CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 386.3 Kb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích386.3 Kb.
#5404
1   2   3   4   5   6

2. In-đô-nê-xi-a


a) Khái niệm phí, lệ phí

Thuật ngữ gọi những khoản thu có tính chất phí và lệ phí ở In-đô-nê-xi-a được phân thành “non-tax state’s receipts” đối với những khoản thu ở cấp trung ương và “charges” đối với cấp địa phương.

Ở cấp trung ương, những khoản thu có tính chất phí được In-đô-nê-xi-a phân loại là các khoản thu không phải là thuế của nhà nước “non-tax state’s receipts”. Các khoản thu này phát sinh trong quá trình Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, chức năng trong việc phục vụ, điều tiết và bảo vệ cộng đồng, quản lý tài sản của nhà nước và tài nguyên thiên nhiên theo quy định của Hiến pháp của In-đô-nê-xi-a.46

Lệ phí (charges) ở chính quyền địa phương được hiểu là các khoản thu cho việc cung cấp các dịch vụ công cộng cho cộng đồng; dịch vụ kinh doanh và cấp phép giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp.

b ) Phân cấp quản lý lệ phí ở In-đô-nê-xi-a

Chính phủ In-đô-nê-xi-a trong thời gian qua tăng cường sự phân cấp trong việc thu phí cho chính quyền địa phương. Luật thuế và lệ phí sử dụng năm 2000 sửa đổi Luật năm 1997 cho phép mở rộng quyền hạn cho chính quyền trong việc thu thuế và lệ phí như thẩm quyền xây dựng danh mục và mức lệ phí của chính quyền địa phương; thẩm quyền miễn giảm các loại lệ phí… nhằm đáp ứng trách nhiệm mới trong việc cung cấp các dịch vụ công cộng như dịch vụ trong các công trình công cộng, dịch vụ y tế và giáo dục…

c) Xu hướng trong quản lý phí ở In-đô-nê-xi-a

Chính phủ In-đô-nê-xi-a trong thời gian qua tăng cường sự phân cấp trong việc thu phí cho chính quyền địa phương. Luật thuế và lệ phí sử dụng năm 2000 sửa đổi Luật năm 1997 cho phép mở rộng quyền hạn cho chính quyền trong việc thu thuế và lệ phí nhằm đáp ứng trách nhiệm mới trong việc cung cấp các dịch vụ công cộng như dịch vụ trong các công trình công cộng, dịch vụ y tế và giáo dục…

d) Danh mục phí

Việc chia làm hai cấp quản lý nên danh mục phí cung được chia làm hai cấp cụ thể:



Danh mục phí thuộc thẩm quyền chính quyền trung ương được chia thành 5 nhóm bao gồm: Khoản thu có nguồn gốc từ các hoạt động quản lý của nhà nước; khoản thu từ việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên; khoản thu từ việc quản lý tài sản của nhà nước; khoản thu dựa vào các phán quyết của tòa án trong việc áp dụng xử phạt hành chính; các khoản thu từ các dịch vụ tài trợ. Theo lĩnh vực bao gồm phí trong các hoạt động liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ; dịch vụ y tế; giáo dục và đào tạo; cung cấp luật.

Danh mục lệ phí thuộc thẩm quyền chính quyền địa phương : Danh mục phí được áp dụng ở cấp địa phương của In-đô-nê-xi-a được quy định tại Luật thuế và lệ phí sử dụng năm 2000 sửa đổi Luật năm 1997 bao gồm 3 nhóm phí đó là: phí sử dụng các dịch vụ công cộng; dịch vụ kinh doanh và cấp phép giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp.

Các dịch vụ công được thu phí bao gồm: dịch vụ y tế, vệ sinh và xử lý rác thải; cấp chứng minh thư và các văn bản dân sự, dịch vụ chôn cất; bãi đỗ xe công cộng, kiểm tra xe, thiết bị kiểm tra an toàn hỏa hoạn, cung cấp in ấn bản đồ của chính phủ; xử lý nước thải, kiểm tra và đo lường trọng lượng, giáo dục và quản lý các tháp viễn thông (Theo Mục 110 (1), 111 -24). Một số các loại phí nêu trên có thể không phải trả phí nếu khoản thu đó là quá nhỏ hoặc phụ thuộc vào chính sách của quốc gia cũng như khu vực. Cụ thể:

Lĩnh vực y tế bao gồm: dịch vụ y tế tại các trung tâm y tế công cộng, các trung tâm y tế di động, trung tâm hỗ trợ y tế công cộng, phòng điều trị y tế địa phương thuộc sở hữu hay quyền quản lý của chính quyền địa phương. Trừ các khoản phí dịch vụ được thực hiện bởi Chính phủ, BUMN, BUMD và khu vực tư nhân.

Vệ sinh và xử lý rác thải bao gồm: dịch vụ thu gom rác thải từ nguồn đến vị trí chôn cất tạm thời; vận chuyển rác từ nguồn hoặc bãi rác tạm thời đến vị trí cuối cùng của bãi chôn lấp; cung cấp địa điểm để rác. Những khoản phí được miễn đó là dịch vụ làm sạch đường công cộng, công viên, địa điểm công cộng như đến, chùa,..

Cấp chứng minh thư và các văn bản dân sự bao gồm: Giấy thông tin công dân; Giấy xác nhận làm việc; đăng ký tạm trú; đăng ký tạm trú theo thời gian; thẻ gia đình; các văn bản dân sự khác như giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, ly dị, thay tên,..

Dịch vụ chôn cất bao gồm dịch vụ chôn cất và hỏa táng; cho thuê chỗ chôn cất hoặc hỏa táng tại cơ quan do chính quyền địa phương sở hữu và quản lý.

Bãi đỗ xe công cộng bao gồm dịch vụ đỗ xe ở hai bên đường công cộng được xác định bởi Chính quyền địa phương cho phù hợp với Luật định.

Cung cấp khu chợ công cộng như cung cấp các bãi, quầy hàng, ki-ốt thuộc sở hữu và quản lý của chính quyền địa phương (trừ các dịch vụ thuộc quản lý của BUMN, BUMD và khu vực tư nhân).

Kiểm tra xe cơ giới bao gồm dịch vụ kiểm tra xe có động cơ (xe có động cơ trên mặt nước phù hợp với Luật định và chức năng của chính quyền địa phương.)

Thiết bị kiểm tra an toàn hỏa hoạn bao gồm dịch vụ kiểm tra thiết bị kiểm tra/thử nghiệm các thiết bị phòng và chữa cháy, thiết bị cứu sinh của Chính quyền địa phương.

Dịch vụ cung cấp in ấn bản đồ bao gồm việc cung cấp bản đồ của Chính quyền địa phương.

Xử lý nước thải là dịch vụ cung cấp nhà vệ sinh công cộng/hút nước thải của Chính quyền địa phương.

Kiểm tra và đo lường trọng lượng bao gồm dịch vụ thử nghiệm các công cụ đo lường; kiểm tra hàng hóa trong điều kiện bọc phù hợp với chức năng của cơ quan.

Dịch vụ giáo dục bao gồm các dịch vụ giáo dục được cung cấp bởi chính quyền địa phương. (Trừ các các dịch vụ giáo dục tiểu học và trung học thực hiện bởi Chính quyền địa phương; giáo dục/đào tạo do Chính phủ tổ chức; giáo dục/ đào tạo do BUMN và BUMD tổ chức; giáo dục/đào tạo do tổ chức cá nhân).

Quản lý, kiểm soát các tháp viễn thông bao gồm việc sử dụng không gian của của tháp viễn thông như việc chấp hành về khía cạnh không gian, bố cục, an toàn và lợi ích công cộng.

Dịch vụ kinh doanh bao gồm sử dụng các dịch vụ, tài sản của chính quyền địa phương (dịch vụ này không được khu vực tư nhân cung cấp một cách đầy đủ). Cụ thể gồm: Dịch vụ cung cấp cửa hàng, chợ; Địa điểm bán đấu giá; Thiết bị đầu cuối; Khu vực đỗ xe; Khách sạn/nhà nghỉ; khu vực giết mổ gia súc; Dịch vụ cảng; trung tâm giải trí và thể thao;...

Các giấy phép được cấp bao gồm giấy phép của chính quyền địa phương cho các doanh nghiệp, cá nhân với mục đích quản lý và giám sát hoạt động của việc sử dụng không gian, tài nguyên thiên nhiên, hàng hóa, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị để bảo vệ lợi ích của cộng đồng và môi trường. Cụ thể: Giấy phép xây dựng nhà; giấy phép bán đồ uống có cồn; giấy phép kinh doanh thủy sản;...

e) Quản lý việc thu phí

Việc quản lý thu phí ở In-đô-nê-xi-a được quy định ở hai cấp, một là ở cấp trung ương được quy định trong Luật các khoản thu không phải là thuế như Luật số 20/1997 ngày 23 tháng 5 năm 2007 quy định về các khoản thu không phải là thuế của Nhà nước.

Ở cấp trung ương:

Việc xây dựng các mức phí được dựa một phần vào chi phí bỏ ra cũng như những tác động của các khoản phí này đồng thời được cân nhắc dựa trên sự công bằng xã hội. Mọi khoản tiền thu về đều phải chuyển ngay lập tức vào tài khoản của Nhà nước và được quản lý chặt chẽ trong một hệ thống thu – chi của nhà nước. Bộ Tài chính có thể chỉ định cơ quan của nhà nước được phép thu và tiếp nhận các khoản thu này (phải là những cơ quan, đơn vị do Chính phủ thành lập). Các cơ quan này phải chuẩn bị kế hoạch thu cũng như báo cáo tình hình thu cho Bộ Tài chính theo các văn bản thủ tục do Bộ Tài chính hướng dẫn. Việc thanh toán các khoản phí được quy định được quy định cụ thể trong một thời gian nhất định, nếu nộp chậm sẽ phải trả lãi nộp chậm cố định là 2%/tháng. Các hoạt động thu phí này phải được ghi chép và lưu giữ để có thể cung cấp thông tin khi cần thiết (lưu giữ trong vòng 10 năm). Các hoạt động của cơ quan, đơn vị này có thể được kiểm toán theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tài chính.



Ở cấp địa phương:

Chính quyền địa phương được toàn quyền xây dựng mức phí theo chức năng và dịch vụ cung cấp theo Luật định. Việc xây dựng danh mục và mức phí của chính quyền địa phương phải đảm bảo đầy đủ các nhân tố sau: a. Tên, đối tượng, và các liên quan; b. Nhóm các loại phí; c. Phương pháp tính phí; d. Nguyên tắc áp dụng trong quy định thành phần và mức thu phí; e. Thành phần và mức độ thu của lệ phí; f. Khu vực áp dụng; g. Quy định thanh toán, vị trí thanh toán, lần, và hoãn thanh toán; h. Xử phạt hành chính; i. Hóa đơn; j. Bãi bỏ các khoản phải thu đã hết hạn; k. Ngày có hiệu lực. Ngoài ra còn có đến các nội dung khác như giai đoạn áp dụng; mức giảm trừ, miễn..; thủ tục trong việc xin miễn nộp các khoản thu đã hết hạn.

Chính quyền địa phương xây dựng Quy chế về thu thuế và phí cùng với sự chấp thuận của Thống đốc và Chủ tịch hội đồng đại diện địa phương (DPRD) và phải gửi đến cho Bộ trưởng Bộ nội vụ và Bộ Trưởng Bộ Tài chính trước khi ban hành, chậm nhất là 3 ngày sau khi đã được phê duyệt.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Thống đốc phối hợp với Bộ Tài chính có nhiệm vụ tiến hành kiểm tra đánh giá Quy chế thu phí đối với các địa phương theo các nguyên tắc của Luật định và xem có đảm bảo lợi ích cộng cộng và các quy định khác và thực hiện việc sửa đổi, phê duyệt Quy chế này.

g) Nguyên tắc xác định mức thu lệ phí

Cấp trung ương:

Nguyên tắc xây dựng mức thu: Việc xây dựng các mức lệ phí được dựa một phần vào chi phí bỏ ra cũng như những tác động của các khoản lệ phí đến xã hội đồng thời được cân nhắc dựa trên sự công bằng xã hội.



Cấp địa phương:

Nguyên tắc xác định mức thu lệ phí cấp chính quyền địa phương được quy định trong Luật số 28/2009 về thuế và lệ phí chính quyền địa phương như sau:

Mức lệ phí cần phải thu sẽ bằng (=) mức độ sử dụng dịch vụ nhân (x) với biểu thu lệ phí.

Trong đó: Biểu thu lệ phí được xây dựng trên cơ sở chi phí bỏ ra cho việc cung cấp dịch vụ, khả năng của người dân và hiệu quả quản lý trong quá trình cung cấp dịch vụ.47 Mức độ sử dụng dịch vụ được xác định bởi chính quyền địa phương. Chi phí bỏ bao gồm chi phí vận hành, chi phí bảo dưỡng, chi phí lãi vay và chi phí vốn.

Cụ thể đối với một số lệ phí được xác định mức thu lệ phí như sau:

- Đối với một số lệ phí cung cấp chứng minh thư và các văn bản dân sự sẽ tính đảm bảo một phần chi phí, bao gồm chi phí cho việc in ấn và chi phí quản lý.

- Đối với lệ phí trong cung cấp dịch vụ kinh doanh sẽ tính đủ chi phí cộng với một phần lợi nhuận hợp lý dựa trên việc quản lý hiệu quả hoạt động thu lệ phí và theo giá cả của thị trường.

- Đối với lệ phí trong việc cấp giấy phép chi phí sẽ bao gồm các tài liệu trong việc đánh giá tác động, chi phí giám sát việc thực thi pháp luật, chi phí hành chính… trong quá trình cấp phép.

3. Thái Lan

a) Danh mục phí, lệ phí

Danh mục phí, lệ phí của Thái Lan được cụ thể tại các Luật khác nhau theo từng lĩnh vực bao gồm: phí phương tiện giao thông được quy định tại Luật về phương tiện giao thông (Law on vehicle); phí cấp quyền khai thác khoáng sản được áp dụng theo Luật thuế khoáng sản; phí cấp quyền khai thác dầu khí được áp dụng theo Luật dầu khí; lệ phí trước bạ liên quan đến thủ tục đất đai được áp dụng theo Luật đất đai (Land code and condominium Act); phí sân bay (liên quan đến Luật hàng không - Air Navigation B.E 2497; 1954)48; lệ phí cấp giấy phép đánh bạc (theo Luật về cá cược - Law on gamble); phí cấp phép bán rượu được quy định tại Luật về rượu của Thái lan; phí quản lý rác thải,…

b) Quản lý thu phí, lệ phí



Theo Luật phân cấp ngân sách B.E 2542, chính quyền địa phương các cấp có quyền hạn khác nhau trong phân bổ nguồn thu từ thuế và phí.

Thành phố, huyện hoặc chính quyền hành chính xã được thu từ phí bao gồm các loại phí sau:49phí phương tiện theo hướng dẫn của Luật phương tiện (Law on vehicle); phí giết mổ động vật (theo Luật quản lý giết mổ và buôn bán thịt động vật); phí cấp quyền khai thác khoáng sản được áp dụng theo Luật thuế khoáng sản50; phí cấp quyền khai thác dầu khí được áp dụng theo Luật dầu khí 51; phí đăng kí cấp phép và hoạt động liên quan đến bất động sản được quy định trong Đạo luật đất đai và chung cư (Land code and condominium Act); phí sân bay (liên quan đến Luật hàng không (Air Navigation B.E 2497; 1954)52 ; lệ phí cấp giấy phép đánh bạc (theo Luật về đánh bạc - Law on gamble); phí cấp phép bán rượu được quy định tại Luật về rượu của Thái lan. Phí, lệ phí cấp phép và tiền phạt các doanh nghiệp trên địa bàn đô thị, huyện, xã và thu nhập thuộc sở hữu của tổ chức địa phương đó. Trong trường hợp đó pháp luật quy định rằng các thành phố thực hiện thu phí, lệ phí cấp phép và tiền phạt, thu nhập sẽ được phân bổ đến chính quyền xã trên tỉnh dựa trên quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh; phí sử dụng nước từ giếng phun (water from artesian well) phù hợp với tỷ lệ quy định của Ủy ban; phí thu từ người sử dụng hoặc nhận lợi ích từ dịch vụ công như phí xử lý rác thải.53

Chính quyền tỉnh được thu các khoản phí bao gồm: Phí ô tô theo Luật ô tô (Law on Automobile) và phí phương tiện theo Luật về phương tiện; phí cấp quyền khai thác khoáng sản; phí cấp quyền khai thác dầu khí; phí đối với chính quyền tỉnh ban hành quy định thu nhập từ khách sạn theo Luật khách sạn; phí cấp phép, tiền phạt các doanh nghiệp quy định đối với Luật của cơ quan hành chính cấp tỉnh và thu nhập này thuộc chính quyền cấp tỉnh; phí thu từ người sử dụng hoặc nhận được lợi ích từ các dịch vụ công cung cấp bởi chính quyền cấp tỉnh.

Thủ đô Băng cốc được thu các khoản phí bao gồm: Phí ô tô theo (Luật ô tô); phí phương tiện theo (Luật về phương tiện giao thông); phí cấp quyền khai thác khoáng sản trong khu vực Băng cốc với tỷ lệ 40% của phí cấp quyền khai thác khoáng sản và được thu bởi cơ quan quản lý tài nguyên khoáng sản; phí cấp quyền khai thác dầu khí trong khu vực Băng cốc với tỷ lệ 40% của phí cấp quyền khai thác dầu khí và được thu bởi cơ quan quản lý tài nguyên khoáng sản; phí giết mổ động vật hoặc các lợi ích thu được từ giết mổ động vật; phí thu từ khách sạn ở Băng cốc; phí sân bay; phí liên quan đến bất động sản; lệ phí cấp giấy phép đánh bạc (theo luật Law on gamble); phí cấp phép bán rượu được quy định tại Luật về rượu của Thái lan;54(Hai loại phí này không được vượt quá 30% phí quy định tại luật liên quan); phí, lệ phí cấp phép, tiền phạt các doanh nghiệp quy định đối với Luật của cơ quan hành chính Băng cốc và thu nhập này thuộc chính quyền Băng cốc; phí thu từ người sử dụng hoặc nhận được lợi ích từ các dịch vụ công cung cấp bởi chính quyền Băng cốc.

c) Thu từ phí, lệ phí

Số thu từ phí, lệ phí của ngân sách địa phương trong những năm qua của Thái Lan ngày càng tăng đóng góp vai trò quan trọng trong cân đối ngân sách của địa phương. Cụ thể:

Năm

1999

2002

2004

2008

Số thu từ phí và tiền phạt (triệu Bạt)

1.222

2.370,01

2.798,2

3.819,3

Tỷ trọng trong tổng thu ngân sách địa phương (%)

1,3




1,2

1

Nguồn: Local governance in Thailand: The politics of decentralization and the roles of bureaucrats, politicans and the people, Supasawward Chardchawarn và Fiscal decentralization: The case of Thailand (Trang 29)

4. Phi-líp-pin

a) Khái niệm về phí, lệ phí

Phí, lệ phí là các khoản thu từ việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ công của cơ quan chính phủ, Bộ, ngành và các doanh nghiệp nhà nước. (Không bao gồm việc thanh toán các phí bảo hiểm được thực hiện bởi tập đoàn nhà nước, bảo hiểm y tế, các sách, ấn phẩm và tài liệu tham khảo được bán bởi chính phủ).

b) Danh mục phí, lệ phí

Ở trung ương: Danh mục phí ở cấp trung ương được chia thành 22 nhóm gắn với từng đơn vị có thẩm quyền thu: nhóm phí, lệ phí áp dụng tại văn phòng (OP); nhóm phí áp dụng tại Văn phòng thư ký thông cáo báo chí (OPS); nhóm phí áp dụng tại Bộ phận/cục cải cách ruộng đất (DAR); nhóm phí áp dụng tại Bộ phận/Cục nông nghiệp (DA); nhóm phí áp dụng tại Bộ phận/cục ngân sách và quản lý (DBM); nhóm phí áp dụng tại Bộ phận/cục giáo dục (DepEd); nhóm phí áp dụng tại Bộ phận/cục năng lượng (DOE); nhóm phí áp dụng tại Bộ phận/cục môi trường và tài nguyên thiên nhiên (DENR); nhóm phí áp dụng Bộ phận/cục tài chính (DOF); nhóm phí áp dụng tại Bộ phận/cục ngoại giao (DFA); nhóm phí áp dụng tại Bộ phận/cục y tế; nhóm phí áp dụng tại Bộ phận/ cục nội vụ và chính quyền địa phương; nhóm phí áp dụng tại Bộ phận/cục tư pháp; nhóm phí áp dụng tại Bộ phận/cục lao động và việc làm; nhóm phí áp dụng tại Bộ phận/cục quốc phòng; nhóm phí áp dụng tại Cơ quan phát triển kinh tế quốc gia (NEDA); nhóm phí áp dụng tại Bộ phận/cục cao tốc và công trình công cộng; nhóm phí áp dụng tại Vụ khoa học và công nghệ (Sở KHCN); nhóm phí áp dụng tại Cục an sinh xã hội và phát triển (DSWD); nhóm phí áp dụng tại Bộ phận/cục du lịch (DOT); nhóm phí áp dụng tại Bộ phận/cục thương mại và công nghiệp; nhóm phí áp dụng tại Bộ phận/cục giao thông và truyền thông (DOTC). Phí và lệ phí không bao gồm các khoản thanh toán phí bảo hiểm được trả cho các tập đoàn nhà nước sở hữu hoặc kiểm soát mà liên quan đến dịch vụ đời sống nói chung, hoặc bảo hiểm y tế, giá tiền sách, các ấn phẩm và tài liệu tham khảo được bán bởi chính phủ.

Ở địa phương bao gồm: Phí sử dụng điện thoại, phí sử dụng đường công cộng, bến tàu, cầu cảng, đường thủy, cầu, phà, hệ thống viễn thông được tài trợ và xây dựng bởi chính quyền địa phương (trong đó không tính phí điện thoại và lệ phí đối với các sĩ quan và quân nhân thuộc lực lượng vũ trang Phi-líp-pin và sảnh sát đang làm nhiệm vụ, nhân viên bưu điện, người khuyết tật và người cao tuổi (trên 65 tuổi).

c) Xu thế cải cách chính sách phí, lệ phí

Philippin có xu hướng tăng mức thu phí, lệ phí và tăng cường phân cấp việc thu phí ở chính quyền địa phương. Chính phủ Phi-líp-pin cho rằng chi phí trong việc cung cấp dịch vụ công của chính phủ ngày càng tăng. Điều đó tạo nên áp lực lên ngân sách của nhà nước cũng như việc nâng cao chất lượng các dịch vụ. Để thực hiện điều đó Chính phủ Phi-líp-pin đã ban hành nhiều văn bản để quản lý phí, lệ phí trong đó có Bản ghi nhớ số 21 (16/7/2010) chỉ đạo các phòng, ban, văn phòng và các cơ quan bao gồm cả các doanh nghiệp và tập đoàn nhà nước (GOCCs) và các tổ chức tài chính của Chính phủ nhằm kiểm kê tất cả tài sản, tài khoản ngân hàng, các loại phí và lệ phí đồng thời các nguồn thu tiềm năng. Việc kiểm kê bắt buộc này nhằm “xác định toàn diện tình hình tài chính của Quốc gia” đồng thời giúp công tác cập nhật cơ sở dữ liệu của cơ quan; xem xét mức phí, lệ phí có còn phù hợp hay không từ đó có biện pháp xử lý.

Trước năm 1982, phí và lệ phí được áp dụng và thu ở các cơ quan Chính phủ. Theo đánh giá của Luật quốc gia thì hệ thống này không được hiệu quả và được thay thế bằng 325 (27/12/1982) cho phép tất cả các cơ quan chính phủ được phép sửa đổi phí, lệ phí với mức phí vừa đủ để trang trải chi phí hành chính và thống nhất cho các dịch vụ với các chức năng tương tự. Để tạo thuận lợi cho việc thực hiện chức năng quản lý hành chính của Chính phủ, Quốc hội đã giao cho người đứng đầu các cơ quan và bộ phận trong việc điều hành và quản lý việc áp dụng, thu thập và sửa đổi mức phí, lệ phí để phục hồi các chi phí của dịch vụ cung cấp. (Tại Mục 54, Chương 12, Quyển IV của Bộ Luật hành chính sửa đổi năm 1987). Từ năm 1990, các cấp quản lý thực hiện việc sửa đổi mức phí, lệ phí dựa trên nguyên tắc thu hồi chi phí để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ. (Biên bản ghi nhớ thông tư số 11555 ngày 24/04/1990, Thông tư số 12156 ngày 02/11/1990, Thông tư 15957 ngày 23/02/1994, Thông tư 19758 ngày 13/01/2000…

d) Thẩm quyền thu phí, lệ phí

Thẩm quyền thu được chia theo cấp và lĩnh vực bao gồm: Văn phòng tổng thống (gồm 20 cơ quan) (OP); Văn phòng thư ký thông cáo báo chí (3 cơ quan) (OPS); Bộ phận/cục cải cách ruộng đất (DAR); Bộ phận/Cục nông nghiệp (DA); Bộ phận/cục ngân sách và quản lý (DBM); Bộ phận/cục giáo dục (DepEd); Bộ phận/cục Năng lượng (DOE); Bộ phận/cục môi trường và tài nguyên thiên nhiên (DENR); Bộ phận/cục tài chính (DOF); Bộ phận/cục ngoại giao (DFA); Bộ phận/cục y tế; Bộ phận/ cục nội vụ và chính quyền địa phương; Bộ phận/cục tư pháp; Bộ phận/ cục lao động và việc làm; Bộ phận/ cục quốc phòng; Cơ quan phát triển kinh tế quốc gia (NEDA); Bộ phận/ cục cao tốc và công trình công cộng; Vụ khoa học và công nghệ (Sở KHCN); Cục an sinh xã hội và phát triển (DSWD); Bộ phận/cục du lịch (DOT); Bộ phận/cục thương mại và công nghiệp; Bộ phận/ cục giao thông và truyền thông (DOTC).

Phí và lệ phí Phi-líp-pin thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương được quy định tại Luật chính quyền địa phương Phi-líp-pin. Chính quyền địa phương có thể xây dựng mức phí, lệ phí đối với phí sử dụng điện thoại, chi phí sử dụng đường công cộng, bến tàu, cầu cảng, đường thủy, cầu, phà, hệ thống viễn thông được tài trợ và xây dựng bởi chính quyền địa phương (trong đó không tính phí điện thoại và lệ phí đối với các sĩ quan và quân nhân thuộc lực lượng vũ trang Phi-líp-pin và sảnh sát đang làm nhiệm vụ, nhân viên bưu điện, người khuyết tật và người cao tuổi (trên 65 tuổi).

e) Quản lý việc thu phí, lệ phí

Bộ luật Chính quyền địa phương59 quy định chính quyền địa phương được phép thu các loại phí, lệ phí ngoại lệ một số các khoản thu phí, lệ phí sau không được áp đặt bởi chính quyền địa phương. Cụ thể:

Đối với chính quyền thành phố

Phạm vi thẩm quyền thuế : chính quyền thành phố có thể đánh phí và lệ phí mà các tỉnh, thành phố có thể áp dụng tuy nhiên các thành phố đô thị hóa cao và độc lập được hưởng và phân phối loại phí và lệ phí được thuộc thẩm quyền thu của họ.



Đối với chính quyền đô thị/ huyện60

Phí và lệ phí : (mục 147): các đô thị có thể áp dụng và thu phí hợp lý và lệ phí trên kinh doanh và nghề nghiệp tương xứng với chi phí quy định; Mục 148: Phí đối với hàn và cấp giấy phép cân và đo lường : (Fees for sealing and licensing of weights and measures); chính quyền đô thị có thể áp đặt phí đối với hàn và cấp giấy phép cân và đo lường ở mức phí phù hợp theo quy định của địa phương; Chính quyền địa phường sẽ quy định những quy tắc cần thiết cho việc sử dụng đo lường theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và công nghệ; Lệ phí hoặc chi phí về việc sử dụng nước, thành phố ở mức giá theo quy định của các địa phương; Mục 149: Phí và lệ phí bãi cá cho thuê.



Đối với chính quyền xã

Chính quyền xã có thể thu phí, lệ phí theo quy định của Luật chính quyền địa phương và có thể giữ lại các khoản phí, lệ phí: Phí hay lệ phí dịch vụ: chính quyền xã có thể thu phí hoặc lệ phí đối với các dịch vụ liên quan đến quy định hoặc sử dụng tài sản của xã sở hữu hoặc các cơ sở dịch vụ như dừa, palay, máy sấy thuốc lá hợp lý…; Phí giải phóng mặt bằng: Chính quyền xã nơi doanh nghiệp kinh doanh và hoạt động được quyền áp đặt phí đối với giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp. Việc thực hiện giải phóng mặt bằng sẽ được thực thi trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nộp đơn.

Các loại phí, lệ phí khác: phí cho phép chăn nuôi thương mại gà chọi và bãi chọi gà; Phí đối với địa điểm vui chơi giải trí; Phí đối với biển quảng cáo, biển hiệu, biển gắn đèn neon và quảng cáo ngoài trời.

f) Nguyên tắc xác định mức thu

Quốc hội giao cho người đứng đầu các cơ quan và bộ phận trong việc điều hành và quản lý việc áp dụng, thu thập và sửa đổi mức phí, lệ phí để phục hồi các chi phí của dịch vụ cung cấp. (Tại Mục 54, Chương 12, Quyển IV của Bộ Luật hành chính sửa đổi năm 1987). Từ năm 1990, các cấp quản lý thực hiện việc sửa đổi mức phí, lệ phí dựa trên nguyên tắc thu hồi chi phí để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ. (Biên bản ghi nhớ thông tư số 11561 ngày 24/04/1990, Thông tư số 12162 ngày 02/11/1990, Thông tư 15963 ngày 23/02/1994, Thông tư 19764 ngày 13/01/2000…

Số thu từ phí, lệ phí của Phi-líp-pin

Chỉ tiêu

2008

2009

2010

2011

2012

Tổng số thu NSNN (triệu Pesos)

1.202.905

1.123.211

1.207.926

1.359.942

1.534.932

Phí và lệ phí (triệu Pesos)

16.409

19.253

22.820

26.048

27.793

Tỷ lệ phí, lệ phí/Tổng số thu

1,36%

1,71%

1,89%

1,92%

1,81%

Nguồn: Kho bạc nhà nước Phi-lip-pin

5. Phần Lan

a) Khái niệm phí, lệ phí

Phần Lan không phân biệt rõ khái niệm giữa phí và lệ phí mà dùng chung một khái niệm lệ phí để chỉ khoản tiền được trả cho việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ công cộng được cung cấp bởi cơ quan nhà nước.

b) Xu hướng trong việc quản lý phí của Phần Lan

Phần Lan có xu hướng xã hội hóa các dịch vụ công, do đó các loại phí được dần chuyển vào giá dịch vụ và thực hiện theo cơ chế thị trường, các phương thức quản lý hiệu quả của năng suất lao động cũng như Luật cạnh tranh được đưa vào. Luật về phí 150/1992 đã được sửa đổi trong đó cập nhật các vấn đề trên vào khu vực công nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công của cơ quan nhà nước.

c) Danh mục phí

Danh mục phí của Phần Lan không quy định cụ thể trong Luật mà được các Bộ, ngành xây dựng (thể hiện trong các Nghị định như Nghị định 252/2014 quy định danh mục phí trong lĩnh vực y tế của Bộ xã hội và y tế của Phần lan, danh mục phí đối lĩnh vực truyền thông do Bộ Truyền thông ban hành; phí đối với dịch vụ cung cấp bởi Thư viện Quốc gia Phần Lan, phí đối với dịch vụ bởi Hội đồng quốc gia về cổ vật, phí dịch vụ cung cấp lưu giữ phim Phần Lan, phí đối với dịch vụ cung cấp bởi Hội đồng nghệ thuật trung ương…do Bộ Giáo dục Phần Lan ban hành; phí đối với dịch vụ truyền thông của Bộ Giáo dục truyền thông; phí trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do Bộ môi trường ban hành, phí cho việc đăng ký sử dụng súng săn do Chính phủ ban hành; phí đối với dịch vụ đài phát thanh do Bộ Giao thông vận tải Phần Lan ban hành;…). Danh mục phí này được các Bộ, ngành xây dựng trên cơ sở chức năng, dịch vụ và hoạt động cung cấp khác của cơ quan nhà nước được quy định trong Hiến pháp năm 1999 và Luật phí quy định, cũng như sự hướng dẫn chung của Bộ Tài chính.65

Về cơ bản những khoản phí được thu trong các trường hợp: (1) Hàng hóa được cung cấp bởi cơ quan nhà nước; (2) Dịch vụ được cung cấp bởi cơ quan nhà nước do đặt hàng hoặc ủy quyền; (3) Chuyển quyền sử dụng hoặc các quyền khác (4) Các quyết định trong việc đăng ký.66

Luật phí phân chia dịch vụ của Chính phủ thành hai nhóm: dịch vụ có thể tính phí và dịch vụ được miễn phí. Những dịch vụ sau đây phải trả phí: Dịch vụ cung cấp theo yêu cầu; những hoạt động hành chính và những dịch vụ khác. Những dịch vụ sau không phải trả phí (1) Những dịch vụ không phục vụ trực tiếp một các cá nhân, doanh nghiệp hay nhóm người cụ thể nào (2) Những dịch vụ nhằm trực tiếp hỗ trợ đảm bảo cứu trợ cho một cá nhân (3) Nhằm đưa ra những chỉ dẫn mang tính chất chung và không tốn nhiều chi phí. Các Bộ có trách nhiệm phân loại các dịch vụ tính phí hay miễn phí dựa trên những quy định chung của Luật.

Cụ thể Danh mục một số loại phí trong một số lĩnh vực:

Phí trong lĩnh vực y tế

Danh mục phí, mức phí trong lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ y tế quyết định theo Điều 8 của Luật phí số 150/1992 bao gồm quy định những loại dịch vụ phải thanh toán phí và những dịch vụ được miễn phí được quy định trong Nghị định về danh mục phí, mức phí trong lĩnh vực y tế. Những loại phí dịch vụ phải trả phí bao gồm 11 loại: quyền tiếp thị, đăng ký và giấy phép đặc biệt đối với những sản phẩm dược; quyền khác; các quyết định, giấy chứng nhận hoặc các thông báo liên quan đến dược; tư vấn khoa học; thanh kiểm tra liên quan đến các hoạt động; xử lý các ứng dụng chính của thí nghiệm kiểm tra theo Luật Hóa chất (599/2013); giấy phép hoạt động của việc sử dụng thí nghiệm y tế đối với con người và bộ phận cơ thể con người; giấy phép hoạt động theo yêu cầu của Đạo luật dịch vụ cung cấp máu (1997/2005); bản sao công chứng các quyết định hoặc các tài liệu tương ứng lưu giữ tại Cơ quan y tế Phần lan; Quyết định liên quan đến quyền truy cập vào một tài liệu khác với văn bản quy định trong Điều 9 và 11 của các Hoạt động công khai của Chính phủ (621/1999).67



Phí trong lĩnh vực môi trường

Phí trong lĩnh vực môi trường do Bộ môi trường Phần Lan ban hành trong đó có phân biệt phí đối với hàng hóa và dịch vụ công được cung cấp bởi cơ quan cấp giấy phép môi trường và phí đối với hàng hóa dịch vụ công được cung cấp bởi trung tâm môi trường. Cụ thể danh mục phí gồm 17 loại: đối với giấy phép đối với các nhà máy sản xuất trong các ngành công nghiệp khác nhau như ngành công nghiệp rừng, ngành công nghiệp kim loại, ngành công nghiệp sản xuất năng lượng; Công nghiệp hóa chất; Lưu trữ, sử dụng hoặc xử lý hóa chất, nhiên liệu; Sản xuất sản phẩm khoáng sản; Sản xuất, xử lý da và dệt may; Sản xuất thực phẩm thức ăn chăn nuôi; Nông trại chăn nuôi ….68



Phí trong lĩnh vực truyền thông

Danh mục phí trong lĩnh vực truyền thông do Bộ giao thông vận tải và truyền thông ban hành bao gồm các nhóm đối với những dịch vụ được tính theo chi phí cố định có 5 dịch vụ bao gồm: quyền sử dụng một hay một số thuê bao trong mạng lưới thông tin liên lạc; cấp hay chuyển nhượng tên miền hoặc mã mạng thông tin; duy trì quyền sử dụng một tên miền hoặc một mã mạng thông tin; cấp giấy chứng nhận đối với các cơ quan có đủ điều kiện để cung cấp dịch vụ chữ ký điện tử; đánh giá việc tuân thủ pháp luật nhằm kiểm tra một phần các thiết bị nhằm tạo ra dịch vụ chữ ký điện tử.), dịch vụ công tính theo chi phí thực tế có 3 dịch vụ bao gồm: kiểm tra một mạng lưới viễn thông được xây dựng bởi nhà thầu; chỉ định cơ quan kiểm tra các công cụ tạo ra chữ ký điện tử; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan cung cấp các thiết bị tạo ra chữ ký điện tử. Nhóm phí được tính phí theo nguyên tắc thương mại như các dịch vụ đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu của các thiết bị đầu cuối, vô tuyến điện; kiểm tra chất lượng của các đài phát thanh tư nhân; những tài liệu in ấn; dịch vụ đào tạo…

d) Quản lý thu phí

Khuôn khổ pháp luật quy định về phí của Phần Lan bao gồm 3 cấp độ: Hiến pháp; Luật do Quốc hội ban hành; Các nghị định do các cơ quan chính phủ ban hành.

Hiến pháp quy định việc xác định các khoản phí dựa vào chức năng, các dịch vụ và hoạt động cung cấp khác của các cơ quan nhà nước và mức thu phí phải tuân theo Luật quy định. (Theo Điều 81 của Hiến pháp năm 1999).69

Việc thu phí được hướng dẫn bởi Nghị định dưới Luật70 do Bộ Tài chính ban hành trong đó quy định việc xác định mức phí được dựa theo giá thành của dịch vụ, hàng hóa được cung cấp bao gồm chi phí trực tiếp phát sinh, tỷ lệ chi phí hành chính được phân bổ, chi phí của các cơ quan khác tham gia vào việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ công. Hướng dẫn chi tiết về cách tính giá thành được Kho bạc nhà nước ban hành.

Phí sẽ được thu sau khi dịch vụ, hàng hóa được đặt hàng hoặc chuyển giao, hóa đơn được viết sau khi dịch vụ được thực hiện. Phí phải được thanh toán trong vòng 14 ngày kể từ ngày lập hóa đơn giao cho khách hàng. Hóa đơn được gửi qua bưu điện được coi là đã được giao cho khách hàng vào ngày thứ 7. Nếu một khoản phí thanh toán không đúng hạn, cơ quan liên quan phải thực hiện các biện pháp cần thiết để thu hồi và khoản tiền đó sẽ bị nộp phạt theo Luật lãi suất (1254/2001) thường là 3%/tháng. Cơ quan chức năng có thể thực hiện việc miễn thu phí đối với một số loại phí không đáng kể nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước.

Trong việc thu các khoản phí này, cơ quan nhà nước phải hạch toán các khoản chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện và được tính là chi phí hợp lý của đơn vị này. Khoản thu phí và chi phí để thực hiện các dịch vụ này được hạch toán vào một tài khoản riêng của đơn vị.71 Tài khoản này sẽ được chuyển hàng ngày toàn bộ vào tài khoản chung của Chính phủ, được quản lý bởi Kho bạc Nhà nước.

e) Thẩm quyền quyết định về phí

Luật về phí 150/1992 sửa đổi Luật năm 1974 “Act on Criteria for Charges Payable to the State” đối với các dịch vụ công. Luật này cho phép Chính phủ hầu như toàn quyền trong việc xác định các loại phí sử dụng theo những nguyên tắc chung được đưa ra trong Luật. Luật tạo ra sự bình đẳng giữa các tổ chức chính phủ và người sử dụng dịch vụ.72

Chính phủ và Tổng thống có quyền quyết định chung tại phiên họp toàn thể về các loại phí cũng như mức phí và được cụ thể bởi Nghị định của các Bộ liên quan. Trong đó xác định những chi phí cố định; những khoản phí có thể không tuân theo tiêu chí giá thành. Ngoài ra cũng quy định thẩm quyền của các Bộ liên quan trong việc thiết lập phí, lệ phí (bao gồm cả văn phòng Thủ tướng);

Các bộ có quyền quyết định loại phí, danh mục phí của riêng từng bộ, quy định các cơ quan thuộc Bộ có quyền thu phí và mức phí được thu theo tiêu chí của Luật.

Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng thanh tra Nghị viện Phần Lan, Văn phòng Kiểm toán quốc gia và Viện Quan hệ quốc tế Phần Lan hoạt động trực thuộc Quốc hội, Văn phòng tư pháp, Ngân hàng Phần lan và Viện Bảo hiểm xã hội của Phần Lan được toàn quyền qui định mức phí.

Để đảm bảo việc áp dụng một cách thống nhất, Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn tiêu chuẩn chung để các Bộ tuân theo trong việc xây dựng danh mục, mức phí cũng như các thủ tục liên quan đến việc quản lý chung đối với Luật phí.

f) Nguyên tắc xác định mức thu phí, lệ phí

Việc thu phí được hướng dẫn bởi Nghị định dưới Luật73 do Bộ Tài chính ban hành trong đó quy định việc xác định mức phí, lệ phí được dựa theo giá thành của dịch vụ, hàng hóa được cung cấp bao gồm chi phí trực tiếp phát sinh, tỷ lệ chi phí hành chính được phân bổ, chi phí của các cơ quan khác tham gia vào việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ công. Bên cạnh đó đối với một số loại phí, lệ phí có thể không tuân theo dựa theo giá thành như đối với những dịch vụ chi phí thấp, nhiều đối tượng được thụ hưởng (sẽ được Chính phủ và Tổng thống quyết định trong phiên họp toàn thể). Hướng dẫn chi tiết về cách tính giá thành được Kho bạc nhà nước ban hành.



III. CHÍNH SÁCH PHÍ, LỆ PHÍ TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC Ở MỘT SỐ NƯỚC

Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 104/bc-btp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 386.3 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương