LỊch sử CỦa thị trưỜng future



tải về 145.42 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích145.42 Kb.
#30071

  1. LỊCH SỬ CỦA THỊ TRƯỜNG FUTURE

* Hợp đồng future (Future contracts) là một thỏa thuận để mua hoặc bán một tài sản vào một thời điểm chắc chắn trong tương lai với một mức giá xác định. Hai thị trường lớn nhất là Chicago Board of Trade (CBOT) và Chicago Mercantile Exchange (CME)

* Lịch sử của thị trường future

Thị trường future có thể được xem như đã xuất hiện từ thời trung cổ. Nguyên thủy nó được phát triển để đáp ứng yêu cấu của các giới nông dân và thương buôn. Hãy xem xét tình hình của nông dân vào tháng 4 của một năm nhất định, trong khi họ sẽ thu hoạch ngũ cốc vào tháng 6, sẽ thấy có sự không ổn định về giá ngũ cốc đối với nông dân. Trong những năm khan hiếm giá ngũ cốc có thể rất cao- nhất là khi nông dân không vội vã bán ra. Mặt khác, trong những năm bội thu giá ngũ cốc có xu hướng rẻ mạt. Nông dân và gia đình họ rõ ràng là chịu ảnh hưởng rất lớn đối với những rủi ro này.

Hãy xem tiếp đến giới thương buôn, những người luôn có nhu cầu về ngũ cốc. Thương gia cũng bị tác động bởi những rủi ro về giá. Trong những năm bội thu giá cả có thể thuận lợi; còn những năm khan hiếm có thể gây ra giá cắt cổ. Do vậy, việc nông dân và các thương gia gặp nhau vào tháng 4 (hoặc thậm chí sớm hơn) để thỏa thuận về giá ngũ cốc sẽ được người nông dân sản xuất ra vào tháng 6 là một việc làm rất có ý nghĩa. Nói khác đi, điều đó có nghĩa là họ đã thương lượng loại hợp đồng future. Hợp đồng cung cấp cách thức mà mỗi bên có thể loại trừ rủi ro do giá cả ngũ cốc không ổn định trong tương lai.

Chúng ta có thể hỏi điều gì xảy ra đối với những yêu cầu về ngũ cốc của thương gia trong thời gian còn lại của năm. Một khi vụ thu hoạch đã qua, ngũ cốc phải được dự trữ đến vụ mùa tới. Trong khi thực hiện dự trữ, thương gia không phải chịu bất cứ rủi ro nào về giá nhưng phải chịu chi phí bảo quản. Nếu nông dân hoặc một số người khác dự trữ ngũ cốc thì cả thương gia và nhà dự trữ đều pjải đương đầu với rủi ro tương ứng trên gia future của ngũ cốc, và một lần nữa cho thấy rõ vai trò của hợp đồng future.

* Các thị trường tiêu biểu:

1. The Chicago board of Trade

The Chicago board of Trade (CBOT) được thành lập năm 1848 để đưa nông dân và thương gia lại với nhau. Nhiệm vụ đầu tiên của nó là tiêu chuẩn hóa số lượng và chất lượng của ngũ cốc được trao đổi. Trong vòng vài năm một kiểu hợp đồng future đầu tiên được đưa ra, các nhà đầu cơ chú ý ngay lập tức và tìm cách trao đổi hợp đồng để có giải pháp hấp dẫn cho hoạt động kinh doanh ngũ cốc. Hiện nay CBOT đưa ra hợp đồng future cho nhiều loại tài sản khác nhau, bao gồm: bắp, yến, đậu nành (kể cả bột đậu nành và dầu đậu nành), bột mì, trái phiếu kho bạc trung và dài hạn.

2. The Chicago Mercantile Exchange

Năm 1874 The Chicago Produce Exchange được thành lập, cung cấp thị trường cho bơ, trứng, gia cầm và những sản phẩm nông nghiệp khác. Năm 1898 các nhà bán lẻ trứng và bơ rút lui khỏi thị trường. Năm 1919 thị trường này đổi tên thành Chicago Mercantile Exchange (CME) và được tổ chức lại cho giao dịch future. Từ đó, CME trở thành thị trường future của nhiều loại hàng hóa, bao gồm cả thịt heo, gia cầm sống, đến năm 1982 nó còn giới thiệu hợp đồng future đối với chỉ số chứng khoán của Standard & Poor’s (S&P) 500.

Thị trường tiền tệ quốc tế (IMM) được hình thành như là một chi nhánh của CME vào năm 1972 để giao dịch future về ngoại tệ. Hiện nay giao dịch future về tiền tệ trên thị trường IMM bao gồm: Bảng Anh, Dollar Canada, Yen Nhật, France Thụy Sỹ và Dollar Úc. Thị trường IMM cũng giao dịch hợp đồng future về Onemonth LIBOR, hợp đồng trái phiếu kho bạc ngắn hạn, hợp đồng future về đồng Eurodollar.

3. Thị trường giao dịch khác

Trên thế giới hiện có nhiều thị trường khác cũng tiến hành giao dịch hợp đồng future. Tiêu biểu trong số đó là Bolsa de Mercadorias Futuros (BM&F) ở Sao Paulo, The London International Financial Futures Exchange (LIFFE), The Swiss Option and Financial Futures Exchange (SOFFEX), The Tokyo International Financial Futures Exchange (TIFFE) , The singapore International Monetary Exchange (SIMEX), và The Sydney Futures Exchange (SFE). Hầu hết hợp đồng trao đổi ở các thị trường khác nhau trên thế giới có thể phân loại ra là hợp đồng future về hàng hóa hoặc hợp đồng future về tài chính(giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu). Không nghi ngờ gì nữa thị trường future là một trong những công cụ cải tiến tài chính thành công nhất


ĐÓNG TRẠNG THÁI CỦA HỢP ĐỒNG FUTURE

Hợp đồng future là thỏa thuận để bán hoặc mua tài sản ở mức giá nhất định vào thời điểm chắc chắn trong tương lai và phần lớn hợp đồng future không thực hiện giao hàng. Lý do là hầu hết các nhà đầu tư đóng trạng thái trước thời hạn giao hàng trong hợp đồng. Thực hiện chuyển giao theo điều kiện trong hợp đồng future thường không thuận tiện và đôi khi tốn kém. Điều này là hiện thực đối với những nhà bảo hộ muốn mua bán tài sản theo hợp đồng future. Những người này thích đóng trạng thái của hợp đồng future và thực hiện bán và mua tài sản trên thị trường tiền mặt.

Đóng trạng thái hợp đồng được thực hiện bằng cách thực hiện giao dịch ngược với ban đầu. Ví dụ, nhà đầu tư mua 5 hợp đồng bắp vào tháng 7 có thể đóng trạng thái vào 20 tháng 6 bằng cách bán 5 hợp đồng future vầ bắp tháng 7. Nhà đầu tư bán 5 hợp đồng tháng 7 vào ngày 6/5 có thể đóng trạng thái vào ngày 20/6 bằng việc mua 5 hợp đồng tháng 7. Trong mỗi trường hợp, tổng mức lời và lỗ được xác định bởi sự thay đổi giá future giữa ngày 6/5 và 20/6.


  1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG GIAO SAU:

    1. Khái niệm :

HĐGS là một cam kết pháp lý của các bên về việc mua hoặc bán một lượng tài sản vào một thời điểm trong tương lai thông qua Sở giao dịch và các cơ quan trung gian ở một giá được định trước.

Sự cam kết pháp lý về một hành vi trong tương lai này có thể được các bên hủy bỏ một cách hợp pháp khi lập một HĐGS khác ngược lại vị thế mà mình đã có. Cũng vì lý do đó mà ta có thể chia HĐGS thành hai loại :

- HĐGS được thanh lý sau khi giao hàng. Đây là loại hợp đồng tồn tại một sự giao hàng thực sự theo như thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng . Trong trường hợp này, về bản chất thì HĐGS tương tự như hợp đồng kỳ hạn (forward).

- HĐGS được thanh lý trước ngày giao hàng ghi trong hợp đồng. Đây là loại hợp đồng không có sự giao hàng trên thực tế xảy ra, các bên chấm dứt sự ràng buộc của mình đối với phía bên kia bằng nghiệp vụ thanh toán bù trừ, nghĩa là các bên mua hoặc bán lại chính loại hàng hóa đó ngược với vị thế mà mình đã có (vị thế mua hoặc bán trước đây). Đây là dạng phổ biến, nhờ đó mà tồn tại TTGS.



    1. Đặc điểm :

HĐGS có nhiều đặc điểm riêng biệt, không có ở các hợp đồng khác. Dựa vào định nghĩa và thực tiễn, HĐGS có thể được chia thành các đặc điểm chính sau:

  • Các điều khoản trong HĐGS được tiêu chuẩn hóa.

  • HĐGS là một hợp đồng song vụ, cam kết thực hiện nghĩa vụ trong tương lai.

  • HĐGS được lập tại SGD qua các cơ quan trung gian.

- HĐGS phải có tiền bảo chứng và đa số các HĐGS đều được thanh lý trước thời hạn.

Trong TTGS, các hoạt động mua bán được thực hiện liên tục với trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bảo đảm an toàn cao. Do đó, các điều khoản trong hợp đồng được tiêu chuẩn hóa một cách tối đa, giúp cho việc ký kết hợp đồng nhanh chóng, đảm bảo an toàn về mặt pháp lý. Các điều khoản được tiêu chuẩn hóa trong TTGS là: tên hàng, chất lượng, độ lớn hợp đồng, số lượng giao dịch, thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng, cách yết giá, mức giá biến động tối thiểu, tháng giao dịch,giờ giao dịch,giới hạn giá hàng ngày,ngày giao dịch cuối cùng, phương thức thanh toán.



Tài sản :

  • Tên hàng phải là chính hàng hóa được phép giao dịch trên SGD đó. Hàng hóa đó có thể là một loại hàng hóa thông thường hoặc cũng có thể là các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, chỉ số… Mỗi SGD chỉ giao dịch một số loại hàng hóa nhất định. Do đó, người tham gia thị trường chỉ được phép giao dịch các hàng hóa cho phép trong SGD đó. Trong trường hợp người nông dân muốn bảo vệ cho hàng hóa của mình nhưng hàng hóa đó không được mua bán trên SGD thì họ có thể bán bằng một HĐGS của loại hàng hóa tương tự. Ví dụ như người nông dân thu hoạch Bắp hạt vàng loại 4, trong khi đó, SGD chỉ cho phép giao dịch loại 1 và loại 2, thì người nông dân có thể thực hiện các HĐGS thanh toán bù trừ đối với Bắp loại 2 để bảo hộ cho giá Bắp loại 4 của mình.

  • Chất lượng hàng hóa cũng được tiêu chuẩn hóa. Hàng hóa được phân thành các mức chất lượng khác nhau nhưng thông thường thì SGD chỉ cho phép giao dịch một vài mức chất lượng nhất định.




  1. Độ lớn:

  • Là độ lớn giá trị tài sản được giao dịch trong một hợp đồng. Độ lớn mỗi HĐGS về mỗi loại hàng hóa đều được thống nhất và hầu như được thống nhất trên toàn thế giới giúp cho việc mua bán giữa các TTGS trên thế giới dễ dàng hơn. Chẳng hạn như một hợp đồng vàng có khối lượng là 100 ounces, hợp đồng dầu thô là 1000 barrels, hợp đồng Yen Nhật là 12.500.000 ¥, hợp đồng cà phê arabica là 37.500 pounds (tại NYMEX), hợp đồng cà phê robusta là 5 tấn (tại LIFFE),… việc qui định độ lớn mỗi hợp đồng sao cho không quá lớn để những nhà bảo hộ nhỏ cũng có khả năng tham gia, không quá nhỏ vì khoản được bảo hộ hoặc đầu cơ sẽ không bù đắp được chi phí huê hồng hay các chi phí khác.

  1. Thỏa thuận chuyển giao:

Địa điểm giao hàng trong HĐGS do thị trường trao đổi ấn định. Việc giao hàng này xảy ra khi các bên mong muốn thi hành hợp đồng. Khi địa điểm giao hàng được chọn, giá cả mà người bán nhận được điều chỉnh theo địa điểm giao hàng.

  1. Thời điểm giao hàng: (thời điểm đáo hạn hợp đồng)

Hợp đồng FUTURE thường chỉ rõ tháng giao hàng. Đối với nhiều hợp đồng FUTURE, thời gian giao hàng là trọn tháng.

Tháng giao hàng thay đổi theo từng hợp đồng và được thị trường giao dịch chọn lựa để đáp ứng nhu cầu của những thành viên tham gia thị trường.

*VD: hợp đồng future về tiền tệ ở thị trường IMM có tháng giao hàng là 3,6,9 và 12; hợp đồng future về bắp trên thị trường CBOT có tháng giao hàng là 3,5,7,9 và 12…

Tại một thời điểm bất kỳ, hợp đồng sẽ được thực hiện trong tháng giao hàng gần nhất và một số tháng giao hàng tiếp sau đó.

Thị trường sẽ nêu rõ khi nào thì bắt đầu tháng giao hàng và ngày cuối cùng phải thực hiện giao dịch đối với một hợp đồng cụ thể.

* Thông thường việc giao dịch sẽ kết thúc cách vài ngày trước ngày giao hàng cuối cùng

Vậy thời điểm giao hàng là điều kiện xác định để nhằm phân biệt đối tượng được giao dịch trong HĐGS, ví dụ như: HĐGS cà phê tháng 3 năm 2005 khác với HĐGS cà phê tháng 5 năm 2005…


  1. Yết giá:

Giá FUTURE được niêm yết một cách thuận tiện và dễ hiểu nhất.

Vd: giá future về dầu thô ở thị trường NYMEX được niêm yết bằng đơn vị dollar/thùng (với 2 số lẻ); giá future về trái phiếu và hứa phiếu kho bạc được CBOT niêm yết bằng đơn vị dollar và 1/32 dollar.

Mức dịch chuyển giá tối thiểu được ấn định luôn trong phương thức niêm yết giá của từng loại giao dịch.

Vd: mức dịch chuyển giá tối thiểu sẽ là 0,01$/thùng đối với giao dịch future về dầu thô và 1/32 dollar đ/v giao dịch future về trái phiếu và hứa phiếu kho bạc.



  1. Giới hạn dịch chuyển giá hàng ngày:

Nếu giá giảm xuống một khoản bằng giới hạn giá hàng ngày, hợp đồng được gọi là đạt giới hạn dưới (limit down)

Nếu giá tăng lên một khoản bằng với giới hạn, thì hợp đồng được gọi là giới hạn trên (limit up)

Giới hạn dịch chuyển (limit move) là sự dịch chuyển theo cả 2 hướng tương đương với giới hạn giá hàng ngày.

Việc giao dịch trong ngày được ngừng lại khi hợp đồng đạt đến giới hạn trên hoặc giới hạn dưới.

Một số trường hợp cá biệt, thị trường có quyền tham gia và thay đổi giới hạn.

Mục đích của giới hạn giá hàng ngày là để ngăn ngừa sự dịch chuyển quá rộng do sực đầu cơ.

Khi giới hạn giá ở mức cân bằng sẽ tốt cho việc kiểm soát thị trường future.


  1. Giới hạn mức đầu tư:

Giới hạn mức đầu tư là số lượng hợp đồng tối đa mà nhà đầu cơ có thể nắm giữ. Mục đích của giới hạn là ngăn các nhà đầu cơ không được đầu cơ quá mức làm ảnh hưởng đến thị trường.

Vd: tại CME, giao dịch future về gỗ có giới hạn là 1.000 hợp đồng và trong một tháng giao hàng bất kỳ không được thực hiện quá 300 hợp đồng.


* SỰ HỘI TỤ CỦA GIÁ FUTURE VỚI GIÁ GIAO NGAY

Mối liên hệ giữa giá future và giá giao ngay khi đến gần tháng giao hàng



  • TH (a): trong thời hạn giao hàng, giá future ở trên mức giá giao ngay.

Đây là cơ hội cho các nhà kinh doanh tiến hành giao dịch kiếm chênh lệch giá:

+ Bán hợp đồng future

+ Mua tài sản

+ Thực hiện chuyển giao

Mức lợi nhuận = mức chênh lệch giá future và giá giao ngay

Do các nhà kinh doanh khai thác cơ hội kiếm chênh lệch giá này, giá future sẽ giảm.



  • TH (b): giá future thấp hơn giá giao ngay.

Các công ty quan tâm đến nhu cầu về tài sản sẽ tìm cách tham gia mua hợp đồng future trên thị trường và chờ thực hiện giao hàng. Do đó, giá future có xu hướng tăng.

Kết quả là giá future sẽ tiến đến gần sát với giá giao ngay trong thời hạn giao hàng.



* HOẠT ĐỘNG CỦA TIỀN KÝ QUỸ

Nếu hai nhà đầu tư liên lạc trực tiếp với nhau và đồng ý trao đổi tai sản trong tương lai với một giá nhất định. Rủi ro có thể xảy ra là nhà đầu tư có thể không có nguồn tài chính để thực hiện thỏa thuận. Một trong những vai trò quan trọng của thị trường Future là tổ chức trao đổi để tránh rủi ro trên. Do đó trong giao dịch cần có mức ký quỹ.



  • Định giá theo thị trường

Các khoản lãi/lỗ của hợp đồng futures được chi trả hàng ngày vào cuối giờ giao dịch.

Một nhà đầu tư không có khả năng chi trả vì tình hình kinh doanh không sinh lợi sẽ buộc ngưng giao dịch ở đây thay vì ngày càng dấn sâu vào lỗ chồng chất tại thời điểm hợp đồng đáo hạn.

Chính vì thế mà thị trường futures yêu cầu các bên tham gia trên thị trường phải ký quỹ.

Ký quỹ:


  • Do sàn giao dịch ấn định

  • Khách hàng phải đóng ký quỹ ban đầu khi mở trạng thái mới

  • Được hoàn lại sau khi tất toán trạng thái

Ví dụ minh họa hoạt động của mức ký quỹ

Ngày 05/06 khách hàng liên hệ với nhà môi giới mua hai Hợp đồng Future vàng tháng 12. Giả sử giá Future hiện tại là 400$/ounce, một hợp đồng là 100$, nhà đầu tư sẽ mua 200 ounces ở mức giá này. Nhà môi giới sẽ yêu cầu nhà đầu tư đặt cọc vào tài khoản ký quỹ. Số tiền phải đặt cọc ở thời điểm nhà đầu tư tham gia trên thị trường gọi là khoản ký quỹ ban đầu. Chúng ta giả sử rằng 2.000$ cho mỗi hợp đồng, và như vậy là 4.000$ cho cả hai hợp đồng. Vào cuối mỗi ngày giao dịch, tài khoản ký quỹ được điều chỉnh phản ánh mức lời hay lỗ của nhà đầu tư. Thực hiện này được gọi là định theo giá thị trường của khoản tiền.

Gỉa sử vào cuối ngày 5/6 giá future giảm xuống còn 397$. Nhà đầu tư lỗ 600$ ( = 200 ounces x 3$) (nhà đầu tư mua với giá 400$ và bán với giá 397$). Lúc này tiền ký quỹ giảm xuống 600$ còn 3.400$. Tương tự như vậy nếu giá vàng tháng 12 tăng lên 403$ vào cuối ngày giao dịch đầu tiên, tiền trong tài khoản ký quỹ lên đến 4.600$. Giao dịch được định theo giá thị trường vào giờ đóng cửa được thực hiện. Giao dịch được định giá cho mỗi ngày tiếp sau đó.

Lưu ý rằng định giá theo thị trường hiếm khi được thu xếp giữa nhà môi giới và khách hàng. Khi giá future giảm xuống tiền ký quỹ của nhà đầu tu bị giảm xuống 600$, người môi giới của nhà đầu tư phải chuyển 600$ vào tài khoản ký quỹ của người mua. Tương tự như vậy, khi giá future tăng, nhà môi giới phía đối tác phải chuyển 600$ vào tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư.

Nhà đấu tư có quyền rút phần dư so với mức ký quỹ ban đầu. Để đảm bào rằng mức cân bằng trong tài khoản ký quỹ không bao giờ âm, theo đó mức giới hạn thấp hơn mức ký quỹ ban đầuu được xác lập. Nếu tiền ký quỹ giảm thấp hơn tiền quỹ duy trì, nhà đầu tư sẽ nhận được lệnh gọi nộp tiền và mong đợi tiền ký quỹ sẽ đạt tới mức tài khoản ký quỹ ban đầu trong những ngày tới. Tiến dư thừa ký quỹ gọi là khoản ký quỹ biến đổi. Nếu nhà đầu tư không cung cấp khoản ký quỹ thay đổi này, nhà mối giới sẽ đóng trạng thái của hợp đồng bằng cách bán hợp đồng. Trong trường hợp nhà đầu tư cân nhắc sớm, sẽ bán 200 ounces vàng tháng 12.

Khoản ký quỹ ban đầu là 4.00$ và quỹ duy trì là 3.000$ cho cả hai hợp dồng.Hop đồng được mua ngày 5/6 với giá 400$ và đóng cửa vào ngày 26/6 với giá 392,3$. Số liểu ở cột 2 thể hiện giá future vào ngày đóng cửa.



ĐVT: $

Ngày

Giá future

Lời (lỗ)
hàng ngày


Tích lũy
lời ( lỗ)


Tồn quỹ
trên TK


Lệnh gọi
nộp tiền





400,00







4.000




05/6

397,00

(600)

(600)

3.400




06/6

396,10

(180)

(780)

3.220




09/6

398,20

420

(360)

3.640




10/6

397,10

(220)

(580)

3.420




11/6

396,70

(80)

(660)

3.340




12/6

395,40

(260)

(920)

3.080




13/6

393,30

(420)

(1340)

2.660

1.340

16/6

393,60

60

(1280)

4.060




17/6

391,80

(360)

(1640)

3.700




18/6

392,70

180

(1460)

3.880




19/6

387,00

(1140)

(2600)

2.740

1.260

20/6

387,00

0

(2600)

4.000




23/6

388,10

220

(2380)

4.220




24/6

388,70

120

(2260)

4.340




25/6

391,00

460

(1800)

4.800




26/6

392,30

260

(1540)

5.060



Ngày 13/6 tiền ký quỹ giảm xuống 340$ dưới mức tài khoản duy trì. Lệnh gọi nộp tiền cho nhà đầu tư để nhà đầu tư nộp thêm 1.340$ (nhà đầu tư cung cấp tiền ký quỹ vào cuối ngày 16). Ngày 19 tiền ký quỹ lại giảm xuống dưới mức duy trì và lệnh gọi nộp tiền là 1.260$. (nhà đầu tư nộp tiền vào ngày 20/6). Ngày 26/6 nhà đầu tư quyết định đóng trạng thái của hai hợp đồng bằng việc bán 2 hợp đồng future với giá là 392,3$, lỗ lũy kế của nhà đầu tư là 1.540$. Giả định rằng các khoản dư thừa trong quỹ vào các ngày 16, 23, 24, 25 không rút ra.



  • Chi tiết hơn về thị trường

Tác động của định giá thị trường trên hợp đồng future được giải quyết hàng ngày hơn là cuối kỳ. Ngày cuối cùng của hợp đồng, nhà đầu tư lời (lỗ) được tính thêm hoặc trừ đi từ tiền ký quỹ, trả giá trị của hợp đồng về zero. Hợp đồng future được đóng hoặc mở theo giá mới mỗi ngày.

Mức tối thiểu của tiền ký quỹ ban đầu và duy trì do thị trường xác định. Các mức ký quỹ được xác định bởi nhiều biến đổi về giá của tài sản cơ sở. Biến đổi càng lớn mức ký quỹ càng cao. Mức ký quỹ duy trì khoảng 75% mức ký quỹ ban đầu.

Giả định: ví dụ trên vào ngày 19/6 nhà đầu tư không nộp tiền vào, thì Broker bắt buộc đóng vị thế của khách hàng. Vì vậy, khi thực hiện hợp đồng tương lai khách hàng có thể tất toán hoặc bị tất toán hợp đồng trước thời điểm đáo hạn.

Yêu cầu ký quỹ phụ thuộc vào mục tiêu của nhà kinh doanh. Một nhà bảo hộ trung thực như là các công ty sản xuất thường mức ký quỹ thấp hơn nhà đầu cơ. Lý do đơn giản là có ít rủi ro hơn. Những người mua bán trong ngày và giao dịch song hành thường cò mức ký quỹ cao hơn những gia dịch bảo hộ.

Lưu ý rằng ký quỹ thì như nhau khi mua hoặc bán hợp đồng future. Điều này dễ dàng để mua future hoặc bán future.

* TRUNG TÂM THANH TOÁN BÙ TRỪ

Phòng thanh toán bù trừ của thị trường là bộ phận bổ sung trên thị trường va hoạt động như là bộ phận trung gian đối với những giao dịch future. Nhiệm vụ chủ yếu của phóng thanh toán là giữ cho tất cả các giao dịch được thực hiện trong ngày để tính toán vị thế của mỗi thành viên.

Nhà đầu tư được yêu cầu giữ khoản ký quỹ với nhà môi giới, thành viên của phòng thanh toán bù trừ được yêu cầu giữ mức ký quỹ với phòng thanh toán bù trừ. Mức này gọi là mức ký quỹ thanh toán.

Khoản ký quỹ của thành viên của phòng thanh toán để điều chỉnh mức lời hoặc lỗ vào cuối mỗi ngày giao dịch theo cách tương tự như các nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong trường hợp của thành viên phòng thanh toán bù trừ, yêu cầu mức ký quỹ gốc mà không phải là quỹ duy trì. Mỗi ngày số dư quỹ trên mỗi hợp đồng phải được duy trì một số bằng với mức ký quỹ ban đầu nhân với số hợp đồng hiện hành. Vì vậy phụ thuộc vào giao dịch trong ngày và sự dịch chuyển của giá, thành viên của phòng thanh toán bù trừ phải đóng thêm và khoản ký quỹ hoặc rút bớt quỹ vào cuối ngày.

Để xác định khoản ký quỹ, phòng thanh toán bù trừ của thị trường tính số hợp đồng đang thực hiện theo mức gộp hoặc mức ròng. Mức gộp đơn giản là tính trên tổng những khách hàng đang ở vị thế mua và những khách hàng đng ở vị thế ngắn hạn trên hợp đồng future. Mức lời lỗ ròng cho phép bù trừ lẫn nhau. Hầu hết trao đổi hiện hành tính trên mức ký quỹ ròng.

* VIỆC CHUYỄN NHƯỢNG

Rất ít hợp đồng future được giao hàng hầu hết đóng trạng thái sớm, tuy nhiên cũng có thể giao hàng được xác định bằng giá future.

Thời gian giao hàng được thị trường trao đổi xác định và khác nhau qua từng hợp đồng. quyết định khi nào chuyển giao được thực hiện bởi bên bán (ở trong tình trạng ngắn hạn của hợp đồng) gọi là bên A. khi bên A quyết định chuyển giao, nhà môi giới của A phát hành thông báo giao hàng cho phòng thanh toán. Thông báo này nêu bao nhiêu hợp đồng sẽ được chuyển giao và đối với hàng hóa nơi chuyển giao và chất lượng hàng hóa chuyển giao. Sau đó thị trường trao đổi chọn nhà đối tác mua hàng chấp nhận chuyển giao.

Giả sử rằng đối tác của nhà đầu tư A trong hợp đồng future khi thương lượng ở sàn giao dịch là B. Vấn đề cơ bản là không có lý do gì để mong đợi B sẽ chấp nhận thực hiện việc giao hàng . nhà đầu tư B có thể đóng trạng thái của anh ta bằng cách ký hợp đồng bán future với C. nhà đầu tư C có thể đóng trạng thái bằng việc ký hợp đồng mua future với D và tiếp tục. luật lệ thông thường được thị trường trao đổi sử dụng là chuyển thông báo đến đối tác ở vị thế mua hiện tại. đối tác ở vị thế mua phải chấp nhận chuyển giao. Tuy nhiên, nếu thông báo được chuyển nhà đầu tư có ít thời gian thường là ½ giờ để chấp nhận thông báo từ họ.

Đối với hàng hóa, chấp nhận chuyển giao có ý nghĩa là đồng ý nhận hàng và thanh toán tiền ngay. Sau đó bên nhận chuyển giao chịu chi phí dự trữ hàng. Trong trường hợp gia súc sống, chi phí này bao gồm chi phí nuôi dưỡng và chăm sóc gia súc. Với future về tài chính, chuyển giao thường được chuyển bằng điện. trong tất cả các hợp đồng, giá cả phải trả dựa trên giá thông báo trước ngày thông báo giao hàng. Giá phải thích hợp, giá này điều chỉnh cho phù hợp với chất lượng hàng, địa điểm chuyển giao và toàn bộ thủ tục chuyển giao từ phát hành lệnh chuyển giao đến lúc giao hàng mất từ 2-3 ngày.

Có 3 ngày thông báo cho một hợp đồng



  • Ngày thông báo đầu tiên: là ngày đầu tiên thông báo giao hàng được nộp cho phòng thanh toán bù trừ

  • Ngày thông báo cuối cùng: là ngày cuối cùng của thông báo

  • Ngày giao dịch cuối cùng: là vài ngày trước ngày thông báo cuối cùng

Để tránh ruỉ ro khi thực hiện chuyển giao nhà đầu tư ở vị thế mua sẽ đóng hợp đồng trước ngày thông báo đầu tiên.

* CÁC LOẠI LỆNH:

  • Lệnh thị trường: lệnh này yêu cầu giao dịch thực hiện ngay lập tức ở mức giá tốt nhất sẵn có trên thị trường

  • Lệnh giới hạn: nêu giá riêng biệt. lệnh có thể được thực hiện chỉ với mức giá này hoặc một mức khác thích hợp hơn cho nhà đầu tư. Vì vậy nếu nhà đầu tư muốn ở vị thế mua với giá giới hạn là 30$ lệnh sẽ chỉ thực hiện khi giá là 30$ hoặc thấp hơn.

  • Lệnh dừng hoặc lệnh chấm dứt thiệt hại: lệnh được thực hiện ở mức giá tốt nhất khi giá mua hoặc giá bán được lập ở giá đặc biệt hoặc thấp hơn. Giả sử rằng lệnh dừng để bán là 30$ được ban hành khi giá thị trường la 35$. Lệnh bán khi và chỉ khi giá xuống đến mức 30$. Thực tế, lệnh dừng trở thành lệnh thị trường ngay khi giá đặc biệt đã là cao nhất. mục đích của lệnh dừng là thường đóng trạng thái nếu sự thay đổi giá không thích hợp xảy ra. Lệnh này sẽ giới hạn mức lỗ có thể xảy đến.

  • Lệnh dừng có giới hạn: là sự phối hợp của lệnh dừng và lệnh giới hạn. lệnh trở thành lệnh giới hạn ngay khi giá mua và giá bán được lập bằng hoặc thấp hơp giá dừng. hai giá phải được nêu ở mức lệnh giới hạn dừng: giá dừng và giá giới hạn. giả sử rằng ở thời điểm giá thị trường là 35$, giới hạn dừng để mua là giá dừng là 40$ và giá giới hạn là 41$. Ngay khi giá mua hoặc giá bán là 40$, giói hạn dừng trở thành lệnh giới hạn là 41$. Nếu giá dừng và giá giới hạn như nhau, lệnh đôi khi được gọi là lệnh dừng và giới hạn.

  • Lệnh đến mức mua bán: được thực hiện ở mức giá tốt nhất sau khi giao dịch xảy ra ở mức giá riêng biệt hoặc mức giá thích hợp hơn mức giá riêng biệt. thực tế lệnh này trở thành lệnh thị trường một khi giá riêng biệt là cao nhất. lệnh này được lập ra để đảm bảo lợi nhuận nếu xảy ra sự thay đổi giá thích hợp

  • Lệnh tùy ý: được thực hiện khi lệnh thị trường bị loại mà sự thực hiện có thể hoãn lại tùy vào nhà môi giới để có thể chọn giá tốt hơn.

  • Ngoài ra có một vài lệnh nêu điều kiện thời gian. Trừ khi có thông báo khác, lệnh là lệnh trong ngày và hết hạn vào cuối ngày giao dịch. Lệnh mở hoặc lệnh đến khi nào hủy bỏ sẽ có hiệu lực đến khi thực hiện hoặc chấm dứt giao dịch này của hợp đồng. lệnh mua bán thực hiện ngay lập tức hoặc thôi như tên của lệnh phải thực hiện ngay lập tức hoặc không thì hủy bỏ


* So sánh HDKH và HDGS :

Giống nhau:

  • Đều có 3 thành phần tham gia thị trường: nhà bảo hộ, nhà đầu cơ, nhà kinh doanh chênh lệch giá.: nhà bảo hộ, nhà đầu cơ, nhà kinh doanh chênh lệch giá.

  • Tài sản cơ sở, thời gian đáo hạn trong tương lai, giá đáo hạn trong tương lai được quy định tại thời điểm hiện tại.

Khác nhau:

Tiêu chí

HĐKH

HĐGS

  • Phạm vi hợp đồng



  • Quy định chuẩn hóa



  • Địa điểm giao dịch




  • Ký quỹ:



  • Giao hàng



  • Thời điểm thanh toán




  • Hoạt động thanh toán

  • Nhà đảm bảo




  • Cách thức thanh toán




  • Yết giá

  • Hợp đồng KH là giao dịch riêng giữa 2 bên. (Ngân hàng- nhà môi giới)




  • Không chuẩn hoá: các quy định do 2 bên tự thỏa thuận như về độ lớn, ngày giao hàng

  • Giao dịch trên thị trường OTC (gọi điện thoại toàn cầu).

  • Thường là không.



  • Phần lớn các giao dịch được thanh toán bằng việc chuyển giao hàng hóa thực sự



  • Thường là thời điểm chấm dứt hợp đồng: Trên 90% HĐ được thanh tóan khi đến hạn

  • Do các ngân hàng và các nhà môi giới riêng lẻ thực hiện

  • Không




  • Không có thanh tóan tiền trước ngày HĐ đến hạn




  • Các NH niêm yết giá mua và giá bán với một mức độ chênh lệch giữa giá mua và giá bán




  • Hợp đồng tương lai được thực hiện trao đổi trên thị trường và chịu sự chi phối bởi quy định bởi SGD.

  • Được chuẩn hoá về mọi điều khoản: độ lớn, ngày giao hàng .. theo quy định của SGD.

  • Giao dịch trên các SGD, vì vậy HĐ tương lai có tính thanh khoản cao hơn.

  • Bắt buộc ký quỹ với một lượng nhất định và điều chỉnh theo thị trường hàng ngày

  • HĐ tương lai được kết chuyển giá trị hàng ngày, nên có thể đóng trạng thái bất cứ lúc nào mà không cần chờ đến ngày đáo hạn hợp đồng. Vì vậy phần lớn HĐ tương lai ít có giao nhận thực sự.

  • Thường là trước ngày đáo hạn hợp đồng: Chưa tới 2% HĐ được thanh toán thông qua việc chuyển giao ngoại tệ,

  • Được thực hiện bởi Phòng Thanh toán bù trừ

  • Cty thanh toán bù trừ giúp bảo hiểm rủi ro của đối tác

  • Thanh tóan hàng ngày bằng cách trích tài khỏan của bên thua và ghi có vào TK của bên được.

  • Chênh lệch giá mua và giá bán được niêm yết ở Sàn giao dịch







  1. GIÁ GIAO SAU:

    1. Giá future của chỉ số chứng khoán:

Chỉ số chứng khoán có thể được xem là giá trị của tài sản đầu tư phải trả cổ tức. Tài sản đầu tư là chỉ số hạng mục đầu tư của chứng khoán và thanh toán cổ tức mà nhà đầu tư nhận được. Để ước tính hợp lý, chỉ số chứng khoán cơ sở có thể được giả định để mang lại thu nhập cổ tức liên tiếp. Nếu q là tỷ lệ cổ tức,

công thức tính giá future của chỉ số chứng khoán là: F = S.e(r-q)T



Ví dụ:

Xét 1 hợp đồng future 3 tháng của S&P 500, chỉ số chứng khoán cơ sở có cổ tức 3%/năm, hiện giá của chỉ số là $400, ghép lãi liên tục với lãi suất phi rủi ro là 8%/năm. Như vậy: r = 0,08; S = 400, T = 0,25 và q = 0,03.

Gọi F là giá future của chỉ số chứng khoán F = 400.e(0,08-0,03)0,25 = $405,03


    1. Giá future của ngoại tệ:

Ngoại tệ là lượng tiền nước ngoài nhà đầu tư dùng giao dịch mua bán trên thị trường mục đích hưởng chênh lệch. Chiến lược bao gồm: Mua ngoại tệ giao ngay và Bán khống hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ. Giả sử:

S là tỷ giá giao ngay

rf là lãi suất phi rủi ro ở nước ngoài (tính kép)

r là lãi suất phi rủi ro trong nước

Tài sản ngoại tệ tăng đến 1 đơn vị tại thời điểm T do thu lãi suất.

Theo điều kiện của hợp đồng, tài sản được trao đổi với giá F kỳ hạn T, hiện giá dòng tiền thu bằng dòng tiền chi: S.e-rfT = F.e-rT hoặc F = S.e(r-rf)T

Khi r < rf  F < S và F giảm khi kỳ hạn T tăng.

Khi r > rf  F > S và F tăng khi kỳ hạn T tăng.



Ví dụ:

Xét hợp đồng giao sau diễn ra tại Anh với r = 10%, rf = 6%, T = 1 và S = 1,75 (1,75 USD/mỗi GBP)

Giá giao sau F = S.e(r-rf)T = 1,75.e0,04 x 1 = 1,82 USD/GBP

Ta thấy r > rf và rf – r = 0,06 – 0,10 = -0,04 (4%) có nghĩa thị trường giao sau dự tính đồng GBP giảm 4% so với đồng USD trong 1 năm, khi đó F = 1,82 > S = 1,75




    1. Giá future về hàng hóa:

Bây giờ hãy xem xét hợp đồng future về hàng hóa. Sự phân biệt giữa các hàng hóa như vàng, bạc và hàng tiêu dùng rất quan trọng. Có thể sử dụng những lập luận về arbitrade để tính giá future của nhiều loại hàng hóa. Tuy nhiên, chúng thường chỉ được sử dụng để xác định giới hạn về giá cả future của hàng tiêu dùng.
      1. Vàng và bạc


Bởi vì vàng và bạc được một số nhà đầu tư độc quyền nắm giữ, những hàng hóa này có thể xem như là tài sản đầu tư, với S là giá giao ngay của vàng và bạc (vàng và bạc không tạo thu nhập). Giả sử không có chi phí lưu kho, phương trình 3.5 cho thấy giá future được tính như sau:
F= SerT (3.14)
Chi phí lưu kho có thể xem là thu nhập âm (negative income). Nếu U là hiện giá chi phí dự trữ sẽ phát sinh trong kỳ hạn của hợp đồng future, theo phương trình 3.6, ta có:
F = (S + U)erT (3.15)
Nếu chi phí lưu kho xẩy ra ở bất kỳ thời điểm nào tương ứng với giá của hàng hóa, chúng được xem là thu nhập cổ tức âm (negative divident yield). Trong trường hợp này, theo phương trình 3.7, sẽ có:
F = Se(r + u)T (3.16)
Trong đó, u là chi phí lưu kho hàng năm.

Ví dụ:

Hợp đồng future về vàng - Giả sử phí lưu kho là 2$/ounce/năm, thanh toán vào cuối mỗI năm; giá giao ngay là 450$/ounce; và lãi suất không rủi ro là 7%/năm cho tất cả các kỳ hạn. Điều này tương ứng với r = 0,07, S = 450, T = 1, và u = 2e-0,07x 1= 1,865. Tính ra giá future như sau:


F = (450 + 1,865)e0,07 x 1 = 484,63$
Nếu F > 484,63$, nhà kinh doanh có thể mua vàng và bán khống hợp đồng future để thu lợi.
Nếu F < 484,63$, nhà đầu tư có vàng có thể nâng cao lợI nhuận bằng cách bán vàng và mua hợp đồng future.
      1. Những hàng hóa khác


Đối với những hàng hóa khác mà ban đầu không giữ cho mục đích đầu tư (như dầu và đồng chẳng hạn), những lập luận về nghiệp vụ arbitrage từ các phương trình 3.14, 3.15, 3.16 phải được xem xét một cách cẩn thận. Từ phương trình 3.15 giả sử chúng ta có:
F > (S + U)erT (3.17)
Để nắm lấy cơ hội đầu tư, nhà kinh doanh có thể thực hiện như sau:

  1. Vay số tiền ( S+U) với lãi suất không rủi ro để sử dụng mua hàng hóa và trả chi phí lưu kho kho.

  2. Bán khống hợp đồng future về hàng hóa

Nếu xem hợp đồng future như là hợp đồng kỳ hạn, chắc chắn chiến lược này mang lại lợi nhuận là F – ( S+U)erT với kỳ hạn T. Chiến lược này đã được minh họa ở bảng 3.9 vớI hàng hóa là vàng. Không có vấn đề gì khi thực hiện chiến lược này cho bất kỳ hàng hóa nào khác. Tuy nhiên, khi nhà kinh doanh làm như vậy, S có xu hướng tăng, và F có xu hướng giảm cho đến khi phương trình 3.17 cân bằng. Chúng ta kết luận rằng phương trình 3.17 không thể duy trì trong thời gian dài.



Bảng 3.9: Nghiệp vụ arbitrage trên thị trường vàng khi giá future quá cao



Từ bàn giao dịch của nhà kinh doanh:

Giá future 1 năm của vàng là 500$/ounce. Giá giao ngay là 450$/ounce và lãi suất không rủi ro là 7%/năm. Chi phí lưu kho vàng là 2$/ounce/năm, trả vào cuối năm.


Cơ hội:

Giá future về vàng quá cao. Nhà kinh doanh có thể:



  1. Vay 45.000$ lãi suất không rủi ro để mua 100 ounces vàng

  2. Bán khống hợp đồng future chuyển giao sau 1 năm

Vào cuối năm nhận được 50.000$ theo điều kiện của hợp đồng future, 48.262$ được sử dụng để trả lãi và vốn trên khoản vay, và 200$ được sử dụng để trả chi phí lưu kho.

Khoản thu ròng là: 50.000 – 48.263 – 200 =1.537$
Tiếp theo, giả sử: F < ( S + U) erT (3.18)
ĐốI với vàng và bạc, chúng ta biết rằng nhiều nhà kinh doanh giữ độc quyền về hàng hóa để đầu tư. Khi họ quan sát thấy có sự mất cân bằng ở phương trình 3.18, họ sẽ thu lợI nhuận khi:


  1. Bán hàng hóa, tiết kiệm chi phí lưu kho, và đầu tư vớI lãi suất không rủi ro

  2. Mua hợp đồng future

Bảng 3.10: Nghiệp vụ arbitrage trên thị trường vàng khi giá future vàng quá thấp




Từ bàn giao dịch của nhà kinh doanh


Giá future 1 năm của vàng là 470$/ounce. Giá giao ngay là 450$/ounce là lãi suất không rủi ro là 7%/năm. Chi phí lưu kho vàng là 2$/ounce/năm, trả vào cuối năm.
Cơ hội:

Giá future về vàng quá thấp. Nhà kinh doanh có thể:



  1. Bán vàng thu 45.000$

  2. Mua hợp đồng future vàng chuyển giao sau 1 năm

Đầu tư 45.000$ trong 1 năm với lãi suất không rủi ro và thu được 48.263$. vào cuối năm, theo điều kiện của hợp đồng future, mua 100 ounces vàng với chi phí là 47.000$. Nhà đầu tư thu lợi bằng tiền mặt: 48.263 – 47.000 = 1.263$


Do không gửi 100 ounces vàng trong kho, nhà đầu tư không chịu chi phí lưu kho 200$, mức lời ròng sẽ là: 1.263$ + 200$ = 1.463$
Chiến lược này đã được minh họa với hàng hóa là vàng trong bảng 3.10. Lợi nhuận không rủi ro trong kỳ hạn là (S + U)erT – F liên quan đến vị thế của nhà đầu tư sẽ giữ nếu họ có vàng hay bạc. Phương trình 3.18 không tồn tại lâu. Chúng ta có thể viết phương trình cho hàng tiêu dùng là:
F  (S + U)erT (3.19)
Nếu chi phí lưu kho là u, thì kết quả sẽ là:
F  Se(r+u)T (3.20)


    1. Thu nhập từ cơ hội thuận lợi (Convenience yields)

Những lợi ích thu được từ phương trình 3.19 và 3.20 bao gồm khả năng kiếm lợi từ sự khan hiếm tạm thời ở địa phương hoặc khả năng duy trì hoạt động chế biến. Lợi nhuận này được gọi là lợi nhuận từ cơ hội thuận lợi. Nếu chi phí lưu kho đã biết và hiện giá là U, thì lợi nhuận từ cơ hội thuận lợi y được tính sao cho:


FeyT = ( S + U)erT
Nếu chi phí lưu kho trên 1 đơn vị là tỷ lệ không đổI u trên giá giao ngay thì y sẽ được tính để:
FeyT = Se(r + u)T
hoặc là F = Se(r + u –y)T (3.21)

Lợi nhuận từ cơ hội thuận lợi phản ánh dự báo về thị trường liên quan đến hàng hóa tương lai. Khả năng khan hiếm xẩy ra trong kỳ hạn của hợp đồng future càng cao thì lợi nhuận này càng lớn. Nếu người tiêu dung có dự trữ cao, có ít cơ hội khan hiếm trong tương lai gần thì lợi nhuận này sẽ thấp. Ngược lại, dự trữ thấp đưa đến lợi nhuận này cao.




    1. Chi phí thực hiện

Mối liên hệ giữa giá future và giá giao ngay được tóm lược bằng từ chi phí thực hiện. Chi phí này bằng chi phí lưu kho cộng với lãi suất phải trả trên tài sản trừ đi thu nhập từ tài sản. Đối với cổ phiếu không trả cổ tức, chi phí thực hiện là r, bởi vì không có chi phí lưu kho và không có thu nhập trên tài sản; đối với chỉ số chứng khoán là r – q bởi vì tài sản có thu nhập là q. Đối với tiền tệ là r - rf ; đối với hàng hóa có chi phí lưu kho chiếm một tỷ lệ u trên giá hàng hóa, là r + u…


Ký hiệu chi phí thực hiện là c, giá future của tàis ản đầu tư là:
F = SerT (3.22)
Đối với hàng tiêu dùng là:
F = Se(c – y)T (3.23)
Trong đó, y là lợi nhuận từ cơ hội thuận lợi.
Каталог: groups -> 23347577 -> 1298479860 -> name
groups -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
groups -> Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do
groups -> PHẦn chuyển tiếp kính thưa quý vị và các bạn trẻ, giữa những ngưới Việt chúng ta, tôi nói
groups -> Ý Nga sưu tầm và cập nhật hóa ngày 21-4-2013, với nhạc của nhạc sĩ: TừYên, Hà Thúc Sinh vừa thêm vào
groups -> BÁo cáo môn: RÈn luyện nghiệp vụ SƯ phạM 3
groups -> Phản Bội hay Tự Do cho Việt Nam ?
groups -> Tin khoa hoc december 31, 2010 Những vụ phóng vệ tinh thất bại trong 2010 Trong năm 2010, một số quốc gia đã vấp phải các sự cố trong việc phóng vệ tinh vào không gian
groups -> Một Thời Bạn Học Revised 8/4/10 việt nam

tải về 145.42 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương