Chương TỔng quan về kinh tế VI mô Mục tiêu


Can thiệp gián tiếp của chính phủ: thuế và trợ cấp



tải về 1.05 Mb.
trang5/12
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.05 Mb.
#12631
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

7.2. Can thiệp gián tiếp của chính phủ: thuế và trợ cấp

Đánh thuế

Trong thực tế, đôi khi chính phủ xem việc đánh một mức thuế trên một đơn vị hàng hóa như là một hình thức phân phối tăng thu nhập hay hạn chế việc sản xuất hay tiêu dùng một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Qua đường cung và đường cầu ta có thể xem động của một khoản thuế.





Hình 2.16: Tác động của một sắc thuế

Giả sử chính phủ đánh thuế t đồng trên một đơn vị hàng hóa được bán ra phản ứng của người bán là họ muốn được trả một mức giá thị trường cao hơn trước t đồng tại mọi số lượng được bán ra. Điều đó có nghĩa là đường cung sẽ dịch chuyển song song lên trên một đoạn bằng đúng khoản thuế t như hình trên.

Đường cầu của người tiêu thụ không có lý do gì để thay đổi. Trên đồ thị giá cân bằng tăng từ P1 lên P2 và lượng cân bằng giảm từ Q1 xuống Q2. Giá cân bằng cao hơn có nghĩa là người sản xuất đã chuyển được phần nào gánh nặng thuế sang cho người tiêu dùng, cụ thể là khoản E2A trên đồ thị. Nhưng mức thuế mà người tiêu dùng gánh chịu qua giá mua nhỏ hơn mức thuế mà người sản xuất phải nộp (E2A < 1), do đó người sản xuất cũng gánh chịu một phần thuế là AB = t – E2A. Như vậy ai gánh chịu nhiều hơn từ một sắc thuế của chính phủ?

Xét hai trường hợp đặc biệt sau:

- Đường cầu hoàn toàn co giãn theo giá người sản xuất phải gánh chịu toàn bộ khoản thuế.

- Đường cầu hoàn toàn không co giãn theo giá thì người tiêu dùng phải gánh chịu toàn bộ khoản thuế.



Hình 2.17. Các trường hợp đặc biệt khi Chính phủ đánh thuế

Như vậy tác động của một khoản thuế là nói đến gánh nặng kinh tế cuối cùng của nó. Việc người mua hay người bán cuối cùng phải chịu khoản thuế đó phụ thuộc vào độ co giãn tương đối của cung và cầu. Nói chung, người sản xuất sẽ gánh chịu phần lớn khoản thuế nếu cầu co giãn nhiều so với cung ( |ED| / ES lớn ). Ngược lại người tiêu dùng sẽ gánh chịu phần lớn khoản thuế nếu cầu ít co giãn so với cung ( |ED| / ES nhỏ).

Cụ thể, phần thuế chuyển vào giá có thể tính theo công thức sau:

t x ES/ (|ED|/ ES)



Trợ cấp

Trợ cấp có thể xem như một khoản thuế âm. Do đó, ngược lại đối với trường hợp đánh thuế, chính phủ xem việc trợ cấp một khoản tiền nào đó trên một đơn vị hàng hóa như một hình thức hỗ trợ cho sản xuất hay tiêu dùng. Tương tự

như phân tích tác động của một khoản thuế, qua đường cung và đường cầu ta có thể xem xét tác động của một khoản trợ cấp.

Giả sử chính phủ trợ cấp s đồng trên một đơn vị hàng hóa đối với người sản xuất, họ có thể cung ứng mức sản lượng cao hơn trước ở tất cả mức giá có thể có trên thị trường. Điều đó có nghĩa là đường cung sẽ dịch chuyển sang phải hay dịch chuyển xuống dưới một khoản bằng đúng khoản trợ cấp s như hình trên.





Hình 2.18. Tác động của trợ cấp đến giá cả thị trường

Đường cầu của người tiêu thụ không có lý do gì để thay đổi. Trên đồ thị giá cân bằng giảm từ P1 xuống P2 và lượng cân bằng tăng từ Q1 lên Q2. Giá cân bằng thấp hơn có nghĩa là người tiêu dùng cũng hưởng lợi từ chính sách trợ cấp, cụ thể là họ mua sản phẩm với mức giá thấp hơn một khoản E1C trên đồ thị, do đó người sản xuất chỉ hưởng một phần trợ cấp là đoạn CD = s – E1C. Như vậy ai có lợi nhiều hơn từ chính sách trợ cấp của chính phủ?



Xét hai trường hợp đặc biệt sau:

- Đường cầu hoàn toàn co giãn theo giá thì sản xuất hưởng toàn bộ khoản trợ cấp.

- Đường cầu hoàn toàn không co giãn theo giá thì người tiêu dùng hưởng toàn bộ khoản trợ cấp.



Hình 2.19. Các trường hợp khi Chính phủ trợ cấp

Như vậy việc cuối cùng người mua hay người bán thường hưởng lợi từ chính sách trợ cấp của chính phủ phụ thuộc vào độ co giãn tương đối của cung và cầu. Nói chung, người sản xuất sẽ hưởng phần lớn các khoản trợ cấp cầu nếu co giãn nhiều so với cung.



Tóm lại:

Chính phủ chỉ nên can thiệp vào thị trường bằng cách qui định mức giá, khung giá và giới hạn giá trong từng trường hợp hạn hữu bắt buộc và trong một thời gian ngắn. Ngoài ra bất kỳ sự can thiệp nào cũng dẫn tới mất cân đối cung cầu, hình thành chênh lệch giá là cơ sở cho một tình trạng rối loạn thị trường do tác dụng của thị trường chợ đen.

Muốn bảo hộ bất kỳ một đối tượng nào của thị trường (người sản xuất hoặc người tiêu dùng) chính phủ cần có một phần nguồn lực kinh tế. Ví dụ để nâng giá nông sản, bảo hộ người sản xuất, chính phủ phải có đủ tiền để mua hết lượng nông sản thừa tại mức giá ấn định. Hoặc muốn giảm giá thuê nhà để bảo vệ người tiêu dùng chính phủ cần có đủ vốn để xây dựng một lượng nhà còn thiếu để cho thuê tại mức giá qui định.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Những nhân tố nào có thể làm tăng cầu đối với lúa gạo, xăng dầu, quần áo, áo quần Việt Tiến, xe gắn máy, xe Dream.

2. Giả sử các yếu tố khác là không đổi, ta có bốn qui luật của cung - cầu như sau:

a. Sự gia tăng của cầu làm tăng giá và tăng lượng cầu.

b. Sự gia giảm của cầu làm _____ giá và ______ lượng cầu.

c. Sự gia tăng của cung làm giảm giá và tăng lượng cầu.

d. Sự gia giảm trong cung làm _____ giá và ______ lượng cầu.

3. Hãy dùng đồ thị về cung - cầu để mô tả tác động của từng sự kiện sau đây đến giá và số lượng xe gắn máy được mua bán trên thị trường:

a. Giá xăng tăng lên.

b. Hệ thống xe buýt phát triển tốt hơn.

c. Mức thu nhập trung bình của người dân tăng lên.

d. Chính phủ tăng thuế đối với sản xuất xe gắn máy.

4. Hãy dùng đồ thị về cung - cầu để giải thích tại sao khi trúng mùa, giá lúa thường có xu hướng giảm và ngược lại khi mất mùa giá lúa có xu hướng tăng.

5. Khi bàn về mức học phí, một cán bộ quản lý của một trường đại học cho rằng cầu đối với việc nhập học hoàn toàn không co giãn theo giá. Để chứng minh, cán bộ này nhận xét rằng dù trường đại học này đã tăng gấp đôi tiền học phí (theo giá trị thực) trong 15 năm vừa qua, song số sinh viên cũng như chất lượng sinh viên nộp đơn vào học không hề giảm. Bạn có đồng ý với lập luận này không?

6. Hãy giải thích tại sao độ co giãn của cầu trong dài hạn khác với trong ngắn hạn? Hãy xem xét hai hàng hóa: khăn tay giấy và ti vi. Mô tả sự thay đổi của độ co giãn trong dài hạn của hai hàng hóa này.

7. Giả sử chính phủ ấn định mức giá trần cho thịt bò và gà dưới mức giá cân bằng. Hãy giải thích vì sao sẽ xảy ra tình trạng khan hiếm các hàng hóa này và những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến qui mô của sự khan hiếm này? Nếu thịt bò là khan hiếm thì điều gì sẽ xảy ra đối với giá thịt heo?

8. Trong những tập hợp hàng hóa sau đây, tập hợp nào là hàng thay thế và tập hợp nào là hàng bổ sung?

a. Lớp toán và lớp kinh tế

b. Bóng và vợt để chơi quần vợt

c. Thịt bò và tôm

d. Chuyến đi bằng máy bay và bằng tàu hỏa đến cùng một địa điểm.

9. Những hàng hóa dưới đây bạn cho là “hàng thứ cấp” hay “hàng bình thường”?

a. Ti-vi màu      b. Cà phê         c. Gạo              d. Ti-vi đen trắng          c. Lốp xe ép lại



10. Sự kiện nào dưới đây có thể là nguyên nhân làm tăng giá nhà?

a. Việc xây nhà giảm đi

b. Các tổ chức xây dựng nhà tăng việc cho thuê nhà

c. Tăng tiền lãi thế chấp

d. Các cơ quan chính quyền đã sẵn sàng tăng việc bán nhà công cho những người muốn thuê.

11. Minh họa sự thay đổi giá của mặt hàng có liên quan đến việc dịch chuyển đường cầu theo tính chất liên quan (thay thế hay bổ sung) của các hàng hóa.

12. Theo bạn, trong những cặp hàng hóa dưới đây, mặt hàng nào có độ co giãn cao hơn? Tại sao?

a. Nước hoa và muối

b. Thuốc kháng sinh và kem ăn

c. Xe gắn máy và vỏ xe gắn máy

d. Sữa Vinamilk và sữa “Cô gái Hà Lan

13. Nếu giá của một hàng hóa giảm từ 200 đơn vị tiền xuống còn 180 đơn vị tiền, lượng cầu của hàng hóa này sẽ phải tăng lên bao nhiêu phần trăm để doanh thu của người bán không đổi?

14. Nếu thời tiết thuận lợi làm dịch chuyển đường cung đối với lúa gạo một đoạn bằng 10% tại mỗi mức giá, thế thì thời tiết thuận lợi sẽ làm tăng sản lượng cân bằng về lúa thêm ít hơn 10%. Đường cung trong trường hợp này phải có hình dạng gì? Hãy giải thích tại sao đường cung dịch chuyển nhiều hơn sản lượng cân bằng.

15. Hãy dùng đồ thị về cung cầu để mô tả diễn biến của giá cả của xe gắn máy trong ngắn hạn và trong dài hạn khi thu nhập của người tiêu dùng nước ta tăng ổn định trong thời gian gần đây.

BÀI TẬP 

1. Giả sử có các số liệu sau về lượng cung và cầu của đậu phộng rang trên thị trường



Giá (đơn vị tiền)

QD (triệu hộp/năm)

QS (triệu hộp/năm)

8

70

10

16

60

30

24

50

50

32

40

70

40

30

90

a. Hãy vẽ đường cầu và cung của đậu phộng rang?

b. Nếu giá được định ở mức 8 đơn vị tiền (đvt) thì thừa hay thiếu là bao nhiêu?

c. Nếu giá được định ở mức 32 đvt thì thừa hay thiếu là bao nhiêu?

d. Hãy tìm giá và sản lượng cân bằng.

e. Giả sử, sau khi thu nhập của người tiêu dùng tăng, thì cầu tăng lên 15 triệu hộp/năm. Tìm giá và sản lượng cân bằng mới. Vẽ hình.

2. Giả sử có các số liệu sau về cung và cầu của hàng hóa X:

Giá (đơn vị tiền)

Lượng cầu (đơn vị/năm)

Lượng cung (đơn vị/năm)

15

50

35

16

48

38

17

46

41

18

44

44

19

42

47

20

40

50

a. Vẽ đồ thị của cung và cầu đối với hàng hóa này?

b. Xác định giá và số lượng cân bằng?

Giả sử chính phủ đánh thuế 5 đơn vị tiền trên mỗi đơn vị sản phẩm.

c. Hãy vẽ lại đường cung sau khi đánh thuế. Tức là mối quan hệ giữa lượng cung và giá mà người tiêu dùng mua?

d. Xác định giá và số lượng cân bằng mới?

3. Hàm cầu và cung của lương thực trên thị trường có dạng:

QD = 120 -20P

QS = -30 +40P

a. Xác định giá và sản lượng cân bằng trên thị trường. Vẽ đồ thị minh họa điểm cân bằng của thị trường. Tính hệ số co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng. Tại điểm cân bằng, muốn tăng doanh thu thì nhà sản xuất nên tăng hay giảm giá và tăng hay giả sản lượng?

b. Giả sử chính phủ quy định mức giá là là 4 đơn vị tiền thì lượng thừa hay thiếu lương thực trên thị trường là bao nhiêu?

c. Giả sử do dân số tăng nhanh làm cho cầu tăng thêm 30. Tìm giá và sản lượng cân bằng mới.



4. Hàm cầu và cung của một hàng hóa như sau:

QD= 80 - 10P

QS= -70 + 20P

a. Xác định giá và sản lượng cân bằng trên thị trường. Nếu giá được quy định là 3 đơn vị tiền thì trên thị trường sản phẩm sẽ dư thừa hay thiếu hụt? Bao nhiêu? Tính hệ số co giản của cầu theo giá tại điểm cân bằng. Muốn tăng doanh thu thì người bán nên tăng hay giảm giá và tăng hay giảm sản lượng?

b. Giả sử chính phủ đánh thuế 3 đơn vị tiền trên 1 đơn vị hàng hóa bán ra. Tính giá và sản lượng cân bằng mới. Tính số thuế mà người mua và người bán phải chịu.

c. Giả sử do cải tiến công nghệ nên các nhà sản xuất cung ứng nhiều hơn. Dự đoán sự thay đổi của giá và sản lượng cân bằng. Vẽ đồ thị minh họa hiện tượng này?



5. Lượng lúa gạo sản xuất trong nước ta dùng để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Giả sử hàm tổng cầu về lúa gạo là QD = 3.550-266P, và hàm cầu trong nước là Qd = 1.000-46P. Hàm cung trong nước QS = 1.800+240P. Giả sử cầu xuất khẩu giảm 40%. (Đơn vị tính Q là 10 tấn và P là ngàn đồng/kg)

a. Các nông dân đều quan tâm đến việc giảm cầu xuất khẩu này. Điều gì sẽ xảy ra đối với giá thị trường tự do ở Việt Nam. Các nông dân có nguyên nhân để lo lắng không?

b. Giả sử chính phủ đảm bảo mua hết lượng lúa thừa khi tăng giá lên 3.000 đồng/kg. Chính phủ phải mua bao nhiêu gạo và bao nhiêu tiên?

c. Nếu chính phủ đánh thuế 500 đồng/kg thì giá và sản lượng cân bằng mới là gì?



6. Sầu riêng là đặc sản của Công ty xuất khẩu Vina. Gần đây do vấn đề vận chuyển được cải thiện, người ta mở rộng thị trường sang Châu Âu. Để đánh giá khả năng xuất khẩu của loại trái cây này, Công ty Vina thăm dò khảo sát thị trường. Có hai cuộc thăm dò triển khai tại Anh và Thụy Sỹ. Kết quả cho thấy hàm cầu có dạng:

Tại Anh:                 P = -1/100Q + 20

Tại Thụy Sỹ:           P = -1/200Q + 15

a. Vẽ đồ thị hai hàm cầu này. Hệ số co giãn của hai thị trường này có bằng nhau không?

b. Hiện nay, mức cung sầu riêng trên toàn thế giới là Q = 1100. Xác định giá bình quân trên thị trường thế giới theo kết quả ở Anh và Thụy Sỹ. Tính hệ số co giãn trong hai trường hợp?

c. Dựa trên hệ số co giãn hãy dự đoán thu nhập của nông dân nếu Q = 1150.

d. Theo Tổng công ty thì nếu có một chiến dịch quảng cáo rầm rộ ở Thụy Sỹ thì hàm cầu sẽ thành: P = -1/100Q + 25

Trong trường hợp này, giá và hệ số co giãn sẽ thay đổi như thế nào?

e. Trước sự thay đổi của hàm cầu như trên, liệu có viễn cảnh tốt đẹp không nếu mức cung sầu riêng tăng trong những năm tới.

7. Giả sử hàm cung và cầu của khí đốt trên thị trường thế giới năm 1975 như sau:

QS = 14 + 2PG + 0,25P0

QD = -5PG + 3,75P0

Trong đó: PG (đô-la/đơn vị) là giá khí đốt và P0 là giá dầu. Giá dầu đang là 8 đô la.

a. Mức giá trên thị trường tự do của khí đốt là bao nhiêu?

b. Giả sử chính phủ điều tiết giá ở mức 1,5 đô la thì lượng thặng dư hay thiếu hụt trên trường khí đốt là bao nhiêu?

c. Giả sử chính phủ không điều tiết. Nếu giá dầu tăng từ 8 lên 16 đô la thì điều gì sẽ xảy ra với giá và sản lượng trên thị trường tự do của khí đốt.

8. Hàm cầu của một hàng hóa trên thị trường là: QD = 1000 - 4P. Hãy tính hệ số co giãn điểm của cầu theo giá khi giá là 25 đvt và khi là 200 đvt. Doanh thu của người bán sẽ tăng hay giảm khi giá giảm như trên?

9. Do chính phủ ngưng trợ cấp cho ngành xe buýt công cộng ở thành phố, công ty vận tải đã tăng giá vé xe buýt thêm 75%. Sau năm đầu tiên, công ty vận tải báo cáo doanh thu tăng thêm 52%.

a. Hãy sử dụng những số liệu này để ước lượng phần trăm sút giảm của lượng hành khách do giá vé tăng.

b. Hãy ước lượng hệ số co giãn của cầu theo giá.

10. Hàm cầu của lúa hàng năm có dạng:

                        QD = 600 - 0,1P

Trong đó: đơn vị tính của Q là tấn và P là đồng/kg

Sản lượng thu hoạch lúa năm nay QS = 500.

a. Xác định giá lúa trên thị trường. Tính hệ số co giãn của cầu theo giá. Vẽ đồ thị.

b. Để bảo hộ sản xuất chính phủ ấn định mức giá tối thiểu là 1500đ/kg và cam kết mua hết phần lúa dư. Vậy chính phủ phải mua bao nhiêu lúa và chi bao nhiêu tiền?

c. Trong trường hợp chính phủ không can thiệp vào thị trường mà trợ cấp cho nông dân 500đ/kg theo khối lượng bán ra. Tính số tiền mà chính phủ phải trợ cấp. Chính phủ nên chọn giải pháp ấn định giá hay trợ cấp?

Chương 3. LÝ THUYẾT LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Mc tu: Sau khi học xong chương này, người học có thể:

- Giải thích sự hình thành đường cầu thị trường của sản phẩm, trên cơ sở phân tích cách ứng xử hợp lý của người tiêu dùng.

- Áp dụng phương pháp lý thuyết hữu dụng và phương pháp hình học để giải thích cách thức người tiêu dùng sử dụng thu nhập của mình để tối đa hóa sự thỏa mãn của bản thân .

Có hai lý thuyết nghiên cứu hành vi hợp lý của người tiêu dùng và sự hình thành của đường cầu: thuyết cổ điển phân tích cân bằng tiêu dùng bằng thuyết hữu dụng và thuyết tân cổ điển phân tích phân tích cân bằng tiêu dùng bằng phương pháp hình học. Hai hướng nghiên cứu này đều có những ưu, nhược điểm riêng nhưng bổ sung cho nhau và mang lại kết quả giống nhau.

Cách tốt nhất để hiểu hành vi của người tiêu dùng là nghiên cứu theo ba bước. Bước thứ nhất là xem xét thị hiếu của người tiêu dùng. Cụ thể là chúng ta cần một phương pháp thực tiển để mô tả được người tiêu dùng ưa thích mặt hàng này hơn mặt hàng khác như thế nào? Bước thứ hai, chúng ta phải tính đến một thực tế là người tiêu dùng phải đối mặt với những giới hạn về ngân sách - thu nhập của họ là có giới hạn và nó hạn chế lượng hàng hóa mà họ có thể mua được. Bước thứ ba là kết hợp thị hiếu của người tiêu dùng và giới hạn ngân sách với nhau để xác định những lựa chọn của người tiêu dùng. Nói cách khác, với thị hiếu của mình và thu nhập có giới hạn, người tiêu dùng sẽ mua một tập hợp các loại hàng hóa như trên để đạt được sự thỏa mãn tối đa?

1. PHÂN TÍCH CÂN BẰNG TIÊU DÙNG BẰNG LÝ THUYẾT HỮU DỤNG

1.1. Một số vấn đề cơ bản

1.1.1. Các giả định

Thuyết hữu dụng dựa trên một số giả định:

(1) Mức thỏa mãn khi tiêu dùng sản phẩm có thể định lượng và đo lường được, có nghĩa là có thể so sách và xếp hạng tất cả các loại hàng hóa. Nói cách khác, trong bất cứ 2 hàng hóa A và B nào, người tiêu dùng cũng sẽ hoặc thích A hơn B, hoặc thích B hơn A, hoặc bàng quan giữa A và B. Lưu ý rằng những sở thích này hoàn toàn không tính đến chi phí. Một người tiêu dùng có thể thích thịt bít tết hơn bánh mì thịt nhưng lại mua bánh mì vì nó rẻ hơn.

(2) Các sản phẩm có thể chia nhỏ.

(3) Người tiêu dùng luôn có sự lựa chọn hợp lý.

1.1.2. Hữu dụng (U: Utility)

Khi nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng trước hết chúng ta phải đặt câu hỏi tại sao người ta lại tiêu dùng hàng hóa dịch vụ? Có thể trả lời rằng việc tiêu dùng sản phẩm sẽ đáp ứng những nhu cầu nào đó của con người hay mang lại tính hữu dụng cho con người.

Hữu dụng là sự thỏa mãn mà một người cảm nhận được khi tiêu dùng một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó, hữu dụng mang tính chủ quan. Một người tiêu dùng hàng hóa A nhiều hơn hàng hóa B vì đối với họ A có độ hữu dụng cao hơn B. Tính hữu dụng mang một yếu tố tâm lý quan trọng, vì thế con người tìm cách đạt được hữu dụng bằng cách nhận những thứ làm hài lòng họ và tránh những thứ làm tổn thương họ.

1.1.3. Tổng hữu dụng (U: Total utility)

Tổng hữu dụng là tổng mức thỏa mãn khi ta tiêu thụ một số lượng sản phẩm nhất định trong mỗi đơn vị thời gian. Tổng hữu dụng đạt được sẽ phụ thuộc vào số lượng sản phẩm được sử dụng. Tổng hữu dụng có đặc điểm là ban đầu khi tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ thì tổng hữu dụng tăng lên, đến số lượng sản phẩm nào đó tổng hữu dụng sẽ đạt cực đại; nếu tiếp tục gia tăng số lượng sản phẩm sử dụng, thì tổng mức thỏa mãn có thể không đổi hoặc sẽ sụt giảm.



1.1.4. Hữu dụng biên (MU: Marginal Utility)

Hữu dụng biên là sự thay đổi trong tổng hữu dụng khi thay đổi 1 đơn vị sản phẩm tiêu dùng trong mỗi đơn vị thời gian (với điều kiện các yếu tố khác không đổi):



(1)

(2)

Nếu hàm tổng hữu dụng là liên tục, thì MU chính là đạo hàm bậc nhất của TU.

Trên đồ thị, MU chính là độ dốc của đường tổng hữu dụng TU.

d1: Biểu tổng hữu dụng và tổng hữu dụng biên của một người tiêu dùng khi xem phim trên băng hình video trong tuần như sau:


Qx*

TUx(đvhd)

MUx (đvhd)

1

2

3



4

5

6



7

4

7

9



10

10

9



7

4

3

2



1

0

-1



-2

(*) Qx biểu thị số lượng băng hình được xem.



1.1.5. Quy luật hữu dụng biên giảm dần

Khi sử dụng ngày càng nhiều sản phẩm X, trong khi số lượng các sản phẩm khác được giữ nguyên trong mỗi đơn vị thời gian, thì hữu dụng biên của sản phẩm X sẽ giảm dần.

Mối quan hệ giữa MU và TU:

- Khi MU > 0 thì TU tăng

- Khi MU < 0 thì TU giảm

- Khi MU = 0 thì TU đạt cực đại (TUmax)



2. NGUYÊN TẮC TỐI ĐA HÓA HỮU DỤNG

2.1. Mục đích và giới hạn của người tiêu dùng

Mục đích của người tiêu dùng là tối đa hóa thỏa mãn, nhưng họ không thể tiêu dùng tất cả hàng hóa và dịch vụ mà họ mong muốn đến mức bảo hòa vì họ luôn bị giới hạn về ngân sách.

Giới hạn ngân sách của người tiêu dùng thể hiện ở mức thu nhập nhất định của họ và giá cả của các sản phẩm cần mua.

Vấn đề đặt ra là họ phải sử dụng quyết định của mình cho các sản phẩm sao cho mức thỏa mãn đạt được cao nhất. Có nhiều cách để được mức thỏa mãn mà chúng ta có thể chọn lựa cách nào tốt hơn. Tuy nhiên vì sự khan hiếm đặt ra những ràng buộc cho việc lựa chọn cách thức để thỏa mãn tiêu dùng nên người tiêu dùng phải lựa chọn phương án tối ưu cho các cách thức tiêu dùng nhằm đạt mục tiêu tổng hữu dụng tối đa trong giới hạn về ngân sách.



dụ: Nếu chúng ta có 3000 đồng để ăn trưa thì chúng ta không thể dùng một bữa ăn với nhiều món ăn đắt tiền được, hay trong việc sử dụng thời gian cũng vậy, chúng ta không thể vừa đi xem bóng đá vừa học bài được.

Каталог: resources
resources -> HƯỚng dẫn sử DỤng tài liệU Ôn tập thi thpt quốc gia môN: tiếng anh
resources -> KHỔ giấY, kiểu trình bày và ĐỊnh lề trang văn bảN a Khổ giấy
resources -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
resources -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
resources -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 205/2004/NĐ-cp ngàY 14 tháng 12 NĂM 2004 quy đỊnh hệ thống thang lưƠNG, BẢng lưƠng và chế ĐỘ phụ CẤp lưƠng trong các công ty nhà NƯỚC
resources -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
resources -> QuyếT ĐỊnh của bộ TÀi chính số 32/2008/QĐ-btc ngàY 29 tháng 05 NĂM 2008 VỀ việc ban hành chế ĐỘ quản lý, TÍnh hao mòN
resources -> Ban tổ chức số 09-hd/btctw đẢng cộng sản việt nam

tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương