Chương TỔng quan về kinh tế VI mô Mục tiêu


CẠNH TRANH KHÔNG HOÀN HẢO



tải về 1.05 Mb.
trang10/12
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.05 Mb.
#12631
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

3. CẠNH TRANH KHÔNG HOÀN HẢO


3.1. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo

Là thị trường hỗn hợp, đan xen giữa cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền hoàn toàn, chia làm hai loại:

- Cạnh tranh độc quyền

- Độc quyền nhóm

Cạnh tranh độc quyền là có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất và bán một loại sản phẩm có cùng công dụng nhưng khác nhau về nhãn hiệu, mẫu mã, chất lượng, uy tín và giá cả. Độc quyền nhóm là có một số ít doanh nghiệp cùng sản xuất và bán một loại hàng hóa đồng nhất hoặc không đồng nhất.

Điều khác biệt giữa cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm là số lượng các doanh nghiệp. Trong độc quyền nhóm số doanh nghiệp ít tới mức doanh nghiệp này có thể gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp kia, ảnh hưởng tới thị trường. Trong cạnh tranh độc quyền số doanh nghiệp nhiều đến mức một doanh nghiệp không thể gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp khác. Cả hai loại đều bao trùm vừa có cạnh tranh vừa có độc quyền.

- Cạnh tranh: các doanh nghiệp cùng sản xuất và bán một loại hàng hoá có thể thay thế được cho nhau. Đường cầu của doanh nghiệp dốc xuống nhưng rất co giãn, thể hiện sự cạnh tranh và thay thế.

- Độc quyền: hàng hoá khác nhau về mẫu mã, chất lượng, uy tín và giá cả. Do đó doanh nghiệp có khả năng điều khiển giá cả sản phẩm trong những điều kiện nhất định.



3.2. Cân bằng của doanh nghiệp trong cạnh tranh và độc quyền

3.2.1. Ngắn hạn

Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận theo điều kiện biên MR = MC. Tại mức sản lượng Q1 với P1 > SAC, doanh nghiệp thu lợi nhuận tối đa tại Q1. Phần lợi nhuận (đóng khung) sẽ thu hút các doanh nghiệp mới nhập ngành, việc nhập ngành của các doanh nghiệp mới tạo ra trạng thái dài hạn của doanh nghiệp và ngành.





3.2.2. Dài hạn

Khi có các doanh nghiệp mới nhập ngành làm cho tổng số các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm tăng lên. Kết quả là đường cầu của mỗi doanh nghiệp đã tồn tại trước đây sẽ dịch chuyển, chúc xuống về bên trái đồ thị. Mỗi doanh nghiệp sẽ chỉ bán được một số lượng sản phẩm ít hơn trước đây. Mặt khác do nhiều doanh nghiệp cạnh tranh hơn làm chi phí tăng lên, đường LAC chuyển dần lên phía trên. Hai sự dịch chuyển của đường cầu và đường LAC của doanh nghiệp chỉ dừng lại khi LAC tiếp tuyến với đường cầu tại mức sản lượng có MR = MC, kết quả là P = AC hay AR = AC, các doanh nghiệp không lời, không lỗ tạo thế cân bằng dài hạn của doanh nghiệp và của ngành.



3.3. Cân bằng trong độc quyền nhóm

Đặc điểm của độc quyền nhóm là lệ thuộc lẫn nhau , do đó việc quyết định sản lượng của mỗi doanh nghiệp đều phải tính toán đến quyết định của doanh nghiệp khác. Thể hiện ở một số trường hợp sau :



3.3.1. Cân bằng không hợp tác

Cân bằng không hợp tác do nhà toán học John Nash đưa ra vào năm 1951 vì vậy còn gọi là cân bằng Nash: mỗi doanh nghiệp đưa ra quyết định nhằm thu lợi nhuận cao nhất khi biết hành động của doanh nghiệp đối thủ.

Đặc điểm cân bằng Nash: Lợi nhuận thu được cao hơn cạnh tranh hoàn hảo nhưng thấp hơn lợi nhuận khi các doanh nghiệp hợp tác với nhau.

Cơ chế: cân bằng Nash dựa trên lý thuyết trò chơi. Theo lý thuyết này việc đưa ra các quyết định mang tính phụ thuộc lẫn nhau, trong đó mỗi đấu thủ chọn lấy một chiến lược. Mỗi doanh nghiệp thực hiện chiến lược của mình gọi là chiến lược thống soái, tuy nhiên kết quả bất lợi cho cả hai, ở thế cân bằng này hai bên đều bị thiệt.






Sản lượng của doanh nghiệp B

Sản lượng của doanh nghiệp A




Cao

Thấp

Cao

1A 1B

3A 0B

Thấp

0A 3B

2A 2B

Trong hình vẽ ở mỗi ô biểu thị lợi nhuận của doanh nghiệp A hay doanh nghiệp B khi theo chiến lược sản lượng thấp hay cao. Doanh nghiệp A sẽ được 3 lợi nhuận (3A) nếu chọn cao và B cũng vậy (3B). Ở vị trí cân bằng cả hai bên đều chọn cao thu lợi nhuận 1A = 1B. Nếu cùng chọn thấp cả hai bên sẽ được 2A = 2B, tuy nhiên không ai chọn thấp vì khi ấy đối phương sẽ chọn cao.

3.3.2. Cân bằng hợp tác

Hợp tác là một thỏa thuận tự nguyện của các đối thủ trong độc quyền nhóm.

Hợp tác tạo ra mức cân bằng, với lợi nhuận cao hơn cho các bên hợp tác .

Theo hình vẽ trên (phần a) nến hai đối thủ ký một hợp đồng để cùng sản xuất ở mức thấp lúc đó cả hai sẽ đạt lợi nhuận 2A = 2B. Hai bên cùng có lợi với mức sản lượng cân bằng thấp. Tuy nhiên sự hợp tác là khó khăn bởi mỗi doanh nghiệp trong độc quyền nhóm luôn mong muốn cạnh tranh với hy vọng tăng thêm thị trường và lợi nhuận nhiều hơn trước thiệt hại của đối thủ. Nhưng nếu các doanh nghiệp đều cạnh tranh với nhau thì lợi nhuận sẽ thấp và không một doanh nghiệp nào làm ăn tốt cả. Tình thế lưỡng nan là ở đó.



3.3.3. Mô hình đường cầu gãy

Mô hình đường cầu gãy mô tả mức giá cả và sản lượng khá ổn định của các doanh nghiệp độc quyền nhóm (giả định các yếu tố khác không đổi).




MR


Mô hình đường cầu gãy giải thích : trong độc quyền nhóm mỗi doanh nghiệp đều đứng trước một đường cầu gãy tại mức giá hiện hành (P0) của ngành độc quyền. Ở các mức giá cao hơn P0 đường cầu rất co giãn nếu doanh nghiệp tăng giá sẽ hoàn toàn bất lợi vì các đối thủ khác không tăng. Ở các mức giá thấp hơn P0 đường cầu ít co giãn, nếu doanh nghiệp hạ giá các đối thủ cạnh tranh hạ theo cũng hoàn toàn bất lợi. Điều này tạo thế cân bằng khá ổn định cho độc quyền nhóm.

Đường cầu gãy nên MR của doanh nghiệp bị gián đoạn, do đó chi phí của doanh nghiệp có thể thay đổi mà không gây ra sự thay đổi giá và sản lượng.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Chính phủ đôi khi can thiệp vào thị trường cạnh tranh bằng cách định ra giá trần hay giá sàn của hàng hoá. Trong những trường hợp như vậy, lượng cung không cân bằng với lượng cầu. Giá trần thường đưa đến cầu quá cao, trong khi giá sàn làm cung quá nhiều. Can thiệp này có thể làm tăng thu nhập của một nhóm người sản xuất hay tiêu dùng, nhưng cũng làm cho thị trường kém hiệu quả. Hãy giải thích.

2. Có một sắc thuế 10% đánh vào một nửa số doanh nghiệp (những doanh nghiệp gây ô nhiểm) trong một ngành công nghiệp có sức cạnh tranh. Số tiền thu được chi cho những doanh nghiệp còn lại (những doanh nghiệp không gây ô nhiểm) để trợ cấp 10% trên giá trị sản phẩm đầu ra bán được. Nếu tất cả các doanh nghiệp đều có đường chi phí giống hệt nhau trước khi chính sách thuế và trợ cấp này. Điều gì sẽ xảy ra với giá cả sản phẩm, đầu ra của từng doanh nghiệp và của ngành công nghiệp?

3. Trong bất cứ một thị trường cạnh tranh nào, vùng ở trên đường giá và ở dưới đường cầu là thặng dư của người tiêu dùng; vùng ở trên đường cung và dưới đường giá là thặng dư của người sản xuất (bằng lợi nhuận cọng tiền thuê trả cho doanh nghiệp trong ngành sản xuất hay người chủ hữu các yếu tố đầu vào). Tổng của thặng dư của người tiêu dùng và thặng dư của người sản xuất là thặng dư kinh tế (hay còn gọi là lợi ích xã hội), đo lường đóng góp thuần của sản phẩm vào mức hữu dụng sau khi trừ chi phí sản xuất.

Bạn có thể tìm được một cách tổ chức sản xuất nào khác để có thặng dư kinh tế cao hơn điểm cân bằng của thị trường cạnh tranh không? Nếu câu trả lời là không, thì điểm cân bằng đạt hiệu quả phân phối (còn gọi là hiệu quả Pareto). Giải thích.



4. Trong cân bằng dài hạn của thị trường cạnh tranh hoàn toàn, tất cả các doanh nghiệp trong ngành có lợi nhuận bằng không. Tại sao?

5. Các giả thiết nào cần thiết để một thị trường là thị trường cạnh tranh hoàn toàn? Tại sao mỗi giả thiết ấy là quan trọng?

6. Cân bằng cung cầu của thị trường cạnh tranh hoàn toàn đưa đến lợi ích xã hội cao nhất (tổng thặng dư của người tiêu dùng và người sản xuất). Tại sao một mức giá trần (giá tối đa) lại thường đưa đến tổn thất vô ích (deadweight loss)?

7. Liệu mức giá tối đa có nhất thiết làm cho những người tiêu dùng khấm khá hơn không? Trong những điều kiện nào nó có thể làm cho người tiêu dùng sa sút?

8. Giả sử chính phủ định giá tối thiểu cho một sản phẩm nào đó. Liệu mức giá tối thiểu này có làm cho những nhà sản xuất nói chung sa sút không? Tại sao?

9. Chính phủ muốn nâng cao thu nhập của nông dân bằng cách trợ giá. Tại sao các chương trình trợ giá làm cho xã hội phải trả giá nhiều hơn so với việc cấp tiền cho nông dân?

10. Giải thích sự khác nhau của đường cầu sản phẩm của một người sản xuất trong thị trường hoàn toàn cạnh tranh và trong thị trường độc quyền.

11. Doanh nghiệp sản xuất máy tính Mêkông có định phí sản xuất 100 triệu đồng và để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm doanh nghiệp phải chi 600.000 đồng lao động và 400.000 đồng vật liệu. Với giá bán 3 triệu đồng, không có khách hàng nào mua, nhưng nếu giảm giá 10.000 đồng thì Mêkông bán được 1000 cái. Tính phí biên và thu biên của Mêkông và tìm giá và sản lượng độc quyền của doanh nghiệp này.

12. Giải thích tại sao đôi khi doanh nghiệp bán sản phẩm ở mức giá thấp hơn phí trung bình.

13. Liệt kê các đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Nêu các trường hợp của cạnh tranh không hoàn hảo. Bạn xếp loại các doanh nghiệp hoặc định chế sau dây thuộc vào trường hợp nào: công ty Microsoft, Tổng Cục Bưu Điện, Công ty Honda, nhà hàng An Lạc Viên, Đại Học An Giang?

14. Giải thích tại sao các câu nói sau là sai, cần chỉnh lại như thế nào:

    1. Nhà độc quyền tối đa hoá lợi nhuận khi MC = P.

    2. Co giãn giá càng cao, giá độc quyền càng cao so với MC của nhà độc quyền.

    3. Nhà độc quyền không xem xét đến nguyên tắc biên.

    4. Nhà độc quyền sẽ tìm cách có doanh thu tối đa bằng cách tăng lượng hàng bán, như vậy họ sẽ sản xuất nhiều hơn người sản xuất cạnh tranh, và giá độc quyền sẽ thấp hơn.

15. Khi co giãn giá của cầu bằng 1, MR bằng bao nhiêu?

16. Vì sao một người bán độc quyền có mục đích tối đa hoá lợi nhuận sẽ không bao giờ hoạt động ở vùng mà đường cầu không co giãn.

17. Nếu chính phủ quyết định đánh thuế trên nhà độc quyền ở mức x đồng một đơn vị sản phẩm. Hãy minh hoạ tác động của thuế trên mức sản xuất và giá. Cân bằng sau thuế gần hay xa điểm cân bằng P = MC?

18. Giả sử một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có thể thực hiện phân biệt giá cấp một. Giá thấp nhất mà doanh nghiệp ấn định là bao nhiêu và tổng sản lượng ra sao?

19. So sánh lợi ích xã hội của thị trường một sản phẩm sản xuất bởi thị trường cạnh tranh hoàn toàn và thị trường cạnh tranh không hoàn toàn.

20. Chính phủ có thể can thiệp vào thị trường độc quyền bằng cách định giá tối đa. Làm thế nào để qui định mức giá tối đa sao cho doanh nghiệp độc quyền sẽ cung cấp nhiều lượng sản phẩm hơn cho thị trường?

21. Giải thích tác động của một chính sách thuế theo sản lượng đánh trên nhà độc quyền. Nếu đánh thuế không theo sản lượng, sản lượng và giá cả thay đổi như thế nào?

22. Một nhà độc quyền đứng trước đường cầu Q = 144/P2, trong đó, Q là lượng và P là giá. Biến phí trung bình của doanh nghiệp là AVC = Q½ và chi phí cố định là 5. Hãy xác định giá và sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu chính phủ can thiệp bằng cách định giá tối đa là 4. Doanh nghiệp độc quyền này sẽ điều chỉnh giá và sản lượng như thế nào. Nếu chỉnh phủ muốn định một mức giá để doanh nghiệp độc quyền sản xuất càng nhiều càng tốt, giá này phải là bao nhiêu?

BÀI TẬP


1. Sản lượng và chi phí sản xuất sản phẩm x thuộc thị trường cạnh tranh hoàn hảo như sau:

Qx

0

1

2

3

4

5




6

8

9

10

TC

25

35

41

45

47

49

52

57

65

79

100

a. Hãy xác định giá nhập ngành (hay xuất ngành) và giá đóng cửa.

b. Nếu giá sản phẩm trên thị trường là 14đ/sp tìm mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận. Tính tổng lợi nhuận đạt được?

c. Nếu giá sản phẩm trên thị trường là 5đ/sp, doanh nghiệp giải quyết như thế nào là tốt nhất? Tại sao?

2. Một doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí sản xuất như sau:

TC = Q2 + 100

a. Xác định hàm cung của doanh nghiệp.

b. Nếu giá sản phẩm trên thị trường là 60đ/sp tìm mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận. Tính tổng lợi nhuận đạt được

c. Nếu trong thị trường có 100 doanh nghiệp như nhau, hãy thiết lập hàm cung của thị trường.

3. Một doanh nghiệp độc quyền có hàm cầu thị trường: P = - 1/5 Q + 800 và hàm số tổng chi phí sản xuất: TC = 1/5 Q2 + 200Q + 200.000.

a. Viết hàm doanh thu biên và chi phí biên

b. Xác định mức sản lượng và giá bán để tối đa hóa lợi nhuận .

c. Xác định sản lượng và giá bán để tối đa hóa doanh thu.



4. Một doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm không có sản phẩm thay thế trên thị trường . Hàm cầu thị trường của sản phẩm P = - 1 /4 Q + 500.

Hàm tổng chi phí biến đổi: TVC = 1/ 2 Q2 + 200Q.

Hàm tổng chi phí cố định: TFC = 20.000

a. Nếu doanh nghiệp bán 300 sản phẩm, vậy giá bán là bao nhiêu, có phải đó là tình trạng tối đa hóa lợi nhuận hay không?

b. Xác định mức sản lượng và giá bán tối đa hóa lợi nhuận. Tính tổng lợi nhuận.

c. Nếu chính phủ đánh thuế lợi tức 3000đ, mức sản lượng, giá bán, lợi nhuận thay đổi như thế nào ?



5. Giả sử trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có 80 người mua và 60 người bán, những người mua và những người bán có cùng hàm cầu và hàm tổng chi phí về một loại hàng hóa đồng nhất như sau:

P = -20q + 164

TC = 3q2 + 24q

a. Thiết lập hàm cung và hàm cầu thị trường của hàng hóa trên.

b. Mức giá và sản lượng cân bằng thị trường là bao nhiêu?

c. Lợi nhuận thu được của mỗi nhà sản xuất là bao nhiêu? Trong tương lai lợi nhuận của mỗi nhà sản xuất sẽ thế nào ?



6. Một doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm không có sản phẩm thay thế trên thị trường. Doanh nghiệp có những chi phí như sau: FC = 2400

Hàm cầu của sản phẩm: P = - Q + 186.

a. Doanh nghiệp sẽ ấn định giá bán và sản lượng bán là bao nhiêu? Thu được bao nhiêu lợi nhuận?

b. Nếu doanh nghiệp phải trả một khoản tiền thuế khoán là 1000, số thuế này ảnh hưởng gì đến sản lượng và giá bán sản phẩm của doanh nghiệp.

c. Nếu doanh nghiệp chịu một khoản thuế là 30% tính trên doanh số, sản lượng và giá bán thế nào?

d. Nếu xí nghiệp chịu mức thuế 50% tính trên lợi nhuận sản lượng và giá bán ra sao?



7. Bà My Lan có một nhà hàng toạ lạc tại một địa điểm vắng vẽ trên quốc lộ, rất xa các nhà hàng khác. Bà có độc quyền cung cấp dịch vụ ăn uống và có lịch cầu của số bửa ăn tại nhà hàng như sau:

Giá (ngàn đồng/bữa ăn)

Lượng cầu (số bữa ăn)

1,0

1,5


2,0

2,5


3,0

3,5


4,0

4,5


5,0

160

140


120

100


80

60

40



20

10


Giả sử phí biên và tổng phí trung bình của một bửa ăn của nhà hàng My Lan cố định ở mức 2 ngàn đồng.

  1. Nếu bà My Lan tính giá một bửa ăn bằng nhau đối với tất cả khách hàng, giá này là bao nhiêu?

  2. Tính tổng thặng dư của người tiêu dùng của tất cả khách hàng của nhà hàng My lan.

  3. Tính thặng dư của nhà hàng My Lan.

  4. So với trường hợp thị trường cạnh tranh, tổng thặng dư bị mất là bao nhiêu?

8. Giả sử một doanh nghiệp có đường cầu sản phẩm như sau (đường cầu có co giãn giá là hằng số):

Q = 256P-2

Và đường phí biên có dạng:

MC = 0,001Q



  1. Vẽ đồ thị của đường cầu và đường phí biên.

  2. Tính và vẽ đường tổng thu

  3. Ở mức sản lượng nào thì thu biên MR bằng phí biên MC?

9. Đường cầu sản phẩm của một doanh nghiệp có dạng: Q = 100 - 2P

Phí biên và phí trung bình cố định ở mức 10$ một đơn vị.



  1. Doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức nào để có lợi nhuận tối đa?

  2. Doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức nào để có tổng thu tối đa?

  3. Biểu diễn trên đồ thị các kết quả trên.

10. Một hãng độc quyền có 2 nhà máy, chi phí của 2 nhà máy cho bởi:

TC1(Q1) = 10Q12

TC2(Q2) = 10Q22

Hãng đứng trước đường cầu: P = 700 - 5Q

Trong đó Q là tổng lượng sản phẩm của hãng Q = Q1 + Q2

a. Tìm và vẽ đường chi phí biên của 2 nhà máy, đường doanh thu trung bình AR, đường doanh thu biên MC. Chỉ ra sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của mỗi nhà máy, tổng sản lượng và giá cả.

b. Nếu chi phí lao động gia tăng ở nhà máy 1 nhưng không tăng ở nhà máy 2. Hãng nên điều chỉnh như thế nào?


Каталог: resources
resources -> HƯỚng dẫn sử DỤng tài liệU Ôn tập thi thpt quốc gia môN: tiếng anh
resources -> KHỔ giấY, kiểu trình bày và ĐỊnh lề trang văn bảN a Khổ giấy
resources -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
resources -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
resources -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 205/2004/NĐ-cp ngàY 14 tháng 12 NĂM 2004 quy đỊnh hệ thống thang lưƠNG, BẢng lưƠng và chế ĐỘ phụ CẤp lưƠng trong các công ty nhà NƯỚC
resources -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
resources -> QuyếT ĐỊnh của bộ TÀi chính số 32/2008/QĐ-btc ngàY 29 tháng 05 NĂM 2008 VỀ việc ban hành chế ĐỘ quản lý, TÍnh hao mòN
resources -> Ban tổ chức số 09-hd/btctw đẢng cộng sản việt nam

tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương