội, đeo thánh giá huy hoàng

Còn ta nhiều sám hối mà sao vẫn hoang đàng..

Đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa

Đưa em về dưới mưa, có nhau mà như xa...”

(Phạm Duy/Nguyễn Tất Nhiên – bđd)

Ưu tư của nghệ sĩ/thi nhân ngoài Đạo khi xưa có thể là như thế. Tức, “có nhau mà như xa”. Còn ở đây, thắc mắc của bà con thành viên Hội thánh ở Nước Trời, lại khác hẳn. Khác, như lời hỏi han với han hỏi, lâu nay rày vẫn thấy:

“Mới đây, con có xem một cuốn phim tài liệu trên truyền hình thấy người thuyết minh đã nói như đinh đóng cột, về chuyện Đạo bảo rằng: Mẹ Maria có đến 5 người con. Đọc Kinh thánh, con thấy thánh Mác-cô cũng nói đến “anh em/chị em của Chúa Giêsu”. Không hiểu sao mấy người đi Đạo bạn con, lại vẫn bảo: Chúa Giêsu là Con Duy Nhất của Đức Mẹ. Trường hợp này, Cha giải thích sao đây? (Người hỏi là cư dân ở Sydney, lại vẫn không ghi tên mình)

Ghi hay không ghi tên tuổi ở thư từ, cũng chẳng thành chuyện. Bởi, hễ cứ hỏi là sẽ được đấng bậc phụ trách mục hỏi/đáp sẽ có lời giải mã. Và, đấng bậc giải mã hôm nay sẵn sàng đáp trả bất cứ lời nào có liên quan đến thần học Kinh thánh, như sau:

“Như anh/chị nói đó, trong Tân Ước cũng có một vài đoạn nói về các người anh hoặc chị em của Đức Giêsu, hoặc chỉ đơn giản nói về anh/em hoặc “các anh em của Chúa”. Nay, ta hãy xem xét về chuyện này, để không bị kết tội là nhắm mắt mà làm ngơ, không cứu xét.

Thánh Mátthêu kể lại rằng khi Đức Giêsu đang giảng dạy tại Hội đường “ở xứ sở” của Ngài, thì dân chúng nói: “Ông không phải là con bác thợ sao? Mẹ của ông không phải là bà Ma-ri-a; anh em của ông không phải là các ông Gia-cô-bê, Giô-xếp, Si-môn và Giu-đa sao? Và chị em của ông không phải đều là bà con lối xóm với chúng ta sao? Vậy bởi đâu ông ta được như thế?" (Mt 13: 55; Mc 6: 3; Mc 6: 1-3)

Rõ ràng, là: điều mà dân chúng nói đến không hẳn chỉ là anh em hoặc chị em của Đức Giêsu theo nghĩa rộng trong đó kể cả các tông đồ cũng được coi là anh em của Ngài, nhưng đúng hơn chính là bà con thân thuộc theo đúng nghĩa.

Về sau, khi doãn lại cảnh trí diễn ra trên thập giá, thánh Matthêu nói có nhiều phụ nữ có mặt ở đó, trong số này có “bà Ma-ri-a Mác-đa-la, bà Ma-ri-a mẹ các ông Gia-cô-bê và Giô-xếp, và bà mẹ các con ông Dê-bê-đê.” (Mt 27: 56). Như thế, rõ ràng điều này có nghĩa là thánh Giacôbê, Josê không phải là anh em của Đức Giêsu, đúng hơn là con của nữ phụ khác có tên là Maria.

Thánh Gioan tiếp thêm chút ánh sáng cho vấn đề này. Mô tả cảnh trí nơi thập giá có Chúa, thánh sử viết: “Đứng gần thập giá Đức Giêsu, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Maria vợ ông Cơlôpát, cùng với bà Maria Mácđala.” (Ga 19: 25)

Rất có thể là bà Maria này, vợ ông Clôpát, cũng vẫn là bà Maria, Mẹ của thánh Giacôbê và Jôsê. Như thánh sử Gioan có nói: Bà là chị của Mẹ Maria, thân mẫu của Chúa.

Điều này chứng minh tại sao thánh Giacôbê và Jôsê được biết là “anh/em” hoặc “các anh em” của Đức Giêsu. Như thế, các ngài là anh/em họ hoặc ít ra cũng là bà con gần nhất với Đức Chúa.

Bản dịch tiếng Anh qui về thánh Giacôbê và Jôsê là “anh/em” đúng hơn là “các anh em”. Xem thế thì đã rõ, đoạn Kinh thánh đây cho biết các vị này không phải là anh/em cho bằng là họ hàng gần với Đức Giêsu, thôi. Và, cụm từ “Các anh em” đã được Văn Bản Chuẩn Mực của Ấn Phẩm Công Giáo có Sửa Sang đã sử dụng là bản văn chính xác.

Cùng một ý hướng như thế, cụm từ “chị/em” được dùng để chỉ về bà Maria, vợ của Clôpát, trong quan hệ với Đức Mẹ không thể coi là chị/em ruột nhưng chỉ là người chị hoặc em theo nghĩa rộng của người bà con hoặc họ hàng rất gần, thôi.

Xem như thế, thì thánh Giacôbê và Jôsê không thể là anh em họ với Đức Giêsu cho bằng là bà con họ hàng thuộc nhánh nào đó. Cũng như khi thánh sử Mátthêu nói đến ông Simôn và Giuđa là các anh em của Đức Giêsu, phải hiểu rằng có thể các ngài là bà con họ hàng với Chúa, thôi. Cũng như thế, khi Tân Ước qui chiếu nói về các người “chị/em” của Đức Giêsu, người đọc phải hiểu các vị này theo nghĩa như thế.

Để tóm kết, cũng nên qui chiếu sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo cũng có viết: “Hội thánh luôn hiểu rằng các đoạn sách thánh đây không dẫn về những người con nào khác của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria. Thật ra, thì thánh Giacôbê và Jôsê , “anh/em của Đức Giêsu” là con của bà Maria khác, cũng là đồ đệ theo Chúa, mà thánh Mátthêu nói rõ: “Và, một bà khác cũng tên là Maria” (x. Mt: 27: 56; 28: 1). Tức các bà là họ hàng rất gần với Đức Giêsu, hiểu theo nghĩa của Cựu Ước .” (x. Sáng Thế Ký 13: 8; 14: 16; GLHTCG #500)

Ngoài các văn bản Kinh thánh như ta vừa xem xét, lý do rất vững chãi cho thấy tại sao Hội thánh lại dạy con dân mình rằng Đức Giêsu không có anh/em hoặc chị/em là lấy từ Thánh Truyền mà ra.

Ngay từ đầu, Hội thánh luôn tin tưởng và dạy dỗ con dân mình rằng Đức Maria đồng trinh vẹn toàn không chỉ vì Mẹ sinh ra Đức Giêsu thôi mà vì suốt đời Mẹ, Mẹ vẫn sống như thế. Mẹ không có quan hệ xác thịt với thánh cả Giuse vào lúc nào hết. Vì thế nên, Mẹ không có người con nào khác.

Chuyện này cũng rất ăn khớp với điều mà các nhà viết sách tu đức từng bày tỏ rằng nếu không, thì chuyện Mẹ có nhiều con khác sẽ không xứng hợp với cung lòng tinh tuyền vô nhiễm tội truyền của Đức Mẹ, tức cung lòng thánh thiêng được Chúa chọn làm nơi trú ngụ trong suốt thời gian Mẹ cưu mang.

Trong số các thánh Giáo phụ của Hội thánh, thánh Ambrôsiô , thánh Giêrônimô, thánh Âu Tinh, Êpiphanô và thánh Basiliô hoặc một số thánh cả khác đều đã quả quyết rằng tính chất đồng trinh của Đức Mẹ là điều xảy ra vĩnh viễn, suốt đời Mẹ. Thánh Basiliô có nói: “Bạn bè Đức Kitô không thể nào nhân nhượng được nếu như các ngài nghe được rằng Mẹ của Thiên Chúa lại chấm dứt không còn đồng trinh sạch sẽ nữa.” (x. Bài Giảng về Thế Hệ Đức Kitô Rất Thánh, #5).

Cũng theo Thánh truyền, thì Công Đồng Chung thứ 5 về Đại Kết tổ chức tại Constantinople năm 553 sau Công nguyên, đã tặng ban cho Đức Mẹ Maria tước hiệu là “Mẹ Đồng trinh vĩnh hằng”, tiếng Hy Lạp gọi là “Aeiparthenos. Và, đây là tín điều buộc mọi người Công giáo chúng ta phải tin thôi. (x. Lm John Flader, Question time, The Catholic Weekly 10/4/2011, tr. 10)

Đụng vào vấn đề của niềm tin, mà lại phiếm, thật ra cũng không phải phép cho lắm. Nhưng phiếm ở đây, không có nghĩa là bàn chuyền “bá láp bá xàm” nhưng là dám bàn cả chuyện đứng đắn, nhưng theo hình thức lai rai, nhè nhẹ. Trong khuôn khổ thâm thấp của nhà Đạo ở chốn dân gian, rất không trang trọng. Không vụ hình thức. Thế mới gọi là phiếm. Là, một chút mạn đàm, chốn bình dân.

Bình dân đây, hoàn toàn không có nghĩa thấp hèn hoặc lèm bèm như trong buổi “khilikhitô” cũng năng nổ, có luận và có bàn, nhưng không đưa đến một phản bác, xét lại hoặc ưu tư. Luận và bàn, ở đây, theo tính cách dân gian cho dễ hiểu, để còn tin và yêu, rất trân trọng. Có ý thức. Thanh minh, minh định và rào đón thế xong, nay xin mời bạn và mời tôi, ta đi vào địa hạt thơ văn người đời có những lời na ná của nghệ sĩ, từng khuyến khích:

“Đưa em về dưới mưa, chiếc xe lăn dốc già

Đưa em về dưới mưa, áo em bùn lưa thưa

Đưa em về dưới mưa, hỡi cô em bé nhỏ

ôi duyên tình đã qua, có bao giờ không xưa?”

(Phạm Duy/Nguyễn Tất Nhiên – bđd)

Với thi nhân họ Nguyễn và nghệ sĩ lão gia họ Phạm, thì khi gọi “cô em bé nhỏ”, nào những “ma soeur, này ma soeur”, là các vị chỉ muốn nói về những “duyên tình nào đã qua”, có chuyện tình “nào (lại) không xưa”. Chuyện tình xưa, như chuyện dưới mưa. Cũng là “đeo thánh giá huy hoàng”, còn bản thân ta “nhiều sám hối”, mà “sao vẫn hoang đàng?”

Ngồi buồn phiếm “loạn” hôm nay, chắc bạn và tôi, ta không phải là thi nhân “hoang đàng” hoặc “sao đó”, nhưng chỉ là những người vẫn “đeo thánh giá huy hoàng”, rất “sám hối”, dù “vô tội” hay vô số tội, vẫn cứ hát:

“Đưa em về dưới mưa,

nói năng chi cũng thừa.

Như mưa đời phất phơ,

chắc ta gần nhau chưa?”

(Phạm Duy/Nguyễn Tất Nhiên – bđd)

“Đưa nhau về dưới mưa”, dù mưa đó có lưa thưa, phất phơ như cuộc đời của ai đó, hẳn người người sẽ nhắn nhau chỉ đôi câu, rất “không thừa”, nhưng tràn đầy ý nghĩa, đó là: “chắc ta gần nhau chưa”.

Đúng thế, trong cuộc đời của người và của nhà Đạo, vấn đề quan trọng cần lưu tâm /lưu ý hết mọi vị, vẫn luôn là “chắc ta gần nhau chưa”. “Gần” ở đây, chưa hẳn là gần gũi theo diện họ hàng/hang hốc, rất bà con. Mà, chữ “Gần” ở đây, vẫn có thể là sự “cận kề” rất thân quen, mật thiết. Như lời Thầy Chí Ái từng nhắc nhở, ở thánh kinh, rằng:

Có kẻ thưa Người rằng:

"Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài kia,

tìm cách nói chuyện với Thầy."

Người bảo kẻ ấy rằng:

"Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?"

Rồi Người giơ tay chỉ các môn đệ và nói:

"Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi.

V́ phàm ai thi hành ư muốn của Cha tôi,

Đấng ngự trên trời,

người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi."

(Mt 12: 47-48)

Và hôm nay, qua luận phiếm về tính cách bà con/họ hàng của Chúa, “những người thi hành ý muốn của Cha”, vẫn còn đó câu hát của thi nhân ngoài Đạo cũng rất buồn: “Chắc ta gần nhau chưa?” Nói nôm na, thì sẽ bảo: nếu ta vẫn tự hào là người Công giáo, mà sao chưa xác tín lời dặn của Chúa, trích ở trên. Hay, ta cũng đã xác tín, nhưng vẫn hỏi một câu để đời, rằng: “Chắc ta gần nhau chưa?” Tức, chắc gì ta đã là “anh em của Đức Chúa”? Hỏi ở đây, hôm nay phải chăng là đã trả lời rồi, hỡi bạn và hỡi tôi, những người anh/người chị cũng “hiền như ma soeur”, hay rất “lành như mon frère”, của chúng mình!

Bần đạo nay không tin rằng: hỏi tức đã trả lời rồi. Bởi, nếu quả có thế, thì sao nhiều vị vẫn thích nghe nhạc bản có lời cứ ê a, mà rằng:

“Em hiền như ma soeur,

vết thương ta bốn mùa,

rái tim ta bệnh hoạn,

ma soeur này ma soeur”…

(Phạm Duy/Nguyễn Tất Nhiên – bđd)

Hát thì hát thế, nhưng vẫn cứ mong sự thật không phải thế hỡi bạn hiền, những “mes soeurs” hoặc “mes frères”, của tôi và của bạn, ở ngoài đời. Hoặc trong Đạo.

Trần Ngọc Mười Hai

Cũng ít hát câu

“em hiền như ma soeur”

vì rất sợ và không tin

em hiền như thế.

___________________________________________________________________




tải về 2.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương