ChưƠng trình đÀo tạo trình đỘ ĐẠi học ngàNH: VĂn học mã SỐ: 5220330 ĐỀ CƯƠng học phầN


CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC



tải về 4.16 Mb.
trang7/48
Chuyển đổi dữ liệu04.04.2018
Kích4.16 Mb.
#36815
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   48

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


(Research Methods)

  1. Mã học phần: MNS1053

  2. Số tín chỉ: 3

  3. Học phần tiên quyết: Không có

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

  5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị , đơn vị công tác):

Giảng viên 1:

  • Họ và tên: Vũ Cao Đàm

  • Chức danh, học hàm, học vị: Nghiên cứu viên cao cấp, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

  • Thời gian, địa điểm làm việc: Sẽ thông báo vào giờ đầu của môn học.

  • Địa chỉ liên hệ: Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

  • Điện thoại: 04.35586013 Email: vcd.precen@gmail.com

- Các hướng nghiên cứu chính: Khoa học quản lý (Lý thuyết hệ thống, Lý thuyết quyết định, Khoa học chính sách); Quản lý Khoa học và Công nghệ (Quản lý R&D; Phương pháp nghiên cứu và đánh giá NCKH); Xã hội học Khoa học và Công nghệ, Xã hội học Môi trường…

Giảng viên 2:

  • Họ và tên: Đào Thanh Trường

  • Chức danh, học hàm, học vị: TS

  • Thời gian, địa điểm làm việc:

  • Giờ hành chính của các ngày làm việc trong tuần (từ thứ 2 đến thứ 6)

Khoa Khoa học quản lý, P108, Nhà B, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Khoa học quản lý, P108, Nhà B, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại, email: 0913 016 429. Email: truongkhql@gmail.com

- Các hướng nghiên cứu chính:

+ Khoa học quản lý (Lý thuyết hệ thống, Lý thuyết quyết định, Khoa học chính sách)

+ Quản lý Khoa học và Công nghệ (Quản lý R&D; Phương pháp nghiên cứu và đánh giá NCKH, Hệ thống đổi mới, Doanh nghiệp KH&CN)

+ Xã hội học Khoa học và Công nghệ, Xã hội học Môi trường.



Giảng viên 3:

  • Họ và tên: Trịnh Ngọc Thạch

  • Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Tiến sĩ

  • Thời gian, địa điểm làm việc: Sẽ thông báo vào giờ đầu của môn học

  • Địa chỉ liên hệ: Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

  • Điện thoại: 04.37547567 Email: trinhngocthach@yahoo.com;

- Các hướng nghiên cứu chính: Khoa học quản lý (Lý thuyết Tổ chức; Quản lý nguồn nhân lực; Quản lý Giáo dục); Quản lý Khoa học và Công nghệ (Khoa học và Công nghệ luân; Phương pháp nghiên cứu và đánh giá NCKH)

Giảng viên 4:

  • Họ và tên: Trần Văn Hải

  • Chức danh, học hàm, học vị: Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Giảng viên

  • Thời gian, địa điểm làm việc: Phòng 108 Nhà B, Khoa Khoa học Quản lý

  • Địa chỉ liên hệ: Khoa Khoa học quản lý, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

  • Điện thoại: 04.35586013

  • Email: tranhailinhvn@yahoo.com

  • Các hướng nghiên cứu chính: Đại cương về sở hữu trí tuệ, Quyền tác giả và quyền liên quan; Quản lý kết quả nghiên cứu; Hành chính học đại cương; Chuyển giao công nghệ

Giảng viên 5:

  • Họ và tên: Phan Hồng Giang

  • Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ

  • Thời gian, địa điểm làm việc: Sẽ thông báo vào giờ đầu của môn học

  • Địa chỉ liên hệ: Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

  • Điện thoại: 04.35586013 Email: giangsociology@yahoo.com

- Các hướng nghiên cứu chính: Khoa học quản lý (Lý thuyết tổ chức, quản lý dự án), Quản lý Khoa học và Công nghệ (Phương pháp nghiên cứu khoa học, đánh giá nghiên cứu khoa học, Khoa học và Công nghệ luận)

Giảng viên 6:

  • Họ và tên: Đặng Kim Khánh Ly

  • Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ

  • Thời gian, địa điểm làm việc: Sẽ thông báo vào giờ đầu của môn học

  • Địa chỉ liên hệ: Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 04.38582540 Email: dkkly@gmail.com

- Các hướng nghiên cứu chính: Xã hội học, Khoa học chính sách, Xã hội học Khoa học và Công nghệ, Xã hội học Môi trường, Xã hội học (sức khỏe và y tế), Công tác xã hội nhóm, Phương pháp nghiên cứu và thực hành công tác xã hội



Giảng viên 7:

  • Họ và tên: Vũ Hải Trang

  • Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sỹ

  • Thời gian, địa điểm làm việc: Sẽ thông báo vào giờ đầu của môn học.

  • Địa chỉ liên hệ: Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 04.35586013 Email: vuhaitrang10386@gmail.com

  • Các hướng nghiên cứu chính: Khoa học quản lý (Lý thuyết hệ thống, Lý thuyết quyết định, Khoa học chính sách); Quản lý Khoa học và Công nghệ (Quản lý R&D; Phương pháp nghiên cứu và đánh giá NCKH)

Giảng viên 8:

  • Họ và tên: Hoàng Hải Yến

  • Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sỹ

  • Thời gian, địa điểm làm việc: Sẽ thông báo vào giờ đầu của môn học.

  • Địa chỉ liên hệ: Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 04.35586013 Email: vuhaitrang10386@gmail.com

  • Các hướng nghiên cứu chính: Khoa học quản lý (Lý thuyết hệ thống, Lý thuyết quyết định, Khoa học chính sách); Quản lý Khoa học và Công nghệ (Quản lý R&D; Phương pháp nghiên cứu và đánh giá NCKH); Đại cương về sở hữu trí tuệ,…

Giảng viên 9:

- Họ tên: Nguyễn Thị Quỳnh Anh

- Chức danh: Cử nhân chuyên ngành Khoa học Quản lý, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

- Thời gian, địa điểm làm việc: từ thứ 2 – thứ 6 hàng tuần tại Viện Chính sách và Quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Địa chỉ CQ: Viện Chính sách và Quản lý (IPAM)

- Địa chỉ email: quynhanhcepsta@gmail.com

- Hướng nghiên cứu chính: Khoa học quản lý (Lý thuyết hệ thống, Lý thuyết quyết định, Khoa học chính sách) ; Quản lý Khoa học và Công nghệ (Quản lý R&D; Phương pháp nghiên cứu và đánh giá NCKH)

Giảng viên 10:

- Họ tên: Nguyễn Thị Ngọc Anh



- Chức danh: Cử nhân chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

- Thời gian, địa điểm làm việc: từ thứ 2 – thứ 6 hàng tuần tại Viện Chính sách và Quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Địa chỉ CQ: Viện Chính sách và Quản lý (IPAM)

- Địa chỉ email: ngocanhcepsta@gmail.com

- Hướng nghiên cứu chính: Khoa học quản lý (Lý thuyết hệ thống, Lý thuyết quyết định, Khoa học chính sách) ; Quản lý Khoa học và Công nghệ (Quản lý R&D; Phương pháp nghiên cứu và đánh giá NCKH)

Giảng viên 11:

- Họ tên: Nguyễn Thu Hợp



- Chức danh: Cử nhân chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

- Thời gian, địa điểm làm việc: từ thứ 2 – thứ 6 hàng tuần tại Viện Chính sách và Quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Địa chỉ CQ: Viện Chính sách và Quản lý (IPAM)

- Địa chỉ email: hop.cepsta@gmail.com

- Hướng nghiên cứu chính: Khoa học quản lý (Lý thuyết hệ thống, Lý thuyết quyết định, Khoa học chính sách) ; Quản lý Khoa học và Công nghệ (Quản lý R&D; Phương pháp nghiên cứu và đánh giá NCKH)


  1. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Mục tiêu chung

Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học, lý thuyết nghiên cứu khoa học và các phương pháp nghiên cứu trong các khoa học khác nhau. Môn học giúp người học hiểu được bản chất logic của nghiên cứu khoa học, nắm vững được kỹ năng nghiên cứu khoa học và biết cách trình bày một báo cáo khoa học. Học phần trang bị cho sinh viên không chỉ kiến thức về các phương pháp trong nghiên cứu khoa học mà còn trọng tâm vào việc rèn luyện kĩ năng làm đề cương nghiên cứu, kĩ năng thuyết trình khoa học, kĩ năng trình bày báo cáo khoa học.

Riêng đối với sinh viên mới vào trường, môn học giúp họ phương pháp học tập ở bậc đại học theo phong cách của người nghiên cứu khoa học.

6.2 Mục tiêu cụ thể

6.2.1. Kiến thức:

- Hiểu, phân loại, và trình bày được các khái niệm về khoa học, nghiên cứu khoa học, liên hệ và lấy được các ví dụ minh họa cho mỗi khái niệm; nhận diện được các loại hình nghiên cứu khoa học cũng như ý nghĩa ứng dụng của chúng trong thực tiễn quản lý;

- Giải thích, phân tích được bản chất của khái niệm cơ bản trong nghiên cứu khoa học như khái niệm khoa học, nghiên cứu khoa học, hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động khoa học và công nghệ (S&T Activity);

- Giải thích được sự hình thành của lý thuyết khoa học, con đường hình thành của khoa học, logíc phát triển của khoa học;

- Phân tích được cấu trúc logíc nghiên cứu khoa học, lý giải và xây dựng được trình tự của một nghiên cứu khoa học;

- Xác định và phát biểu được các phương pháp và kỹ thuật trong xây dựng đề cương, điều tra, khảo sát, xử lý dữ liệu và thiết kế nghiên cứu khoa học;

- Hiểu được việc thiết kế và phát triển các đề xuất nghiên cứu khoa học phải có tính logic;

- Nhận diện và đưa ra những đánh giá chính xác các lỗi trong nghiên cứu khoa học, đề xuất và trình bày được các phương án sửa lỗi trong đề cương nghiên cứu;

- Mô tả và thiết lập được quy trình tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học;

- Diễn giải và thảo luận được các vấn đề có liên quan đến đạo đức khoa học, chuẩn mực khoa học.



6.2.2. Kỹ năng:

- Nhận diện và phân loại được các khái niệm khoa học, các loại hình nghiên cứu khoa học, phân biệt và nêu được ví dụ minh họa thực tế về các kết quả/sản phẩm của nghiên cứu khoa học; Liên hệ và đưa ra được lựa chọn về dạng nghiên cứu và sản phẩm nghiên cứu phù hợp với nguồn lực hiện hữu;

- Phân biệt được các khái niệm xuất hiện trong nghiên cứu như: mục đích và mục tiêu, giả thiết và giả thuyết;

- Phân tích và trình bày được phương thức lựa chọn hướng nghiên cứu; vận dụng phương thức này vào quá trình phát hiện vấn đề nghiên cứu và lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học của bản thân;

- Thiết kế được đề cương nghiên cứu khoa học từ sơ lược đến chi tiết gồm 10 nội dung cơ bản;

- Xây dựng giả thuyết nghiên cứu (luận điểm khoa học) dựa trên việc xác lập vai trò của các biến và giả thiết nghiên cứu; gắn kết với những sự kiện thực tiễn phù hợp với cấp độ nhận thức của sinh viên;

- Thực hiện các bước chứng minh giả thuyết nghiên cứu (luận điểm khoa học) và lập được kế hoạch thực hiện quá trình chứng minh này;

- Áp dụng tương đối thành thạo các phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin được cung cấp trong khuôn khổ nội dung môn học; thiết kế được một số dạng bảng hỏi cơ bản và tổ chức được quá trình thu thập thông tin định tính và định lượng;

- Phân tích, đánh giá được cấu trúc logíc của một nghiên cứu khoa học;

- Tổ chức và tiến hành độc lập được một nghiên cứu khoa học ở trình độ sinh viên;

- Tổ chức và thúc đẩy hiệu quả hoạt động nhóm phối hợp trong quá trình tổ chức nghiên cứu khoa học;

- Trình bày được kết quả nghiên cứu khoa học và bảo vệ được kết quả này trước hội đồng đánh giá.

- Phát hiện được các dạng lỗi căn bản trong nghiên cứu khoa học và nêu được gợi ý khắc phục trên phương diện lý thuyết;

- Định hướng hoạt động nghiên cứu khoa học của bản thân hạn chế được các dạng lệch chuẩn trong nghiên cứu.



6.2.3. Thái độ:

- Hình thành phương pháp học tập ở bậc đại học theo phong cách của người nghiên cứu khoa học.

- Hình thành thái độ khách quan, khoa học trong học tập và nghiên cứu khoa học từ đó hình thành đạo đức nghiên cứu khoa học

- Tự tin ở năng lực nghiên cứu khoa học của bản thân



  1. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

Line 2Mục tiêu
Nội dung


Bậc 1

(Nhớ)



Bậc 2

(Hiểu, áp dụng )




Bậc 3

(Phân tích , tổng hợp , đánh giá )



Nội dung 1

Trình bày đề cương môn học



Nhớ và nêu được các mục quan trọng nhất trong đề cương môn học


Xác định được kế hoạch học tập môn học theo đề cương môn học

Viết lại được tổng quan môn học trong khoảng 150 từ



Phân tích được logic giữa các nội dung của môn học

Nội dung 2.

Tầm quan trọng của môn học, đối tượng nghiên cứu, lịch sử của môn học, các tác giả đặt nền tảng cho môn các phương pháp ngiên cứu khoa học




Nhớ được những điều kiện tất yếu dẫn đến sự hình thành của môn học, đối tượng nghiên cứu của môn học

Nhớ các mốc thời gian quan trọng gắn với quá trình hình thành và phát triển của môn học

Liệt kê được các tác giả đặt nền tảng cho các phương pháp nghiên cứu khoa học và các tác phẩm tiêu biểu của các tác giả qua từng giai đoạn.

Hiểu được tính thống nhất trong logic nghiên cứu giữa các khoa học



Tóm tắt được lịch sử của môn học

Chứng minh được các nghiên cứu khoa học là ngành khoa học

Phân biệt được sự hình thành luận cứ giữa các khoa học khác nhau

Phân biệt được sự khác nhau trong phương pháp thu thập thông tin giữa các khoa học khác nhau




Phân tích ý nghĩa của việc áp dụng các phương pháp để nghiên cứu khoa học

Phân tích tính tất yếu của việc hình thành và phát triển môn học

Trình bày và lý giải được mối quan hệ giữa phân loại khoa học và phương pháp nghiên cứu


Nội dung 3.

Đại cương về khoa học và kỹ năng NCKH



Nêu được các nội dung cơ bản của khái niệm khoa học và nghiên cứu khoa học

Liệt kê được các tính chất, đặc điểm, phân loại khoa học, và nghiên cứu khoa học

Nêu tên và lấy được ví dụ minh họa các sản phẩm của nghiên cứu khoa học


Lấy ví dụ minh họa được các khái niệm khoa học và nghiên cứu khoa học

Dùng đúng thuật ngữ trong diễn đạt về sản phẩm khoa học

Phân tích được bảng phân loại các sản phẩm nghiên cứu khoa học qua các tiêu chí nhất định


Phân tích được khái niệm khoa học và nghiên cứu khoa học qua các ví dụ cụ thể

Phân tích về các tính chất của các đặc điểm của nghiên cứu khoa học

Làm rõ và phân tích được lỗi sai về khái niệm sản phẩm nghiên cứu trong các công trình khoa học


Nội dung 4. Kỹ năng hình thành trình tự logic của nghiên cứu khoa học (1)

Hiểu được sự kiện khoa học và các phương pháp phát hiện sự kiện khoa học

Nêu được định nghĩa đề tài

Trình bày được lý do nghiên cứu

Hiểu được những nội dung của lịch sử nghiên cứu

Biết được các cách trình bày mục tiêu nghiên cứu

Hiểu được nội dung của nhiệm vụ nghiên cứu




Lấy ví dụ về vai trò của sự kiện khoa học trong nghiên cứu

Nhận biết các nguồn lựa chọn đề tài

Trình bày được lịch sử nghiên cứu

Xây dựng được mục tiêu của một nghiên cứu cụ thể

Trình bày được nhiệm vụ của nghiên cứu cụ thể


Phát hiện được sự kiện khoa học

Phân tích được mâu thuẫn trong sự kiện khoa học

Nhận xét về các yếu tố tác động trực tiếp đến việc lựa chọn đề tài trong nghiên cứu

Mô hình hóa được cây mục tiêu trong một nghiên cứu cụ thể

Phân biệt được mục tiêu và mục đích nghiên cứu


Nội dung 4. Kỹ năng hình thành trình tự logic của nghiên cứu khoa học (2)

Hiểu được các phạm vi trong nghiên cứu khoa học

Nhận diện được khái niệm khách thể nghiên cứu và mẫu khảo sát

Hiểu được nội dung của đặt câu hỏi nghiên cứu

Biết được nội dung của xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Nhận diện được cấu trúc logic của nghiên cứu khoa học

Chỉ ra được các phương pháp tiếp cận chứng minh luận điểm khoa học



Mô tả và lấy ví dụ thực tế về phạm vi nghiên cứu

Lấy ví dụ minh họa được mẫu khảo sát, đối tượng khảo sát và khách thể nghiên cứu

Đặt được câu hỏi nghiên cứu

Biết cách nêu giả thuyết nghiên cứu

Lấy ví dụ minh họa cho sáu câu hỏi cấu thành trật tự logic tóm tắt của nghiên cứu khoa học

Sơ đồ hóa trình tự nghiên cứu khoa học

Lựa chọn được tiếp cận cho nghiên cứu

Tìm kiếm được các luận cứ và phương pháp luận cứ qua việc làm bài tập




Phân tích được khung logic nghiên cứu qua các ví dụ cụ thể.

Phân biệt được khách thể nghiên cứu, đối tượng khảo sát và mẫu khảo sát

Phân tích, lý giải được các hướng đa dạng hóa luận cứ dựa trên cách tiếp cận

Phân tích ưu, nhược điểm khi sử dụng các phương pháp tiếp cận

Nêu được ví dụ về đa dạng luận cứ dựa trên sự phong phú của cách tiếp cận


Nội dung 5

Kỹ năng thiết kế đề cương nghiên cứu




Hiểu được các nội dung về lựa chọn chủ đề và đặt tên đề tài

Nêu được sự cần thiết xây dựng luận điểm khoa học và chứng minh luận điểm khoa học

Liệt kê được các bước logic trong hình thành luận điểm nghiên cứu

Liệt kê được các bước logic trong chứng minh luận điểm

Hiểu và nêu được các nội dung trong đề cương sơ lược

Hiểu và nêu được các nội dung trong đề cương chi tiết



Biết cách đặt tên đề tài dựa trên sự kiện khoa học

Chỉ được các lỗi có thể mắc phải trong đặt tên đề tài

Nêu được ví dụ về hình thành luận điểm nghiên cứu

Nêu được ví dụ về chứng minh luận điểm nghiên cứu

Sử dụng được mô hình giải thích mối liên hệ giữa hình thành và chứng minh luận điểm nghiên cứu

Thiết kế được đề cương sơ lược của nghiên cứu khoa học

Phân biệt được giả thiết và giả thuyết


Phân tích được ví dụ về đề cương nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn

Thiết kế được đề cương chi tiết cho nghiên cứu

Phân tích được mối liên hệ giữa hình thành và chứng minh luận điểm nghiên cứu

Phân tích được cấu trúc khung logic theo 2 giai đoạn của nghiên cứu khoa học

Nhận xét, đánh giá được những lỗi phổ biến khi thực hiện trình tự logic của nghiên cứu


Nội dung 8.

Đại cương về thông tin trong nghiên cứu khoa học





Trình bày được những nội dung cơ bản của khái niệm thông tin

Trình bày được vai trò của thông tin trong nghiên cứu khoa học.




Phân loại thông tin trong nghiên cứu khoa học

Nhận biết các nguồn cung cấp thông tin




Lấy ví dụ mô tả về tháp thông tin trong nghiên cứu khoa học

Lấy ví dụ về thông tin định lượng

Lấy ví dụ về thông tin định tính


Nội dung 9.

Các phương pháp thu thập thông tin trong nghiên cứu khoa học



Liệt kê được các phương pháp thu thập thông tin

Trình bày được nội dung phương pháp nghiên cứu tài liệu

Trình bày được nội dung phương pháp quan sát

Trình bày được nội dung phương pháp phỏng vấn

Trình bày được nội dung phương pháp điều tra bảng hỏi

Trình bày được nội dung phương pháp trắc nghiệm

Trình bày được nội dung phương pháp thực nghiệm

Trình bày được nội dung phương pháp hội nghị khoa học

Trình bày được các phương pháp đặc thù trong một số lĩnh vực


Lấy ví dụ minh họa về các phương pháp thu thập thông tin

Phân loại được các phương pháp thông tin dựa trên ví dụ minh họa cụ thể

Chỉ ra được tính ưu nhược của mỗi phương pháp

Nhận diện được sự khác biệt về phương pháp thu thập thông tin giữa các ngành khoa học



Lý giải được sự lựa chọn phù hợp về phương pháp thu thập thông tin cho nghiên cứu của bản thân

Đánh giá được việc sử dụng phương pháp thu thập thông tin trong các nghiên cứu của đồng nghiệp

Lấy ví dụ minh họa về sự khác biệt về phương pháp thu thập thông tin giữa các khoa học


Nội dung 10.

Xử lý thông tin trong nghiên cứu khoa học




Hiểu được khái niệm xử lý thông tin trong nghiên cứu

Nắm được vai trò của xử lý thông tin trong nghiên cứu khoa học

Mô tả được phương pháp xử lý thông tin định lượng

Mô tả được phương pháp xử lý thông tin định tính

Nắm được các bước phân tích

kết quả xử lý thông tin

Nhắc lại được cách trình bày kết quả xử lý thông tin định lượng

Nhắc lại được nội dung của trình bày kết quả xử lý thông tin định tính



Lấy ví dụ minh họa về xử lý thông tin định lượng

Lấy ví dụ minh họa về xử lý thông tin định tính

Trình bày được kết quả xử lý thông tin định lượng

Trình bày được kết quả xử lý thông tin định tính

Nêu được khái niệm biện luận kết quả xử lý thông tin


Phát hiện được lỗi trong trình bày kết quả xử lý thông tin định tính và định lượng

Tổng hợp, phân tích, đánh giá được kết quả một nghiên cứu cụ thể

Áp dụng làm bài tập xử lý thông tin

Biện luận được kết quả xử lý thông tin định tính và định lượng trong nghiên cứu



Nội dung 11.

Chuẩn hóa điều kiện nghiên cứu



Hiểu được vai trò của chuẩn hóa điều kiện nghiên cứu

Biết được vai trò của giả thiết trong chuẩn hóa điều kiện nghiên cứu

Hiểu được các yếu tố thuộc về kĩ năng chuẩn hóa điều kiện nghiên cứu


Xây dựng được “giả thiết” trong đối tượng nghiên cứu

Xây dựng được “giả thiết” trong luận điểm

Xây dựng được “giả thiết” trong luận cứ

Xây dựng được “giả thiết” trong phương pháp nghiên cứu



Trình bày ví dụ cụ thể về chuẩn hóa điều kiện của một nghiên cứu thuộc lĩnh vực chuyên môn

Lý giải được mối quan hệ giữa biện luận với giả thiết trong nghiên cứu




Nội dung 12.

Trình bày kết quả ngiên cứu





Hiểu được cách viết tài liệu khoa học

Nhận biết được ngôn ngữ khoa học và cách thức diễn đạt khoa học

Hiểu được cách trích dẫn khoa học, ý nghĩa và nguyên tắc

Xác định được nguyên tắc trình bày các văn bản khoa học



Phân loại các tài liệu khoa học

Biết cách trình bày trích dẫn khoa học trong một nghiên cứu cụ thể

Trình bày đúng quy cách một văn bản khoa học


Phân biệt được chỉ dẫn đề mục và chỉ dẫn tác giả

Phân tích được các cách trình bày kết quả nghiên cứu trên một văn bản khoa học



Nội dung 13.

Thuyết trình khoa học





Nêu được vai trò của thuyết trình trong hoạt động khoa học

Hiểu được bản chất logic của thuyết trình khoa học

Nắm được các lưu ý khi thuyết trình khoa học


Mô tả cấu trúc logic của một bản thuyết trình

Vận dụng trình bày kỹ thuật thuyết trình

Biết các xây dựng đề cương thuyết trình


Làm bài tập về thuyết trình

Hình thành khả năng xử lý các tình huống thuyết trình



Nội dung 14.

Quan hệ giữa nghiên cứu khoa học và đạo đức




Hiểu được khái niệm, sự cần thiết của đạo đức nghiên cứu

Nhận biết được các hướng tiếp cận về đạo đức khoa học

Xác định được các phương thức kiểm soát xã hội về đạo đức khoa học


Lấy được ví dụ minh họa về các hướng tiếp cận đối với đạo đức khoa học

Nhận diện được đạo đức trong lựa chọn mục tiêu nghiên cứu và tính trung thực trong thu thập xử lý số liệu, sử dụng các thành tựu khoa học

Phân tích được ưu nhược điểm của các phương thức kiếm soát xã hội về đạo đức khoa học


Đề xuất được những giải pháp của bản thân để giải quyết tình trạng vi phạm đạo đức khoa học

Đánh giá được tình trạng lệch chuẩn đạo đức khoa học dựa trên các ví dụ cụ thể

Xác định nghịch lý về đạo đức của nghiên cứu khoa học




  1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

8.1. Điều kiện được dự thi cuối kỳ

- Đi học đầy đủ (những sinh viên nghỉ quá 20% tổng số giờ của môn học sẽ không được dự thi và phải học lại môn học).

- Có bài kiểm tra giữa kỳ;

* Tổng điểm của 2 mục trên đây phải đạt từ D trở lên.



8.2. Các điều kiện khác

- Áp dụng hình thức kiểm tra thường xuyên trên lớp để đánh giá khả năng nhớ và vận dụng kiến thức của sinh viên.

- Chuẩn bị bài, đọc tài liệu trước khi đến lớp theo hướng dẫn trong đề cương môn học.

- Những sinh viên không chuẩn bị bài theo yêu cầu được ghi trong mục 7.2. sẽ không được tham gia buổi học của tuần đó và được tính vào % số buổi học vắng mặt để xác định điều kiện dự thi.

- Các báo cáo thu hoạch và bài tập phải nộp đúng hạn, những nhóm hoặc sinh viên nộp muộn hơn quy định sẽ được tính điểm 0 vào mục này.

- Đánh giá việc đọc tài liệu thông qua bản thu hoạch được nộp tại lớp, kiểm tra ngẫu nhiên và phát biểu xây dựng bài tại lớp.

- Lớp sẽ chia thành nhóm học tập đối với các bài thảo luận và bài tập nhóm, đánh giá kết quả thông qua báo cáo kết quả thu hoạch và biên bản thảo luận (căn cứ vào biên bản ghi chất lượng ý kiến thảo luận của mỗi sinh viên để cho điểm từng sinh viên).

8.3. Mục đích và trọng số kiểm tra


Hình thức

Tính chất của nội dung kiểm tra

Mục đích kiểm tra

Trọng số

Đánh giá thường xuyên

Mục tiêu bậc 1: Các vấn đề lý thuyết

Đánh giá khả năng nhớ và liên hệ giữa các nội dung trong môn học

10%

Kiểm tra giữa kỳ

Mục tiêu bậc 2: giải thích, phân tích được lý thuyết và xử lý bài tập tình huống

Đánh giá kỹ năng nghiên cứu độc lập và kĩ năng trình bày

30%


Kiểm tra cuối kỳ

Mục tiêu bậc 3: đánh giá, tổng hợp lý thuyết, kết hợp lý luận và khả năng vận dụng vào thực tiễn

Đánh giá khả năng tổng hợp, kỹ năng ứng dụng lý luận vào thực tiễn

60%

8.4. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và kiểm tra đánh giá


  • Nội dung:

+ Tiêu chí 1: Đặt vấn đề, xác định đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu hợp lý và lôgíc.

+ Tiêu chí 2: Có năng lực tư duy, kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá trong việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu.

+ Tiêu chí 3: Có sử dụng các tài liệu, phương pháp, giải pháp do giảng viên hướng dẫn (có thể có giải pháp do người học đề xuất).


  • Hình thức:

+ Tiêu chí 4: Bố cục hợp lý, trình bày sạch sẽ, văn phong trong sáng, trích dẫn hợp lý và có dẫn xuất xứ.

  • Biểu điểm trên cơ sở mức độ đạt 4 tiêu chí

Điểm

Tiêu chí

9 – 10

- Đạt cả 4 tiêu chí

7 – 8

- Đạt 2 tiêu chí đầu.

- Tiêu chí 3: có sử dụng các tài liệu, song chưa đầy đủ, sâu sắc, chưa có bình luận.

- Tiêu chí 4: còn mắc vài lỗi nhỏ.


5 – 6

- Đạt tiêu chí 1.

- Tiêu chí 2: chưa thể hiện rõ tư duy phê phán, các kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá còn kém.



- Tiêu chí 3, 4: còn mắc một vài lỗi nhỏ

Dưới 5

- Không đạt cả 4 tiêu chí.



  1. Giáo trinh bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

9.1. Học liệu bắt buộc

  1. Vũ Cao Đàm, Đào Thanh Trường, Các phương pháp nghiên cứu khoa học, Tập bài giảng điện tử, 2015, Phòng Tư liệu Khoa Khoa học quản lý Vũ Cao Đàm,

  2. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, 2015, Phòng Tư liệu, Viện Chính sách và Quản lý

  3. Vũ Cao Đàm, Đào Thanh Trường, Sổ tay hướng dẫn nghiên cứu khoa học dành cho các trường Cao đẳng, Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013

  4. Vũ Cao Đàm, Đánh giá nghiên cứu khoa học, NXB KH&KT, 2011, Phòng Tư liệu, Khoa Khoa học quản lý

  5. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, Phương pháp nghiên cứu xã hội học, NXB ĐHQGHN, in lần thứ 2, 2003, (Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội)


9.2. Học liệu tham khảo

  1. L.Therese Baker, Thực hành nghiên cứu xã hội, NXB Chính trị quốc gia, 1998

  2. Donatella Della Porta and Michael Keating, Approaches and methodologies in the social sciences – A pluralist perspective, Cambrige University Press, 2008, ISBN: 9780521883221 – 9780521709668

  3. Gordon Rugg and Marian Petre, A gentle guide to Research Methods, Open University Press, 2007, ISBN: 0335219276

  4. Mark Saunders, Philip Lewis, Adrian Thornhill, Research Methods for Business Students, Fifth edition, Prentice Hall, 2010, ISBN: 9789810697860

  5. Ranjit Kumar, Research Methodology – A step by step guide for beginners (fourth edition), SAGE Publications, 2014, ISBN: 9781446269961 – 9781446269978

  6. Đặng Nguyên Anh, Vũ Mạnh Lợi, Nguyễn Hữu Minh, Sociological Research Methodology, (Handouts), 2004

  7. Đỗ Văn Thắng, Phan Thành Huấn, Giáo trình SPSS (dành cho sinh viên khối ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn), NXB ĐHQGTPHCM, 2003

  8. Helmut Kromrey, Nghiên cứu xã hội thực nghiệm, NXB Thế giới, 1999

  9. Allan A.Glatthorn, Randy L.Joyner, Writing the winning Thesis or Dissertation – A step by step guide, Second edition, Corwin press, 2005, ISBN: 9780761939610

  10. Alan Bond, Your master’s thesis – How to plan, draft , write and revise, Studymates limited, 2006, ISBN: 101842850695 – 139781842850695

  11. Ghava Frankfort-Nachmias David Nachmias, Research Methods in the Social Sciences, 4th Ed, St. Martin’s Press, USA, 1992.

  12. Martyn Hammersley, Social Research – Philosophy, Politics and Practice, SAGE Publications, 1993, ISBN: 0803988044 – 8803988052

  13. Robert Bounds Burns, Introduction to research methods, London, Thousand Oaks, Calif:SAGE,2000, ISBN0761965920; 0761965939



  1. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về khoa học, nghiên cứu khoa học, đặc điểm và sản phẩm của nghiên cứu khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học, xây dựng luận điểm khoa học, vai trò của luận điểm khoa học trong nghiên cứu khoa học, trình tự xây dựng luận điểm khoa học, giả thuyết khoa học, chứng minh luận điểm khoa học, các phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu khoa học (như nội quan, ngoại quan, phân tích, tổng hợp, định tính, định lượng, thống kê, xác suất, cấu trúc và hệ thống...), và trình bày luận điểm khoa học. Học phần đặt trọng tâm vào nội dung kỹ năng hình thành trình tự logic cho nghiên cứu, từ đó giúp sinh viên xây dựng nền tảng đầu tiên cho hoạt động nghiên cứu khoa học (tập sự nghiên cứu), biết xây dựng khung logc cho luận điểm khoa học, chứng minh luận điểm khoa học và trình bày luận điểm khoa học, viết tài liệu khoa học, thuyết trình khoa học. Bên cạnh đó, học phần làm rõ sự khác biệt về phương pháp thu thập thông tin giữa các khoa học giúp sinh viên không luyện tập về logic nghiên cứu mà còn định hình được sự lựa chọn phương pháp phù hợp cho nghiên cứu của bản thân. Bên cạnh việc rèn luyện kĩ năng làm đề cương nghiên cứu, học phần đặc biệt chú trọng đến nội dung của chương VIII về hình thành đạo đức khoa học trong cộng đồng nghiên cứu cũng như giới thiệu các phương thức kiểm soát xã hội nhằm hạn chế hiện tượng lệch chuẩn đạo đức khoa học.

  1. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục tiểu mục)

PHẦN 1: LOGIC CHUNG CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Chương I

ĐẠI CƯƠNG VỀ KHOA HỌC VÀ KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

    1. Khoa học

      1. Khái niệm khoa học

      2. Phân loại khoa học

      3. Lý thuyết khoa học

    2. Nghiên cứu khoa học

      1. Khái niệm nghiên cứu khoa học

      2. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học

      3. Phân loại nghiên cứu khoa học

      4. Sản phẩm của nghiên cứu khoa học

      5. Bài tập

    3. Kỹ năng nghiên cứu khoa học

      1. Quan hệ của phân loại khoa học với phương pháp nghiên cứu

      2. Tính thống nhất trong logic nghiên cứu của các khoa học

      3. Sự khác biệt trong hình thành luận cứ trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau

      4. Sự khác biệt trong phương pháp thu thập thông tin trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau


Chương II.

KỸ NĂNG HÌNH THÀNH TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2.1 Phát hiện sự kiện khoa học

2.1.1 Vai trò của sự kiện khoa học trong đề tài

2.1.2 Trình tự và kỹ năng chọn đề tài

2.1. 3 Cách thức đặt tên đề tài

2.1.4 Luyện tập kỹ năng phát hiện vấn đề khoa học

2.2 Kỹ năng trình bày lý do nghiên cứu

2.2.1 Tính cấp thiết của nghiên cứu

2.2.2 Ý nghĩa lý thuyết

2.2.3 Ý nghĩa thực tiễn



2.3 Kỹ năng trình bày lịch sử nghiên cứu

2.3.1 Vai trò của phần lịch sử nghiên cứu trong nghiên cứu khoa học

2.3.2 Làm rõ tác giả nào đã nghiên cứu

2.3.3 Các thành tựu mà các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả đã đạt được

2.3.4 Các mặt yếu của các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả

2.3.5 Các mặt thiếu của các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả

2.3.6 Kỹ năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học

2.4 Kỹ năng xây dựng mục tiêu nghiên cứu

2.4.1 Quan hệ mục tiêu và đối tượng nghiên cứu

2.4.2 Mô tả đối tượng nghiên cứu

2.4.3 Xác định mục tiêu cụ thể trên đối tượng đã mô tả



2.5 Nhiệm vụ nghiên cứu

2.5.1 Nhiệm vụ về lý thuyết

2.5.2 Nhiệm vụ về thực tiễn

2.6 Phạm vi nghiên cứu

2.6.1 Cách xác định phạm vi khách thể (không gian)

2.6.2 Cách xác định phạm vi thời gian diễn biến của sự kiện

2.6.3 Cách xác định phạm vi nội dung (của nhiệm vụ)

2.6.4 Luyện tập kỹ năng

2.7 Mẫu khảo sát

2.7.1 Vai trò mẫu khảo sát trong thu thập thông tin

2.7.2 Quan hệ mẫu – khách thể - đối tượng nghiên cứu

2.7.3 Các phương pháp chọn mẫu xác suất

2.7.4 Các phương pháp chọn mẫu phi xác suất

2.8 Câu hỏi nghiên cứu

2.8.1 Tính bắt buộc đặt câu hỏi nghiên cứu trong đề tài

2.8.2 Các loại câu hỏi nghiên cứu

2.8.3 Kỹ năng viết câu hỏi nghiên cứu đối với từng loại hình nghiên cứu khoa học



2.9 Giả thuyết nghiên cứu

2.9.1 Vai trò của giả thuyết trong nghiên cứu

2.9.2 Quan hệ logic giữa giả thuyết với câu hỏi nghiên cứu

2.9.2 Các loại giả thuyết nghiên cứu

2.9.3 Bản chất logic của giả thuyết nghiên cứu

2.9.4 Kỹ năng hình thành luận điểm nghiên cứu

2.9.5 Những trường hợp không thể viết giả thuyết nghiên cứu

2.9.6 Luyện tập xây dựng giả thuyết nghiên cứu



2.10 Chứng minh luận điểm nghiên cứu

2.10.1 Cấu trúc logic của phép chứng minh

2.10.2 Vai trò của luận cứ

2.10.3 Quan hệ giữa luận điểm và luận cứ

2.10.4 Phân loại luận cứ

2.10.5 Luận cứ và các phương pháp tìm kiếm luận cứ

2.10.6 Vai trò tiếp cận trong hình thành luận cứ

2.10.7 Kỹ năng tìm kiếm luận cứ

2.10.8 Kỹ năng chứng minh luận điểm nghiên cứu

2.10.9 Luyện tập và làm bài tập về kỹ năng chứng minh luận điểm nghiên cứu



2.11 Phân loại tiếp cận trong nghiên cứu khoa học

2.11.1 Khái niệm tiếp cận

2.11.2 Vai trò của tiếp cận trong nghiên cứu khoa học

2.11.3. Tiếp cận định tính/định lượng

2.11.4. Tiếp cận nội quan/ngoại quan

2.11.5. Tiếp cận logic/lịch sử

2.11.6. Tiếp cận hệ thống/cấu trúc

2.11.7. Tiếp cận từ dưới/từ trên (bottom up/top down)

2.11.8. Tiếp cận cá biệt/so sánh

2.11.9. Tiếp cận phân tích/tổng hợp

2.11.10 Luyện tập kỹ năng lựa chọn các tiếp cận phù hợp với từng lĩnh vực nghiên cứu và từng loại hình đề tài

2.12 Kỹ năng làm phong phú luận cứ

2.12.1 Vai trò của tiếp cận trong xây dựng luận cứ

2.12.2 Vai trò tiếp cận trong logic của luận cứ

2.12.3 Vai trò tiếp cận trong tính phong phú của luận cứ

2.12.4 Kỹ năng lựa chọn các tiếp cận phù hợp với từng loại hình nghiên cứu và từng loại hình đề tài

2.13 Kỹ năng thiết kế đề cương nghiên cứu

2.13.1 Cấu trúc chung của đề cương nghiên cứu

2.13.2 Thiết kế đề cương nghiên cứu sơ bộ

2.13.3 Thiết kế đề cương nghiên cứu chi tiết

2.13.4 Kỹ năng xây dựng và thiết kế đề cương

2.13.5 Luyện tập


PHẦN 2. SỰ KHÁC BIỆT VỀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN GIỮA CÁC KHOA HỌC

Chương III

CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

3.1 Thông tin trong nghiên cứu khoa học

3.1.1 Khái niệm thông tin và vai trò của thông tin trong nghiên cứu khoa học

3.1.2 Các loại vật mang thông tin

3.2 Phân loại thông tin trong nghiên cứu khoa học

3.2.1 Thông tin định tính

3.2.2 Thông tin định lượng

3.2.3 Nguồn cung cấp thông tin



3.3. Phân loại phương pháp thu thập thông tin

3.3.1 Các tiêu chí phân loại phương pháp

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

3.3.3 Phương pháp thực nghiệm

3.3.4 Phương pháp phi thực nghiệm

3.3.5 Phương pháp trắc nghiệm



3.4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

3.4.1 Mục đích của nghiên cứu tài liệu

3.4.2 Phương pháp và kỹ năng thu thập tài liệu

3.4.3 Phương pháp phân tích tài liệu

3.4.4 Phương pháp tổng hợp tài liệu

3.4.5 Kỹ năng phân tích, tổng hợp tài liệu

3.4.6 Luyện tập và làm bài tập về phân tích, tổng hợp tài liệu

3.5 Phương pháp quan sát

3.5.1 Mục đích của quan sát

3.5.2 Phân loại quan sát

3.5.3 Phương pháp và trình tự tổ chức quan sát

3.5.4 Phương pháp quan sát tham dự (participant observation/research)

3.5.5 Phương pháp quan sát không tham dự

3.5.6 Kỹ năng quan sát

3.5.7 Luyện tập và làm bài tập



3.6 Phương pháp chọn mẫu (sampling)

3.6.1 Nghiên cứu tổng thể và nghiên cứu phi tổng thể

3.6.2 Nghiên cứu trường hợp

3.6.3 Nghiên cứu chọn mẫu

3.6.4 Vai trò và ý nghĩa của nghiên cứu chọn mẫu

3.6.5 Kích cỡ mẫu và sai số

3.6.6 Chọn mẫu ngẫu nhiên

3.6.7 Chọn mẫu theo tỷ lệ

3.6.8 Chọn mẫu hệ thống

3.6.9 Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng

3.6.10 Chọn mẫu hệ thống phân tầng

3.6.11 Chọn mẫu cụm

3.6.12 Kỹ năng chọn mẫu

3.6.13 Luyện tập và làm bài tập



3.7 Phương pháp phỏng vấn

3.7.1 Mục đích của phỏng vấn

3.7.2 Phân loại phỏng vấn

3.7.3 Phỏng vấn thường (phỏng vấn bằng bảng hỏi)

3.7.4 Kỹ năng tiến hành phỏng vấn bảng hỏi

3.7.5 Kỹ năng tiến hành phỏng vấn sâu

3.7.6 Các lưu ý khi tiến hành phỏng vấn

3.7.7 Một số phương pháp phỏng vấn đặc thù

3.7.8 Luyện tập và làm bài tập

3.8 Xây dựng bảng hỏi trong nghiên cứu khoa học

3.8.1 Vai trò và ý nghĩa của bảng hỏi trong nghiên cứu khoa học

3.8.2 Bố cục của bảng hỏi trong nghiên cứu khoa học

3.8.3 Kỹ năng logic của bảng hỏi

3.8.4 Các loại câu hỏi được sử dụng trong bảng hỏi

3.8.5 Các lưu ý khi đặt câu hỏi trong bảng hỏi

3.8.6 Kỹ thuật thao tác hóa khái niệm

3.8.7 Luyện tập và làm bài tập



3.9 Phương pháp trắc nghiệm

3.9.1 Vai trò và ý nghĩa của trắc nghiệm

3.9.2 Phân loại trắc nghiệm

3.9.3 Cách thức tổ chức trắc nghiệm

3.9.4 Các lưu ý khi tiến hành phương pháp trắc nghiệm

3.9.5 Luyện tập và làm bài tập



3.10 Phương pháp thực nghiệm

3.10.1 Vai trò và ý nghĩa của thực nghiệm khoa học

3.10.2 Phân loại thực nghiệm

3.10.3 Cách thức tiến hành thực nghiệm thử và sai

3.10.4 Cách thức tiến hành thực nghiệm Heuristic

3.10.5 Cách thức tiến hành thực nghiệm mô hình

3.10.6 Các lưu ý khi tiến hành phương pháp thực nghiệm

3.10.7 Luyện tập và làm bài tập



3.11 Hội nghị khoa học

3.11.1 Vai trò và ý nghĩa của hội nghị khoa học

3.11.2 Các loại hội nghị khoa học

3.11.3 Cách thức tổ chức hội nghị khoa học

3.11.4 Kỷ yếu hội nghị khoa học

3.11.5 Các kỹ thuật sử dụng trong hội nghị khoa học

3.11.6 Các lưu ý khi tiến hành phương pháp hội nghị khoa học

3.11.7 Luyện tập và làm bài tập



3.12 Giới thiệu một số phương pháp đặc thù của một số lĩnh vực

3.12.1 Phương pháp tự luận trong các khoa học tiền nghiệm

3.12.2 Phương pháp thực chứng trong các khoa học hậu nghiệm

3.12.3 Phương pháp quan trắc

3.12.4 Phương pháp xử lý thông tin hồi cố

3.12.5 Phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu công nghệ


Chương IV

XỬ LÝ THÔNG TIN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

    1. Vai trò của xử lý thông tin trong nghiên cứu khoa học

      1. Khái niệm xử lý thông tin

4.1.2 Vai trò của xử lý thông tin trong nghiên cứu khoa học

    1. Các phương pháp xử lý thông tin định lượng

      1. Nguyên tắc chung

      2. Các cấp độ xử lý thông tin định lượng

      3. Giới thiệu phần mềm máy tính xử lý thông tin định lượng

      4. Chương trình SPSS

4.3 Các phương pháp xử lý thông tin định tính

4.3.1 Nguyên tắc chung

4.3.2 Giới thiệu các phương pháp xử lý thông tin định tính

4.3.3 Giới thiệu các phần mềm máy tính xử lý thông tin định tính

4.3.4 Chương trình Ethno

4.4 Biện luận kết quả xử lý thông tin

4.4.1 Khái niệm

4.4.2 Giả thiết nghiên cứu

4.4.3 Sai số trong xử lý thông tin

4.4.4. Phân tích kết quả xử lý thông tin

4.5 Trình bày kết quả xử lý thông tin

4.5.1 Trình bày kết quả xử lý thông tin định lượng

4.5.2 Trình bày kết quả xử lý thông tin định tính

4.5.3 Bài tập


Chương V

CHUẨN HOÁ ĐIỀU KIỆN NGHIÊN CỨU

5.1 Kỹ năng chuẩn hoá điều kiện nghiên cứu

5.1.1 Vai trò của “chuẩn hoá điều kiện nghiên cứu”

5.1.2 Vai trò của “giả thiết” trong chuẩn hóa điều kiện nghiên cứu

5.1.3 Kỹ năng xây dựng “giả thiết” trong đối tượng nghiên cứu

5.1.4 Kỹ năng xây dựng “giả thiết” trong luận điểm

5.1.5 Kỹ năng xây dựng “giả thiết” trong luận cứ

5.1.6 Kỹ năng xây dựng “giả thiết” trong phương pháp nghiên cứu

5.2 Biện luận kết quả nghiên cứu khoa học

5.2.1 Lý do biện luận

5.2.2 Mối quan hệ biện luận với giả thiết

5.2.3 Nội dung biện luận

5.2.4 Phương pháp biện luận
PHẦN 3. TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Chương VI

KỸ NĂNG VIẾT TÀI LIỆU KHOA HỌC

6.1 Ngôn ngữ khoa học

6.1.1 Văn phong khoa học

6.1.2 Ngôn ngữ khoa học

6.1.3 Trích dẫn khoa học

6.1.4. Ngôn ngữ toán học

6.1.5 Luyện tập và làm bài tập



6.2 Trích dẫn khoa học

6.2.1 Công dụng trích dẫn

6.2.2. Nguyên tắc trích dẫn

6.2.3. Ý nghĩa của trích dẫn

6.2.4. Cách thức ghi trích dẫn

6.2.5. Mẫu ghi trích dẫn



6.3 Đặc điểm của công trình nghiên cứu khoa học

6.3.1 Đặc điểm cấu trúc công trình khoa học

6.3.2 Đặc điểm định lượng và định tính trong văn bản khoa học

6.4 Trình bày văn bản khoa học

6.4.1 Nguyên tắc trình bày các văn bản khoa học

6.4.2 Kỹ năng trình bày văn bản khoa học

6.4.3 Luyện tập và làm bài tập


Chương VII

THUYẾT TRÌNH KHOA HỌC

7.1 Thuyết trình trong hoạt động khoa học

7.1.1 Vai trò của thuyết trình trong hoạt động khoa học

7.1.2 Cấu trúc logic của một bản thuyết trình

7.1.3 Vai trò của luận cứ trong thuyết trình khoa học



7.2 Kỹ năng thuyết trình khoa học

7.2.1 Nguyên tắc của thuyết trình khoa học

7.2.2 Ngôn ngữ của thuyết trình khoa học

7.2.3 Xác định vấn đề thuyết trình

7.2.4 Phép lập luận trong thuyết trình khoa học

7.2.5 Phương pháp thuyết trình khoa học

7.2.6 Kỹ năng sử dụng luận cứ trong thuyết trình khoa học

7.2.7 Kỹ năng chuẩn bị và sử dụng power point trong thuyết trình khoa học

7.2.8 Kỹ năng xử lý các tình huống khi thuyết trình khoa học

7.2.9 Bài tập


Chương VIII

QUAN HỆ GIỮA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ĐẠO ĐỨC

    1. Lý luận về đạo đức khoa học

      1. Khái niệm chung về đạo đức khoa học

8.1.2 Các hướng tiếp cận về đạo đức khoa học

    1. Đạo đức trong lựa chọn mục tiêu nghiên cứu

8.2.1 Xác định mục tiêu nghiên cứu chính đáng

8.2.2 Đánh tráo mục tiêu nghiên cứu



    1. Tính trung thực trong thu thập và xử lý số liệu

      1. Sai số trong nghiên cứu

8.3.2 Một số trường hợp thiếu trung thực trong thu thập và xử lý số liệu

    1. Đạo đức trong sử dụng các thành tựu khoa học

      1. Trích dẫn khoa học

      2. Tôn trọng quyền tác giả

      3. Một số trường hợp vi phạm khi sử dụng các thành tựu khoa học

    2. Phương thức kiểm soát xã hội về đạo đức khoa học

      1. Luật SHTT

      2. Luật đạo đức nghề nghiệp (Professional codes of ethics)

      3. Thảo luận


Đ CƯƠNG HỌC PHẦN

Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 4.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương