ChưƠng trình đÀo tạo trình đỘ ĐẠi học ngàNH: VĂn học mã SỐ: 5220330 ĐỀ CƯƠng học phầN



tải về 4.16 Mb.
trang10/48
Chuyển đổi dữ liệu04.04.2018
Kích4.16 Mb.
#36815
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   48

LÔGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG


1. Mã học phần: PHI1051

2. Số tín chỉ: 03 tín chỉ

3. Học phần tiên quyết:

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên

5.1. Nguyễn Thuý Vân: PGS, TS., Khoa Triết học – Trường Đại học Khoa học XH và NV (ĐHQGHN)

5.2. Nguyễn Anh Tuấn: PGS, TS., Khoa Triết học – Trường Đại học Khoa học XH và NV (ĐHQGHN)

5.3. Vũ Thị Thu Hương: ThS., Khoa Triết học – Trường Đại học Khoa học XH và NV (ĐHQGHN)

Và nhiều giảng viên khác của Bộ môn Lôgic học



6. Mục tiêu học phần

- Kiến thức: trang bị cho sinh viên hiểu biết đầy đủ về lôgic học đại cương, nội dung chủ yếu của các hình thức và quy luật của tư duy lôgic.

- Kỹ năng: Học phần nhằm thiết lập cho sinh viên kỹ năng tư duy một cách đúng đắn, chính xác, nhất quán không mâu thuẫn, có cơ sở; thực hiện và vận dụng được các thao tác tư duy khái niệm, phán đoán, suy lý vào lập luận và trình bày những vấn đề của lôgic học và thuộc chuyên môn học tập của sinh viên.

- Thái độ: Học phần hướng đến xây dựng ở sinh viên sự tự tin trong suy nghĩ dựa chắc trên các kiến thức lôgic học cơ bản, từ đó có khả năng nhìn nhận sai lầm trong suy nghĩ của mình và những người đối thoại để sửa chữa cho bản thân và người khác.

7. Chuẩn đầu ra của học phần

- Về kiến thức: Nắm đư­ợc đối tư­ợng nghiên cứu của khoa học lôgícđạicư­ơng; Nắm vững các hình thức cơ bản của tư­ duy như khái niệm, phán đoán, suy luận, chứng minh, sự thể hiện của tư­ tư­ởng thông qua những hình thức này; Hiểu đư­ợc sự tác động của các quy luật lôgíc cơ bản của tư­ duyhình thức; Hình dung đ­ược một cách khái quát sự tác động của tư­ duy lôgíc trong nhận thức và hoạt động thực tiễn; Nhận dạng đư­ợc những dạng lỗi lôgíc tư­ duy mắc phải khi vi phạm các quy tắc và quy luật của tư­ duy đúng đắn; Hình thành và rèn luyện thói quen tư­ duy lôgíc một cách chặt chẽ, chính xác, khoa học tiến đến xây dựng văn hoá t­ư duy. Nắm đư­ợc một cách khái quát và có hệ thống những hình thức và quy luật của t­ư duy lôgíc trong quá trình phản ánh đúng đắn đối t­ượng ở trạng thái xác định của đối tư­ợng.

- Về kỹ năng:Giải đư­ợc các bài tập liên quan đến nội dung môn học; Xử lý được các tình huống trong nhận thức và hoạt động thực tiễn khi có yêu cầu tư­ duy phải tuân thủ các quy luật lôgíc; Có khả năng tìm kiếm, phát hiện và khắc phục những lỗi của t­ư duy khi vi phạm vào các quy luật và quy tắc của tư­ duy đúng đắn; Xây dựng đư­ợc cho mình ph­ương pháp tư­ duy đúng đắn trong hoạt động nghiên cứu khoa học và thực tiễn; Vận dụng đư­ợc những tri thức và phư­ơng pháp đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Về thái độ ng­ười học:Có đ­ược hứng thú, sự say mê môn học; Thấy được giá trị thực tiễn và sự ứng dụng của môn học; Có nhu cầu muốn đư­ợc nghiên cứu tiếp những vấn đề liên quan đến môn học; Có đư­ợc tư­ duy lôgíc chặt chẽ, đúng đắn, khoa học.



8. Phương pháp kiểm tra đánh giá

+ Điểm chuyên cần chấm theo thang điểm 10 có trọng số 10%,

Yêu cầu và cách thức đánh giá: - Đi học đầy đủ: 5%.

- Tích cực tham gia phát biểu, chữa bài tập: 5%.

+ Bài kiểm tra giữa kỳ có trọng số 30%; hình thức làm bài kiểm tra trên lớp (50 phút) hoặc sinh viên có số lần phnát biểu đạt bình quân mỗi giờ học 1 lần;

+ Thi cuối kỳ có trọng số 60%; Hình thức Viết (90 phút) hoặc vấn đáp.



9. Giáo trình bắt buộc

1. NguyÔn Thuý V©n, NguyÔn Anh TuÊn: Gi¸o tr×nh L«gÝc häc ®¹i c­ư¬ng, Nxb. ĐHQG Hà Nội, 2013.

2. NguyÔn Anh TuÊn: Hỏi và Đáp Lôgic học hình thức, Nxb. ĐHQG Hà Nội, 2011.

10. Tóm tắt nội dung học học phần

Lôgíc học là khoa học về các hình thức và quy luật của tư­ duy đúng đắn. Nội dung của học bao gồm các hình thức tồn tại của tư­ duy như: khái niệm, phán đoán, suy luận, chứng minh và các quy luật lô gích hình thức cơ bản của tư­ duy như Luật đồng nhất; Luật cấm mâu thuẫn; Luật bài trung; Luật lý do đầy đủ. nắm được các nội dung đó sinh viên hình dung đ­ược một cách cụ thể vai trò và tác động của t­ư duy lôgíc trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Phần bài tập và câu hỏi trên lớp giúp ng­ười học có khả năng tìm kiếm, nhận dạng và khắc phục những lỗi lôgíc của tư­ duy trong quá trình phản ánh, đồng thời xây dựng đư­ợc phương pháp tư­ duy chính xác chặt chẽ, khoa học cho mình. Học phần không chỉ trang bị cho sinh viên những ph­ương pháp tư­ duy đúng đắn để có thể phán ánh chân thực đối t­ượng ở trạng thái đứng im t­ương đối (mặt hình thức) của nó mà còn cung cấp những cơ sở và nền tảng cho một ph­ương pháp tư­ duy đúng đắn nói chung, giúp ng­ười học có thể vận dụng nó trong việc lĩnh hội các khoa học khác và dùng nó trong hoạt động thực tiễn một cách có hiệu quả. Vì vậy, đây là môn học đã đang và nên là môn học phổ cập và bắt buộc đối với sinh viên ở giai đoạn đại cương trong tất cả các trư­ờng đại học.



11. Nội dung chi tiết học phần

Chương 1. Nhập môn lôgíc học

1.1. Thuật ngữ lôgíc

1.2. Lôgíc học - khoa học về hình thức và quy luật của tư­ duy đúng đắn

1.2.1. Khái niệm tư­ duy với tư­ cách là đối t­ượng nghiên cứu của lôgíc học

1.2.2. Khái niệm t­ư duy đúng đắn. Phân biệt tính chân thực và tính đúng đắn của t­ư duy

1.2.3. Khái niệm hình thức - nội dung của t­ư duy

1.2.4. Khái niệm quy luật của tư­ duy

1.3. Lô gíc học đại cư­ơng

1.3.1. Lôgíc học đại cư­ơng là khoa học nghiên cứu về các hình thức và quy luật của t­ư duy phản ánh đúng đắn đối t­ượng trong trạng thái đứng im tư­ơng đối.

1.3.2. Lôgíc học đại cư­ơng là khoa học cung cấp những kiến thức căn bản, nền tảng cho một phư­ơng pháp t­ư duy đúng đắn nói chung.

1.4. Ph­ương pháp nghiên cứu của lôgíc học

1.4.1. Phư­ơng pháp mô hình hoá

1.4.2. Ph­ương pháp hình thức hoá

1.5. Mối quan hệ giữa lôgíc học và ngôn ngữ

1.6. ý nghĩa của lôgíc học

1.6.1. ý nghĩa xã hội và các chức năng cơ bản của lôgíc học

1.6.2. Vai trò của lôgíc học trong việc định hình văn hoá lôgíc ở con ngư­ời

Chương 2. Khái niệm

2.1. Quan niệm chung về khái niệm

2.1.1. Định nghĩa khái niệm

2.1.2. Mối quan hệ giữa khái niệm và từ

2.1.3. Các ph­ương pháp cơ bản thành lập khái niệm



2.2. Cấu trúc lôgíc của khái niệm

2.2.1. Nội hàm của khái niệm

2.2.2. Ngoại diên của khái niệm

2.2.3. Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm



2.3. Phân loại khái niệm

2.3.1. Phân loại theo nội hàm

2.3.2. Phân loại theo ngoại diên

2.3.3. Bài tập



2.4. Quan hệ giữa các khái niệm

2.4.1. Quan hệ điều hoà: quan hệ đồng nhất, quan hệ bao hàm, quan hệ giao nhau

2.4.2. Quan hệ không điều hoà: quan hệ ngang hàng, quan hệ đối lập, quan hệ mâu thuẫn

2.4.3. Bài tập



2.5. Các thao tác đối với khái niệm

2.5.1. Mở rộng và thu hẹp khái niệm

2.5.2. Phép định nghĩa khái niệm

2.5.3. Phép phân chia khái niệm

2.5.4. Bài tập

Chương 3. Phán đoán

3.1. Định nghĩa và các đặc điểm của phán đoán

3.1.1. Định nghĩa

3.1.2. Các đặc trư­ng của phán đoán

3.2. Phán đoán đơn

3.2.1. Cấu tạo, phân loại phán đoán đơn

3.2.2. Tính chất chu diên của các thuật ngữ lô gích trong phán đoán đơn

3.2.3. Quan hệ giữa các phán đoán đơn trên hình vuông lôgíc

3.2.4. Bài tập

3.3. Phán đoán phức

3.3.1. Các loại phán đoán phức cơ bản: phán đoán liên kết (hội); phán đoán phân liệt (tuyển); phán đoán điều kiện (kéo theo); phán đoán tư­ơng đương; phán đoán điều kiện. (khái niệm về phán đoán, cấu trúc lôgíc, liên từ lôgíc và quy tắc tính giá trị lôgíc).

3.3.2. Phán đoán đa phức hợp: cách tính và lập bảng giá trị lôgíc

3.3.3. Đẳng trị của các phán đoán phức: công thức và cách phát biểu

3.3.4. Phủ định của phán đoán đơn và phức hợp cơ bản

3.3.5. Bài tập



Chương 4. Các quy luật lôgíc hình thức cơ bản

4.1. Định nghĩa và các đặc điểm của quy luật lôgíc

4.1.1. Tính khách quan, tất yếu, bản chất

4.1.2. Tính phổ biến

4.1.3. Phạm vi tác động của các quy luật lôgíc hình thức



4.2. Các quy luật lôgíc hình thức cơ bản của t­ư duy

4.2.1. Quy luật đồng nhất

4.2.1.1. Cơ sở khách quan

4.2.1.2. Nội dung và công thức của quy luật

4.2.1.3. Các yêu cầu của quy luật

4.2.2. Quy luật phi mâu thuẫn

4.2.2.1. Cơ sở khách quan

4.2.2.2. Nội dung và công thức của quy luật

4.2.2.3. Các yêu cầu của quy luật

4.2.3. Quy luật bài trung.

4.2.3.1. Cơ sở khách quan

4.2.3.2. Nội dung và công thức của quy luật

4.2.3.3. Các yêu cầu của quy luật

4.2.4. Quy luật lý do đầy đủ.

4.2.4.1. Cơ sở khách quan

4.2.4.2. Nội dung và công thức của quy luật

4.2.4.3. Các yêu cầu của quy luật

4.2.5. Thảo luận



Chương 5. Suy luận

5.1. Định nghĩa và đặc điểm cấu tạo của suy luận

5.1.1. Định nghĩa suy luận

5.1.2. Cấu trúc lôgíc của suy luận

5.1.3. Điều kiện để có một suy luận đúng

5.2. Phân loại suy luận: gồm suy luận diễn dịch, suy luận quy nạp và suy luận loại suy

5.2.1. Suy luận Diễn dịch gồm:

5.2.1.1. Suy luận diễn dịch trực tiếp

+ Suy luận diễn dịch trực tiếp từ tiền đề là phán đoán đơn.(5 kiểu)

+ Suy luận diễn dịch trực tiếp từ tiền đề là phán đoán phức. (theo đẳng trị của phán đoán tiền đề)

+ Bài tập

5.2.1.2. Suy luận diễn dịch gián tiếp

+ Suy luận diễn dịch gián tiếp từ tiền đề là phán đoán đơn:

* Tam đoạn luận đơn

* Tam đoạn luận rút gọn

+ Suy luận Diễn dịch gián tiếp từ các phán đoán phức

* Suy luận điều kiện

*Suy luận lựa chọn

* Suy luận lựa chọn điều kiện (song đề)

+ Bài tập

5.2.2. Suy luận quy nạp

5.2.2.1 Bản chất, vai trò và cấu trúc của quy nạp

5.2.2.2. Phân loại suy luận quy nạp

+ Quy nạp hoàn toàn

+ Quy nạp không hoàn toàn

* Quy nạp phổ thông

* Quy nạp khoa học

5.2.2.3. Các phư­ơng pháp nghiên cứu quy nạp khoa học

5.2.2.4 Những lỗi lôgíc cơ bản trong suy luận quy nạp.

5.2.2.5. Bài tập

5.2.3. Suy luận loại suy

5.2.3.1. Bản chất, vai trò và cấu trúc của loại suy

5.2.3.2. Các dạng loại suy và quy tắc của chúng



Chương 6. Chứng minh

6.1. Định nghĩa và đặc điểm cấu tạo của chứng minh

6.1.1. Định nghĩa

6.1.2. Cấu trúc lô gích của chứng minh

6.2. Phân loại chứng minh

6.2.1. Chứng minh và bác bỏ

6.2.2 Chứng minh trực tiếp và gián tiếp

6.2.3. Các loại chứng minh theo loại hình suy luận



6.3. Các quy tắc chứng minh

6.3.1. Quy tắc đối với luận đề

6.3.2. Quy tắc đối với luận cứ

6.3.3. Quy tắc đối với luận chứng



6.4. Các lỗi th­ường mắc trong chứng minh

6.5 . Bài tập


12. Lịch trình và hình thức tổ chức dạy học

Nội dung


Hình thức tổ chức dạy và học




Lên lớp: 45

Thực hành

Tự nghiên cứu: 135

Tổng

Lý thuyết 36

Bài tập 9

Thảo luận 6

Chương 1

3

0

1







4

Chương 2

7

2

1







10

Chương 3

6

3

1







10

Chương 4

4

0

1







5

Chương 5

8

3

1







12

Chương 6

3

1

0







4

Cộng

31

9

5







45


ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 4.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương