Chương TỔng quan về kinh tế VI mô Mục tiêu



tải về 1.05 Mb.
trang8/12
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.05 Mb.
#12631
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

1. LÝ THUYẾT SẢN XUẤT

1.1. Hàm sản xuất

Trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp biến các đầu vào (các yếu tố sản xuất như: nguyên, nhiên vật liệu, máy móc thiết bị, nhà xưởng, lao động, trình độ khoa học kỹ thuật… ) thành các đầu ra (hay sản phẩm).

Quan hệ giữa đầu vào của quá trình sản xuất và sản phẩm đầu ra được mô tả bằng hàm sản xuất. Hàn sản xuất mô tả những sản lượng sản phẩm (đầu ra) tối đa có thể được sản xuất bởi một số lượng các yếu tố sản xuất (đầu vào) nhất định, tương ứng với trình độ kỹ thuật nhất định.

Q = f ( X1, X2, ….Xn )



Trong đó: Q: Sản lượng đầu ra.

Xi: sản lượng yếu tố sản xuất thứ i.

Để đơn giản hơn ta chia yếu tố sản xuất thành hai loại là vốn (K) và lao động (L). Hàm sản xuất có thể viết dưới dạng Q = f ( K, L )

Phương trình trên chỉ sản lượng đầu ra tuỳ thuộc vào sản lượng của hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động. Hàm sản xuất hàm ý rằng các đầu vào có thể được kết hợp theo nhiều phương cách khác nhau để tạo ra một đầu ra nhất định, ứng với một qui trình công nghệ nhất định. Khi qui trình công nghệ ngày càng tiến bộ thì doanh nghiệp có thể đạt được đầu ra lớn hơn với một tập hợp những đầu vào nhất định.

Hàm sản xuất cũng giả định rằng qui trình sản xuất không cho phép lãng phí. Chúng ta giả định rằng các doanh nghiệp đều có hiệu năng kỹ thuật, có thể sử dụng mọi tổ hợp đầu vào một cách tối ưu với một hợp đầu vào nhất định. Nếu có yếu tố đầu vào nào đó mà khi sử dụng sẽ làm giảm sản lượng đầu ra thì yếu tố đầu vào đó không bao giờ được sử dụng vì hàm sản xuất mô tả sản lượng tối đa có hể sản xuất được với một tập hợp đầu vào cho trước, theo phương thức có hiệu quả về phương diện kỹ thuật.

Giả định cho rằng sản xuất luôn có hiệu quả kỹ thuật không phải lúc nào cũng đúng, song nó hoàn toàn hợp lý khi cho rằng các doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận sẽ không lãng phí nguồn lực.

Để phân biệt tác động của việc thay đổi một yếu tố sản xuất và của tất cả các yếu tố sản xuất đến sản lượng như thế nào ta phải phân biệt hàm sản xuất ngắn hạn và dài hạn.

1.1.1. Hàm sản xuất ngắn hạn

Ngắn hạn là khoảng thời gian có ít nhất một yếu tố sản xuất mà doanh nghiệp không thể thay đổi về số lượng sử dụng trong quá trình sản xuất. Yếu tố không thể

thay đổi trong khoảng thời gian đó gọi là đầu vào cố định, còn yếu tố sản xuất

có thể thay đổi được trong khoảng thời gian ngắn đó là yếu tố sản xuất biến đổi. Yếu tố sản xuất cố định không dễ dàng thay đổi trong quá trình sản xuất như: máy móc thiết bị, nhà xưởng… biểu thị cho qui mô sản xuất nhất định. Yếu tố sản xuất biến đổi dễ dàng thay đổi về mức sử dụng trong quá trình sản xuất như: nguyên, nhiên vật liệu, lao động trực tiếp.

Trong ngắn hạn qui mô sản xuất của doanh nghiệp là không đổi, doanh nghiệp có thể thay đổi sản lượng ngắn hạn bằng cách thay đổi yếu tố sản xuất biến đổi.

Hàm sản xuất ngắn hạn có thể viết lại như sau: Q = f (, L )



Trong đó: : lượng vốn không đổi.

L : Lượng lao động biến đổi.

Q : Sản lượng được sản xuất ra.

1.1.2. Hàm sản xuất dài hạn

Dài hạn là khoảng thời gian đủ dài để doanh nghiệp thay đổi tất cả các yếu tố sản xuất được sử dụng, mọi yếu tố sản xuất điều có thể biến đổi. Qui mô sản xuất trong dài hạn thay đổi theo ý muốn, vì thế sản lượng trong dài hạn thay đổi nhiều hơn trong ngắn hạn.



1.2. Sản lượng trung bình (AP: Average product)

Trong ngắn hạn, nếu có một yếu tố sản xuất biến đổi trong khi các yếu tố sản xuất còn lại giữ nguyên thì sản lượng, năng suất trung bình, năng suất biên của yếu tố sản xuất biến đổi sẽ thay đổi theo.

Năng suất trung bình của một yếu tố sản xuất biến đổi là số sản phẩm trung bình trên một đơn vị yếu tố sản xuất đó, được tính bằng cách chia tổng sản lượng Q cho tổng lượng yếu tố sản xuất biến đổi được sử dụng.

Năng suất trung bình của lao động = Sản lượng /Số lượng đầu vào của lao động = Q/L

Năng suất trung bình của vốn = Sản lượng /Số lượng đầu vào của vốn = Q/K Năng suất trung bình lúc đầu tăng sau đó giảm khi lượng đầu vào tiếp tục tăng.

1.3. Sản lượng biên (MP: Marginal product)

Sản lượng biên của một yếu tố sản xuất biến đổi là phần thay đổi trong tổng sản lượng khi thay đổi một đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi đó trong khi các yếu tố sản xuất khác giữ nguyên.



Sản lưng biên ca lao động = thay đổi sản lượng / thay đổi đầu vào của lao động

= ∆Q/∆L


Sản lưng biên ca vn = thay đổi sản lượng / thay đổi đầu vào của vốn

= ∆Q/∆L


Sản lượng biên bao giờ cũng dương khi sản lượng tăng và âm khi sản lượng giảm.

Hiệu quả kỷ thuật không chấp nhận những mức sản lượng biên âm. Nếu hàm sản xuất là hàm liên tục thì MPL có thể được tính bằng cách lấy đạo hàm bậc nhất của hàm sản xuất.

MPL = dQ/dL

Ví dụ, xem xét trường hợp vốn là cố định, lao động là khả biến trong trường hợp của bảng mô tả quan hệ đầu vào đầu ra dưới đây. Doanh nghiệp có thể tăng thêm sản lượng bằng cách bổ sung thêm lượng đầu vào lao động. Ví dụ chúng ta đang quản lí doanh nghiệp may mặc có số thiết bị cố định có thể thuê nhiều hoặc ít lao động hơn để may hoặc vận hành máy móc, chúng ta quyết định thuê bao nhiêu lao động và sản xuất bao nhiêu quần áo. Để đưa ra quyết định chúng ta cần biết mức sản lượng Q có tăng lên không và tăng lên bao nhiêu khi sản lượng đầu vào lao động tăng.

Khi lượng lao động bằng 0 thì sản lượng bằng 0. Sau đó, sản lượng tăng lên khi lao động đạt mức 8 đơn vị, sau mức này tổng sản lượng giảm xuống. Lúc đầu mỗi đơn vị lao động có thể tận dụng càng nhiều lợi thế của máy móc và nhà xưởng, đến một mức nhất định lao động tăng thêm không còn hữu ích nữa và có thể phản tác dụng. Năm lao động có thể vận hành một dây chuyền tốt hơn hai lao động nhưng mười lao động thì chỉ làm vướng chân nhau.

Qui luật năng suất biên giảm dần

Khi một đầu vào được sử dụng ngày càng nhiều hơn thì sẽ tới điểm mà kể từ đó mức năng suất gia tăng sẽ giảm. Khi lượng đầu vào lao động ít, mỗi lượng nhỏ lao động gia tăng sẽ làm tăng đáng kể sản lượng, khi có quá nhiều lao động thì sản phẩm biên của lao động sẽ giảm.

Khi sử dụng ngày càng nhiều yếu tố sản xuất biến đổi, trong khi các yếu tố sản xuất khác giữ nguyên thì năng suất biên của yếu tố sản xuất biến đổi đó sẽ ngày càng giảm xuống.

Mối quan hệ giữa APL và MPL Khi MPL > APL thì APL tăng dần Khi MPL < APL thì APL giảm dần Khi MPL = APL thì APL max.



Lượng lao động (L)

Lượng vốn

(K)

Tổng sản lượng (Q)

Năng suất TB (Q/L)

Năng suất

biên (∆Q/∆L)

Giai đoạn

0

10

0







Giai đoạn I

1

10

10

10

10

Giai đoạn I

2

10

30

15

20

Giai đoạn I

3

10

60

20

30

Giai đoạn I

4

10

80

20

20

Giai đoạn II

5

10

95

19

15

Giai đoạn II

6

10

108

18

13

Giai đoạn II

7

10

112

16

4

Giai đoạn II

8

10

112

14

0

Giai đoạn III

9

10

108

12

-4

Giai đoạn III

10

10

100

10

-8

Giai đoạn III

Mối quan hệ giữa MP và Q Khi MP > 0 thì Q tăng

- Khi MP < 0 thì Q giảm

- Khi MP = 0 thì Q max

Các phối hợp khác nhau giữa K và L ta thấy diễn ra thành ba giai đoạn:

Giai đoạn I: Thể hiện hiệu quả sử dụng lao động và vốn đều tăng, vì khi gia tăng số lượng lao động năng suất trung bình tăng dần lên và đạt cực đại ở cuối giai đoạn I và đầu giai đoạn II, sản lượng liên tục tăng trong giai đoạn I.

Giai đoạn II: Thể hiện hiệu quả sử dụng lao động giảm và hiệu quả sử dụng vốn tiếp tục tăng, vì khi tiếp tục tăng lao động thì năng suất trung bình năng suất biên đều giảm, nhưng năng suất biên vẫn còn dương, do đó tổng sản lượng vẫn tiếp tục gia tăng và đạt cực đại ở cuối giai đoạn II.

Giai đoạn III: Thể hiện hiệu quả sử dụng lao động và vốn đều giảm, vì khi tiếp tục tăng lao động vượt quá mức thì năng suất trung bình giảm, năng suất biên âm do đó sản lượng giảm.

Như vậy mỗi phối hợp lao động - vốn đưa đến hiệu quả lao động tối đa nằm ở ranh giới của giai đoạn I và giai đoạn II. Phối hợp lao động vốn đưa đến hiệu quả sử dụng vốn tối đa sẽ là phối hợp nằm ở ranh giới của giai đoạn II và giai đoạn III.

Giai đoạn II là giai đoạn quan trọng. Để thấy được những phối hợp thuộc giai đoạn II hiệu quả hơn phối hợp ở giai đoạn I và giai đoạn III, chúng ta sẽ đem yếu tố chi phí vào quá trình phân tích.

Trường hp 1: Giả sử vốn nhiều đến mức không phải chịu chi phí, trong khi lao động đủ hiếm để đòi hỏi phải tốn chi phí. Như vậy bất cứ chi phí nào của doanh nghiệp đều dành cho lao động và doanh nghiệp sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao nhất ở tỷ số lao động và vốn mà ở phối hợp đó năng suất trên một đơn vị lao động đạt cao nhất. Phối hợp này nằm ở ranh giới giai đoạn I và giai đoạn II. Sản lượng do mỗi đơn vị chi phí sẽ gia tăng suốt giai đoạn I và giảm dần trong giai đoạn II và III.

Trường hp 2: Bây giờ giả sử toàn bộ chi phí phát sinh của doanh nghiệp là do vốn trong khi lao động thừa thải. Trong trường hợp này thì hiệu quả kinh tế cao nhất ở phối hợp lao động và vốn mà ở điểm này năng suất trên một đơn vị vốn đạt hiệu quả cao nhất. Giai đoạn I và giai đoạn II loại bỏ vì năng suất trên một đơn vị vốn đều đang gia tăng. Trong giai đoạn III năng suất trên một đơn vị vốn và năng suất trên một đơn vị chi phí cũng giảm. Hiệu quả kinh tế sẽ cao nhất ở ranh giới của giai đoạn II và III.

Trường hp 3: Giả sử lao động và vốn đều phải tốn chi phí. Ta thấy rằng những gia tăng trong sử dụng lao động trên mỗi đơn vị vốn làm gia tăng năng suất trên mỗi đơn vị lao động lẫn năng suất trên mỗi đơn vị vốn. Điều này làm gia tăng chi phí trên mỗi đơn vị lao động lẫn trên mỗi đơn vị vốn, do đó hiệu quả kinh tế cao nhất ở biên giới của giai đoạn I và giai đoạn II.

Tóm lại đối với bất kỳ yếu tố sản xuất nào của doanh nghiệp sử dụng, chúng ta có thể nói rằng doanh nghiệp phải sử dụng phối hợp giữa các yếu tố sản xuất sao cho phối hợp này nằm trong phạm vi giai đoạn II đối với các yếu tố sản suất.



2. LÝ THUYẾT VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT

Trong phần trước, chúng ta đã xem xét công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, mối quan hệ cho biết các yếu tố đầu vào có thể được chuyển thành các đầu ra như thế nào. Bây giờ chúng ta sẽ xem công nghệ sản xuất, cùng với giá các yếu tố đầu vào sẽ quyết định chi phí sản xuất của doanh nghiệp như thế nào.

Với công nghệ cho trước của doanh nghiệp, các nhà quản lí phải xác định sản xuất như thế nào, có thể kết hợp các đầu vào theo nhiều cách khác nhau để tạo ra cùng một mức sản lượng. Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu cách lựa chọn một phương án kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào, chúng ta sẽ thấy chi phí của một doanh nghiệp phụ thuộc như thế nào vào mức sản lượng của nó, vào việc thay đổi các chi phí theo thới gian như thế nào.

Chúng ta bắt đầu bằng việc giải thích cách xác định và đo lường chi phí, phân biệt giữa khái niệm chi phí mà các nhà kinh tế quan tâm và sử dụng khác với chi phí mà các kế toán viên chú trọng trong các báo cáo của doanh nghiệp như thế nào. Và cũng xem liệu các đặc điểm công nghệ sản xuất của doanh nghiệp tác động như thế nào đến chi phí cả trong ngắn hạn và trong dài hạn.

Trước khi phân tích chi phí ta xem chi phí được xác định ra sao, những khoản mục nào được coi là chi phí của doanh nghiệp.

Chi phí bao gồm tiền công mà doanh nghiệp trả cho công nhân và tiền thuê nhà làm văn phòng, nhưng nếu doanh nghiệp có sẵn trụ sở không thuê nhà làm văn phòng thì sao? Chúng ta sẽ trả lời trong mối quan hệ với quyết định kinh tế mà người quản lý đưa ra.



2.1. Các khái niệm

Chi phí kinh tế và chi phí kế toán

Một nhà kinh tế nghĩ về chi phí khác với một kế toán viên - người chỉ quan tâm đến các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Chi phí kế toán bao gồm chi phí khấu hao máy móc thiết bị, một khoản mục được xác định dựa trên cơ sở qui định tính thuế.

Các nhà kinh tế, và cả các nhà quản lí nữa, họ luôn quan tâm đến việc dự tính chi phí trong tương lai tới sẽ như thế nào và doanh nghiệp làm thế nào để phân bổ lại các nguồn lực nhằm làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Do đó, chi phí cơ hội là chi phí liên quan đến những cơ hội đã bị bỏ qua do nguồn lực doanh nghiệp không được sử dụng vào công việc đem lại nhiều giá trị nhất.

dụ: Một doanh nghiệp sở hữu một toà nhà và vì vậy không cần phải trả tiền thuê văn phòng, như vậy có phải là chi phí thuê văn phòng của doanh nghiệp bằng không hay không? Một kế toán viên sẽ coi chi phí này bằng không, nhưng một nhà kinh tế phải thấy rằng doanh nghiệp này có thể kiếm được tiền cho thuê văn phòng bằng cách đem toà nhà cho một doanh nghiệp khác thuê. Số tiền cho thuê nhà bị bỏ lở này là chi phí cơ hội của việc sử dụng văn phòng và phải được coi như là một phần chi phí kinh doanh.

Vậy chi phí kinh tế bao gồm chi phí kế toán và chi phí cơ hội.



Chi phí kế toán: là chi phí bằng tiền mà doanh nghiệp đã chi ra để mua các yếu tố sản xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm chi phí để mua máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, chi phí mua nguyên, nhiên, vật liệu, tiền thuê đất đai, chi phí quản cáo,… những chi phí này được ghi chép vào sổ sách kế toán.

Chi phí hội (chi phín): là phần giá trị lớn nhất của thu nhập hay lợi nhuận đã bị mất đi, bởi khi thực hiện phương án này ta đã bỏ qua cơ hội thực hiện các phương án khác co mức rủi ro tương tự. Nó là chi phí không thể hiện bằng tiền do đó không được ghi chép vào sổ sách kế toán.

dụ: Đối với sinh viên, chi phí kinh tế cho việc học là học phí, sách vở…chi phí cơ hội là phần thu nhập mà sinh viên đả phải mất đi vì thời gian bận học không thể đi làm kiếm tiền.

Chi phí sản xuất và thời gian.

Trong phân tích kinh tế thời gian được phân biệt nhất thời, ngắn hạn và dài hạn.

Nhất thời - là thời gian mà doanh nghiệp không thể thay đổi số lượng của bất kỳ yếu tố sản xuất nào, do đó sản lượng của nó cố định.

Ngắn hạn là thời gian mà doanh nghiệp không thể thay đổi số lượng của ít nhất một yếu tố sản xuất, do đó qui mô sản xuất của nó là cố định và sản lượng có thể thay đổi.

Dài hạn là thời gian mà doanh nghiệp có thể thay đổi số lượng của bất kỳ yếu tố sản xuất nào, do đó qui mô sản xuất của nó đều có thể thay đổi.

Vì trong ngắn hạn và dài hạn doanh nghiệp có thể thay đổi sản lượng sản xuất do đó chi phí sản xuất sẽ thay đổi theo, nên phần tiếp theo ta phân tính chi phí sản xuất trong ngắn hạn.



2.2. Phân tích chi phí sản xuất trong ngắn hạn

Trong ngắn hạn các yếu tố sản xuất như đất đai, máy móc thiết bị … là các yếu tố sản xuất cố định không thể thay đổi được. Các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu, lao động… có thể biến đổi. Khoảng thời gian gọi là ngắn hạn tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng loại sản phẩm, tuỳ thuộc vào ngành cụ thể, nó chỉ mang tính tương đối, có thể là một năm hay dài hơn.

Trong ngắn hạn, qui mô sản xuất của doanh nghiệp không đổi, các yếu tố sản xuất được chia thành hai loại là yếu tố sản xuất biến đổi và yếu tố sản xuất cố định. Do đó chi phí cho hai yếu tố này cũng chia thành hai loại tương ứng: chi phí cố định (định phí) và chi phí biến đổi (biến phí).

Các loi chi phí tổng

Tổng chi phí cố định (TFC: Total fixed cost) Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra trong mỗi đơn vị thời gian cho yếu tố sản xuất cố định bao gồm chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tiền thuê nhà xưởng, tiền lương cho bộ máy quản lý…

Tổng chi phí cố định sẽ không thay đổi theo sự thay đổi của sản lượng, nó là khoảng chi phí phải trả ngay cả khi không có sản phẩm (chỉ có thể loại trừ bằng cách đóng của doanh nghiệp). Đường biểu diễn trên đồ thị là đường nằm ngang song song với trục sản lượng (Hình 4.8)

Tổng chi phí biến đổi (TVC: Total variable cost): Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra để mua các yếu tố sản xuất biến đổi trong mỗi đơn vị thời gian gồm chi phí mua nguyên vật liệu, trả tiền lương cho công nhân… Tổng chi phí biến đổi phụ thuộc và đồng biến với sản lượng và có đặc điểm:

- Ban đầu tốc độ gia tăng của TVC chậm hơn tốc độ gia tăng của sản lượng. Sau đó tốc độ gia tăng của TVC nhanh hơn tốc độ gia tăng của sản lượng. Đường TVC ban đầu có mặt lồi hướng lên sau đó hướng xuống trục sản lượng (hình 4.8).

- Tổng chi phí (TC: Total cost) Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra cho tất cả các yếu tố sản xuất cố định và yếu tố sản xuất biến đổi trong mỗi đơn vị thời gian.

TC = TFC + TVC

- Tổng chi phí đồng biến với sản lượng và có đặc điểm tương tự như tổng chi phí biến đổi. Đường TC đồng dạng với đường TVC và nằm trên đường TVC một đoạn bằng với TFC.



Các loại chi phí đơn vị

- Chi phí cố định trung bình (AFC - Average fixed cost): Là chi phí cố định tính trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm, nó được xác định bằng cách lấy tổng chi phí cố định chia cho sản lượng tương ứng:

AFCi = TFC/Qi

- Chi phí cố định trung bình sẽ càng giảm khi sản lượng càng tăng. Đường AFC có dạng hyperbol, là đường cong dốc xuống theo suốt chiều dài của trục hoành (hình 4.9).

- Chi phí biến đổi trung bình (AVC: Average variable cost) Là chi phí biến đổi tính trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm tương ứng ở mỗi mức sản lượng, nó được xác định bằng cách lấy tổng chi phí biến đổi chia cho sản lượng tương ứng:

AVC = TVCi/Qi

Đường AVC thường có dạng chử U, ban đầu khi gia tăng sản lượng thì AVC giảm dần và đạt cực tiểu. Nếu tiếp tục tăng sản lượng thì AVC sẽ tăng dần lên.(hình 4.9)

- Chi phí trung bình (AC: Average cost) Là tổng chi phí trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm tương ứng ở mỗi mức sản lượng, nó được xác định bằng cách lấy tổng chi phí chia cho sản lượng tương ứng:

ACi = TCi/Qi

ACi bằng chi phí cố định trung bình cộng với chi phí biến đổi trung bình tương ứng ở mức sản lượng đó:

ACi = AFCi +AVCi

Đường AC cũng có dạng chữ U và nằm trên đường AVC một khoảng bằng AFC (tương ứng với mỗi mức sản lượng).

- Chi phí biên (MC: marginal cost) đôi khi còn được gọi là chi phí gia tăng là sự thay đổi trong tổng chi phí hay hay trong tổng chi phí biến đổi khi thay đổi một đơn vị sản lượng:

MC = ∆TC / ∆Q = ∆TVC / ∆Q

Chi phí biên cho chúng ta biết sẽ phải tốn bao nhiêu để tăng sản lượng doanh nghiệp thêm một đơn vị sản phẩm nữa. Trên đồ thị MC chính là độ dốc của đường TC hay TVC. Khi TVC và TC là hàm số, chi phí biên có thể tính tương ứng bằng cách lấy đạo hàm bậc nhất của tổng chi phí hay của hàm tồng chi phí biến đổi:

MC = dTC/dQ = dTVC/dQ



MC cũng có dạng chữ U và là độ dốc của đường TC hay TVC (hình 4.9).

dụ: Trong ngắn hạn các loại chi phí sản xuất của sản phẩm X của một DN như sau:

Q

TFC

TVC

TC

AFC

AVC

AC

MC

0

1500

0

1500










100

10

1500

1000

2500

0

0

0

90

20

1500

1900

3400

150

100

250

90

30

1500

2800

4300

75

95

170

80

40

1500

3600

5100

50

93.3

143

100

50

1500

4600

6100

37.5

90

127.5

120

60

1500

5800

7300

30

92

122

130

70

1500

7100

8600

25

96.7

121.7

150

80

1500

8600

10100

21.4

101.4

122.9

180

90

1500

10400

11900

18.8

107.5

126.3

200





Hình 4.8. Các tổng chi phí



Hình 4.9. Các chi phí trung bình và chi phí biên

Trên hình vẽ định phí FC không thay đổi theo sản lượng và được thể hiện bằng một đường nằm ngang tại mức sản lượng 1500. Biến phí bằng không khi sản lượng bằng không,và sau đó tiếp tục tăng lên khi sản lượng tăng. Đường tổng chi phí được xác định bằng cách cộng thêm định phí vào biến phí theo chiều dọc (vì định phí không thay đổi) nên khoảng cách theo chiều dọc giữa hai đường luôn bằng 1500.

Vì tổng định phí là 1500 nên đường AFC giảm liên tục từ 150 đến không. Hình dạng các đường chi phí ngắn hạn còn được xác định bởi mối quan hệ giữa các đường chi phí biên và chi phí trung bình.

Mối quan hệ giữa MC với AC và AVC

Mối quan hệ giữa AC và MC.

- Khi chi phí biên nằm dưới chi phí trung bình thì AC dốc xuống.

=> MC < AC thì AC giảm dần.

- Khi chi phí biên nằm trên chi phí trung bình thì chi phí trung bình tăng lên.

=> MC > AC thì AC tăng dần

- Khi chi phí trung bình đạt cực tiểu, chi phí biên bằng chi phí trung bình.

=> MC = ACmin thì AC đạt cực tiểu.

Ta cũng có thể chứng minh mối quan hệ trên bằng phương pháp đại số: AC = TC/Q

Lấy đạo hàm cả hai vế ta có:

dAC/dQ = (dTC/Q)/dQ = (Q(dTC/dQ) - TC(dQ/dQ))/Q2

= 1/Q((dTC/dQ) - TC/Q)

= 1/Q(MC -AC)

Do đó:

- Khi AC giảm thì dAC/dQ < 0 => MC - AC < 0 => MC < AC

- Khi AC tăng thì dAC/dQ < 0 => MC - AC > 0 => MC > AC

- Khi ACmin thì dAC/dQ = 0 => MC - AC = 0 => MC = AC



Mối quan hệ giữa ACV và MC:

Cũng như mối quan hệ giữa MC và AC nghĩa là:

- Khi MC < AC thì AVC giảm dần.

- Khi MC = AC thì AVC đạt cực tiểu.

- Khi MC > AC thì AVC tăng dần.

Như vậy, đường chi phí biên MC luôn cắt đường AC và AVC tại điểm cực tiểu của cả hai đường. Mọi sự thay đổi chi phí cố định không ảnh hưởng đến mối quan hệ trên (hình 4.9).



Sản lượng tối ưu

Tại mức sản lượng mà chi phí trung bình thấp nhất gọi là mức sản lượng tối ưu, vì hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất cao nhất. Trong ví dụ trên mức sản lượng tối ưu là Q = 60.

Sản lượng tối ưu với qui mô sản xuất cho trước không nhất thiết là sản lượng đã đạt lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp, vì lợi nhuận phụ thuộc vào giá cả sản phẩm lẫn chi phí sản xuất sản phẩm. Do đó để đạt lợi nhuận tối đa, không nhất thiết doanh nghiệp phải sản xuất ở mức sản lượng tối ưu.

2.3. Chi phí sản xuất trong dài hạn

Trong dài hạn tất cả các yếu tố sản xuất đều thay đổi, doanh nghiệp có thể thiết lập bất kỳ qui mô sản xuất nào theo ý muốn.

Dài hạn như là một chuỗi ngắn hạn nối tiếp nhau. Khi xem xét doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định với một qui mô sản xuất cụ thể - tương ứng với giai đoạn ngắn hạn. Nhưng nếu xem xét trong một khoảng thới gian dài, doanh nghiệp có cơ hội để thay đổi qui mô theo ý muốn.

2.3.1. Tổng chi phí dài hạn (LTC: long total cost)

Từ đường mở rộng sản xuất đã nêu trên, ta có thể xác định được đường tổng chi phí dài hạn. Đường tổng chi phí dài hạn là đường chi phí thấp nhất có thể có tương ứng ở mỗi mức sản lượng, khi tất cả các yếu tố sản xuất đều biến đổi.





Hình 4.10. Đường mở rộng khả năng sản xuất



Hình 4.11. Đường tổng chi phí dài hạn

2.3.2. Chi phí trung bình dài hạn (LAC: long-run average cost)

Từ đường LTC cũng xác định được đường chi phí dài hạn bằng cách lấy LTC

chia cho Q tương ứng:

LAC = LTC/Q

Ngoài ra, ta cũng có thể xây dựng đường LAC qua các đường SAC.

Giả sử trong dài hạn doanh nghiệp có ba qui mô sản xuất để lựa chọn được biểu thị bới các đường chi phí trung bình ngắn hạn: SAC1, SAC2, SAC3 trên đồ thị 4.12.

Trong dài hạn, doanh nghiệp sẽ chọn qui mô sản xuất nào trong ba qui mô sản xuất trên. Nguyên tắc sản xuất của doanh nghiệp là luôn muốn sản xuất với chi phí tối thiểu ở bất kỳ sản lượng nào.

Qui mô sản xuất mà doanh nghiệp lựa chọn sẽ phụ thuộc vào sản lượng mà doanh nghiệp cần sản xuất, cụ thể là:

Nếu muốn sản xuất ở sản lượng tương đối nhỏ Q1, để tối thiểu hoá chi phí sản xuất doanh nghiệp sẽ chọn qui mô SAC1, vì chi phí trung bình của qui mô sản xuất SAC1 thấp hơn chi phí trung bình của các qui mô khác.



Hình 4.12.

Nếu tăng sản lượng lên Q’, tại sản lượng này SAC1 = SAC2, do đó, trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ lựa chọn qui mô SAC1 hoặc SAC2.

Nếu tăng sản lượng đến Q2: SAC2 < SAC1, do đó phải mở rộng qui mô sản xuất đến SAC2.

Nếu sản xuất ở mức Q’’: SAC2 = SAC3, có thể chọn qui mô SAC2 hay SAC3. Nếu sản xuất ở Q3: chọn qui mô SAC3

Từ phân tích trên ta có thể tóm tắt:

- Trong sản lượng từ 0 đến Q’, doanh nghiệp sẽ chọn qui mô sản xuất SAC1. Trong sản lượng từ Q’ đến Q’’, doanh nghiệp sẽ chọn qui mô sản xuất SAC2. Trong sản lượng lớn hơn hay bằng Q’’, doanh nghiệp sẽ chọn qui mô sản xuất

SAC3.

- Đường chi phí trung bình dài hạn LAC được hình thành từ các phần thấp nhất của các đường chi phí trung bình ngắn hạn có thể có tương ứng ở các mức sản lượng.

- Tuy nhiên về mặt lý thuyết không chỉ có ba qui mô sản xuất để lựa chọn mà doanh nghiệp có thể thiết lập bất kỳ qui mô sản xuất nào theo ý muốn, không giới hạn về các qui mô. Do đó, chúng ta có hàng loạt các đường SAC.

- Đường LAC là đường bao của tất cả các đường SAC

- Vì đường LAC được thiết lập từ những phần rất bé của các đường SAC, nên có thể coi đường LAC tiếp xúc với tất cả các đường SAC.

- Vậy đường chi phí trung bình dài hạn là đường có chi phí trung bình thấp nhất có thể có tương ứng ở mỗi mức sản lượng, khi doanh nghiệp tư do thay đổi qui mô sản xuất theo ý muốn.

Trong dài hạn ở bất kỳ sản lượng cho trước nào, LTC và LAC cũng đạt tối thiểu khi các yếu tố sản xuất được phối hợp theo những tỷ lệ hợp lý, thoả điều kiện:

MPK/PK = MPL/PL = …

Thông thường, đường LAC cũng có dạng chữ U.

Khi sản lượng tăng đường chi phí trung bình dài hạn đi xuống, nghĩa là những qui mô sản xuất liên tục lớn hơn sẽ có hiệu quả hơn những qui mô sản xuất nhỏ. Khi sản lượng gia tăng vượt quá mức nào đó thì đường chi phí trung bình dài hạn đi lên, nghĩa là những qui mô sản xuất liên tục lớn hơn trở nên càng lúc càng kém hiệu quả (hình 4.13).

Trong dài hạn, doanh nghiệp gia tăng sản lượng bằng cách mở rộng qui mô sản xuất. Từ đó, khái niệm kinh tế theo qui mô và phi kinh tế theo qui mô được đề cập như sau.



Hình 4.13. Đường chi phí trung bình dài hạn

Tính kinh tế theo qui mô: (chi phí giảm theo qui mô): Chi phí trung bình dài hạn giảm dần khi gia tăng sản lượng, và tại sản lượng tối ưu Q* chi phí trung bình đạt cực tiểu (LACmin), thể hiện những qui mô sản xuất liên tục lớn hơn có hiệu quả hơn so với các qui mô có hiệu quả trước đó.

Những yếu tố làm cho LAC giảm, khi mở rộng qui mô sản xuất để gia tăng sản lượng, được gọi là tính kinh tế theo qui mô, có thể bao gồm:

Khi qui mô sản xuất được mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công lao động và chuyên môn hoá lao động ngày càng sâu và hợp lý hoá sản xuất, kết quả là năng suất trung bình ngày càng tăng, chi phí trung bình giảm dần.

Khi qui mô sản xuất được mở rộng, vốn đầu tư cũng tăng lên tương ứng, cho phép áp dụng các qui trình công nghệ mới, máy móc thiết bị hiện đại, làm chi năng suất lao động tăng lên, chi phí trung bình giảm xuống.

Khi qui mô sản xuất lớn hơn tạo điều kiện tận dụng được phế liệu, phế phẩm để sản xuất ra các sản phẩm phụ, do đó giảm được chi phí sản xuất của chính sản phẩm trong khi doanh nghiệp có qui mô sản xuất nhỏ không thể tận dụng. Ví dụ: Hợp tác xã có qui mô trồng bắp lớn có thể tận dụng phụ phẩm từ cây bắp như: vỏ bắp và thân cây bắp để nuôi bò. Nhà máy đường qui mô lớn sử dụng bả mía để làm nguyên liệu sản xuất giấy, rỉ mật để sản xuất cồn.

Khi qui mô sản xuất được mở rộng, chi phí máy móc thiết bị trên một đơn vị công suất của máy máy móc thiết bị lớn thường rẻ hơn so với các máy móc thiết bị nhỏ, đồng thời khi sử dụng một lượng lớn nguyên vật liệu sẽ mua với giá ưu đãi, rẻ hơn.

Chúng ta nói rằng doanh nghiệp có kinh tế theo qui mô khi doanh nghiệp có thể tăng gấp đôi sản lượng của mình với chi phí tăng lên chưa đến hai lần.

Tính kinh tế theo qui mô thường được đo lường bằng độ co giãn của chi phí theo sản lượng. EC là phần trăm thay đổi của chi phí sản xuất trung bình khi sản lượng tăng thêm 1%.

EC = (∆TC / TC) / (∆Q / Q)

= (∆TC / ∆Q) / (TC / Q) = MC / AC

- Khi Ec = 1, chi phí biên và chi phí trung bình bằng nhau, sau đó chi phí biên tăng khi sản lượng tăng.

- Khi Ec < 1, chi phí biên nhỏ hơn chi phí trung bình => Tính kinh tế theo qui mô.

- Khi Ec > 1, chi phí biên lớn hơn chi phí trung bình => Tính phi kinh tế theo qui mô.

Tính phi kinh tế theo qui mô (chi phí tăng theo qui mô): LAC tăng lên khi gia tăng sản lượng vượt quá sản lượng tối ưu Q*, thể hiện những qui mô tăng liên tục lớn hơn trở nên kém hiệu quả hơn so với các qui mô nhỏ hơn trước đó, bộc lộ tính phi kinh tế do:

- Khi quy mô sản xuất mở rộng vượt quá một giới hạn nào đó, thí những khó khăn về phân nhiệm và điều khiển tăng gấp bội, do đó việc quản lý doanh nghiệp trở nên kém hiệu quả hơn.

- Sự liên lạc giữa các thành viên quản trị tối cao giữa các cấp ngày càng lỏng lẻo, các thông tin phản ánh không kịp thời, dẫn đến hiệu quả hoạt động của các khâu, các cấp ngày càng kém hiệu quả.

- Bệnh quan liêu, giấy tờ tăng lên, chi phí quản lý tăng lên.

- Xuất phát từ việc mở rộng qui mô sản xuất quá lớn, việc quản lý doanh nghiệp kém hiệu quả, thể hiện năng suất hiệu quả theo qui mô và chi phí tăng lên theo qui mô, bộc lộ tính kinh tế theo qui mô.

Tóm lại, khi mở rộng qui mô sản xuất, tính kinh tế theo qui mô xuất hiện và phát huy tác dụng sẽ làm cho LAC giảm (đường LAC đi xuống), sau đó yếu tố phi kinh tế xuất hiện, lớn mạnh và lấn át yếu tố kinh tế, sẽ làm cho LAC tăng lên (đường LAC đi lên).

- Tuỳ theo đặc điểm của mỗi ngành khác nhau mà đường LAC có dạng khác nhau.





Hình 4.14. Các dạng đường chi phí trung bình dài hạn

2.3.3. Chi phí biên dài hạn (LMC: long-run marginal cost)

Chi phí biên dài hạn là sự thay đổi trong tổng chi phí dài hạn khi thay đổi một đơn vị sản phẩm được sản xuất trong dài hạn.

LMC = (∆LTC / ∆Q)

Đường LMC có mối quan hệ với LAC cũng tương tự như mối quan hệ giữa MC và AC nghĩa là:

- Khi LMC < LAC thì LAC giảm dần.

- Khi LMC > LAC thì LAC tăng dần.

- Khi LMC = LAC thì LAC đạt cực tiểu



Hình 4.15. Mối quan hệ giữa LMC và LAC

2.3.4. Qui mô sản xuất tối ưu

Quy mô sản xuất tối ưu là quy mô sản xuất có hiệu quả nhất trong tất cả các quy mô sản xuất mà doanh nghiệp có thể thiết lập. Đó là qui mô sản xuất tiếp xúc với đường LAC tại điểm cực tiểu của cả hai đường như hình trên.

Tại Q*: LACmin = SACmin = LMC = SMC*.

Nhưng ở các Q ≠ Q*: thì SAC > LAC.

Do vậy, chỉ ở sản lượng tối ưu Q* doanh nghiệp mới thiết lập qui mô sản xuất tối ưu (SAC*). Còn ở các sản lượng khác, doanh nghiệp sẽ không thiết lập qui mô sản xuất tối ưu, mà doanh nghiệp sẽ chọn các qui mô sản xuất khác đem lại chi phí thấp nhất tương ứng ở mỗi mức sản lượng.

Như vậy qui mô phù hợp để sản xuất một mức sản lượng cho trước với chi phí sản xuất tối thiểu trong dài hạn, là qui mô sản xuất (SAC) tiếp xúc với đường LAC tại sản lượng cần sản xuất nhất.





Hình 4.16. Quy mô sản xuất tối ưu

Mối liên hệ giữa LMC và SMC

Khi doanh nghiệp đã thiết lập được qui mô sản xuất hợp lý tương ứng ở mỗi mức sản lượng, thì lúc đó chi phí biên ngắn hạn SMC cũng bằng chi phí biên dài hạn LMC tại sản lượng đó (hình 4.17):

Ở những mức sản lượng Q < Q0: LMC > SMC

Ở những mức sản lượng Q > Q0: LMC < SMC

Tại Q0: LMC = SMC



Hình 4.17. Mối liên hệ giữa LMC và SMC

Trên hình, mức sản lượng mà doanh nghiệp sản xuất là Q0 lớn hơn mức sản lượng tối ưu trong dài hạn, qui mô được lựa chọn là SAC lớn hơn qui mô tối ưu. Tại Q0: LMC = SMC. Với bất kỳ mức sản lượng nào khác, nếu qui mô được lựa chọn thích hợp với mức sản lượng ấy thì ta đều có LMC = SMC như trên hình.



CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Hãy cho một ví dụ chứng tỏ quy luật năng suất biên giảm dần của các yếu tố đầu vào?

2. Tại sao, trong ngắn hạn, năng suất biên của một yếu tố sản xuất ban đầu tăng và sau đó giảm sút khi số lượng yếu tố sản xuất đó tăng lên trong một quá trình sản xuất?

3. Khi thuê mướn thêm nhân công, người chủ doanh nghiệp nên quan tâm đến năng suất trung bình hay năng suất biên của những nhân công này?

4. Hãy cho ví dụ về sự thay thế giữa vốn và lao động trong một quá trình sản xuất. Nhà sản xuất nên lựa chọn tập hợp đầu vào nào để sản xuất?

5. Nghiên cứu hiệu suất theo quy mô của một quá trình sản xuất có ý nghĩa gì trong thực tế?

6. Một doanh nghiệp có thể có hàm sản xuất có hiệu suất theo quy mô tăng, cố định và giảm ở mỗi mức sử dụng đầu vào khác nhau không?

7. Một bạn sinh viên đại học sẽ đo lường chi phí cơ hội của thời gian học tập trong trường của mình như thế nào?

8. Tại sao đường chi phí biên của một doanh nghiệp thường có dạng hình chữ U?

9. Nếu chi phí biên của sản xuất lớn hơn biến phí trung bình thì điều này có cho bạn biết biến phí trung bình đang tăng hay giảm hay không?

10. Hãy dùng hình vẽ để chứng minh doanh nghiệp, muốn tối đa hóa lợi nhuận, phải đặt MR = MC.

11. Doanh nghiệp có thể đồng thời đạt được lợi nhuận tối đa và doanh thu tối đa hay không? Tại sao?

12. Tại sao đường MRP của một yếu tố sản xuất chính là đường cầu về yếu tố đầu vào của một doanh nghiệp?

BÀI TẬP

1. Sau đây là số liệu về chi phí sản xuất của một doanh nghiệp ở các mức sản xuất khác nhau:

Lượng sản phẩm

Tổng phí (ngàn đồng)

0

20

40



60

100


200

300


400

500


1000

1000

1200


1300

1380


1600

2300


3200

4300


5650

13650


a. Tính biến phí trung bình (AVC), tổng phí trung bình (ATC), và định phí trung bình (AFC)

b. Tính phí biên ở tất cả các mức sản lượng.

c. Nếu doanh nghiệp này có thể bán tất cả sản phẩm mình làm ra ở giá 11 đồng/đơn vị, tìm mức sản lượng có lợi nhuận cao nhất, lợi nhuận này bằng bao nhiêu?

2. Nếu doanh nghiệp có chi phí sản xuất như trong câu 26 trên đây có đường cầu sản phẩm là:

P = 20 – 0,04q, trong đó, P là giá và q là số lượng bán.

a. Tìm thu biên tương ứng với các mức sản lượng như trong câu 26.

b. Tìm số lượng sản phẩm bán và giá bán để có lợi nhuận tối đa.

c. Nếu doanh nghiệp này có phí biên không đổi bằng 4 đồng thay vì có chi phí sản xuất như câu 26 và có 2 thị trường. Một thị trường có đường cầu như trên (p = 20 – 0,04q) và một thị trường có đường cầu p = 10 – 0,02q. Tìm lượng sản phẩm và giá bán mà doanh nghiệp này bán trong mỗi thị trường.

3. Giải thích tại sao đường phí biên cắt đường phí trung bình và đường biến phí trung bình tại điểm giá trị nhỏ nhất của chúng.

4. Dùng khái niệm hàm sản xuất để giải thích định luật năng suất cận biên giảm.

5. Giả dụ bạn là một sinh viên có một thời gian nhất định để chuẩn bị cho hai kỳ thi. Hãy tưởng tượng rằng chức trách của bạn là sản xuất các điểm thi, và bạn đang quản lý hai phân xưởng, mỗi phân xưởng là một môn học trong đó bạn có kỳ thi. Những thông tin về sản phẩm biên của lao động trong việc chuẩn bị cho từng kỳ thi có thể giúp bạn sử dụng thời gian học tập của bạn như thế nào?

6. Người chủ của một cửa hàng nhỏ tự làm lấy công việc kế toán của mình. Chi phí cơ hội về công việc của người này như thế nào ?

7. Nếu phí biên của sản xuất tăng dần thì biến phí trung bình tăng dần hay giảm dần. Hãy giải thích. Nếu phí biên của sản xuất lớn hơn biến phí trung bình thì biến phí trung bình tăng dần hay giảm dần. Hãy giải thích bằng biện luận và phương pháp đại số.

8. Tại sao đường phí biên, đoạn nằm trên đường biến phí trung bình, là đường cung của người sản xuất trong thị trường cạnh tranh? hãy giải thích.

9. Hàm sản xuất một sản phẩm cho bởi Q = 100KL . K là số đơn vị vốn và L là số đơn vị lao động. Nếu giá của vốn là 120.000 đồng/ngày và lao động là 30.000 đồng/ngày, tìm chí phí tối thiểu để sản xuất 1000 đơn vị đầu ra.

10. Nếu bạn là người quản lý của một doanh nghiệp sản xuất đồng hồ đang hoạt động trong một thị trường cạnh tranh với chi phí sản xuất của bạn biểu hiện bằng C = 100 + Q2, trong đó Q là mức đầu ra và C là tổng phí (C tính bằng ngàn đồng). Định phí là 100.000 đồng. (a) Nếu giá của một chiếc đồng hồ là 60.000 đồng, bạn phải sản xuất bao nhiêu chiếc để tối đa hoá được lợi nhuận. (b) ở mức giá tối thiểu nào mà nếu giá thấp hơn mức này thì doanh nghiệp phải đóng cửa. (c) Đường cung sản phẩm của doanh nghiệp của bạn có dạng như thế nào?

11. Một sản phẩm được sản xuất bởi 1000 doanh nghiệp khác nhau, mỗi doanh nghiệp có chi phí sản xuất được mô tả trong bảng sau:


Sản lượng (đơn vị/tuần)

Phí biên (đồng)

Biến phí trung bình

Tổng phí trung bình

150

200


250

300


350

400


450

500


6,00

6,40


7,00

7,65


8,40

10,00


12,40

17,20


8,80

7,80


7,00

7,10


7,20

7,50


8,00

9,00


15,47

12,80


11,00

10,43


10,06

10,00


10,22

11,00


Nếu thị trường là hoàn toàn cạnh tranh và tổng cầu có đặc tính như trong bảng sau:

Giá (đồng/đơn vị)

Lượng cầu (ngàn đơn vị)

3,65

4,40


5,20

6,00


6,80

7,60


8,40

9,20


10,00

10,80


11,60

12,40


13,20

14,00


14,80

500

475


450

425


400

375


350

325


300

275


250

225


200

175


150

  1. Tìm giá và tổng cung của thị trường

  2. Tìm lượng cung của mỗi doanh nghiệp

  3. Tìm lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp

  4. Tìm điểm ngừng sản xuất

  5. Tìm giá cân bằng và số doanh nghiệp trong dài hạn.

12. Doanh nghiệp thường thay thế một yếu tố sản xuất này bằng một yếu tố khác khi giá yếu tố thay đổi, nông dân thay lao động chân tay bằng máy kéo khi giá thuê lao động trở nên mắc mỏ. Trong những thay đổi sau đây, sự thay thế nào kèm theo không thay đổi kỹ thuật và thay thế nào có thay đổi kỹ thuật:

    1. Khi giá xăng dầu tăng, nhà máy phát điện thay turbin dầu bởi turbin khí.

    2. Cửa hàng sách giảm 60% nhân viên bán hàng sau khi lập dịch vụ bán hàng qua internet.

    3. Trong thời kỳ 1970-1995, nhà in giảm 200 nhân công làm chế bản kim loại và tăng 100 nhân công làm chế bản điện tử trên máy tính.

13. Tại sao nếu sản lượng biên đang giảm thì sản lượng trung bình luôn luôn cao hơn sản lượng biên. Giải thích bằng biện luận và bằng phương pháp đại số.

14. Giải thích tại sao các kết luận về doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh sau đây là sai, và cần phải được sửa lại như thế nào cho đúng:

a. Doanh nghiệp cạnh tranh sẽ sản xuất ở mức giá bằng với biến phí trung bình.

b. Doanh nghiệp sẽ đóng cửa khi giá thấp hơn mức tối thiểu của phí trung bình

c. Đường cung của doanh nghiệp chỉ tuỳ thuộc vào phí biên của nó. Quyết định cung của doanh nghiệp không tuỳ thuộc vào các loại phí khác.

d. Qui tắc P = MC được áp dụng cho tất cả các trường hợp đường MC dốc lên, nằm ngang, dốc xuống.

e. Doanh nghiệp cạnh tranh hoạt động ở điều kiện giá bằng phí biên.



15. Giả sử hàm sản xuất cải bắp của một trang trại có dạng (K là vốn, L là lao động):

Q = 2 K½ . L½

Trong ngắn hạn, trang trại vốn vay K = 100 và phải trả tiền lãi 1 đồng trên một đơn vị vốn vay. Giả sử chủ trang trại có thể thuê lao động ở mức lương bằng 1 đồng, đường cung ngắn hạn cải bắp của trang trại này có dạng như thế nào (q là một hàm theo p); tìm mức cung với giá cải bắp bằng 1 đồng, 2 đồng.

16. Hàm sản xuất của một sản phẩm có dạng (K là vốn, L là lao động):

Q = K½ . L½



      1. Tìm sản lượng trung bình của lao động (APL) và của vốn (APK). Vẽ đồ thị của APL với K = 100.

      2. Tìm sản lượng biên của L và của K.

      3. Vẽ đường biễu diễn của đường đồng sản lượng q = 10.

17. Tìm tỉ lệ thay thế kỹ thuật RTS trên đường isoquant q = 10 và ở các điểm: K = L = 10; K = 25 L = 4; và K = 4 L = 25. Hàm sản xuất này có RTS giảm dần không?

MỘT SỐ THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG



Thuật ngữ

Viết tắt

Nguyên tiếng Anh

Hàm sản xuất

 

Production function

Đường đẳng lượng

 

Isoquant

Năng suất biên

MP

Marginal product

Tỷ lệ thay thế biên kỹ thuật biên

MRTS

Marginal rate of technical substitution

Hàm sản xuất tỷ lệ kết hợp cố định

 

Fixed proportion production function

Hiệu suất theo quy mô

 

Returns to scale

Tính kinh tế nhờ quy mô

 

Economies of scale

Tính phi kinh tế vì quy mô

 

Diseconomies of scale

Chi phí cố định

FC

Fixed costs

Chi phí biến đổi

VC

Variable costs

Tổng chi phí

TC

Total costs

Chi phí trung bình

AC

Average cost

Chi phí biên

MC

Marginal cost

Doanh thu biên

MR

Marginal revenue

Lợi nhuận



Profits

Tối đa hóa lợi nhuận

 

Profit maximization

Giá trị sản phẩm biên

MRP

Marginal revenue product

Chi tiêu biên

 

Marginal expense

Chương 5. CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN

Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có thể:

- Giải thích được khái niệm thị trường và phân biệt được các hình thái thị trường

- Giải thích được hành vi của các doanh nghiệp trong các hình thái thị trường

1. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO

1.1 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

1.1.1. Khái niệm

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường trong đó mỗi người bán và người mua đều không thể gây ảnh hưởng tới thị trường.



1.1.2. Điều kiện

- Có vô số người sản xuất, người bán cùng một mặt hàng đồng nhất có cùng phẩm chất.

- Giá cả hàng hóa hoàn toàn do thị trường quyết định.

- Hệ thống thị trường phát triển tối đa, mua bán hoàn toàn dễ dàng.

- Việc tham gia hay rút khỏi một ngành nào đó không bị ràng buộc bởi bất cứ luật lệ nào.

1.1.3. Doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo




Đường cầu của doanh nghiệp



Đường cầu của thị trường

Vì không người bán nào chi phối được giá cả thị trường do đó doanh nghiệp đứng trước đường cầu nằm ngang : P = AR = MR



* Doanh thu, chi phí và lợi nhuận

Đường cầu nằm ngang cho tổng doanh thu (TR) của doanh nghiệp là đường thẳng.

Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp sản xuất tại mức sản lượng có chênh lệch giữa TR và TC là cực đại : theo điều kiện biên : MR = MC



1.2. Cung ứng sản phẩm trong ngắn hạn

1.2.1. Mức cung của doanh nghiệp

Mức cung của doanh nghiệp được xác định bởi P = MC.

Hình vẽ cho thấy tình trạng chi phí ngắn hạn của doanh nghiệp, trước 4 mức giá của thị trường.

- Nếu doanh nghiệp đứng trước mức giá P4 doanh nghiệp sản xuất tại mức Q4. Vì P4 > SAC nên doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa.

- Nếu gặp mức giá P1 (P1 = SAVC) doanh nghiệp sản xuất hay không sản xuất đều lỗ như nhau. Giá P1 được gọi : giá đóng cửa (hay ngưỡng cửa ngưng hoạt động). Bất kỳ mức giá nào thấp hơn P1 đều nằm dưới điểm cực tiểu của SAVC, doanh nghiệp buộc phải ngừng sản xuất, vì ngưng sản xuất thì lỗ ít hơn là sản xuất.

- Tại mức giá P3 (P3 = SAC) doanh nghiệp huề vốn. Như vậy tất cả các mức giá trong khoảng từ P1 đến P3, doanh nghiệp không ló lợi nhuận nhưng tiếp tục sản xuất thì tốt hơn là đóng cửa. Vì sản xuất lỗ ít hơn đóng cửa, hành vi này gọi là tối thiểu hóa thua lỗ trong ngắn hạn.



Kết luận

+ Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận khi thị trường có: P > AC.

+ Doanh nghiệp tối thiểu hóa thua lỗ khi thị trường có mức giá : AC > P > AVC.

1.2.2. Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp

Đường biểu thị số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp muốn sản xuất tại từng mức giá là đường cung của doanh nghiệp.

Đường cung của doanh nghiệp trong ngắn hạn là phần phía trên của đường MC tính từ mức giá: P = SAVC.

Rút ra: hàm cung của doanh nghiệp là hàm MC



1.2.3. Đường cung ngắn hạn của thị trường

Cung của thị trường là tổng mức cung của cá nhân (doanh nghiệp) ở các mức giá :



Với QS: hàm cung của thị trường (tính bằng số lượng).

qS: hàm cung của các doanh nghiệp (tính bằng số lượng).

1.2.4. Thặng dư sản xuất (Surplus Production)

Khái niệm: Thặng dư sản xuất là sự chênh lệch giữa giá bán hàng hóa so với chi phí cận biên để sản xuất ra hàng hóa.

Khi các yếu tố khác không đổi, trên đồ thị đường cung:

P= aQ + b: thặng dư sản xuất là phần diện tích nằm phía trên đường cung và phía dưới đường giá.

1.3. Cung ứng sản phẩm trong dài hạn

1.3.1. Khả năng điều chỉnh sản xuất

Trong dài hạn doanh nghiệp có thể thay đổi tất cả các đầu vào sản xuất bao gồm cả quy mô, địa điểm của nhà máy, doanh nghiệp. Đường LAC cho phép nó sản xuất ở bất cứ mức sản lượng nào với chi phí thấp nhất.



1.3.2. Mức cung của doanh nghiệp

Trong dài hạn:

- Nếu thị trường có mức giá P4 điều kiện biên (P = MC) cho phép doanh nghiệp quyết định mức sản lượng Q4, tại Q4: mức giá P4 > LAC doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận.

- Nếu thị trường có mức giá P3 (P3 = LAC) doanh nghiệp huề vốn. Mức giá P3 được gọi là ngưỡng cửa sinh lời vì tại bất cứ mức giá nào thấp hơn P3 trong dài hạn doanh nghiệp phải rời ngành, tại bất cứ mức giá nào cao hơn P3 doanh nghiệp có lợi nhuận trên thị trường đơn vị sản phẩm.



Kết luận

- Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận khi thị trường có P > LAC.

- Doanh nghiệp buộc phải rời ngành khi thị trường có P < LAC.

- Tại mức P = LAC doanh nghiệp hòa vốn.



1.3.3. Đường cung dài hạn của doanh nghiệp

Đường cung dài hạn của doanh nghiệp là phần phía trên của đường LMC, bắt đầu từ mức giá P = LAC.



1.3.4. Cân bằng cạnh tranh dài hạn

Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp hoàn toàn tự do nhập, xuất ngành.Vì vậy trong dài hạn trạng thái cân bằng của doanh nghiệp và ngành là không lời, không lỗ, TR = TC, trên thị trường P = LAC doanh nghiệp chỉ thu được chi phí cơ hội.

Sở dĩ doanh nghiệp và ngành cạnh tranh đạt trạng thái P = LAC là cân bằng dài hạn bởi trong trạng thái này không doanh nghiệp nào có động cơ gia nhập hay rút khỏi ngành, cung cầu và giá cả thị trường bình ổn, khác với trạng thái đang có lợi nhuận cao hay đang thua lỗ.


Каталог: resources
resources -> HƯỚng dẫn sử DỤng tài liệU Ôn tập thi thpt quốc gia môN: tiếng anh
resources -> KHỔ giấY, kiểu trình bày và ĐỊnh lề trang văn bảN a Khổ giấy
resources -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
resources -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
resources -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 205/2004/NĐ-cp ngàY 14 tháng 12 NĂM 2004 quy đỊnh hệ thống thang lưƠNG, BẢng lưƠng và chế ĐỘ phụ CẤp lưƠng trong các công ty nhà NƯỚC
resources -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
resources -> QuyếT ĐỊnh của bộ TÀi chính số 32/2008/QĐ-btc ngàY 29 tháng 05 NĂM 2008 VỀ việc ban hành chế ĐỘ quản lý, TÍnh hao mòN
resources -> Ban tổ chức số 09-hd/btctw đẢng cộng sản việt nam

tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương