ChưƠng trình đÀo tạo trình đỘ ĐẠi học ngàNH: VĂn học mã SỐ: 5220330 ĐỀ CƯƠng học phầN



tải về 4.16 Mb.
trang8/48
Chuyển đổi dữ liệu04.04.2018
Kích4.16 Mb.
#36815
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   48

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM



1. Mã học phần: HIS 1056

2. Số tín chỉ: 3 TC

3. Học phần tiên quyết:

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- Họ và tên giảng viên 1:Nguyễn Thị Hoài Phương

- Chức danh, học hàm học vị: Giảng viên, ThS.

- Đơn vị công tác: Bộ môn VHH&LSVHVN, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

- Email: phuongnguyenhoai.ls@gmail.com
- Họ và tên giảng viên 2:Đỗ Thị Hương Thảo

- Chức danh, học hàm học vị: Giảng viên, TS.

- Đơn vị công tác: Bộ môn VHH&LSVHVN, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

- Email: do.dohuongthao@gmail.com
- Họ và tên giảng viên 3:Đinh Đức Tiến

- Chức danh, học hàm học vị: Giảng viên, TS

- Đơn vị công tác: Bộ môn VHH&LSVHVN, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

- Email: tiendinhduc@gmail.com
- Họ và tên giảng viên 4: Nguyễn Bảo Trang

- Chức danh, học hàm học vị: Thạc sĩ

- Đơn vị công tác: Bộ môn VHH&LSVHVN, khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Email: baotrangnguyen@gmail.com
- Họ và tên giảng viên 5:Nguyễn Ngọc Minh

- Chức danh: Giảng viên

- Đơn vị công tác: Bộ môn VHH&LSVHVN, khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Email:nguyenngocminh.lsvh@gmail.com
6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

Học phần trang bị cho sinh viên các khái niệm, định nghĩa văn hóa và các khái niệm có liên quan (văn minh, văn hiến, văn vật…); Mối quan hệ và tác động của môi trường tự nhiên với văn hóa Việt Nam; Mối quan hệ và tác động của môi trường xã hội đối với văn hóa Việt Nam; Lý thuyết của giao lưu tiếp xúc văn hóa và quá trình giao lưu tiếp xúc của văn hóa Việt Nam trong tiến trình lịch sử (với Đông Nam Á, Trung Hoa, Ấn Độ và phương Tây); Hình thái và mô hình văn hóa; Chức năng và cấu trúc văn hóa; Đặc điểm của các thành tố văn hóa Việt Nam: ngôn ngữ, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội và diễn trình của văn hóa Việt Nam; Diễn trình lịch sử của văn hóa Việt Nam; Những nét đại cương về không gian văn hóa Việt Nam.

Tựu chung lại, sinh viên cần hiểu những biểu hiện, giá trị của văn hóa Việt Nam và quá trình vận động của các giá trị đó từ truyền thống đến hiện đại.
7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

Học phần đảm bảo người học sẽ đạt được những kiến thức và kĩ năng cơ bản liên quan đến vấn đề tiếp xúc và giao lưu văn hóa ở Việt Nam, cụ thể:



a. Về kiến thức:

- Khái niệm, định nghĩa văn hóa và các khái niệm có liên quan (văn minh, văn hiến, văn vật…). Chức năng và cấu trúc văn hóa

- Mối quan hệ và tác động của môi trường tự nhiên với văn hóa Việt Nam

- Mối quan hệ và tác động của môi trường xã hội đối với văn hóa Việt Nam

- Lý thuyết của giao lưu tiếp xúc văn hóa và quá trình giao lưu tiếp xúc của văn hóa Việt Nam trong tiến trình lịch sử (với Đông Nam Á, Trung Hoa, Ấn Độ và phương Tây)

- Đặc điểm của các thành tố văn hóa Việt Nam: ngôn ngữ, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội.

- Diễn trình lịch sử của văn hóa Việt Nam

- Những nét đại cương về không gian văn hóa Việt Nam.



b. Về kỹ năng:

- Người học có được các kỹ năng đọc và phân tích tài liệu.

- Người học có khả năng liên hệ, áp dụng lý thuyết chung trong từng trường hợp nghiên cứu cụ thể.

- Người học có khả năng độc lập nghiên cứu, thuyết trình và làm việc theo nhóm khi được phân công diễn giải về một vấn đề cụ thể của văn hóa, lịch sử văn hóa .

- Thông qua quá trình tìm hiểu, áp dụng lí thuyết nghiên cứu văn hóa nói chung, trong đó có Việt Nam, người học có thể rút ra được những đặc trưng nổi bật, căn bản của văn hóa, lịch sử văn hóa Việt Nam.

- Người học có khả năng phân tích và vận dụng kiến thức liên ngành trong quá trình nghiên cứu.

- Người học có khả năng liên hệ tới các vấn đề về tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt Nam hiện nay.

c. Về thái độ:

- Người học có thái độ nghiêm túc, cẩn trọng trong quá trình đọc, tham khảo, xử lý tư liệu, tích cực tham gia vào các hoạt động thảo luận, seminar và trung thực trong kiểm tra, thi cử.

- Sinh viên có thái độ tôn trọng các giá trị văn hóa Việt Nam, có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa trong bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đương đại. Đồng thời sinh viên có thái độ tôn trọng các giá trị khác biệt của các nền văn hóa khác
8. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

8.1. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên

Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên được thực hiện để kiểm tra việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên thông qua các giờ thảo luận.



8.1.1. Mục tiêu: Kiểm tra đánh giá thường xuyên nhằm củng cố tri thức và nắm được thông tin phản hồi để điều chỉnh cách dạy và học cho phù hợp.

8.1.2. Tiêu chí đánh giá thường xuyên

- Xác định được nhiệm vụ và mục đích vấn đề

- Đọc và sử dụng các tài liệu do giảng viên hướng dẫn

- Chuẩn bị bài đầy đủ.

- Tích cực tham gia ý kiến.

8.2. Kiểm tra – đánh giá định kỳ



Hình thức

Nội dung

kiểm tra

Mục đích kiểm tra

Tỷ lệ điểm

Đánh giá thường xuyên trên lớp (phát biểu, trả lời câu hỏi, tham gia thảo luận)

Điểm danh

Tính tích cực học tập của sinh viên



- Ý thức học tập của sinh viên

- Trách nhiệm đối với học phần của sinh viên

- chuẩn bị bài, đọc sách

- có được thông tin phản hồi từ sinh viên để điều chỉnh cách dạy và học phù hợp



10%

Bài kiểm tra giữa kỳ

Năng lực khái quát kiến thức của sinh viên

Đánh giá tổng hợp kiến thức và kỹ năng thu được sau nửa học kỳ

30%

Bài kiểm tra cuối kỳ

Năng lực phân tích, so sánh, đưa ra nhận định cá nhân của sinh viên

Đánh giá trên 3 mức: trình bày, chứng minh, phân tích, so sánh của sinh viên

60%


9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):


  1. Trần Quốc Vượng (Cb), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998.

  2. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, NXb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

  3. Toan Ánh, Làng xóm Việt Nam, NXB TP. Hồ Chí Minh,1999.

  4. Toan Ánh, Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam (2 quyển), Nếp cũ hội hè đình đám (2 quyển), Nếp cũ con người Việt Nam, Nếp cũ làng xóm Việt Nam, NXB Trẻ, 2005.

  5. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1995

  6. Nguyễn Thừa Hỷ, Văn hóa Việt Nam truyền thống – Một góc nhìn, Nxb. Thông tin và Thông tin, H., 2011.

  7. Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn học, 2002.

  8. Trần Quốc Vượng, Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn hóa Thông tin, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, H., 2000.

  9. Trần Quốc Vượng, Môi trường, Con người và Văn hóa, NXB Văn hóa Thông tin, Viện Văn hóa, H., 2005

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Cơ sở Văn hóa Việt Nam cung cấp cho người học những khái niệm cơ bản về văn hóa như: văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật. Những vấn đề liên quan đến hình thái, mô hình, cấu trúc và chức năng của văn hóa. Học phần cũng cung cấp cho người học những kiến thức tổng quát, từ đó giúp người học có thể lý giải về các khía cạnh của văn hoá Việt Nam như: mối quan hệ giữa con người, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội Việt Nam với văn hoá; những đặc trưng chung của quá trình giao lưu tiếp xúc văn hoá ở Việt Nam và những nét nổi bật của quá trình giao lưu tiếp xúc giữa văn hoá Việt Nam với văn hoá Trung Hoa, Ấn Độ, phương Tây.

Học phần Cơ sở văn hoá Việt Nam cũng giới thiệu cho người học những thành tố cơ bản của văn hoá Việt Nam như ngôn ngữ, tôn giáo (Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo, Thiên chúa giáo), tín ngưỡng (tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ thành hoàng làng, tín ngưỡng thờ Mẫu), lễ hội…và diễn trình của lịch sử văn hóa Việt Nam (văn hóa Việt Nam thời tiền sơ sử, thiên niên kỷ đầu công nguyên, văn hóa Việt Nam thời tự chủ…). Những nét đại cương của không gian văn hóa Việt Nam. Từ đó bước đầu định hướng nhận thức về sự phát triển của nền văn hoá Việt Nam hiện đại trên cơ sở giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống và hội nhập, tiếp thu những giá trị văn hóa mới.
11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Nội dung 1. Văn hoá và văn hoá học

1.1.Con người - chủ/ khách thể của văn hoá

1.2.Con người Việt Nam, chủ/ khách thể của văn hoá Việt Nam

1.3.Khái niệm văn hoá và các khái niệm khác (văn minh, văn hiến, văn vật)

1.4.Hình thái và mô hình văn hóa

1.5.Chức năng và cấu trúc của văn hóa



Nội dung 2. Văn hoá và môi trường tự nhiên

2.1.Khái niệm tự nhiên, môi trường tự nhiên

2.2 .Tự nhiên trong ta: Bản năng

2.3.Thích nghi và biến đổi tự nhiên

2.4.Đặc điểm môi trường tự nhiên, hệ sinh thái Việt Nam

2.5.Môi trường tự nhiên Việt Nam với vấn đề bản sắc dân tộc, bản sắc văn hoá Việt Nam



Nội dung 3. Văn hoá và môi trường xã hội

3.1.Khái niệm xã hội

3.2.Cá nhân và xã hội

3.3.Xã hội hóa cá nhân và sự nhập thân văn hóa

3.4.Phổ hệ (cơ cấu) xã hội Việt Nam cổ truyền

3.4.1..Gia đình

3.4.2.Dòng họ

3.4.3.Làng

3.4.4..Đô thị

3.4.5.Từ làng đến nước

3.5.Biến đổi xã hội và biến đổi văn hóa

Nội dung 4. Tiếp xúc và giao lưu văn hoá

4.1.Khái niệm Tiếp xúc và giao lưu văn hóa

4.2.Giao lưu và tiếp biến trong văn hoá Việt Nam

4.2.1.Cơ tầng văn hoá Đông Nam Á

4.2.2.Giao lưu và tiếp biến với văn hoá Trung Hoa

4.2.3.Giao lưu và tiếp biến với văn hoá Ấn Độ

4.2.4.Giao lưu và tiếp biến với văn hoá phương Tây

4.2.5.Giao lưu và tiếp biến trong giai đoạn hiện nay



Nội dung 5. Những thành tố của văn hoá

5.1.Ngôn ngữ

5.2.Tôn giáo

5.2.1.Nho giáo1

5.2.2.Phật giáo

5.2.3.Đạo giáo

5.2.4.Kitô giáo

5.3.Tín ngưỡng

5.3.1.Tín ngưỡng phồn thực

5.3.2.Tín ngưỡng thờ Thành hoàng

5.3.3.Tín ngưỡng thờ Mẫu

5.4.Lễ hội

5.4.1.Lễ tiết

5.4.2.Lễ hội

5.4.3.Lễ thức

Nội dung 6. Diễn trình lịch sử của văn hóa Việt Nam

6.1. Văn hóa Việt Nam thời tiền sơ sử

6.2.Văn hóa Việt Nam thiên niên kỷ đầu công nguyên

6.2.1.Văn hóa ở châu thổ Bắc bộ thời Bắc thuộc

6.2.2.Văn hóa Chămpa

6.2.3.Văn hóa Óc Eo

6.3.Văn hóa Việt Nam thời tự chủ

6.3.1.Văn hóa thời Lý Trần

6.3.2.Văn hóa thời Lê

6.3.3.Văn hóa từ thế kỷ XVI đến năm 1858

6.3.4.Văn hóa từ 1858 đến 1945

6.3.5.Văn hóa từ 1945 đến nay



Nội dung 7. Đại cương về không gian văn hóa Việt Nam

7.1.Lý thuyết về không gian văn hóa Việt Nam

7.2.Phân vùng văn hóa ở Việt Nam

7.3 .Tổng kết môn học




Chủ nhiệm Bộ môn

Giảng viên

ThS Nguyễn Hoài Phương

Đ CƯƠNG HỌC PHẦN

Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 4.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương