Chương TỔng quan về kinh tế VI mô Mục tiêu


Sự hình thành đường cầu thị trường



tải về 1.05 Mb.
trang7/12
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.05 Mb.
#12631
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

2.3. Sự hình thành đường cầu thị trường

Đường cầu của người tiêu dùng đối với một hàng hóa được xác định bởi số lượng sản phẩm mà người ấy mua với những mức giá khác nhau.





Hình 3.11. Đường tiêu dùng theo giá

Khi các điều kiện khác không đổi, sự thay đổi giá cả sản phẩm dẫn tới thay đổi khối lượng sản phẩm được tiêu dùng.



Đường cầu cá nhân về sản phẩm X

(1) Giả sử một người tiêu thụ có thu nhập là I1 để mua hai sản phẩm X và Y với giá các sản phẩm là Px1 và PY1, thì đường ngân sách tương ứng là MN (như hình 3.11a). Phối hợp tối ưu ban đầu là E(x1,y1) là tiếp điểm của đường ngân sách MN với đường đẳng ích là U1. Do đó ta có thể xác định điểm E (x1, y1) trên đồ thị (3.11b).

(2) Giả sử giá sản phẩm X tăng lên là Px2 (Px2 > Px1) và giá sản phẩm Y và thu nhập không đổi, thì đường ngân sách mới là MC. Điểm phối hợp tối ưu là điểm F (x2, y2) là tiếp điểm của đường ngân sách MC với đường đẳng ích là U0 trên đồ thị (3.11a) => ta xác định điểm F (x2,y2). Nối các điểm phối hợp tối ưu E (x1, y1) và F (x2, y2) trên đồ thị (3.11a), ta có đường tiêu dùng theo giá.

Đường tiêu dùng theo giá là tập hợp các phối hợp tối ưu giữa hai sản phẩm khi giá một sản phẩm thay đổi, các điều kiện còn lại không đổi.

Nối các điểm E (x1, Px1); F (x2, y2) trên đồ thị (3.11b), ta có đường cầu cá nhân về sản phẩm X, dốc xuống bên phải.

Đường cầu thị trường: Được hình thành bằng cách tổng cộng các lượng cầu từ các đường cầu cá nhân tương ứng với các mức giá như đã trình bày ở phần trên.



2.4. Các vấn đề khác

2.4.1. Đường Engel

Đường Engel phản ánh mối quan hệ giữa sự thay đổi lượng cầu sản phẩm với sự thay đổi thu nhập, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Để xây dựng đường Engel, ta sẽ cho thu nhập thay đổi, giá các sản phẩm khác không thay đổi.

Giả định ban đầu thu nhập là I1, giá các sản phẩm lần lượt là PX, và PY, đường ngân sách tương ứng là MN. Điểm phối hợp tối ưu là E (x1, y1) là tiếp điểm của đường ngân sách MN với đường đẳng ích U1. (Hình 3.12a).



Hình 3.12. Đường tiêu dùng theo thu nhập

Nếu thu nhập thay đổi tăng lên là U2, giá các sản phẩm không đổi (Px,Py) thì đường ngân sách mới là M’N’. Điểm phối hợp tối ưu mới là E (x2, y2) là tiếp điểm của đường ngân sách M’N’ với đường đẳng ích U2. Nối các điểm F (x1, Px1); F (x2, y2) trên đồ thị (3.12a), ta có đường tiêu dùng theo thu nhập.

Đường tiêu dùng theo thu nhập là tập hợp các phối hợp tối ưu giữa hai sản phẩm khi thu nhập thay đổi, giá các sản phẩm không đổi

Từ đường theo thu nhập, ta có đầy đủ số liệu để xây dựng đường Engel cho các sản phẩm.



I

X

Y

I1

I2



X1

X2



Y1

Y2



Hình dạng đường Engel của sản phẩm cho chúng ta biết tính chất của sản phẩm là thiết yếu, sản phẩm cao cấp hay sản phẩm cấp thấp (hình 3.12b; 3.12c; 3.12d)



Đường Engel cũng giải thích cho chúng ta những khác biệt trong chi tiêu của người tiêu dùng thuộc các nhóm thu nhập khác nhau.



dụ: Số liệu thống kê của nhiều gia đình với việc chi tiêu về một số mặt hàng như sau:

Chi tiêu cho

1

2

3

4

5

6

Giải trí

Mua nhà ở

Thuê nhà ở

Y tế


545

1172


1493

932


661

1526


1790

1250


1158

2156


2078

1499


1280

3164


1897

1522


1528

4494


1401

1627


3072

7800


991

1707


Số liệu trên cho biết mối quan hệ giữa chi tiêu cho một hạng mục cụ thể nào đó chứ không phải là lượng hàng được tiêu dùng với thu nhập. Ta thấy, ở hai hạng mục đầu giải trí và nhà ở là những mặt hàng có độ co giãn của cầu theo thu nhập là rất cao. Chi tiêu trung bình của gia đình cho giải trí tăng gần 6 lần khi chúng ta chuyển từ nhóm có thu nhập thấp nhất đến nhóm thu nhập cao nhất, chi mua nhà cũng vậy.

Ngược lại hạng mục thứ ba là chi để thuê nhà giảm khi thu nhập tăng, nó phản ánh thực trạng hầu hết những người có thu nhập cao điều mua nhà riêng thay vì đi thuê nhà. Cuối cùng y tế là hạng mục tiêu dùng có độ co giãn theo thu nhập dương thấp nhất.



2.4.2. Tác động thay thế và tác động thu nhập

Khi giá sản phẩm X tăng lên (hay giảm xuống) trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì lượng tiêu thụ sản phẩm X giảm xuống (hay tăng lên) là kết quả tổng hợp của hai tác động: tác động thay thế và tác động thu nhập.

Giả sử giá của hàng hóa X giảm xuống gây nên hai tác động. Thứ nhất, sức mua thực tế của người tiêu dùng tăng lên: họ có lợi hơn bởi họ có thể mua cùng một lượng hàng hóa đó với số tiền ít hơn và có dư tiền để mua sắm thêm. Thứ hai, họ sẽ tăng tiêu dùng một mặt hàng nào trở nên rẽ hơn và giảm tiêu dùng mặt hàng trở nên đắt hơn một cách tương đối. Thông thường cả hai tác động nay xảy ra đồng thời nhưng để rõ hơn chúng ta cần phân biệt hai tác động này.

Tác động thay thế: là lượng sản phẩm X giảm xuống (tăng lên) khi giá sản phẩm X tăng lên (hay giảm xuống) trong điều kiện mức thỏa mãn không đổi (hay thu nhập thực tế không đổi). Do đó tác động thay thế luôn mang dấu âm. Sự thay thế này được đánh dấu bằng sự dịch chuyển dọc theo đường đẳng ích. Tác động thu nhập: Khi giá sản phẩm X tăng lên làm thay đổi lượng cầu sản phẩm X do sức mua giảm xuống (thu nhập thực tế giảm) và làm thay đổi mức thỏa mãn.

(1) Nếu X là sản phẩm thông thường thì tác động thu nhập mang dấu âm, khi giá sản phẩm X tăng lên thu nhập thực tế giảm sẽ làm giảm lượng cầu sản phẩm X.

(2) Nếu X là sản phẩm thứ cấp tác động thu nhập mang dấu dương, khi giá sản phẩm X tăng lên, thu nhập thực tế giảm làm lượng cầu sản phẩm X tăng lên và ngược lại.

Ta có thể minh họa hai tác động trên qua đồ thị 3.13


Hình 3.13. Tác động thay thế và tác động thu nhập

Giả định X và Y là hai sản phẩm bình thường. Với đường ngân sách ban đầu là MN, thì phối hợp tối ưu là điểm E(x1,y1), đạt mức thỏa mãn tối đa là U1.

Nếu chỉ có giá sản phẩm tăng lên từ Px1 đến Px2 (giá sản phẩm Y và thu nhập không đổi), thì đường ngân sách mới là MC và điểm phối hợp tối ưu tương ứng là điểm F(x2,y2) với mức thỏa mãn tối đa đạt được là U0.

Như vậy khi giá sản phẩm X tăng lên từ Px1 đến Px2 thì tác động thay thế và tác động thu nhập làm lượng tiêu thụ sản phẩm X giảm từ x1 xuống x2.

Để đo lường tác động thay thế, ta loại trừ tác động thu nhập bằng cách tăng thêm thu nhập một lượng (ΔI) vừa đủ để đường ngân sách giả định M’C’ song song với đường ngân sách MC và tiếp xúc với đường đẳng ích ban đầu U1 (để giữ mức thỏa mãn không đổi) tại điểm G (x’, y’).

Như vậy tác động thay thế là đoạn x1x’, là sự di chuyển dọc đường đẳng ích U1 từ E đến G. Tác động thay thế mang dấu âm, nghĩa là sự tăng giá sản phẩm sẽ làm giảm lượng cầu sản phẩm đó và ngược lại trong điều kiện mức thỏa mãn không đổi.

Về tác động thu nhập: Khi giá sản phẩm tăng thì thu nhập thực tế giảm, thể hiện cùng một mức thu nhập bằng tiền như trước, nếu giá sản phẩm tăng thì số lượng các sản phẩm được mua sẽ giảm xuống so với trước và ngược lại.

Đường ngân sách thực tế là MC (với điểm cân bằng F(x2,y2)), như vậy tác động thu nhập là đoạn x’x2, là sự dịch chuyển từ G € U1 sang F € U0 là lượng sản phẩm X giảm từ x’ xuống x2, làm giảm mức thỏa mãn từ U1  U0.

Tóm lại, với X là sản phẩm thông thường, tác động thay thế và tác động thu nhập cùng cùng chiều. Khi giá sản phẩm X tăng thì tác động thay thế làm lượng sản phẩm X tiếp tục giảm từ x’ xuống x2. Tổng hợp hai tác động, khi giá sản phẩm X tăng lên Px1 lên Px2 làm lượng sản phẩm X giảm từ x1 xuống x2.


2.4.3. Hiện tượng Giffen



Hình 3.14. Hiện tượng Giffen

Qua phân tích trên, ta thấy nếu X là sản phẩm thông thường thì tác động thay thế và tác động thu nhập là cùng chiều, đều giảm khi giá sản phẩm tăng.

Nếu X là sản phẩm thứ cấp thì tác động thay thế và tác động thu nhập ngược chiều nhau.

Về mặc lý thuyết, đối với sản phẩm thứ cấp có thể xảy ra trường hợp tác động thu nhập mạnh hơn lấn áp tác động thay thế, đường cầu sẽ dốc lên về bên phải: khi giá tăng, lượng cầu sản phẩm sẽ tăng và ngược lại. Đây chính là hiện tượng Giffen.



2.4.4. Thặng dư tiêu dùng (CS)

Người tiêu dùng mua hàng hóa vì việc mua sắm hàng hóa đó khiến cho họ thỏa mãn hơn. Thặng dư tiêu dùng là thước đo tổng thể những người tiêu dùng được lợi hơn bao nhiêu khi họ có khả năng mua hàng hóa trên thị trường. Vì những người tiêu dùng khác nhau có cách đánh giá khác nhau đối với việc tiêu dùng những hàng hóa cụ thể, nên lượng tiền tối đa họ muốn trả cho hàng hóa đó cũng khác nhau.

Theo qui luật hữu dụng biên giảm dần, đối với mỗi cá nhân, mức thỏa mãn của sản phẩm tiêu dùng trước thường lớn hơn mức thỏa mãn của các sản phẩm tiêu dùng sau, do đó người tiêu dùng sẵn lòng trã những mức giá cao hơn cho những sản phẩm tiêu dùng trước. Nhưng thực tế, người tiêu dùng trả cùng một mức giá cho tất cả các sản phẩm được mua căn cứ vào hữu dụng biên của sản phẩm sau cùng, đã tạo ra thặng dư tiêu dùng. Thặng dư tiêu dùng của một đơn vị sản phẩm là phần chênh lệch giữa mức giá tối đa mà người tiêu dùng sẵn lòng trả (còn gọi là giá dành trước) với giá thực trả cho sản phẩm.

Thặng dư tiêu dùng cá nhân cho q1 sản phẩm là chênh lệch giữa tổng số tiền tối đa mà người tiêu dùng sẵn lòng trả với tổng số tiền thực tế trả cho q1 sản phẩm





Hình 3.15. Thặng dư tiêu dùng

Trên đồ thị 3.15, khi giá là P1 = 50 đồng, lượng cầu của cá nhân A là q1 =10 sản phẩm, thì thặng dư tiêu dùng của sản đầu tiên:

CS1SF = giá tối đa mà người tiêu dùng sẵn lòng trả - giá thực trả.

= 100 đồng - 50 đồng = 50 đồng.

Thặng dư tiêu dùng của q1 sản phẩm:

CSq1 = Tổng số tiền tối đa mà người tiêu - Tổng số tiền thực trả cho q1 sản phm dùng sẵn lòng trả cho q1 sản phẩm

= OJAq1 - OP1Aq1 = JP1A

= 750 đồng - 500 đồng = 250 đồng.



Thặng dư tiêu dùng trên thị trường

Nếu giá thị trường là P và sản lượng cân bằng là Q, thì thặng dư tiêu dùng trên thị trường ở mức giá P là phần chênh lệch giữa tổng số tiền tối đa mà người tiêu dùng sẵn lòng trả cho Q với tổng số tiền thực trả cho Q sản phẩm (hình 3.16).

Thặng dư tiêu dùng trên thị trường còn được xác định bởi diện tích nằm dưới đường cầu và phía trên giá thị trường của sản phẩm.

Khi chính phủ tăng thuế là t đvt/sản phẩm, chi phí sản xuất tăng lên do đó đường cung dịch chuyển lên trên S1  S2 (hình 3.17) giá cân bằng tăng lên là P2. Thăng dư tiêu dùng tương ứng là diện tích JP2E2 ( CS2 = JP2E2).

So với trước thuế, thặng dư tiêu dùng giảm.

∆CS = CS2 - CS1 = JP2E2 - JP1E1 = -A -B

Tóm lại, nếu giá thị trường tăng lên thì thặng dư tiêu dùng trên thị trường giảm xuống và ngược lại.

CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP

1. Dựa trên phỏng vấn chuyên sâu để thu thập thông tin về ưa thích tiêu dùng trái cây và thịt cho biết tất cả các tổ hợp của trái cây và thịt sau đây đem lại cùng một mức hữu dụng như nhau đối với hộ ông A.


Tổ hợp

Số đơn vị thịt

Số đơn vị trái cây

1

2

3



4

5

6



7

8

9



10

1,0

3,0


5,0

7,0


9,0

11,0


13,0

15,0


17,0

19,0


34,40

14,00


9,22

7,00


5,70

4,84


4,22

3,75


3,39

3,09


a. Dùng thông tin trên để vẽ đường bàng quan (đường đẳng ích hay indifference curve) của ông A.

b. Giả sử ông A có 34 đơn vị trái cây và 1 đơn vị thịt. Ông A sẽ muốn chấp nhận thêm bao nhiêu đơn vị thịt để giảm bớt 10 đơn vị trái cây?

c. Sau khi hoán đổi như trên, ông A có 24 đơn vị trái cây. Ông A sẽ muốn chấp nhận thêm bao nhiêu đơn vị thịt để giảm thêm 10 đơn vị trái cây nữa?

d. Kết quả của câu (c) cao hơn hay thấp hơn câu (b). Giải thích. Nếu không thể xác định được câu trả lời, cần thông tin gì thêm để có thể tìm được trả lời?

e. Giá một đơn vị thịt và một đơn vị trái cây lần lượt là 12.000 đồng và 2.000 đồng. Ông A có thu nhập 120.000 đồng/tháng. Ước lượng số đơn vị thịt và số đơn vị trái cây ông A mong muốn mua.

f. Nếu giá thịt giảm từ 12.000 còn 8.000 đồng. Vẽ đường bàng quan tương ứng với số lượng thịt và trái cây ông A mong muốn mua.

g. Nếu giá thịt giảm từ 12.000 còn 8.000 đồng và thu nhập giảm 20.000 đồng. Vẽ đường bàng quan tương ứng với số lượng thịt và trái cây ông A mong muốn mua.

2. Giả sử người tiêu dùng chọn lựa giữa 2 hàng hoá F và C để tối đa hoá sự thỏa mãn của mình, giới hạn bởi ngân sách.

a. Giải thích và vẽ trên đồ thị các đường bàng quan.

b. Độ dốc của đường bàng quan đo lường cái gì?

c. Tại sao đường bàng quan là đường cong lõm về phía gốc toạ độ?

d. Gọi Pf và Pc, MUf và MUc lần lượt là giá và độ hữu dụng biên của hai hàng hoá này, dùng đường ngân sách và đường cong bàng quan để tìm điểm tối ưu của người tiêu dùng.

e. Tại điểm này Pf, Pc, MUf , MUc và tỉ xuất thay thế MRS liên hệ với nhau như thế nào?



3. Khi giá của một hàng hoá tiêu dùng thay đổi, giải thích ảnh hưởng thay thế và ảnh hưởng thu nhập. Giải thích độ co giãn giá và độ co giãn thu nhập của cầu.

4. Vẽ các đường bàng quan của hai hàng hoá trong hai trường hợp:

a. Hai sản phẩm hoàn toàn bổ túc cho nhau (ví dụ, chiếc giày bên trái và chiếc giày bên phải)

b. Hai sản phẩm thay thế (ví dụ nước ngọt coca và nước ngọt pepsi).

5. Giả sử bánh mì thịt (X) giá 2 ngàn đồng một bánh, nước ngọt (Y) giá 1,5 ngàn một chai. Một người tiêu dùng có 10 ngàn để chi dùng cho hai sản phẩm này. Đường giới hạn ngân sách có dạng như thế nào? Tìm độ dốc của đường ngân sách này.

6. Giả sử sự chọn lựa giữa 2 sản phẩm bánh mì thịt (Y) và nước ngọt (X) của một người tiêu dùng có thể biểu diễn bằng một hàm hữu dụng như sau: U =  X .Y

Đường đẳng ích của hàm hữu dụng này được suy ra bằng cách chọn các tổ hợp khác nhau của X và Y cho cùng một giá trị hữu dụng. Gả sử chọn mức hữu dụng là 10, hàm của đường đẳng ích là: 10 =  X .Y hay 100 = X . Y

a. Tìm tỉ lệ thay thế biên MRS của X cho Y tại các điểm (X = 5,Y = 20) và (X = 20,Y = 5). Hãy giải thích kết quả.

b. Tìm hàm số biểu diễn hữu dụng biên của X và hữu dụng biên của Y.

c. Tìm hàm của MRS dựa trên quan hệ giữa MRS và hữu dụng biên của X và Y.

7. Giả sử hữu dụng của 2 sản phẩm X và Y đối với một người tiêu dùng là một phương trình có dạng như sau (hàm Cobb Douglas):

Hữu dụng = U(X,Y) = X 0,5 Y 0,5

Nếu giá của Y và X lần lượt là Py = 1000 và Px = 250, và người này có 2000 để chi cho 2 sản phẩm này. Tìm mức tiêu thụ tối ưu (đạt mức hữu dụng cao nhất) của X và Y để người tiêu dùng này.

8. Với thông tin như trong bài tập trên, giả sử người tiêu dùng muốn tìm mức tiêu thụ của X và Y có chi phí nhỏ nhất để đạt mức hữu dụng bằng 2. Tìm mức chi phí này.

9. Mỗi tuần, anh Đạt mua 2 ổ bánh mì thịt giá 2 ngàn một ổ, 8 gói xôi giá 500 đồng một gói, và 8 quả trứng giá 1000 một quả, nhưng không mua coca giá 1500 một chai. Bạn có thể kết luận như thế nào về hữu dụng biên của 4 sản phẩm trên đối với anh Đạt?

10. Tại sao câu nói “Mức hữu dụng sẽ tối đa khi hữu dụng biên của tất cả sản phẩm bằng nhau” là sai. Câu này phải được sửa lại như thế nào cho đúng, giải thích.

11. Một người tiêu thụ có thu nhập I = 3500 để mua 2 sản phẩm X và Y với giá tương ứng là Px = 500 và Py = 200. Sở thích của người này biểu hiện qua hàm số TUx = -Q2x + 26Qx và TUy = -5/2Q2y + 58 Qy. Xác định phương án tiêu dùng tối ưu và tổng hữu dụng tối đa có thể đạt được.

12. Giả sử bạn rất giàu và rất mập. Bác sĩ khuyên bạn nên ăn kiêng và giới hạn ở mức 2000 calo một ngày. Cân bằng người tiêu dùng đối với nhu cầu ăn uống của bạn thay đổi như thế nào?

13. Một người tiêu thụ có thu nhập I = 36.000 đ chi tiêu cho 3 loại sản phẩm X, Y và Z có giá là Px = Py = Pz = 3000 đ. Sở thích của người này đối với 3 loại sản phẩm như sau:


Số lượng sản phẩm

TUx

TUy

TUz

1

2

3



4

5

6



7

75

147


207

252


289

310


320

68

118


155

180


195

205


209

62

116


164

203


239

259


269

Để tối đa hoá hữu dụng, người này phải phân phối thu nhập cho 3 loại sản phẩm như thế nào? Tổng hữu dụng đạt được?

Nếu thu nhập vẫn là 36.000 đ nhưng giá sản phẩm thay đổi Px = 3000, Py = 6000 và Pz = 3000. Người này sẽ phân phối chi tiêu như thế nào để có tổng hữu dụng cao nhất?. Vẽ đường cầu cá nhân sản phẩm Y.



14. Giả sử nhu cầu đi lại qua một cây cầu có dạng Y = 1.000.000 - 50.000 P, trong đó Y là số chuyến đi qua cầu và P là phí qua cầu.

a. Hãy tính thặng dư người tiêu dùng nếu giá của phí qua cầu là 0 đồng, 1 đồng và 20 đồng.

b. Nếu phí xây cầu là 1.800.000 đồng. Tìm mức phí qua cầu để hoà vốn. Thặng dư người tiêu dùng tại mức phí này bằng bao nhiêu?

c. Giả sử phí xây cầu bằng 8 triệu đồng. Giải thích tại sao cây cầu cần phải được xây mặc dù không có mức phí qua cầu nào đủ cao để đạt hoà vốn.



15. Giả sử độ co giãn cầu theo thu nhập đối với thực phẩm là 0,5 và độ co giãn cầu theo giá thực phẩm là –1,0. Với giá thực phẩm là 2.000 đồng, một hộ gia đình có thu nhập hằng năm 25.000.000 đồng chi tiêu 1.000.000 đồng một năm cho thực phẩm.

a. Nếu thuế đánh vào giá bán thực phẩm làm cho giá thực phẩm tăng lên gấp đôi, chi tiêu vào thực phẩm của hộ gia đình này thay đổi như thế nào?

b. Giả sử nếu gia đình này nhận được một số tiền phụ cấp là 500.000 đồng để làm giảm bớt gánh nặng do tăng giá của thực phẩm thì chi tiêu vào thực phẩm của hộ này thay đổi như thế nào?

c. Gia đình này sẽ thiệt thòi hay có lợi khi nhận được số tiền giảm thuế ngang với số tiền phải trả nhiều hơn do thuế đánh vào giá bán?



16. Có 2 loại bia - loại có nồng độ rượu cao và loại có nồng độ rượu thấp – và nhiều loại nước ngọt bày bán tại siêu thị ở địa phương của bạn. Giả sử lúc đầu cả 2 loại bia đều chịu thuế như nhau. Chính phủ quyết định, vì mục đích khuyến khích giảm tiêu thụ rượu, tăng thuế loại bia có nồng độ rượu cao và giảm thuế loại có rượu thấp. Giá và lượng bán của thị trường hai loại bia thay đổi ra sao? Theo bạn, thuế trên bia có ảnh hưởng đến cầu của nước ngọt không?

17. Nếu bạn là chuyên viên tư vấn kinh tế cho tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC – the Organization of Petrolium Exporting Countries) và biết được cầu của dầu mỏ trên thế giới có đặc tính như sau:

Giá (USD/thùng)

Lượng cầu (triệu thùng/ngày)

15

25

35



45

55


56.000

40.000


24.000

16.000


10.000

Bạn cần phải cung cấp khuyến cáo cho những trường hợp sau:

a. Nếu cung dầu mỏ giảm làm giá tăng từ 15 lên 25 USD/thùng, tổng doanh thu bán dầu tăng hay giảm?

b. Tổng doanh thu bán dầu sẽ tăng hay giảm nếu cung tiếp tục cắt làm giá tăng đến 35 USD/thùng.

c. Ở giá nào thì doanh thu bán dầu cao nhất? tương ứng với lượng cung bao nhiêu?

d. Tính co giãn giá của cầu dầu mỏ khi giá tăng 10 $/thùng ở các mức giá khởi đầu là 15$, 25$, 35$ và 45$/thùng.

e. Tìm co giãn giá của cầu ở mức giá có doanh thu cao nhất.

f. Ở khoản giá nào thì cầu của dầu mỏ không co giãn?

Chương 4. LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ

Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có thể:

- Giải thích được các khái niệm hàm sản xuất, năng suất trung bình, năng suất cận biên, mối quan hệ giữa sản lượng và năng suất biên, năng suất trung bình và năng suất biên; phân biệt hàm sản xuất trong ngắn hạn và trong dài hạn.

- Vận dụng được nguyên tắc phối hợp tối ưu các yếu tố sản xuất để giải quyết các bài tập.

- Giải thích được các khái niệm chi phí, mối quan hệ giữa chi phí và sản lượng.

- Vận dụng nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận để giải quyết các bài tập

Trong ba chương vừa qua chúng ta đã tập trung vào phía cầu của thị trường - những sở thích và hành vi của người tiêu dùng. Bây giờ, chúng ta chuyển sang phía cung và xem xét hành vi của nhà sản xuất. Chúng ta xem xét các đơn vị sản xuất có thể tổ chức sản xuất như thế nào để có hiệu quả và chi phí của họ thay đổi như thế nào khi giá các đầu vào và mức sản lượng thay đổi.

Lý thuyết về sản xuất và chi phí là lý thuyết trung tâm đối với việc quản lý kinh tế của một doanh nghiệp. Chúng ta phải xem xét một số vấn đề mà doanh nghiệp thường xuyên gặp phải như: doanh nghiệp phải dùng bao nhiêu máy móc và bao nhiêu lao động? Nếu muốn tăng sản xuất thì doanh nghiệp nên thuê thêm công nhân hay nên xây dựng thêm nhà máy mới? Doanh nghiệp phải dự trù chi phí là bao nhiêu cho năm tới và các chi phí đó có thể thay đổi như thế nào theo thời gian và chịu tác động như thế nào ở các mức sản lượng?

Trong chương này chúng ta nghiên cứu công nghệ sản xuất của một doanh nghiệp - tức là mối quan hệ vật chất thể hiện cách chuyển đổi đầu vào (lao động và vốn) thành các sản phẩm đầu ra. Trước hết chúng ta sẽ chỉ ra công nghệ sản xuất có thể được biểu diễn dưới dạng một hàm sản xuất như thế nào, sau đó sử dụng hàm sản xuất để mô tả sản lượng thay đổi ra sao khi thay đổi một yếu tố đầu vào và sau đó là thay đổi tất cả các yếu tố đầu vào. Liệu những ưu thế về công nghệ có phải là yếu tố khiến cho việc sản xuất của doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn khi qui mô của doanh nghiệp tăng lên không?



Каталог: resources
resources -> HƯỚng dẫn sử DỤng tài liệU Ôn tập thi thpt quốc gia môN: tiếng anh
resources -> KHỔ giấY, kiểu trình bày và ĐỊnh lề trang văn bảN a Khổ giấy
resources -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
resources -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
resources -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 205/2004/NĐ-cp ngàY 14 tháng 12 NĂM 2004 quy đỊnh hệ thống thang lưƠNG, BẢng lưƠng và chế ĐỘ phụ CẤp lưƠng trong các công ty nhà NƯỚC
resources -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
resources -> QuyếT ĐỊnh của bộ TÀi chính số 32/2008/QĐ-btc ngàY 29 tháng 05 NĂM 2008 VỀ việc ban hành chế ĐỘ quản lý, TÍnh hao mòN
resources -> Ban tổ chức số 09-hd/btctw đẢng cộng sản việt nam

tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương