ChưƠng trình đÀo tạo trình đỘ ĐẠi học ngàNH: VĂn học mã SỐ: 5220330 ĐỀ CƯƠng học phầN



tải về 4.16 Mb.
trang13/48
Chuyển đổi dữ liệu04.04.2018
Kích4.16 Mb.
#36815
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   48

KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG





  1. Mã học phần: INE 1014

  2. Số tín chỉ: 2

  3. Học phần tiên quyết: Không

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

  5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

PGS. TS. Phí Mạnh Hồng, Trường ĐHKT, ĐHQGHN

TS. Vũ Thị Dậu, Trường ĐHKT, ĐHQGHN

TS. Bùi Thành Nam, Trường ĐHKHXH và NV

ThS. Nguyễn thị Thanh Nga, HV Chính sách phát triển

Th.S. Nguyễn Thị Giang, HV Ngân hàng

Th.S. Nguyễn Tuấn Hùng, HV Ngân hàng

Th.S. Lê Thị Anh, HV Ngân hàng


  1. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

- Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản ở mức tối thiểu về kinh tế học, nhằm giúp họ có được những khái niệm cơ bản về kinh tế học để bước đầu hiểu được sự vận hành của một nền kinh tế thị trường.

- Kỹ năng: Hình thành ở sinh viên kỹ năng nhận biết, phân tích, và bước đầu có thể giải thích các hiện tượng kinh tế căn bản của nền kinh tế thị trường và chính sách của chính phủ trên cơ sở các mô hình kinh tế đơn giản

- Thái độ: Hình thành ở sinh viên thái độ nghiêm túc, khoa học trong học tập và công việc, có thái độ xã hội tích cực trong việc tìm hiểu, đánh giá các vấn đề thực tiễn.


  1. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

  • Kiến thức: Kết thúc môn học, sinh viên được kỳ vọng có được những kiến thức về kinh tế học nền tảng từ mức 1 (có khả năng tái hiện) đến mức 3 (có khả năng lập luận) như sau:

+ Hiểu phạm vi và nội dung nghiên cứu của kinh tế học.

+ Hiểu và vận dụng được mô hình cung – cầu để giải thích sự hoạt động của một thị trường hàng hóa hay dịch vụ.

+Hiểu được mục tiêu và các yếu tố cơ bản chi phối hành vi lựa chọn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

+ Hiểu, biết tính toán các thước đo (biến số) kinh tế vĩ mô cơ bản như GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp cũng như bước đầu hiểu được các yếu tố quyết định các biến số này thông qua một số mô hình kinh tế vĩ mô đơn giản.

+ Hiểu được vai trò và tác động chính sách của nhà nước đối với hoạt động của nền kinh tế, trước hết là các chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu như chính sách tài khóa, tiền tệ.

- Kỹ năng nghề nghiệp: Thông qua môn học, sinh viên có điều kiện để phát triển các kỹ năng cá nhân, góp phần tạo nền tảng chung cho việc hình thành và phát triển các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. Cụ thể:

+ Biết vận dụng các khái niệm và nguyên lý cơ bản của kinh tế học để hiểu và giải thích các biến số kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường (xu hướng vận động của giá cả và sản lượng trên một thị trường; các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản như GDP, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp…)

+ Có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn thông qua việc tìm kiếm, thu thập, phân tích các tài liệu, thông tin, tư liệu liên quan đến lĩnh vực kinh tế học.



  • Kỹ năng và Thái độ xã hội: Thông qua các hoạt động như nghe giảng, thảo luận trên lớp, làm bài tập …, sinh viên được khuyến khích và yêu cầu phát triển các kỹ năng và thái độ xã hội từ mức 1 đến mức 3 như: Khả năng làm việc nhóm; giao tiếp; kỹ năng trình bày, thuyết trình; thái độ công dân tích cực và chủ động.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Tham dự, chuyên cần: 10%

Kiểm tra giữa kỳ: 30%

Thi hết môn: 60%


  1. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

  • Nguyễn Ái Đoàn. Kinh tế học đại cương, Trường ĐHBKHN, H, 2002

  • Nguyễn Thị Hiền (chủ biên). Giáo trình Kinh tế học đại cương, NXB Công an nhân dân, H, 2002 .

  • Phí Mạnh Hồng, Giáo trình Kinh tế vi mô. Nhà XB ĐHQGHN, 2009

  1. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Kinh tế học Đại cương là một môn học bổ trợ, thuộc khối kiến thức bổ trợ trong các chương trình đào tạo thuộc các khối ngành tự nhiên và xã hội - nhân văn. Môn học cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản nhất về sự vận hành của nền kinh tế thị trường với 2 mảng kiến thức 1) Kinh tế học vi mô: giới thiệu một cách tổng quát cơ chế vận hành của một thị trường điển hình và hành vi lựa chọn của doanh nghiệp; 2) Kinh tế học vĩ mô: Trình bày những biến số kinh tế vĩ mô chủ yếu và các yếu tố quyết định chúng qua một số mô hình kinh tế vĩ mô cơ bản. Qua đó, người học có thể hiểu được tầm quan trọng của các chính sách kinh tế của Chính phủ trong việc điều tiết hoạt động của nền kinh tế.

11. Nội dung chi tiết học phần:



Chương 1

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA XÃ HỘI VÀ KINH TẾ HỌC HIỆN ĐẠI

1.1. Những vấn đề cơ bản của hoạt động kinh tế

1.1.1. Nhu cầu và sản xuất

1.1.2. Quy luật khan hiếm nguồn lực và giới hạn khả năng sản xuất của xã hội

1.1.3. Ba vấn đề cơ bản của tổ chức hoạt động kinh tế. Các hệ thống kinh tế



1.2. Kinh tế học hiện đại - khoa học về sự lựa chọn kinh tế của xã hội

      1. Kinh tế học hiện đại - khái niệm và sự phát triển

      2. Các bộ phận khác nhau của kinh tế học hiện đại

      3. Các phương pháp và công cụ của kinh tế học hiện đại


Chương 2

CẦU, CUNG, GIÁ CẢ VÀ SỰ HOẠT ĐỘNG

CỦA HỆ THỐNG THỊ TRƯỜNG

2.1. Cầu, cung và giá cả cân bằng

      1. Cầu về hàng hoá và dịch vụ

      2. Cung về hàng hoá và dịch vụ

      3. Cân bằng thị trường và giá cả cân bằng

      4. Sự co dãn của cầu và cung

2.2. Thực chất của sự điều tiết bằng thị trường và những tác động của Chính phủ vào hệ thống thị trường

2.2.1. Thị trường và thực chất sự điều tiết bằng thị trường

2.2.2 Sự tác động của Chính phủ vào hệ thống thị trường

Chương 3

HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP

3.1. Sản xuất và chi phí


      1. Doanh nghiệp và mục tiêu của doanh nghiệp

      2. Hàm sản xuất và quy luật sản phẩm biên (MP) giảm dần

      3. Chi phí sản xuất

3.1.4. Tổng doanh thu (TR), doanh thu biên (MR) và lợi nhuận

3.2. Mô hình tổng quát về sự lựa chọn tối ưu của doanh nghiệp

3.2.1. Mô hình lựa chọn sản lượng tối ưu của doanh nghiệp

3.2.2. Mô hình lựa chọn các yếu tố đầu vào tối ưu của doanh nghiệp

3.3. Cấu trúc của thị trường và ảnh hưởng của nó đến hành vi của doanh nghiệp

3.3.1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và đặc điểm của nó

3.3.2.Thị trường độc quyền thuần tuý

3.3.3. Thị trường độc quyền nhóm

3.3.4. Thị trường cạnh tranh có tính độc quyền

Chương 4.

TỔNG CẦU, TỔNG CUNG VÀ SẢN LƯỢNG QUỐC GIA

4.1. Tổng cầu (AD), tổng cung (AS) và cân bằng kinh tế vĩ mô


      1. Tổng cầu

      2. Tổng cung

      3. Cân bằng kinh tế vĩ mô

4.2. Đo lường sản lượng quốc gia

4.2.1. Dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô

4.2.2. Ba phương pháp tính sản lượng quốc gia

4.2. 3. Các thước đo sản lượng quốc gia: GDP và GNP


Chương 5

CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ

5.1. Chính sách tài khoá

5.1.1. Các công cụ của chính sách tài khoá



      1. Tác động của chính sách tài khoá đến sản lượng quốc gia

      2. Cân bằng và thâm hụt ngân sách

5.2. Chính sách tiền tệ

      1. Cơ chế hình thành lãi suất trên thị trường tiền tệ

      2. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương

5.3. Chính sách ngoại thương

5.3.1. Nguồn gốc của thương mại quốc tế

5.3.2. Các công cụ của chính sách ngoại thương

5.3.3. Ảnh hưởng của ngoại thương đến tổng cầu và sản lượng quốc gia


Chương 6

THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT

6.1. Thất nghiệp

6.1.1. Các khái niệm cơ bản:

6.1.2. Nguyên nhân và tác động của thất nghiệp

6.1.3. Các giải pháp hạn chế thất nghiệp



6.2. Lạm phát

6.2.1. Lạm phát là gì

6.2.2. Tác động của lạm phát

6.2.3. Nguyên nhân và giải pháp khắc phục lạm phát




ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN





      1. Mã học phần:EVS1001

      2. Số tín chỉ: 2 (26/4/0)

      3. Học phần tiên quyết: Không

      4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

      5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

5.1. Giảng viên 1:

Họ và tên: Nguyễn Xuân Cự Chức danh, học vị: PGS, TS.

Đơn vị công tác: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Email: cunx@vnu.edu.vn

5.2. Giảng viên 2:

Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Loan Chức danh, học vị: TS.

Đơn vị công tác: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Email: mwjloan@yahoo.com

5.3. Giảng viên 3:

Họ và tên: Trần Thị Tuyết Thu Chức danh, học vị: PGS, TS.

Đơn vị công tác: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Email: tranthituyetthu@hus.edu.vn

5.4.1. Giảng viên 4:

Họ và tên: Hoàng Anh Lê Chức danh, học vị: TS.

Đơn vị công tác: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Email: anhle1977@yahoo.com

5.5. Giảng viên5:

Họ và tên: Lưu Minh Loan Chức danh, học vị: ThS.

Đơn vị công tác: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Email: luuminhloan@yahoo.com



  1. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

6.1. Mục tiêu kiến thức:

Cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về các vấn đề môi trường, các quá trình phát triển và mối liên hệ giữa môi trường , phát triển và phát triển bền vững. Trên cơ sở đó nâng cao nhận thức môi trường và bảo vệ môi trường cho người học.



6.2. Mục tiêu kỹ năng:

Hình thành kỹ năng tiếp cận vấn đề, khai thác thông tin và làm quen với việc nghiên cứu các vấn đề môi trường và phát triển. Mô tả được các môi quan hệ giữa các vấn đề xã hội quan trọng ảnh hưởng đến môi trường, phát triển và bảo tồn, phân tích các quan điểm khác nhau về nguồn gốc, hậu quả và quản lý tiềm năng của môi trường và đánh giá những cơ hội và thách thức của chiến lược khác nhau, ảnh hưởng của các quá trình phát triển đến môi trường và ngược lại.



6.3. Mục tiêu khác (Thái độ học tập…):

Yêu cầu sinh viên tham gia học tập đầy đủ theo yêu cầu của giảng viên; có thái độ trung thực trong học tập. Khuyến khích sinh viên tham gia tích cực trong quá trình học tập thông qua thảo luận, trao đổi và tìm hiểu các vấn đề thực tiễn liên quan đến môn học; biết định hướng thay đổi lối sống, xây dựng đạo đức môi trường, góp phần bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững trong lĩnh vực học tập và nghiên cứu của mình.



  1. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

7.1. Về kiến thức:

Sinh viên sau khi học môn học này có nhận thức đúng về vai trò và tầm quan trong của môi trường trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Nắm được các khái niệm cơ bản nhất về môi trường, tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Hiểu được các vấn đề môi trường toàn cầu, nguyên nhân và các giải pháp chủ yếu gây ra các vấn đề môi trường hiện nay. Có khả năng nhận biết về sự liên quan giữa các quá trình phát triển với các vấn đề môi trường. Có khả năng vận dụng các kiến thức đã học trong thực tiễn góp phần bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững của xã hội loài người.



7.2. Về kỹ năng:

Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm; có khả năng nhận biết các vấn đề môi trường, nguyên nhân và hệ quả từ các vấn đề thực tiễn. Có khả năng vận dụng các kiến thức về môi trường trong cuộc sống hàng ngày với cách nhìn nhận, đánh giá các tác động của quá trình phát triển đến các yếu tố môi trường. Bước đầu ứng dụng kiến thức đã học để nhận dạng và ứng xử thích hợp đối với các vấn đề môi trường, các tai biến thiên nhiên ở Việt Nam.



7.3. Về thái độ xã hội:

Nhận thức được vị trí của môi trường trong quá trình phát triển phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới có thái độ và các hành vi đúng mức đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Có ý thức và trách nhiệm phát huy các ứng xử thân thiện có lợi cho môi trường, cùng nhau tuyên truyền, bảo vệ môi trường cho sự phát triển chunh của đất nước và của từng cộng động.



  1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Hình thức kiểm tra, đánh giá có thể áp dụng theo các hình thức: Bài tập, tiểu luận, trình bày, thi vấn đáp hoặc thi viết tùy theo điều kiện cụ thể của từng lớp học; bao gồm các kỳ đánh giá như sau:

  • Điểm đánh giá thường xuyên: 20%

  • Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

  • Thi - đánh giá cuối kỳ: 60%

  1. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Học liệu bắt buộc:

  1. Tài liệu học tập do giảng viên cung cấp

  2. Nguyễn Xuân Cự, Nguyễn Thị Phương Loan. Môi trường và Con người, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2010

  3. Lê Văn Khoa (chủ biên). Khoa học môi trường. Nxb. Giáo dục. Hà Nội, 2004.

- Học liệu tham khảo:

  1. Nguyễn Đình hòe. Môi trường và phát triển bền vững, Nxb. Giáo dục, 2006

  2. Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam

  3. UN Documents, Our Common Future, Chapter 2: Towards Sustainable Development,From A/42/427. Report of the World Commission on Environment and Development [http://www.un-documents.net/wced-ocf.htm]

  1. Tóm tắt nội dung học phần:

Môn học giới thiệu các khái niệm về tài nguyên, môi trường và phát triển. Đặc điểm, nguyên nhân, hệ quả của các vấn đề suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường, mối quan hệ giữa môi trường và các lĩnh vực phát triển khoa học công nghệ, kinh tế, xã hội. Môn học cũng đề cấp đến các thách thức và mối quan tâm hiện nay của loài người đối với các vấn đề môi trường và phát triển trên thế giới hiện nay.

Một nội dung quan trọng khác được giới thiệu trong môn học là công tác bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững. Bên cạnh đó, môn học cũng có nội dung mở dựa trên các vấn đề thực tiễn liên quan đến các ngành khoa học khác nhau và gắn liền với tình hình thực tiễn trong các buổi thảo luận theo chủ đề trên lớp.



  1. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Mở đầu

Chương 1.Tổng quan các vấn đề về môi trường và tài nguyên thiên nhiên (10 giờ)

1.1. Khái niệm về môi trường và tài nguyên thiên nhiên

1.2. Những vấn đề chung về ô nhiễm môi trường

1.2.1. Khái niệm, nguồn gốc, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

1.2.2. Tổng quan về ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước

1.3. Những vấn đề chung tài nguyên thiên nhiên

1.3.1. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với con người

1.3.2. Tổng quan về tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên (sinh vật, đất, nước, không khí)

1.3.3. Nguyên nhân dẫn đến suy thoái tài nguyên thiên nhiên

1.3.3. Những nguyên tắc chủ yếu trong khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên

1.4. Một số vấn đề môi trường toàn cầu

1.4.1. Suy thoái tầng ôzôn

1.4.2. Hiệu ứng nhà kình và sự nóng lên của khí hậu Trái đất

1.4.3. Biến đổi khí hậu toàn cầu

1.4.4. Suy giảm đa dạng sinh học

1.4.5. Sa mạc hóa đất đai



Chương 2. Các lĩnh vực phát triển chủ yếu và vấn đề môi trường (8 giờ)

2.1. Dân số và môi trường

2.1.1. Tổng quan chung về sự gia tăng dân số trên thế giới và ở Việt nam

2.2.1. Dân số và môi trường

2.2. Các lĩnh vực phát triển và môi trường

2.2.1. Nông nghiệp và môi trường

2.2.2. Đô thị hóa và môi trường

2.2.3. Công nghiệp hóa và môi trường

2.2.4. Phát triển khoa học, công nghệ và môi trường

2.2.5. Sản xuất, thương mại, dịch vụ và môi trường

2.2.5. Văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng và môi trường

2.3. Toàn cầu hóa với môi trường và phát triển

2.3.1. Khái niệm về toàn cầu hóa

2.3.2. ý nghĩa và những tác động của toàn cầu hóa đối với phát triển

2.3.3. Mặt trái của toàn cầu hóa

Chương 3: Bảo vệ môi trường (4 giờ)

3.1. Tổng quan về công tác bảo vệ môi trường

3.1.1. Khái niệm

3.1.2. Sự phát triển trong công tác bảo vệ môi trường

3.2. Các công cụ bảo vệ môi trường

3.2.1. Công cụ pháp lí trong bảo vệ môi trường

3.2.2. Công cụ kinh tế bảo vệ môi trường

3.2.3. Vai trò của khoa học công nghệ trong bảo vệ môi trường

3.3. Đạo đức môi trường và xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường

3.3.1. Đạo đức môi trường

3.3.2. Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường

Chương 4: Phát triển bền vững (4 giờ)

4.1. Các mô hình phát triển

4.1.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế

4.1.2. Các mô hình phát triển trên thế giới

4.1.3. Tăng trưởng xanh

4.2. Phát triển bền vững

4.2.1. Khái niệm về phát triển bền vững

4.2.2. Con đường hình thành phát triển bền vững

4.2.3. Mục tiêu của phát triển bền vững

4.2.4. Các chỉ số của phát triển bền vững (Kinh tế-Xã hội-Môi trường)



Phần bài tập và thảo luận trên lớp (4 giờ)

Bài tập, trao đổi và thảo luận về những vấn đề môi trường và phát triển liên quan đến các ngành học của sinh viên dưới sự hướng dẫn của giảng viên.




ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 4.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương