Chuyện phiếM ĐẠO ĐỜi tập VI nhà xuất bản hội nhà VĂn cùng một tác giả



tải về 2.12 Mb.
trang22/25
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích2.12 Mb.
#26243
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25

44. “Rồi đây một mai lối xưa tôi về”

Kể chuyện buồn vui hai đứa mình nghe.



Một gian nhà tranh giấc mơ đềm êm

lắng nghe tiếng nhịp con tim,

hai người gọi chung một tên…”

(Minh Kỳ/Hoài Linh – Nếu Một Mai Anh Biệt Kinh Kỳ)

(Cv 1: 8-9)

Thời buổi này, làm gì còn có giấc mơ xưa, những là “một gian nhà tranh giấc mơ đềm êm”, “lắng nghe tiếng nhịp con tim” để rồi ta cứ ngồi đó mà “kể chuyện buồn vui”, “hai đứa mình nghe”, thôi. Quả thế! Một đứa nghe thôi, cũng đã chết. Huống hồ là, những hai người đều nghe thì làm sao nuốt nổi những tư tưởng rất “tưng bừng”, nhiều sáng kiến. Vâng. Đây, chỉ là những giấc mơ lờ mờ, một giấc mộng rất “xưa rồi Diễm”, của “Diểm Xưa”, mà người anh “biệt kinh kỳ”, đã rồi đây “một mai”, hay mai một, đến như thế?

Ngay cả cụm từ “biệt kinh kỳ” do hai tác giả Minh Kỳ và Hoài Linh sáng chế, tuổi trẻ hôm nay làm sao hiểu nổi, nếu không tra cứu thêm từ điển? “Kinh kỳ” đây, dù người em ở lại dù có hiểu rõ đi nũa, cũng đâu là những kỳ đọc kinh/ngắm kệ hay kể lể về những gì kỳ lạ, của vị kinh sư, rất khiếp kinh ở Israel vào thời ấy. Cũng chẳng là bài thuyết pháp/giảng giải ở nhà thờ về các chi tiết liên quan đến người đời, sống cuộc đời người, ở đâu đó.

“Biệt kinh kỳ”, hay còn là giã biệt kinh đô rất lạ kỳ, chỉ là lời nhắn gửi người anh/người chị thân thương trước khi anh/chị về chốn hoàng hôn chốn lính trận, tìm “tình nào hơn nước non”, thời đó thôi. Kinh kỳ hôm nay, đâu ai chịu giã biệt, lại cứ ùn ùn kéo về thủ đô nước Việt ở phiá Nam, để dân số hôm nay lên những hai chân số, hơn 10 triệu!

Với người đời, “kinh kỳ” (hay còn gọi là “cố đô”) của tâm hồn đã giã biệt, lại là những tính chất “cá biệt” trong nếp sống xưa, cần khai tỏ. “Kinh kỳ” ấy, “cố đô” này, vẫn có thể là như ý nghĩa của truyện kể rất nhẹ nhàng, ở bên dưới:

“Chuyện kể rằng,

có vị vua nọ ngày đêm lo lắng về sự an nguy cho vương quốc mình về những kho báu cũng như ngai vàng của mình, nên nhà vua không còn thấy bình an trong cuộc sống. Ông lại nghi ngờ các vị quan/dân các cấp. Và, tương lai trở thành nỗi hãi sợ, ám ảnh ông.

Từ cung điện cao sang nhìn xuống lớp dân đen/nghèo hèn ồm yếu nhưng hạnh phúc, nhà vua thấy mình thèm được như họ. Thấy nơi họ, toát lên nỗi đơn sơ, chân chất, không lo lắng điều gì về tương lai, mai ngày. Vốn dĩ luôn thắc mắc, với nghi ngờ, nên vua tò mò quyết cải trang thành người hành khất để tìm hiểu xem do đâu mà lớp dân nghèo của nước mình lại bình an, không lo lắng đến tương lai.

Một ngày kia, vua giả dạng người ăn mày gõ cửa nhà một người nghèo để xin ăn. Người nghèo mời ăn mày vào nhà và cùng sẻ san ổ bánh mì với thái độ hân hoan, rất yêu đời. Vua hỏi:

-Điều gì làm ông sung sướng đến như vậy?”

Người nghèo đáp:

-Tôi hân hoan sung sướng vì có được một ngày đẹp. Tôi sửa giày chữa dép chỉ cần kiếm đủ tiền mua ổ bánh cho buổi cơm tối nay, thế là đủ.

Vua hỏi tiếp:

-Thế, chuyện gì xảy đến, nếu mai ngày ông không kiếm đủ tiền mua bánh thì sao?

-Tôi có niềm tin vào mọi ngày. Ngày qua ngày, mọi chuyện cũng sẽ tốt đẹp thôi.

Sau khi ra về, vua muốn thử lại niềm tin của người thợ giày, hôm ấy, bèn ra lệnh cấm tất cả mọi người sửa giày dép không được hành nghề này trong vương quốc của ông nữa. Thoạt khi biết rằng nghề của mình bị cấm đoán, người thợ giày bèn nhủ thầm: “Ngày qua ngày, rồi ra thì mọi chuyện cũng sẽ tốt đẹp thôi”. Lập tức, ông thấy có vài phụ nữ gánh nước ra chợ để tưới rau bán, ông bèn xin được làm chân gánh nước thuê cho họ. Và hôm đó, ông kiếm đủ tiền để mua bánh mì cho buổi tối, thế cũng xong. Tối về, vua ông lại giả dạng người hành khất lại đến thăm người gánh nước nghèo. Gặp vua-giả-dạng-làm-hành khất, người nghèo gánh nước vẫn giữ thái độ ung dung, thư thái với ổ bánh mì đạm bạc, đang nhai, kể lại chuyện gánh nước mướn hôm ấy.

Một lần nữa, để thử thách niềm tin của người nghèo gánh nước mướn, vua lại ra lệnh cấm không ai được phép hành nghề gánh nước mướn trong vương quốc của mình, nữa. Và cứ thế, người nghèo nói trên thay đổi rất nhiều nghề, rất khác biệt. Nhưng, ở nơi ông, vẫn luôn có sự bình an và tin tưởng vào triết lý sống “ngày qua ngày” của mình. Còn vua, vẫn không thể nào hiểu được làm sao người nghèo nước ông lại có được sự bình an và niềm tin chân chất, giản đơn đến thế. Rồi cứ thế, mỗi lần bị cấm hành nghề, người nghèo kia lại cứ thản nhiên tin rằng, “Ngày qua ngày, mọi chuyện rồi ra cũng tốt đẹp, thôi.”

Quá tò mò trước triết lý sống giản dị của người dân nghèo hèn, vua lại ra lệnh cho các quan văn võ trong nước sắp xếp sao để buộc tất cả mọi người nghèo trong nước phải trở thành lính kiểng trông nom canh gác cho cung điện của mình. Thật tội nghiệp cho người nghèo kia, từ nay không được lãnh lương tiền hằng ngày để mua bánh mì mà sống, phải đợi đến cuối tháng mới có. Tính sao đây? Dù vậy, anh ta cũng lại tìm ra cách thức bán gươm đao do trên cấp phát, để có tiền mua bánh mì cho nguyên cả tháng.

Tối về nhà, thế là anh ta lại có bánh mì để ăn, nên vẫn hạnh phúc với triết lý sống “ngày qua ngày, mọi việc rồi cũng tốt thôi.” Vua nghe thế, lại giả dạng dân thường, đến thăm ông và hỏi:

-Lâu nay, ông làm nghề gì để kiếm tiền mua bánh ăn độ nhật, thế?

-Tôi, nay được cất nhắc làm lính hầu ở dinh vua, cũng thấy sướng. Có dư tiền độ nhật.

Rồi, anh đơn sơ kể thật chuyện làm lính hầu ở dinh vua, chỉ lãnh lương lương tiền vào cuối tháng mà thôi, nên đã bán gươm thật đi, đổi lại, anh lấy tiền mua đủ bánh mì cho nguyên một tháng. Để rồi đến ngày lãnh lương, anh sẽ chuộc lại chiếc gươm thật và như thế, có thể tiếp tục được cuộc sống “ngày qua ngày”, tuy đạm, bạc, nhưng rồi cuộc sống cũng tốt đẹp cả thôi”. Không bon chen, giựt giành với người khác. Vua lại hỏi:

-Không có gươm thật, làm sao canh giữ được dinh thự của vua quan?

Anh bèn bật mí cho khách biết:

-Hiện thời, chiếc gươm tôi sử dụng chỉ là gươm giả bằng gỗ, cũng không sao.

Vua hỏi tiếp:

-Nhưng nếu anh bị cấp trên bắt buộc phải rút gươm thật cho họ xem xét thì sao?

-Ngày qua ngày, mọi chuyện rồi cũng tốt đẹp cả thôi.

Quả là, hôm sau người ta bắt được một tên trộm khét tiếng cấp trên quyết định xử chém. Vua quan yêu cầu người nghèo được tuyển làm lính canh kia phải ra tay thực hiện vai trò của tên đồ tể chém đầu tay ăn trộm. Bởi lẽ, vua thừa biết: với chiếc gươm bằng gỗ, người-nghèo-được-làm-lính kia dẫu có ba đầu sáu tay, cũng không thể tuân được lệnh vua ban. Và như thế, xem niềm tin vào triết lý sống “ngày qua ngày, mọi sự rồi ra cũng tốt đẹp cả thôi,” của anh sẽ ra sao. Khi tên tử tội vừa quì mọp dưới chân anh lính nghèo thống thiết nài van anh tha mạng, vì y ta còn vợ còn con nhỏ, phải nuôi dưỡng. Anh lính nghèo nhìn đám đông xung quanh một hồi, rồi hô lớn:

-Lạy Đấng Tối Cao, nếu người này có tội thực, thì xin cho con được phép thi hành lệnh của vua quan ban. Nếu anh vô tội, xin Ngài biến gươm này thành gươm gỗ, để cứu hắn.

Ngay tức thì, anh rút gươm ra chém đầu tên tử tội. Nhưng vì chiếc gươm anh cầm chỉ là gươm gỗ nên tên tử tội không bị giết. Đám đông chứng kiến sự thật như trên, bèn la lên: “Phéo lạ! Quả, đây là phép lạ!” Và, trước cảnh tượng hỡi ôi là như thế, vua bèn truyền lệnh tha cho tên trộm khỏi chết, đồng thời tiến đến người lính nghèo thú thật:

-Trẫm đây, là người giả làm hành khất cứ đêm đêm tới hỏi chuyện ngươi. Từ nay, trẫm muốn anh là bạn và là quân sư cho trẫm.”

Truyện kể rất nhẹ nhàng. Đơn giản. Hơi mang chút ít tích cổ. Nhưng trong phiếm luận đường dài rất lai rai, thì cổ hay tân không là điều quan trọng. Quan trọng là lời bàn của người kể, hôm nay lại dẫn đưa một lời bàn về triết lý của cuộc sống “Ngày qua ngày” có lời lẽ như sau:

“Cuộc sống chỉ quan trọng nhất thời hiện tại. Dù có cả quá khứ lẫn tương lai. Triết lý của thanh niên nghèo kia, là triết lý thực đặt giá trị thực tiễn lên trên tiền bạc, danh chức, sắc dục và quyền lực. Cứ cho đi người đời chỉ quí trọng giàu sang, quyền thế đến thế nào đi nữa, nếu người người hôm nay không sống chân phương/trung thực, thì chẳng thể nào cảm nhận được giá trị của chính cuộc sống ấy. Nếu người người không sống giây phút hiện tại, thì cuộc đời mình cũng chỉ là chuỗi ngày tìm bắt cái bóng hình của “bình an, hạnh phúc”, rất vô vọng.

Hiểu như thế, thì “kinh kỳ” của người đời, chừng như vẫn còn mang tính không gian và thời gian, để lưu luyến. Chẳng thế mà, người đời cứ theo chân nghệ sĩ vẫn hát lời ca thẫn thờ, rất luyến nhớ, rằng:

“Tám hướng bốn phương trời mây

thôi nhé anh đi từ đây

Kỷ niệm nào không có vui hay buồn

chiều nào không có hoàng hôn

tình nào hơn nước non…”

(Minh Kỳ/Hoài Linh – bđd)\

Với nhà Đạo, “kinh kỳ” mà Thầy Chi Ái giã biệt, không phải là chốn miền xảy đến ở không gian có thương đau. Xao xuyến, Có nỗi niềm đầy luyến lưu. Rõ ràng tình huống “kinh kỳ” Thầy giã biệt, là thế này:

“Nói xong,

Người được cất lên ngay trước mắt các ông,

và có đám mây quyện lấy Người,

khiến các ông không còn thấy Người nữa.”

(Cv 1: 9)

Xem như thế, “kinh kỳ” Thầy giã biệt, không là không gian hay thời gian của trần thế, mà là trạng huống qua đó Thầy có rời-nhưng-không-bỏ. Thầy về với Cha, nhưng không quên nhắn nhủ dân con ở lại, bằng những Lời đầy xác quyết:

“Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần

khi Người ngự xuống trên anh em.

Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy

tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari

và cho đến tận cùng trái đất."

(Cv 1: 8)

Xem như thế, thì “kinh kỳ” Thầy giã biệt, là tình huống có sức mạnh của Thánh Thần Chúa ở với dân con, để mọi người rồi sẽ làm nên tất cả. Sẽ, sống hạnh phúc rất đích thực. Không chỉ như quan niệm của thanh niên nghèo hèn vẫn cứ sống “ngày qua ngày”, chẳng lo gì quá khứ lẫn vị lai. Nhưng, tất cả sẽ là nét đặc trưng của cộng đoàn Nước Trời, luôn trông cậy vào Thánh Thần Chúa, đến với mình.

Có thể, có người sẽ ngược giòng lịch sử rồi cho rằng Hội thánh thời tiên khởi cũng hoang mang khi Thầy Chí Thánh về với Cha. Rất có thể, lúc đầu chỉ là những tình cảm sướt mướt, khi không thấy Thầy ở cạnh nữa. Nhưng tình cảm uỷ mị ấy đã được cất đi, để nhường cho những quyết tâm được Thầy dặn dò, một chúc thư:

“Đức Giê-su đến gần, nói với các ông:

"Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất.

Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ,

làm phép rửa cho họ nhân danh

Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần,

dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em.

Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế."

(Mt 28: 19-20)

Đồ đệ Chúa hôm nay, trong nhiều hoàn cảnh thực tế, hẳn sẽ có vị còn duy trì thái độ ủy mị, khi Chúa “được cất về trời”. Nhưng, cũng có nhiều vị vẫn hiên ngang nhớ lời Thầy dặn dò, để mà sống. Sống oai hung, chỉ biết và nhớ những điều ấy. Mặc cho ai có phê bình chỉ trích mình là người sao, cũng vẫn mặc.

Người đời hôm nay, cũng thế. Có người, cũng liên tưởng đến buổi “Biệt kinh kỳ” của Chúa, để rồi, lúc này hay lúc khác, quyết thực hiện điều Chúa dặn dò bằng phương cách này khác, như giùm giúp cả người dưng khách lạ, dù chỉ một ý kiến nhỏ nhoi, dù cho người đời có coi mình chẳng ra gì, như truyện kể để minh hoạ ở bên dưới:

“Một anh tài xế xe tải làm công việc thường ngày giao hàng cho một bệnh viện tâm thần, đang đậu xe bên cạnh một ống cống nước.

Lúc chuẩn bị rời bệnh viện, anh nhận thấy có một bánh xe bị xì hơi. Anh kích chiếc xe tải lên và tháo bánh xe xì hơi để thay vào đó một bánh xe dự phòng. Lúc sắp sửa gắn bánh xe mới vào, đột nhiên anh làm rơi cả bốn chiếc bù lon xuống ống cống nước. Anh không thể nào vớt những chiếc bù lon ra khỏi ống cống được, và bắt đầu hoảng lên vì không biết phải làm gì. Ngay lúc đó, một bệnh nhân đi ngang qua và hỏi anh tài xế tại sao trông anh có vẻ hốt hoảng như vậy. Người tài xế tự nghĩ, bởi vì mình mà còn không làm được huống gì cái gả điên này, nên để gã ta đi cho khuất mắt, người tài xế xe tải nói sơ qua tình hình và đưa một cái nhìn thất vọng. Người bệnh nhân cười anh tài xế và nói:

-Chỉ mỗi cái việc đơn giản như vậy mà anh còn không cách nào làm được. Không lạ gì anh sinh ra chỉ còn cái nghề tài xế xe tải để sống". Người tài xế lấy làm ngạc nhiên khi nghe lời nhận xét như vậy từ một gã tâm thần. "Đây là cái anh có thể làm", gã tâm thần nói.."tháo một cái bù lon từ mỗi trong ba bánh xe kia và gắn vô cái bánh xe này. Rồi lái xe xuống cửa tiệm gần nhất và thay những cái bù lon còn thiếu vô. Đơn giản quá phải không anh bạn?"

Người tài xế quá cảm kích với lối giải quyết nhanh chóng này liền hỏi người bệnh:

-Anh giỏi và thông minh như vậy sao lại có mặt ở bệnh viện tâm thần này thế?

Người bệnh trả lời:

"Anh bạn ạ! Tôi ở đây bởi vì tôi khùng chứ không phải tôi ngu"…

Quả là, trong cuộc sống đời thường, người nhà Đạo đôi khi cũng bị cho là điên khùng điên khi vẫn hiên ngang sống thực hiện điều Thầy dặn dò, trước khi Ngài “biệt kinh kỳ”, khỏi trần thế. Hôm nay, có lẽ cũng nên liên tưởng đến lời của người khùng nhưng không ngu ở bệnh viện tâm thần, khi anh dám giùm giúp người dưng khách lạ, đang gặp nạn.

Có bị coi là khùng hay điên vì tin vào Lời Thầy sống đúng mực, hẳn bạn và tôi ta đừng sợ. Chí ít, là nỗi sợ bị người người chê bai này khác. Bởi, Thầy đã xa rời đồ đệ là ta, để ra đi về với Cha. Nhưng, Thầy quyết không bỏ mọi người ở lại, dù chốn khùng điên bệnh tâm thần. Thầy không bỏ, nhưng vẫn giữ Lời dặn dò hôm ấy:

“Và đây,

Thầy ở cùng anh em mọi ngày

cho đến tận thế."

(Mt 28: 20)

Quyết như thế, ta sẽ cùng người nghệ sĩ cứ lan man và vui hát lời ca rất kết hậu, rằng:

“Rồi đây một mai lối xưa tôi về”

Kể chuyện buồn vui hai đứa mình nghe.

Một gian nhà tranh giấc mơ đềm êm

lắng nghe tiếng nhịp con tim,

\hai người gọi chung một tên.”

(Minh Kỳ/Hoài Linh – bđd)

Có Thầy và có Chúa ở cùng rồi, thì không chỉ hai người mà tất cả mọi người sẽ cùng “gọi chung một tên.” Tên ấy hôm nay, bây giờ và mãi mãi sẽ là tên và tuổi của người đồ đệ Chúa, rất Giêsu.

Trần Ngọc Mười Hai

Cứ nhớ mãi Lời Thầy dặn dò

Để có cuộc sống yên vui

An bình

Hạnh phúc.



___________________________________________________________________

45. “Đường đi đã tới! Lòng dân đã nối!”

Người tạm dừng bước chân vui, người ơi!”

(Phạm Duy – Con Đường Cái Quan)

(Mt 28: 19-20/Ga 14: 5-14)

Đã lâu lắm, bần đạo mới lại có dịp-nói đúng hơn, mới có thì giờ-mở băng/dĩa ra nghe lại bản trường ca “Con Đường Cái Quan”, của Phạm Duy.

Về bản trường ca này, bạn trẻ Anthony Trần đã có đôi lời giới thiệu tác giả và trích đoạn trường ca “Con Đường Cái Quan” trong buổi trình tấu nhạc thính phòng “Hát Cho Nhau Nghe” ở Sydney hôm 4/6/11 như sau:

“Theo em thì, “Con Đường Cái Quan” là bản trường ca đắc ý nhất của nhạc sĩ Phạm Duy, trong đó ông đưa ra ý tưởng về “Tình Mẹ Việt Nam” như một giòng sông bắt nguồn từ miến Bắc, chảy chầm chậm ngang qua vùng đồi núi nhấp nhô miền Thượng du chập chùng, để rồi đến tận miền Trung, dạt dào chảy về sông Cửu Long và ào ạt tuôn ra biển, mang theo tình tự của Con Đường Cái Quan nay đã tới! Lòng dân đã nối...”

Nói về “Con Đường Cái Quan”, không chỉ là nói và hát về những con đường đất nước “Nối liền lòng dân”, thôi. Nhưng, còn nói và hát về “Con Đường” của dân tộc. Nên, nghệ sĩ họ Phạm đã mời bạn và mời tôi, ta “dừng chân đứng lại”, để nghe người em “xin than đôi lời!” “Đi đâu vội (thế) mấy anh ơi!”

Hát về “Con Đường Cái Quan”, không chỉ là hát và nói về đường đời của mọi người. Ở quê mẹ. Mọi thời. Mà, người ấy/thời ấy vẫn luôn thấy những lời, nghe như sau:

“Người mơ ước tới,

Đường tan ranh giới.

Để người được mãi

Đi trong một duyên tình dài!”

(Phạm Duy – bđd)

Về “Duyên tình dài”, với “Đường Cái Quan”, vẫn là thế. Vậy mà trước đó, bần đạo lại những tưởng: văn chương/ngôn ngữ người đời vẫn nói lên tình tự của đời người. Một đời, có ước mơ của người con đất nước những mong được đi trên “Đường (rất) Cái Quan”, để mà tới. Và, sẽ thấy “đường tan ranh giới”, người người “được mãi đi (và đi mãi) trong một duyên tình dài!” Nay, ngồi nghĩ lại ca từ tràn đầy thi tứ ấy, rày đã hỏi: phải thế không em? Thật thế không anh? Hay, đó chỉ là văn chương thời cổ, vẫn hồi nào? Xưa cổ một thời, như lời người nghệ sĩ rày kết đoạn bài thơ:

“Con đường thế giới xa xôi,

Trong lòng dân chúng nơi nơi!”

(Phạm Duy – bđd)

Với người đời, thì “con đường” thế giới có xa xôi, vẫn ở “trong lòng dân chúng nơi nơi”. Thế còn, con đường nhà Đạo có hằn in như thế không?

Như mọi lần, mỗi khi gặp phải câu hỏi “hơi” gay go, bần đạo lại chọn tư thế cũng rất dễ để rồi sẽ bảo:”Hỏi, tức đã trả lời”, rồi. Nay, sau chuyến công du đường dài xuyên qua gần phân nửa địa cầu, từ Sydney đến xứ Mễ-si-tình...(rất nhiều) cô, rồi bay về đất miền U-ét-A, rất ư là Hoa kỳ, bần đạo đã bắt đầu thấy ngại ngần, rất lần thần. Nên, cứ lửng lơ con cá (rất) vàng, đang bơi lội. Chứ, không còn bạo miệng nói nhanh và nói mạnh như ngày nào nữa. Chí ít, là khi gặp phải lời quả quyết cũng khá “căng” của ai đó, cứ bảo:“Không ăn cắp, không phải người Mễ, không đi trễ cũng chẳng phải ...người Dziệc mình!” để rồi dám tỏ bày sự bất đồng nho nhỏ, để bác bỏ.

Bác và bỏ, là vì bần đạo nay nhận ra rằng: điều này không còn đúng với tình hình thực tế rất chung chung, ở nhiều nơi trên thế giới. Với thời buổi, nơi nào cũng có kẻ cắp ê hề, mà chẳng gặp bà già. Chỗ nào, cũng tràn đầy những người cứ luôn muộn màng, trễ nải cả giờ lễ. Thành thử, bần đạo nay dám mạnh miệng hỏi người/hỏi mình rằng: nên chăng nói lên điều nghịch chống, khi bàn và hát “Con Đường Cái (rất) Quan”, toàn nhà Chúa?

Các “Đường Cái (rất) Quan (lại)” ở nhà Chúa, vẫn thấy khó để có thể hát mãi ca từ được nghệ sĩ già họ Phạm viết ở đoạn cuối, hát rằng: “Đường đi đã tới!”, “Lòng dân đã nối!” Tức, một khi đã quyết dấn bước, thì “Đường Cái Quan (lại)” nhà Đạo mình, có đi hoài và đi mãi, cũng chẳng tới. Và, lòng người đi Đạo, có nối hoài và nối mãi, cũng khó mà “đạt” được điều mình ước nguyện.

Một trong những điều mà dân con nhà Đạo vẫn cứ ước và nguyện, là: có dư và có đủ mọi đấng bậc chức sắc, hoặc đức thày, ngõ hầu người người có thể tiếp tục phục vụ thánh hội rất kết hợp của Đức Chúa, trong tinh thần hiền hoà. Bình yên. Bình bình và yên vui, theo tinh thần noi theo lời Thầy khuyên nhủ ở đoạn cuối Tin Mừng theo thánh Mát-thêu:

“Vậy anh em hãy đi

và làm cho muôn dân trở thành môn đệ,

(Mt 28: 19)

Lời nhủ khuyên “Anh em hãy đi” được trích ở đây, là bước thăng trầm hãnh tiến trên “Đường” đời cũng rất Đạo, quyết qui tụ muôn dân trong họ ngòai làng, thành đồ đệ. Tức, thành những Kitô khác, rất Nước Trời. “Anh em hãy đi và làm”, là đi mà thực hiện ý định của Cha để dân con nhà Đạo mình ở khắp nơi sẽ trở thành đồ đệ thứ thiệt, như Ngài muốn.

Kể cũng lạ! Hôm trước ngày chịu nạn, Thầy cứ bảo: “Ai có tai để nghe, hãy nghe!” Thật ra, tai thì ai mà chẳng có. Nhưng, “có tai để nghe” lại thấy rất ít. Rất ít và cũng hiếm, cả những người có được bộ phận “để nghe, hãy nghe”, rất như thế. Trong khi đó, miệng để nói, lại thấy rất nhiều. Và rồi, sau ngày Thầy sống lại về với Cha, Thầy còn nhủ: “Anh em hãy đi và làm...” Kể cũng vui!

Ai mà chả có chân để đi. Nhưng, có chân thật đấy, mà sao người người vẫn sử dụng nó chỉ để đi chơi. Dạo phố. Hoặc, đi rất mạnh bạo vào chốn chết người. Nơi, có những thú vui xác phàm, rất tầm thường. Vật chất. Thế nên, đã mấy ai trong đời những “đi và làm”, cốt để bàn dân thiên hạ thành đồ đệ Chúa, rất hăng say?

Kể cũng hay! Người thời nay, vẫn cứ đi. Nhưng, họ có đi nơi này/chốn khác, cũng chỉ để giúp mình trở thành “Giáo hoàng tự phát”, có quyền sinh quyền sát lên hết mọi người, ở trong làng hoặc dưới huyện. Nào đã mấy ai rất muốn “đi và làm” cho mọi người thành đồ đệ Chúa. Hăng say. Mọi ngày. Hầu, trở thành Đấng đầy tớ của tớ đầy của Chúa. Thực là thế.

Lại, nhìn vào thực tế nhà Đạo, hẳn người người cũng đều thấy đã có tín hiệu không mấy lạc quan về tình trạng dân con muốn thực thi lời trăn trối của Thầy bằng hành xử, rất quyết tâm. Hành xử, không như lời nghệ sĩ họ Phạm từng khẳng định điểm tới của “Con Đường (rất) Cái Quan” bằng ca từ được hát đi hát lại, nhiều lần:

“Đường đi đã tới! Lòng dân đã nối.

Người tạm dừng bước chân vui, người ơi!

Đường đi đã tới! Lòng dân đã nối.

Người tạm dừng bước chân vui, người ơi!”

(Phạm Duy – bđd)

Quả là thế. Một khi đã dấn bước lên đường để “đi và làm” cho người người trở thành đồ đệ Chúa, thì lúc ấy mọi người đều thấy “đường (hãy đi và làm) đã tới”, “lòng dân đã nối!”. Nối kết, một phấn khởi. Và, người người “tạm dừng bước chân vui”, không biết mỏi. Và, sẽ mãi tươi vui, với “Đường” nhà Đạo, đích thực là Đường Chúa định.

Còn nhớ, về “Con Đường” thực tế ở nhà Đạo, bạn bè thân quen trong giới đấng bậc ở Úc, có lần từng lên tiếng:

“Đường là phương tiện giao thông để ta đến với nhau. Nếu không có “Con đường” thì không ai đến được với ai. Hoặc, nếu con đường nào cũng bị hư hỏng, tắc nghẽn thì việc đến với nhau có thể cũng sẽ gặp gian truân, trắc trở. Tuy nhiên “Con Đường” càng thênh thang rộng mở, thì cạm bẫy càng nhiều. Bạn không tin cứ nhấn hết chân ga trên những con đường siêu tốc, sẽ thấy ngay hiệu quả!

Dĩ nhiên, nói đến “Con đường” thì không phải chỉ là những con đường bằng đất, tráng nhựa, hay xi măng, bê tông cốt sắt. Cũng không chỉ là những con đường ở mặt đất, trên sông biển, hoặc nơi vòm trời, mà phải kể đến những con đường quan trọng hơn như: đường tình, đường thiêng liêng. Và, như anh chị em biết, trên con đường tình ta đi, anh chị và các bạn cũng cần vượt qua mọi gian nan trở ngại để đến với nhau. Và, ta thường nghe: "Yêu nhau, mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua". Trái lại, khi “con đường tình ta đi” bị cách trở, đó là lúc đôi tình nhân lại sẽ ủi an nhau bằng ca từ: ‘tình chỉ đẹp khi còn dở dang’, thôi.

Đường đời có những chỗ quẹo, khúc quanh rất bất ngờ mà ít ai trong chúng ta lại mong nó xẩy đến. Đó có thể là những thất bại trong công chuyện làm ăn. Con cái tự nhiên nổi chứng: đứa này hư hỏng, đứa kia nghiện ngập, đứa khác bỏ học, v.v.. khiến mình phải đối diện với thực tế những phản bội hay lừa dối người thân. Hoặc, người thân của mình lạị mắc phải các chứng bịnh hiểm nghèo, Hoặc, gặp khó khăn trắc trở đủ loại dù chỉ xẩy ra trong thời gian rất ngắn, nhưng mức tàn phá của nó lại rất dễ sợ. Nó làm ta mất đi niềm tin; và ở vào tình huống tương tự, ta lại phải tìm phương thế khác nhanh gọn để giải quyết: như tìm quên lãng trong men rượu, hoặc, quay về với cờ bạc, ma tuý còn tệ hại hơn thú vui thân xác để giải sầu và trốn chạy mọi khó khăn. Để rồi, cuối cùng tất cả mọi phương thức theo “con đường” tắt đó, đều dẫn họ đến ngõ cụt; và để lại một hậu quả có sức tàn phá đậm sâu, lâu dài lên cuộc sống của ta. (x.Lm Mai Văn Thịnh,CSsR Chúa là Đường cho ai? DIA số 74 ngày 01/06/2011 www.giadinhanphong.com)

Lại nhớ, vào những năm sau 1975, bần đạo được xem cuốn phim mang tên “sám hối” của xã hội chủ nghĩa, trong đó có đoạn chiếu một cụ bà đứng giữa ngã ba đường hỏi người qua lại rằng: “con đường cụ đang đứng, có dẫn đến nhà thờ không?” Và khi cụ nhận được câu trả lời là “Không!”, cụ bèn nói: “Đường mà không dẫn đến “nhà thờ”, thì để làm gì? Và bần đạo cũng nhớ lời phẩm bình của cố Gs Nguyễn Ngọc Lan lúc ấy cũng có lời phê, rằng: “Cả cuốn phim mang tên “Sám hối”, có mỗi câu này là giá trị nhất!”. Cũng nên hiểu chữ “nhà thờ” đây không chỉ theo nghĩa đen, mà còn là cung cách sống đạo. Là, trở thành Kitô-khác.

Nay nghĩ lại, bần đạo thấy rất đúng. Sự thực ở đời thường, mọi sự có là “Con Đường Cái Quan” hay “Con Đường (Bố) Cái (Đại) Quan” đi nữa, mà không dẫn về với Nước Trời/Nhà của Chúa, cũng chỉ là con đường một mai sẽ tuột dốc, không “phanh”. Tức, không bố thắng. Chẳng còn cần thiết cho ai hết. Nói gì đến “lòng dân đã nối” kết, yên vui, người ơi!.

Và ở đây, một lần nữa, lại xin dẫn thêm lời bàn cuối của người anh em đấng bậc nhà mình, rất như sau:

“Chúng ta đươc mời gọi cùng đi con đường của Chúa. Đó là bài học Chúa dạy. Ngài là Đường. Là, Sự Thật. Và, là Sự Sống. Ngài là Con Đường Duy Nhất dẫn ta về nhà Cha. Ai muốn đến với Cha phải qua Ngài. Trước thách đố quyết liệt của Tin Mừng như thế, Thánh Philiphê cũng không hơn gì Tôma, dù đã ở với Đức Giêsu, nhưng các thánh vẫn không nhìn ra Chúa là Con Đường Sư Sống dẫn ta vào Cuộc Sống viên mãn của Thiên Chúa. Bởi, như Tin Mừng thánh Gioan vẫn nói: “Ai thấy Đức Giêsu là thấy Cha. (Ga 14: 5-14) (x. Lm Mai Văn Thinh CSsR, bđd)



tải về 2.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương