ChưƠng trình đÀo tạo trình đỘ ĐẠi học ngàNH: VĂn học mã SỐ: 5220330 ĐỀ CƯƠng học phầN



tải về 4.16 Mb.
trang16/48
Chuyển đổi dữ liệu04.04.2018
Kích4.16 Mb.
#36815
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   48

NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN



1. Mã học phần: LIB1050

2. Số tín chỉ: 2 tín chỉ

3. Học phần tiên quyết:

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

5. Giảng viên: Nghiêm Xuân Huy, Tiến sĩ, Ban KHCN ĐHQGHN)

6.Mục tiêu của học phần:

Học phần “Nhập môn Năng lực thông tin” cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng cần thiết và quan trọng trong việc khai thác, tổ chức và sử dụng thông tin một cách hiệu quả, phù hợp với các chuẩn mực khoa học, đạo đức và pháp luật nhằm nâng cao kết quả học tập và sự sẵn sàng cho khả năng học tập suốt đời của người học.



7. Chuẩn đầu ra của học phần

7.1. Về mặt kỹ năng

- Sinh viên hiểu rõ được sự đa dạng của các nguồn thông tin khác nhau và có khả năng xác định được nguồn phù hợp và hữu ích nhất đối với mỗi vấn đề học tập và nghiên cứu

- Sinh viên biết cách triển khai một chiến lược tìm kiếm thông tin hiệu quả trên các hệ thống tra cứu khác nhau thông qua các kỹ năng: nhận diện nhu cầu thông tin của bản thân; lập danh mục từ khóa cho mỗi yêu cầu thông tin; phối hợp các từ khóa để tìm kiếm thông tin; sử dụng phù hợp các công cụ tra cứu thông tin khác nhau (đặc biệt là các công cụ tra cứu trực tuyến) và tính năng tra cứu nâng cao của các công cụ tra cứu đó; sử dụng các toán tử logic để giới hạn hoặc mở rộng các kết quả tìm kiếm.

- Sinh viên biết cách đánh giá và so sánh thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Cụ thể, sinh viên biết cách xác định được độ tin cậy, tính hợp thức, tính chính xác, tác quyền, tính cập nhật, quan điểm thiên kiến, định kiến của mỗi nguồn thông tin tìm được thông qua sử dụng thành thạo các tiêu chí đánh giá thông tin khác nhau.

- Sinh viên có thể tổ chức các danh mục tài liệu tham khảo đúng quy cách trong các bài tập hoặc công trình nghiên cứu thông qua sự hiểu biết và kỹ năng trình bày danh mục tài liệu tham khảo theo các chuẩn trích dẫn phổ biến trên thế giới; hiểu được các thành phần mô tả nội dung và hình thức ấn phẩm khoa học trong các danh mục nguồn tài liệu khác nhau.

- Sinh viên bước đầu có thể sử dụng những tính năng cơ bản của một số phần mềm quản lý tài liệu tham khảo (reference management) phổ biến như Endnote, Mendeley.

- Sinh viên có kỹ năng trình bày nội dung khoa học đúng cách để tránh bị coi là đạo văn (cách trích dẫn; cách dẫn ý trong các bài viết khoa học).

7.2. Về mặt kiến thức

- Sinh viên nắm được các đặc điểm đặc thù của các loại hình thông tin khác nhau và sự phù hợp của các loại hình thông tin đó với mỗi nhu cầu thông tin, nhu cầu học tập và nghiên cứu khác nhau.

- Sinh viên hiểu rõ cơ chế làm việc của các hệ thống và công cụ tìm kiếm thông tin để có thể thực hiện việc tìm kiếm hiệu quả.

- Sinh viên hiểu rõ các phương thức, quy tắc xác định từ khóa, kết hợp từ khóa trong việc tìm kiếm thông tin phục vụ học tập và sinh hoạt.

- Sinh viên hiểu rõ bản chất của các tiêu chí đánh giá , đối sánh các nguồn và loại hình thông tin khác nhau.

- Sinh viên hiểu được các khía cạnh học thuật, đạo đức, pháp luật, xã hội trong việc khai thác và sử dụng thông tin.



7.3. Về mặt hành vi, thái độ

- Sinh viên có tâm thế chủ động và sẵn sàng trong việc tiếp cận và sử dụng các loại hình và nguồn thông tin khác nhau phục vụ học tập, nghiên cứu và sinh hoạt hàng ngày.

- Sinh viên thể hiện được tư duy phản biện trong việc đánh giá độ tin cậy, tính chính xác, tính cập nhật, mức độ thiên kiến của các nguồn thông tin tìm kiếm và khai thác được.

- Sinh viên có thái độ trung thực trong khai thác sử dụng thông tin phục vụ các hoạt động nghiên cứu, học tập cũng như trong cuộc sống.

- Sinh viên có tinh thần và thái độ tích cực trong học tập và công tác. Có ý thức rèn luyện khả năng học tập độc lập và tự học suốt đời

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá

STT

Hình thức kiểm tra, đánh giá

Tỷ lệ

đánh giá

Đặc điểm đánh giá

1

Kiểm tra đánh giá thường xuyên:

- Đi học đầy đủ, đúng giờ (nghỉ không quá 20% tổng số giờ môn học).

- Các bài tập cá nhân phải nộp đúng hạn.

- Đọc tài liệu và chuẩn bị bài tập trước khi đến lớp theo hướng dẫn của giảng viên.

- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn học được ghi trong đề cương môn học.

- Đọc tài liệu và chuẩn bị bài trước khi lên lớp

- Tích cực phát biểu xây dựng bải


10%

Cá nhân

2

Kiểm tra giữa kỳ: đánh giá lại các kiến thức và kỹ năng thu được sau khi học xong nội dung:1,2đạt yêu cầu

30%


Nhóm

3

Kiểm tra cuối kỳ:

- Thiếu một điểm thành phần (bài tập, kiểm tra giữa kỳ) thì không có điểm hết môn.

- Đánh giá các mục tiêu môn học đặt ra đạt yêu cầuthông qua các hình thức: làm thi hết môn; bài tiểu luận; hoặc, bài thi vấn đáp.

60%

Cá nhân


9. Giáo trình bắt buộc


  1. Một số giáo trình/bài giảng chuyên ngành của khoa liên quan đến tìm kiếm, khai thác thông tin

  2. Nghiêm Xuân Huy, 2006, Kiến thức thông tin với giáo dục đại học, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế về Kiến thức thông tin năm 2006

  3. Trung tâm học liệu Đại học Huế, 2015, Kỹ năng tìm kiếm và đánh giá thông tin trên Internet, truy cập tại

  4. Trung tâm học liệu Đại học Huế, 2015, Kỹ năng trích dẫn tài liệu, truy cập tại

  5. Trung tâm Thông tin phát triển Việt Nam, 2012, Kỹ năng trích dẫn tài liệu, truy cập tại

  6. Trung tâm Thông tin phát triển Việt Nam, 2012, Tìm kiếm thông tin trên Internet, truy cập tại

  7. Phần mềm Mendeley, 2015, download tại

  8. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Mendeley, 2015, truy cập tại <http://community.mendeley.com/guides/videos>

  9. Joe Landsberger, 2015, Cẩm nang và chiến lược dành cho học tập, truy cập tại <http://www.studygs.net/vietnamese/>

  10. Joe Landsberger, 2015, Tổ chức nghiên cứu và tránh đạo văn, truy cập tại <http://www.studygs.net/vietnamese/writing/plagiarism.htm>

  11. Nghiêm Xuân Huy (dịch), 2012, Đánh giá thông tin trên Internet, truy cập tại <http://vietnamlib.net/chuyen-mon-nghiep-vu/dao-tao-nguoi-dung-tin/danh-gia-thong-tin-tren-internet>


10. Tóm tắt nội dung học phần

Năng lực thông tin giúp các cá nhân có thể xử lý, giải quyết và làm chủ các vấn đề liên quan đến khai thác và sử dụng thông tin trong bối cảnh bùng nổ thông tin và xã hội thông tin hiện nay. Cần lưu ý rằng, sự thành thạo về sử dụng công nghệ không đồng nghĩa với việc sử dụng và khai thác thông tin hiệu quả. Do đó, cần có những giải pháp để ứng phó và giải quyết những vấn đề do sự bùng nổ thông tin gây ra. Việc dễ dàng công bố, đăng tải, và truy cập thông tin, đặc biệt là thông tin trên Internet, khiến cho người sử dụng thông tin bị quá tải, dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong việc xác định, lựa chọn, tìm kiếm và đánh giá các nguồn thông tin phù hợp, đáng tin cậy, phục vục cho các nhu cầu học tập, nghiên cứu và sinh sống. Môn học này cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết để giải quyết những nêu trên, giúp người học nâng cao hiệu quả học tập và chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng học tập suốt đời.



11. Nội dung chi tiết học phần
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1. Khái niệm về năng lực thông tin

1.1.1. Khái niệm thông tin



      1. Các nguyên nhân ra đời của năng lực thông tin

      2. Các định nghĩa về năng lực thông tin

      3. Các khung chuẩn về năng lực thông tin trên thế giới

    1. Vai trò của năng lực thông tin đối với sinh viên

      1. Năng lực thông tin và việc học tập

      2. Năng lực thông tin và hoạt động nghiên cứu khoa học

      3. Năng lực thông tin và sự chuẩn bị cho công việc tương lai

      4. Năng lực thông tin và các nhu cầu sống thường ngày

    2. Vai trò của các bên liên quan trong việc phát triển năng lực thông tin cho sinh viên

      1. Sinh viên

      2. Giảng viên

      3. Cán bộ thư viện

      4. Các nhà quản lý đào tạo



CHƯƠNG 2. KHAI THÁC THÔNG TIN

    1. Xác định nhu cầu thông tin

      1. Định nghĩa nhu cầu thông tin

      2. Nhận diện yêu cầu thông tin

      3. Xây dựng danh mục từ khóa mô tả yêu cầu thông tin

    2. Xây dựng các biểu thức tìm kiếm thông tin

      1. Lựa chọn từ khóa chính

      2. Kết hợp từ khóa và từ khóa thay thế

      3. Sử dụng toán tử logic để xây dựng biểu thức tìm kiếm

    3. Sử dụng các công cụ tra cứu thông tin

      1. Tìm kiếm trực tuyến trên các máy tìm tin Internet (Google, Bing …). Sử dụng các công cụ tìm kiếm nâng cao.

      2. Tìm kiếm trên các mục lục tra cứu của thư viện

      3. Tra cứu trên các kho tài liệu dạng mở của thư viện

      4. Tìm kiếm trên các cơ sở dữ liệu trực tuyến

      5. Khai thác thông tin trên các hệ thống chia sẻ trực tuyến và mạng xã hội

    4. Đặc điểm các loại nguồn thông tin

      1. Các nguồn thông tin trực tuyến

      2. Báo và tạp chí khoa học

      3. Sách tham khảo và chuyên khảo

      4. Các loại nguồn thông tin khác


CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN

    1. Vì sao cần đánh giá thông tin?

      1. Internet và việc tự do cung cấp thông tin trên các hệ thống chia sẻ trực tuyến.

      2. “Thế giới phẳng” và mặt trái của thông tin không có kiểm soát

      3. Sự bùng nổ thông tin

    2. Các tiêu chí đánh giá nội dung thông tin

      1. Tính cập nhật

      2. Tính chính xác

      3. Diện bao phủ

      4. Tính hợp thức và tác quyền

      5. Độ tin cậy

      6. Tính khách quan

    3. Các tiêu chí đánh giá hình thức thông tin

      1. Đối với nguồn tin trực tuyến

      2. Đối với nguồn tin dạng in ấn

    4. Quy trình đánh giá thông tin

      1. Bước 1: đánh giá hình thức để chọn lọc ban đầu

      2. Bước 2: áp dụng các tiêu chí đánh giá nội dung

      3. Bước 3: lập danh mục tài liệu đã được thẩm định, sắp xếp thứ tự ưu tiên theo sự phù hợp với yêu cầu thông tin

      4. Bước 4: Lựa chọn nguồn thông tin đưa vào sử dụng


CHƯƠNG 4. SỬ DỤNG THÔNG TIN ĐÚNG CÁCH, HỢP ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT
4.1. Các khái niệm về bản quyền và đạo văn

4.1.1. Bản quyền

4.1.2. Sở hữu trí tuệ

4.1.3. Đạo văn

4.1.4. Thông lệ quốc tế và Việt Nam trong ứng xử với vấn đề đạo văn

4.1.5. Các hình thức vi phạm quy định về trung thực trong sử dụng thông tin học thuật



4.2. Trích dẫn và vấn đề phòng chống đạo văn

4.2.1. Trích dẫn trực tiếp

4.2.2. Trích dẫn gián tiếp

4.2.3. Các quy định về trích dẫn trong nghiên cứu khoa học



4.3. Tổ chức danh mục tài liệu tham khảo

4.3.1. Các chuẩn mô tả tài liệu tham khảo trong lĩnh vực KH XH&NV phổ biến trên thế giới (APA, Havard)

4.3.2. Các quy định về tổ chức danh mục tài liệu tham khảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo

4.3.3. Sử dụng phần mềm Mendeley để quản lý và tổ chức danh mục tài liệu tham khảo.



4.4. Các khía cạnh đạo đức và an toàn trong sử dụng và công bố thông tin

4.4.1. Thông tin cá nhân và quyền riêng tư

4.4.2. Văn hóa chia sẻ và sử dụng thông tin trên các mạng xã hội

4.4.3. Các hình thức tội phạm thông tin trên Internet hiện nay

4.4.4. Các tác động đối với sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của việc khai thác và sử dụng thông tin trên Internet.

4.4.5. Văn hóa đọc với đời sống tinh thần của thanh niên



ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 4.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương