Chương TỔng quan về kinh tế VI mô Mục tiêu



tải về 1.05 Mb.
trang12/12
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.05 Mb.
#12631
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

3. THỊ TRƯỜNG VỐN


3.1. Vốn hiện vật và giá thuê vốn

3.1.1. Vốn hiện vật

Là dự trữ các hàng hóa đã được sản xuất dùng để sản xuất ra các hàng hóa, dịch vụ khác. Vốn hiện vật trong nền kinh tế bao gồm các công cụ máy móc trong các dây chuyền sản xuất, các hệ thống đường xá, phương tiện dùng làm dịch vụ vận tải thông tin liên lạc. Các cơ sở tạo nên các dịch vụ đào tạo nghiên cứu khoa học, các phương tiện phục vụ y tế, văn hóa, giải trí.

Vốn hiện vật khác với đất đai, vốn hiện vật hoàn toàn là kết quả của sản xuất, còn đất đai do thiên nhiên tạo ra, con người chỉ cải tạo lại. Vốn tài chính là sự biểu hiện bằng tiền của vốn hiện vật, vốn hiện vật là yếu tố vật chất của quá trình sản xuất.

3.1.2. Giá thuê vốn

Vốn hiện vật là yếu tố sản xuất cũng giống như lao động, tiền công là chi phí về vốn lao động. Tiền thuê vốn là khái niệm mô tả chi phí các dịch vụ về yếu tố sản xuất, là các loại vốn hiện vật.

M
Giá thuê vốn = Chi phí dịch vụ vốn
ỗi mức giá thuê vốn hiện vật thể hiện chi phí sử dụng các dịch vụ về yếu tố sản xuất.

Chi phí dịch vụ vốn phụ thuộc:

- Giá cả mua tài sản (vốn hiện vật)

- Chi phí cơ hội của tài sản (lãi suất)



Tỉ lệ khấu hao và bảo dưỡng tài sản

Chẳng hạn: một cỗ máy giá mua 10.000 USD lãi suất 5% năm, chi bảo dưỡng và khấu hao máy hàng năm 1000USD tương đương 10% giá trị máy. Vậy:

Chi phí hàng năm = 10.000 (0.05 + 0.1 ) = 1500 USD

Chi phí hàng năm của dịch vụ vốn đòi hỏi mức giá cho thuê phải bù đắp chi phí của vốn.

R = PK (i + rD)

Với R: chi phí về dịch vụ vốn ( giá thuê vốn )

PK : giá cả tài sản

i : lãi suất

rD : tỉ lệ khấu hao và bảo dưỡng tài sản

Từ đây suy ra giá mua sắm tài sản vốn:





3.2. Cầu về dịch vụ vốn

Mỗi mức giá thuê vốn hiện vật thể hiện chi phí sử dụng các dịch vụ yếu tố sản xuất. Từ đây cho ta khái niệm: sản phẩm giá trị cận biên của vốn (MVPK – Marginal Value Product of Capital).

Sản phẩm giá trị cận biên của vốn là mức gia tăng doanh thu khi sử dụng thêm một đơn vị vốn (giá cả sản phẩm không đổi).

Với lực lượng lao động cố định mà doanh nghiệp đang sử dụng thì MVPK sẽ giảm xuống khi lượng vốn tính trên đầu công nhân tăng dần lên, mặc dù giá cả sản phẩm của doanh nghiệp không thay đổi. Điều này do MPK tuân theo quy luật: năng suất cận biên của yếu tố sản xuất giảm dần. Đường MVPK của doanh nghiệp dốc xuống.



Hình 6.7 cho biết doanh nghiệp thuê vốn tại mức: tiền thuê vốn bằng với sản phẩm giá trị cận biên của vốn (R1 = MVPK). Như vậy với mức giá cả sản phẩm của doanh nghiệp và các yếu tố sản xuất khác không đổi thì MVPK là đường cầu của doanh nghiệp đối với DV vốn. Với bất cứ mức tiền thuê nào thì đường MVPK cũng cho mức DV vốn để tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.

Đường MVPK có thể dịch chuyển lên phía trên hay xuống dưới do các nguyên nhân:

- Giá cả sản phẩm của doanh nghiệp thay đổi.

- Sự thay đổi hiệu quả lao động làm thay đổi số lượng: MPK.

- Sự thay đổi kỹ thuật sản xuất làm thay đổi năng suất của vốn hiện vật.



3.3. Cung về dịch vụ vốn

3.3.1. Trong ngắn hạn

Mức cung các dịch vụ vốn trong ngắn hạn là cố định, bởi các tài sản, vật chất của sản xuất, nhà máy, doanh nghiệp không thể ngày một ngày hai có thể xây dựng.

Đối với toàn bộ nền kinh tế cung ứng các dịch vụ vốn trong ngắn hạn là không đổi, đường cung là đường thẳng đứng.

3.3.2. Trong dài hạn

Tổng lượng vốn trong nền kinh tế thay đổi các máy móc mới được xây dựng, quy mô cung ứng dịch vụ vốn tăng. Điều này đòi hỏi phải có đầu tư mới về cung ứng của thị trường vốn. Để có đầu tư mới, các nhà đầu tư phải đạt giá cho thuê cần có: mức tối thiểu của giá cho thuê cần có phải bằng với chi phí hàng năm của vốn.

Trong dài hạn giá cho thuê càng cao, lượng đầu tư và cung ứng vốn càng lớn. Đường cung là đường dốc lên phản ánh mức cung của vốn tăng cùng chiều với giá cho thuê.



Hình 6.8 Đường cung ngắn hạn và dài hạn về dịch vụ vốn .

3.4. Cân bằng thị trường vốn

3.4.1. Cân bằng cung cầu về dịch vụ vốn

Để khảo sát sự cân bằng và sự điều chỉnh trên thị trường vốn cho đơn giản, ta sử dụng đường cung dài hạn về DV vốn nằm ngang, với ý nghĩa rằng lượng cung thay đổi ở mức giá thuê không đổi.





Hình 6.9 Cân bằng thị trường vốn

Hình 6.9 mô tả cân bằng thị trường vốn của một ngành với mức thuê R1 và lượng thuê k1.



3.4.2. Sự điều chỉnh ngắn hạn và dài hạn

Hình 6.10 Sự điều chỉnh vốn theo tiền công lao động

Hình 6.10: ban đầu ngành cân bằng tại E1 với đường cung ngắn hạn SK với lượng k1. Giả định tiền công tăng làm dịch chuyển DK sang trái DK’. Doanh nghiệp buộc phải CB tại E2 tiền thuê vốn giảm từ R1 xuống R2.

Giá R2 không đảm bảo giá cho thuê cần có không kích thích duy trì hay tăng vốn. Vốn giảm dần, đạt mức cân bằng mới tại E1’ với lượng k2 giá thuê trở về R1.

Tại cân bằng mới E1’ với giá thuê R1 các chủ vốn thu được giá cho thuê cần có lại sẵn sàng đầu tư tăng lượng vốn.


4. THỊ TRƯỜNG ĐẤT ĐAI


4.1. Cung và cầu về đất đai

4.1.1. Cung và cầu về đất đai

Đặc điểm nổi bật của đất đai là nguồn cung cố định cả trong ngắn hạn và dài hạn. Vì vậy đường cung về đất đai là đường thẳng đứng, hoàn toàn không co giãn.

Cầu về đất đai bao gồm toàn bộ nhu cầu sử dụng đất đai của con người phục vụ cho đời sống của xã hội. Với hai nhu cầu cơ bản:

- Nhu cầu đất đai cho xây dựng nhà ở, cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ, kho bãi, cơ sở hạ tầng… gọi chung là đất xây dựng cơ bản.

- Nhu cầu đất đai cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp… gọi chung là đất canh tác.

Đặc điểm cầu về đất đai phụ thuộc vào dân số và nhu cầu về tất cả các hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho đời sống xã hội. Dân số và nhu cầu gia tăng, cầu về đất đai tăng theo thời gian.



4.1.2. Giá thuê đất

Giá thuê đất là khái niệm mô tả chi phí sản xuất cho yếu tố sản xuất là đất đai.

Giá thuê đất do cung và cầu về dịch vụ đất đai quyết định , cung về dịch vụ đất đai cố định giá thuê đất đai, là giá cân bằng thị trường do cầu về dịch vụ đất đai quy định.



H6.11. Thị trường đất đai

4.2. Giá thuê đất đai và sự phân bổ nguồn cung cố định



Hình 6.12 Sự phân bổ nguồn cung về đất đai.

Hình 6.12 mô tả: DH là đường cầu về đất đai xây dựng cơ bản, DF là đường cầu về đất đai canh tác. Đường cung (S) cho thấy tổng lượng cung đất đai cố định phải được phân bổ cho hai ngành. Mức phân bổ đất đai giữa hai ngành không cố định, nếu giá thuê khác nhau, chủ đất đai sẽ chuyển lượng cung của họ từ ngành có giá cho thuê thấp sang ngành có giá cho thuê cao. Do đó giá cho thuê đất trong dài hạn của hai ngành phải bằng nhau, tại mức R1 lượng cầu đất đai hai ngành bằng tổng lượng cung (LF + LH = L).

Giả thiết chính phủ trợ cấp cho ngành xây dựng cơ bản, làm cầu đất xây dựng dịch chuyển từ DH lên DH’. Tại lượng đất đai như cũ: LH người thuê phải trả giá cân bằng R2 do nhu cầu gia tăng. Tại mức LF các điền chủ có xu hướng chuyển đất canh tác thành đất xây dựng đang có giá thuê cao hơn, sự dịch chuyển này tạo ra mức cân bằng mới cho mức giá thuê cân bằng R3. Mức giá thuê R3 làm cân bằng tiền thuê và phân bổ cân bằng nguồn cung giữa hai ngành với LH’ và LF’.

Điều chỉnh ngắn hạn và dài hạn

- Trong ngắn hạn lượng đất đai cung cấp cho mỗi ngành là không đổi, ngành nào gia tăng nhu cầu ngành đó phải trả giá cao hơn.

- Trong dài hạn có sự phân bổ lại nguồn cung cố định cho nhu cầu hai ngành và hình thành giá cả cân bằng đồng thời cho cả hai ngành.

4.3. Giá cả của đất đai



BÀI TẬP

1. Một doanh nghiệp trong th? trường cạnh tranh có hàm số sản xuất: Q = 24L - L2 (L là đầu vào lao động, Q là sản lượng 1 ngày) giá sản phẩm 10 USD/đv.

a. Viết hàm cầu về lao động và ve? đồ th?.

b. Nếu giá th? trường của sản phẩm là 12 USD/đv đường cầu lao động của doanh nghiệp d?ch chuyển thế nào?

c. Với tiền lương W = 40 USD/đv lao động doanh nghiệp thuê bao nhiêu công nhân ở mo?i mức giá cả sản phẩm?



2. Cho cung và cầu về lao động của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như sau:



Với W là tiền lương ngày, L là số lượng lao động

a. Xác định số lượng lao động và tiền lương cân bằng thị trường. Vẽ đồ thị.

b. Xác định số đơn vị lao động dư thừa của doanh nghiệp khi mức lương tối thiểu được đặt ra là 8 USD/ ngày .

c. Do biến động thị trường hàng hoá làm cầu về lao động giảm 10% số đơn vị lao động. Tìm cân bằng thị trường mới.

3. Laõi suaát giaûm töø 15% xuoáng 10%, ñieàu ñoù aûnh höôûng nhö theá naøo ñeán giaù thueâ dòch vuï voán vaø möùc quyõ voán cuûa moät ngaønh trong ngaén haïn.

4. Moät nhaø ñaàu tö xaây döïng 1 phaân xöôûng vôùi möùc ñaàu tö 10.000 USD (khoâng keå tieàn thueâ ñaát), thôøi gian söû duïng cuûa nhaø xöôûng 20 naêm vôùi chi phí baûo döôõng bình quaân 100 USD naêm, laõi suaát 5% naêm.

a. Tính giaù cho thueâ xöôûng (chi phí haøng naêm cuûa voán).

b. Neáu laõi suaát taêng leân 7% naêm, giaù cho thueâ xöôûng baây giôø thay ñoåi nhö theá naøo?

c. Heát naêm thöù 10 nhaø ñaàu tö baùn xöôûng ñöôïc 5000USD (ñöôïc bieát trong 10 naêm söû duïng nhaø ñaàu tö ñaõ tính ñuû chi phí haøng naêm cuûa xöôûng ).Vaäy taøi saûn naøy coù mang laïi lôïi nhuaän khoâng ?



Chương 7. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có thể:

- Giải thích được những trục trặc của nền kinh tế thị trường.

- Phân tích vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường và phương pháp tác động của chính phủ đến nền kinh tế thị trường.

1. NHỮNG TRỤC TRẶC CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Trong các chương trước chúng ta đã phân tích và nhấn mạnh các thị trường có sức cạnh tranh họat động và phải bảo đảm những điều kiện cần thiết để cạnh tranh được tuân thủ sao cho các tài nguyên có thể được phân phối một cách có hiệu quả. Nhưng trên thực tế những điều kiện cần thiết để cạnh tranh đó không tuân thủ và gây ra những trục trặc, khuyết tật của kinh tế thị trường.

Các nguồn phát sinh dẫn tới trục trặc vốn có của kinh tế thị trường cần được hạn chế, bao gồm:

1.1. Không đạt được cơ cấu sản lượng tối ưu (hiệu quả Pareto) do thông tin thị trường không đầy đủ và không cân xứng

Nếu người tiêu dùng không có thông tin xác đáng về giá cả và chất lượng sản phẩm thì hệ thống thị trường sẽ vận hành một cách kém hiệu quả. Tình trạng thiếu thông tin ấy có thể khích lệ những người sản xuất cung cấp quá nhiều sản phẩm này và quá ít sản phẩm khác gây ra tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt hàng hóa dịch vụ làm cho giá cả thay đổi. Tình trạng thiếu thông tin hoặc thông tin không cân xứng có thể dẫn đến các quyết định sai lầm của cả người sản xuất và người tiêu dùng, có thể ngăn chặn một số thị trường tiếp tục phát triển, hoặc dẫn tới sự vô hiệu hóa của thị trường có sức cạnh tranh...



1.2. Thế lực thị trường (sức mạnh thị trường)

Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, quyết định sản xuất của các hãng hưóng theo tiêu chuẩn chi phí cận biên bằng giá cả và do vậy cũng bằng lợi ích biên đối với người tiêu dùng.

Doanh nghiệp độc quyền sẽ lựa chọn đầu ra mà ở đó MR = MC và bán ra một số đầu ra ít hơn để có giá cao hơn so với thị trường có sức cạnh tranh, gây ra một khoản mất không .



Hình 7.1. Sức mạnh thị trường

Trong khoảng QA đến QB lợi ích biên của xã hội lớn hơn chi phí biên của xã hội, xã hội sẽ có lợi ích khi tăng sản lượng đến QB. Diện tích hình ABC cho biết mức lợi mà xã hội nhận được khi tăng sản lượng đến QB.



1.3. Ảnh hưởng của các ngoại ứng

Một ngoại ứng xuất hiện khi nào một quyết định sản xuất hoặc tiêu dùng của cá nhân, ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất và tiêu dùng của những người khác mà không thông qua giá cả thị trường.



Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất đồ da thải chất độc ra một dòng sông mà không phải chịu một chi phí nào cả, mặc dù gây nên những tổn thất cho sự tồn tại của các sinh vật dưới dòng sông và những hộ tiêu dùng nước sông. Hoặc một hộ xây bồn trồng hoa làm đẹp cho cả khu phố, các gia đình trong phố được hưởng những tác động từ việc trồng hoa mà không phải chịu một chi phí nào.

Các ngoại ứng dẫn đến sự chênh lệch giữa chi phí hoặc lợi ích của cá nhân và xã hội. Những ngoại ứng có thể là tiêu cực hoặc tích cực. Những ngoại ứng tiêu cực thường dẫn đến sự vô hiệu quả của sản xuất kinh doanh.



1.4. Việc cung cấp các sản phẩm công cộng

Sản phẩm công cọng là loại hàng hóa mà ngay cả khi một người đã dùng, thì người khác vẫn có thể dùng được. Nói cách khác, là với sản phẩm công cộng, mọi người đều tự do hưởng thụ các lợi ích do các sản phẩm đó mang lại và sự hưởng thụ của người này, không làm giảm thiểu khả năng hưởng thụ của người khác. Sản phẩm công cộng chính là trường hợp mà ta có tác động ngoại ứng mạnh hoàn toàn là lợi ích.



Ví dụ: không khí trong sạch, quốc phòng, an ninh.

Nếu để các cá nhân riêng lẻ đảm nhận cung cấp các sản phẩm công cộng sẽ xảy ra tình trạng cung ứng với số lượng không đầy đủ hoặc không được cung ứng. Ơ đây sẽ xuất hiện những kẻ ăn không, là những người được tiêu dùng hàng hóa mà không phải thanh toán.



1.5. Việc bảo đảm sự công bằng xã hội

Công bằng gắn liền với sự phân phối thu nhập, với mục tiêu nhằm làm cho mỗi thành viên trong xã hội có mức thỏa dụng hợp lý. Thị trường tự do cạnh tranh tất yếu dẫn tới sự phân hóa theo khu vực, theo thu nhập, theo giới tính, chủng tộc giữa những người họat động kinh tế giống nhau, gây nên những bất bình đẳng. Để khắc phục, phải tiến hành phân phối lại thu nhập của cải thông qua thuế trợ cấp và thừa kế hoặc các phúc lợi khác. Nhưng chính hành động đó lại gây ra sự méo mó. Hệ thống giá cả, hoạt động thông qua các thị trường cạnh tranh tự do sẽ làm cho lợi ích biên của hàng hóa bị đánh thuế với chi phí biên của nó không cân bằng nữa. Điểm cân bằng mới sẽ không có hiệu quả phân bố. Xã hội sẽ lãng phí những nguồn lực do sản xuất những hàng hóa khác nhau với những mức sản lượng không hợp lý.



2. VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

2.1. Các chức năng kinh tế chủ yếu của Chính phủ

Để khắc phục những hạn chế của kinh tế thị trường, Chính phủ thực hiện các chức năng kinh tế chủ yếu sau:



2.1.1. Xây dựng pháp luật, các quy định và quy chế điều tiết

Chính phủ đề ra hệ thống luật pháp, trên cơ sở đó đặt ra những điều luật cơ bản về quyền sở hữu tài sản và họat động của thị trường. Chính phủ cũng như chính quyền các cấp còn lập nên một hệ thống quy định chi tiết, các quy chế điều tiết...nhằm tạo nên một môi trường thuận lợi và hành lang an toàn cho sự phát triển có hiệu quả của các họat động kinh tế.



2.1.2. Ổn định và cải thiện các họat động kinh tế

Chính phủ thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô như : Kiểm soát thuế khóa, kiểm soát số lượng tiền trong nền kinh tế...mà cố gắng làm dịu những dao động lên xuống trong chu kỳ kinh doanh, hạn chế thất nghiệp, lạm phát, phá vỡ sự trì trệ.



2.1.3. Tác động việc phân bổ các nguồn lực

Chính phủ có thể tác động đến sự phân bổ nguồn lực bằng cách trực tiếp tác động đến sản xuất “cái gì”, qua sự lựa chọn của Chính phủ, qua hệ thống pháp luật, tác động đến khâu phân phối “cho ai” qua thuế và các khoản chuyển nhượng. Chính phủ cũng có thể tác động đến sự phân bổ nguồn lực một cách gián tiếp thông qua thuế, trợ cấp đối với giá cả và mức sản lượng sản xuất.



2.1.4. Quy hoạch và tổ chức thu hút các nguồn đầu tư về kết cấu hạ tầng

Các yếu tố kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tầm quan trọng, quy mô của nó đòi hỏi Nhà oóc phải là người đứng ra chăm lo từ khâu quy hoạch, đến tổ chức phộihơp đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng.

Xây dựng các chính sách, các chương trình tác động đến khâu phân phối lại thu nhập nhằm đảm bảo công bằng xã hội; thông thường đó là các chương trình kinh tế - xã hội, chính sách thuế, trợ cấp, đầu tư cho các công trình phúc lợi.

2.2. Phương pháp khắc phục của Chính phủ

2.2.1. Sử dụng các công cụ để tiết chế và khắc phục những thất bại

- Hệ thống pháp luật

- Công cụ tài chính: thuế, trợ giá, bảo hiểm, đầu tư...

- Công cụ tín dụng: bảo đảm lưu thông tiền tệ lành mạnh, xác định lãi suất tiền gửi và tiền vay ngân hàng hợp lý...

- Tổ chức, sử dụng và đổi mới hệ thống kinh tế chính phủ để thực sự là công cụ đắc lực định hướng phát triển kinh tế, khắc phục các khuyết tật và trục trặc của kinh tế thị trường.

2.2.2. Điều tiết độc quyền tự nhiên

Độc quyền tự nhiên là một doanh nghiệp cung ứng toàn bộ hàng hóa và dịch vụ trên thị trường, có sức mạnh thị trường. Độc quyền tự nhiên hình thành do 3 nguyên nhân: Phát minh sáng chế, kiểm soát đầu vào, qui định của Chính phủ và có đặc điểm chủ yếu là đường AC không uốn cong thành hình chữ U mà dốc thoải xuống trục hoành và tiệm cận với trục hoành, đường MC luôn nằm dưới đường AC và không bao gờ cắt đường AC ở điểm cực tiểu. Nếu không điều tiết độc quyền tự nhiên thì độc quyền tự nhiên sẽ lũng đoạn toàn ngành và gây ra những trục trặc nhất định là tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng và của xã hội.

Có 2 phương pháp điều tiết:

+ Điều tiết qua giá: Xác định cho độc quyền tự nhiên một mức giá tối đa (giá trần) .

+ Điều tiết qua sản lượng: Xác định cho độc quyền tự nhiên một mức sản lượng tối thiểu.

Phương pháp điều tiết qua sản lượng dễ được chấp nhận nhất, vì đó là phương pháp thỏa thuận và thương lượng. Các loại chi phí cho điều tiết thường gồm : chi phí hành chính, chi phí tổ chức, chi phí bắt buộc khác.

Cần so sánh hiệu quả, mục tiêu điều tiết với các chi phí này.



Hình 7.2. Điều tiết độc quyền tự nhiên

Chính phủ không điều tiết ở QA và PA (vì ở đây thua lỗ) và ở QB và PB (vì ở đây ĐQTN có lợi nhuận) và ở QC và PC chính là mức sản lượng tối thiểu và mức giá tối đa (giá trần) mà Chính phủ quy định cho độc quyền tự nhiên.





Каталог: resources
resources -> HƯỚng dẫn sử DỤng tài liệU Ôn tập thi thpt quốc gia môN: tiếng anh
resources -> KHỔ giấY, kiểu trình bày và ĐỊnh lề trang văn bảN a Khổ giấy
resources -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
resources -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
resources -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 205/2004/NĐ-cp ngàY 14 tháng 12 NĂM 2004 quy đỊnh hệ thống thang lưƠNG, BẢng lưƠng và chế ĐỘ phụ CẤp lưƠng trong các công ty nhà NƯỚC
resources -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
resources -> QuyếT ĐỊnh của bộ TÀi chính số 32/2008/QĐ-btc ngàY 29 tháng 05 NĂM 2008 VỀ việc ban hành chế ĐỘ quản lý, TÍnh hao mòN
resources -> Ban tổ chức số 09-hd/btctw đẢng cộng sản việt nam

tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương