CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


Phí, lệ phí trong lĩnh vực môi trường



tải về 386.3 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích386.3 Kb.
#5404
1   2   3   4   5   6

1. Phí, lệ phí trong lĩnh vực môi trường


Nhằm bảo vệ môi trường các nước ngày càng mở rộng thu các loại phí, lệ phí liên quan đến môi trường, xu thế này không chỉ ở các nước phát triển như EU, Mỹ, Nga…mà còn ở các nước đang phát triển nước Cộng hòa Armania, A-zê-bai-jan, Bê-la-rút, Grudia, Mô-đô-va,…

Đối tượng áp dụng: Phí ô nhiễm là phí dựa trên số lượng hoặc loại chất ô nhiễm thải ra môi trường. Lệ phí sử dụng là số tiền trả cho việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc để xử lý các chất gây ô nhiễm. Các sản phẩm được áp dụng là các sản phẩm có tác hại xấu đến môi trường. Ngoài ra còn có phí sử dụng nước phí sử dụng (nước ngầm, nước mặt, nước uống được cung cấp bởi nhà máy nước) và lệ phí cho nước thải trực tiếp hoặc gián tiếp. Hệ thống phí ô nhiễm Nga được đánh trên đối tượng sử dụng nguồn tự nhiên (bao gồm pháp nhân). Được áp dụng đối với 214 chất gây ô nhiễm không khí và 197 chất gây ô nhiễm nguổn nước cũng như vị trí (nơi lưu trữ và xử lý) của bốn chất thải gây nguy hại (theo độc tính) và hai loại chất rắn không độc hại. Ở Armenia phí ô nhiễm là phí đánh trên nguồn văn phòng phẩm và các thiết bị di động, ô nhiễm nguồn nước và vị trí (lưu trữ và xử lý) chất thải, bao 74bụi vô cơ, carbon momoxide, nitrogen oxide, sulfur dioxide, clo, cloropren, oxit crom, formaldehyde, toluene và xylene. Phí được tính dựa trên độc tính của chất thải gây ô nhiễm.

2. Phí, lệ phí trong lĩnh vực giáo dục


Việc xây dựng các mức phí trong lĩnh vực giáo dục cấp đại học ở một số nước thuộc thẩm quyền của Chính quyền trung ương hoặc địa phương như Canada, Đức, Ấn Độ, Israel, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ hoặc cấp chính quyền trung ương, địa phương đưa ra các mức học phí tối đa đối với cho các trường học, tổ chức như Úc, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc và Malaysia…Một số nước trên lý thuyết là các trường, tổ chức có thẩm quyền tự quyết định mức học phí của mình như Chi-lê, Cô-lôm-bi-a, Pháp, In-đô-nê-xi-a, Ý, Phi-líp-pin, Nam Phi, Xinh-ga-po, Thụy Sỹ, Đài Loan và Thái Lan. Nói “về lý thuyết” là vì trên thực tế trong một số quốc gia việc tự chủ này thường không chắc chắn. Ví dụ như In-đô-nê-xi-a việc tự chủ về việc thiết lập lệ phí vẫn còn đang được thảo luận và Chính phủ Hàn Quốc đã tự công bố vào tháng 6 năm 2011 là học phí sẽ được giảm 30% vào năm 2014.75

Trong thời gian qua mức học phí tăng không đáng kể, năm 2011 theo số liệu của Higher Education Strategy Associates (HESA) các nước G4076 thì có 19 quốc gia không thay đổi, 18 quốc gia tăng nhưng trong đó có 10 quốc gia tăng thấp hơn hoặc bằng mức độ lạm phát và 8 nước là tăng trên tỷ lệ lạm phát. Trên danh nghĩa mức tăng trung bình của các nước G40 là 2,15%, tuy nhiên khi điều chỉnh với tỷ lệ lạm phát thì mức học phí giảm nhẹ (-1,76%).



Úc: Chính sách học phí tại các trường học do nhà nước trợ cấp kinh phí sẽ được quy định mức phí tối đa được áp dụng và mức độ tăng học phí theo từng cấp bậc (có 4 cấp bậc) của từng khóa học. Mức thu học phí trong năm 2012 đã tăng 3,8% so với năm 2011. Học sinh có thể trả trước các khoản phí và được giảm 20% hoặc họ có thể được hưởng khoản vay không lãi suất của Chính phủ và được trả khi có thu nhập.

Đức: Theo quyết định của Tòa án Hiến pháp năm 2005 về Luật cho giáo dục đại học, các trường có quyền quyết định thu hay không thu phí đồng thời quyết định mức học phí của mình. Không có một công thức rõ ràng trong việc xây dựng mức học phí và thường là 407-542 đô la Mỹ (2012).

Ấn Độ: Sinh viên phải trả một mức học phí cộng với những chi phí phát sinh khác tại các trường đại học công ở Ấn Độ. Các trường được quyền thiết lập mức phí dựa trên những hướng dẫn của Chính phủ.

Nhật Bản: Mức phí của các trường Đại học quốc gia (năm 2011 có 86 trường) được phép tự xây dựng nhưng không quá 120% so với mức phí tiêu chuẩn hàng năm (6.238 đô la Mỹ) được quy định bởi các Bộ như Bộ Giáo dục, Bộ Thể thao, văn hóa, Bộ Khoa học và công nghệ (MEXT). Các trường Đại học do địa phương quản lý và các trường đại học tư nhân cũng xây dựng mức phí dựa theo mức của các trường đại học quốc gia.

Phần Lan: Chính sách học phí được chia thành hai loại và theo tuổi. Học sinh dưới 30 tuổi phải trả mức học phí cố định quy định theo Pháp luật và được điều chỉnh hàng năm phù hợp với lạm phát. Học sinh trên 30 tuổi mức học phí không được quy định theo Luật này mà các trường có thể tính mức học phí cao và linh hoạt hơn.

Trung Quốc:

Đối với giáo dục nghĩa vụ : Theo “Biện pháp tạm thời về quản lý thu phí giáo dục nghĩa vụ”(tháng 12/1996)77, học sinh tham gia giáo dục nghĩa vụ được miễn học phí, chỉ phải nộp các khoản phí, lệ phí khác78. Việc xác định tỷ lệ đóng các khoản phí, lệ phí khác này dựa trên các khoản chi phí chính thức, chi phí về nghiệp vụ, tuy nhiên mức thu phải thấp và có giới hạn trần.

Chính quyền nhân dân cấp tỉnh là đơn vị phê duyệt mức đóng các khoản phí, lệ phí khác này. Cơ quan quản lý giáo dục cấp tỉnh đề xuất ý kiến, cơ quan quản lý vật giá cấp tỉnh sẽ cùng cơ quan quản lý tài chính sẽ căn cứ và tình hình phát triển của khu vực, điều kiện dạy học và khả năng chấp nhận chi trả của người dân để tiến hành phê duyệt. Sau khi 3 cơ quan này trình các mức phí, lệ phí khác này lên chính quyền nhân dân cấp tỉnh phê duyệt thì sẽ được cơ quan quản lý giáo dục đưa vào thực hiện.

Các khoản phí, lệ phí khác này do bộ phận tài chính của nhà trường thu và phải sử dụng hóa đơn chuyên dụng thu phí do cơ quan tài chính cấp tỉnh lập.

Chính quyền nhân dân cấp tỉnh, cơ quan quản lý giáo dục cấp tỉnh và cơ quan quản lý vật giá cấp tỉnh sẽ cùng chịu trách nhiệm quản lý. Bộ phận quản lý giáo dục, vật giá, tài chính các cấp cần tăng cường công tác quản lý và giám sát hoạt động thu phí, lệ phí của nhà trường.

Đối tượng học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn có thể được miễn, giảm các khoản phí, lệ phí khác và các biện pháp miễn, giảm phí do chính quyền nhân dân cấp tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc quy định.

Đối với đào tạo đại học

Theo “Biện pháp tạm thời về quản lý thu phí đối với cơ sở giáo dục đại học”(tháng 12/1996)79, mức học phí giáo dục đại học được xác định dựa trên tỷ lệ nhất định của chi phí đào tạo sinh viên hàng năm. Các khu vực khác nhau, chuyên ngành khác nhau và thứ hạng trường khác nhau sẽ có mức học phí khác nhau.

Tỷ lệ phần trăm học phí trên chi phí đào tạo sinh viên hàng năm do Uỷ ban giáo dục quốc gia, Uỷ ban kế hoạch quốc gia và Bộ Tài chính Trung Quốc cùng quyết định. Học phí của các cơ sở đào tạo đại học của Trung Quốc hiện chiếm tỷ lệ không quá 25% chi phí đào tạo sinh viên hàng năm, tỷ lệ cụ thể có thể được điều chỉnh căn cứ theo tình hình phát triển kinh tế và khả năng chấp nhận của người dân.

Chính quyền nhân dân cấp tỉnh là đơn vị phê duyệt mức học phí giáo dục đại học. Cơ quan quản lý giáo dục cấp tỉnh đề xuất ý kiến, cơ quan quản lý vật giá cấp tỉnh sẽ cùng cơ quan quản lý tài chính căn cứ và tình hình phát triển của khu vực, điều kiện dạy học và khả năng chấp nhận chi trả của người dân để tiến hành phê duyệt. Sau khi 3 cơ quan này trình mức học phí lên chính quyền nhân dân cấp tỉnh phê duyệt thì mức học phí sẽ được cơ quan quản lý giáo dục đưa vào thực hiện.

Đối với trường đại học tư thục, theo Luật xúc tiến giáo dục tư thục của Trung Quốc (năm 2002), các loại phí và mức thu phí của người tham gia các bậc đào tạo do nhà trường xây dựng sau đó trình lên cơ quan quản lý hữu quan phê duyệt và công bố.

Về quản lý, giám sát phí dịch vụ giáo dục: Để chuẩn hoá hành vi thu phí dịch vụ giáo dục, hoàn thiện biện pháp quản lý giám sát, tăng cường tính minh bạch và xử lý tình trạng loạn thu phí giáo dục, năm 2002 Uỷ ban cải cách phát triển, Bộ Tài chính, Bộ giáo dục đã quyết định ban hành “Chế độ công khai thu phí giáo dục” và áp dụng đối với tất cả các loại trường học thuộc các cấp khác nhau trên phạm vi toàn Trung Quốc. Các nội dung công khai về phí dịch vụ giáo dục phải được cơ quan quản lý giáo dục, cơ quan quản lý vật giá và cơ quan quản lý tài chính cấp tỉnh hoặc thành phố, huyện phê duyệt. Việc công khai nội dụng phí giáo dục được phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định như nêu cụ thể các loại phí, mức phí, phạm vi thu…


Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 104/bc-btp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 386.3 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương