Chương TỔng quan về kinh tế VI mô Mục tiêu


Ảnh hưởng của quy luật khan hiếm, lợi suất giảm dân, chi phí cơ hội ngày càng tăng và hiệu quả đến việc lựa chọn tối ưu



tải về 1.05 Mb.
trang2/12
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.05 Mb.
#12631
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

4.3. Ảnh hưởng của quy luật khan hiếm, lợi suất giảm dân, chi phí cơ hội ngày càng tăng và hiệu quả đến việc lựa chọn tối ưu.

4.3.1. Tác dụng của quy luật khan hiếm

Nhu cầu của con người không ngừng tăng lên và ngày càng đa dạng, phong phú, đòi hỏi hàng hóa và chất lượng dịch vụ ngày càng cao, tiện ích mang lại ngày càng nhiều. Tuy nhiên tài nguyên để thỏa mãn những nhu cầu trên ngày càng khan kiếm và cạn kiệt (đất đai, khoáng sản, lâm sản, hải sản...).

Quy luật khan hiếm tài nguyên so với nhu cầu của con người ảnh hưởng gây gắt đến sự lựa chọn kinh tế tối ưu trong hoạt động kinh tế vi mô. Đối với vấn đề lựa chọn kinh tế tối ưu đặt ra ngày càng thực hiện rất khó khăn. Đòi hỏi doanh nghiệp phải lựa chọn những vấn đề kinh tế cơ bản của mình trong giới hạn cho phép của khả năng sản xuất và sức cạnh tranh ngày càng gia tăng.

4.3.2. Tác dụng của quy luật lợi suất giảm dần

Quy luật lợi suất giảm dần cho biết khối lượng đầu ra có thêm ngày càng giảm khi ta liên tiếp bỏ thêm những đơn vị bằng nhau của một đầu vào biến đổi (đầu vào khác giữ nguyên).

Quy luật lợi suất giảm dần đòi hỏi trong lựa chọn tối ưu doanh nghiệp phải phối hợp đầu vào sản xuất với một tỷ lệ tối ưu

4.3.3. Tác động của quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng

Chi phí cơ hội: là chi phí để sản xuất ra một mặt hàng được tính bằng số lượng mặt hàng khác bị bỏ đi để sản xuất thêm một đơn vị mặt hàng đó.

Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng cho biết: khi muốn tăng dần từng đơn vị mặt hàng này, xã hội phải bỏ đi ngày càng nhiều số lượng mặt hàng khác: quy luật đòi hỏi sử dụng tài nguyên vào sản xuất các mặt hàng khác nhau một cách hiệu quả .

4.3.4. Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là mối quan tâm duy nhất của kinh tế học nói chung, kinh tế vi mô nói riêng.

Hiệu quả, nói khái quát nghĩa là không lãng phí, nhưng nó quan hệ chặt chẽ với việc sử dụng năng lực sản xuất hiện có. Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả khi nó không thể sản xuất một mặt hàng với số lượng nhiều hơn, mà không sản xuất một mặt hàng khác với số lượng ít hơn, khi nó nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất. Mức sản xuất có hiệu quả nằm trên đường năng lực sản xuất, nhưng điểm có hiệu nhất là điểm cho phép vừa sản xuất tối đa các loại hàng hóa theo nhu cầu thị trường và sử dụng đầy đủ năng lực sản xuất. Dưới đường năng lực sản xuất là không có hiệu quả vì sử dụng không đầy đủ năng lực sản xuất. Ngoài đường năng lực sản xuất là không khả thi.

Như vậy, ta có thể nhấn mạnh mấy vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh tế theo quan điểm kinh tế học vi mô:

- Tất cả những quyết định sản xuất cái gì trên đường giới hạn năng lực sản xuất là có hiệu quả vì nó tận dụng hết nguồn lực.

- Số lượng hàng háo đạt trên đường giới hạn của năng lực sản xuất càng lớn càng có hiệu quả cao.

- Sự thỏa mãn tối đa về mặt hàng, chất lượng, số lượng hàng hóa theo nhu cầu thị trường trong giới hạn cảu đường năng lực sản xuất cho ta đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Kết quả trên một đơn vị chi phí càng lớn hoặc chi phí trên một đơn vị kết quả càng nhỏ thì hiệu quả kinh tế càng cao.

Sự đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất cho ta khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh và tích lũy lớn. Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

4.3.5. Ảnh hưởng của mô hình kinh tế

Mô hình kinh tế chỉ huy

Doanh nghiệp hoạt động theo những kế hoạch kinh tế của chính phủ , dựa trên quan hệ cấp phát, giao nộp sản phẩm hầu như doanh nghiệp không có cơ hội lựa chọn , những vấn đề kinh tế cơ bản đều được giải quyết từ kế hoạch hóa tập trung của chính phủ . Doanh nghiệp chỉ là người thực hiện , chỉ lựa chọn những phương hướng , những giải pháp để thực hiện tốt nhất kế hoạch chính phủ trên cơ sở những quy định của chính phủ.



Mô hình kinh tế thị trường

Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập tự chủ kinh doanh , phải lựa chọn , xác định tối ưu những vấn đề kinh tế cơ bản. Nó không gặp phải những sức ép hay sự hỗ trợ nào đó từ chính phủ , tuy nhiên cạnh tranh gay gắt , biến động khó lường. Doanh nghiệp phải năng động nhạy bén tìm mọi biện pháp để phân phối sử dụng nguồn lực có hiệu quả nhất. Có thể nói ở đây sự lựa chọn kinh tế tối ưu của doanh nghiệp đã đạt đến đỉnh cao của tự do lựa chọn .



Mô hình kinh tế hỗn hợp

Mô hình kinh tế này phát huy được tính năng động , tích cực của doanh nghiệp trong tự chủ kinh doanh tạo ra động lực phát triển khoa học , kỹ thuật và kinh tế . Đồng thời phát huy được vai trò quản lý điều tiết kinh tế vĩ mô của chính phủ là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp lựa chọn kinh tế tối ưu một cách có hiệu quả.



CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Những nhận định nào dưới đây thuộc phạm vi nghiên cứu của kinh tế học vi mô và những nhận định nào thuộc phạm vi nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô?

a. Đánh thuế cao vào mặt hàng rượu bia sẽ hạn chế số lượng bia được sản xuất.

b. Thất nghiệp trong lực lượng lao động đã tăng nhanh vào thập niên 2000.

c. Thu nhập của người tiêu dùng tăng sẽ làm cho người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn.

d. Người công nhân nhận được lương cao hơn sẽ mua nhiều hàng xa xỉ hơn.

e. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế năm nay cao hơn năm qua.

f. Các doanh nghiệp sẽ đầu tư vào những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao.

2. Bạn có giải quyết ba vấn đề cơ bản của kinh tế trong cuộc sống hàng ngày không? Cho ví dụ minh họa.

3. Những nhận định nào dưới đây không đúng đối với nền kinh tế kế hoạch tập trung?

a. Các doanh nghiệp tự do lựa chọn thuê mướn nhân công.

b. Chính phủ kiểm soát phân phối thu nhập.

c. Chính phủ quyết định cái gì nên sản xuất.

d. Giá cả hàng hoá do cung - cầu trên thị trường quyết định.

4. Câu nói sau đây đúng hay sai? "Một nền kinh tế có thất nghiệp không sản xuất ở mức sản lượng nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)."

5. Tại sao đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) có thể minh họa cho sự khan hiếm tài nguyên?

6. Kinh tế học đề cập đến ba vấn đề cơ bản của xã hội: sản xuất ra cái gì, như thế nào và cho ai. Những sự kiện sau đây liên quan đến vấn đề nào trong ba vấn đề trên?

a. Các nhà khai khoáng mới phát hiện ra mỏ dầu có trữ lượng lớn.

b. Chính phủ điều chỉnh thuế thu nhập sao cho người nghèo được phân phối nhiều hơn từ người giàu.

c. Chính phủ cho phép tư nhân hóa một số ngành chủ yếu.

d. Phát minh ra máy vi tính.

BÀI TẬP

1. Một bộ lạc sống trên một hòn đảo nhiệt đới gồm có 5 người. Thời gian của họ dành để thu hoạch dừa và nhặt trứng rùa. Một người có thể thu được 20 quả dừa hay là 10 quả trứng một ngày. Năng suất của mỗi người không phụ thuộc vào số lượng người làm việc trong ngành.

a. Hãy vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất đối với dừa và trứng.

b. Giả sử có một sáng chế ra một kỹ thuật trèo cây mới giúp công việc hái dừa dễ dàng hơn nên mỗi người có thể hái được 28 quả một ngày. Hãy vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất mới.

c. Hãy giải thích tại sao hình dạng của đường giới hạn khả năng sản xuất trong bài tập này khác với trong bài tập 1.



Chương 2. CUNG CẦU HÀNG HÓA

Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có thể:

- Giải thích được khái niệm cầu, lượng cầu, cầu cá nhân, cầu thị trường, luật cầu, cung, lượng cung, cung cá nhân, cung thị trường.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cầu, cung hàng hóa trên thị trường.

- Giải thích trạng thái cần bằng thị trường, cơ chế hình thành giá cả của hàng hóa trên thị trường; sự thay đổi của cung cầu ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng.

- Tính độ co giãn của cung, cầu.

- Giải thích được sự can thiệp của Chính phủ đến giá cả của hàng hóa trên thị trường, qua đó ảnh hưởng đến lợi ích của người sản xuất, người tiêu dung khi mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.



1. THỊ TRƯỜNG

Trong phần này, chúng tôi giới thiệu một định nghĩa hẹp về thị trường. Thị trường là tập hợp các thỏa thuận thông qua đó người bán và người mua tiếp cận nhau để mua bán hàng hóa và dịch vụ.

Theo định nghĩa này, thị trường không phải là một địa điểm cụ thể và bị giới hạn trong một không gian cụ thể mà chính là những thỏa thuận giữa người mua và người bán. Nơi nào có sự thỏa thuận giữa người mua và người bán để mua bán hàng hóa, dịch vụ thì nơi đó có là thị trường. Do đó, thị trường có thể là một quán cà phê, một chợ, một cuộc ký kết hợp đồng mua bán...

Tại một số thị trường, người mua và người bán gặp gỡ trực tiếp với nhau như chợ trái cây, tiệm ăn... Một số thị trường lại được vận hành thông qua các trung gian hay người môi giới như thị trường chứng khoán; những người môi giới ở thị trường chứng khoán giao dịch thay cho các thân chủ của mình. Ở những thị trường thông thường, người bán và người mua có thể thỏa thuận về giá cả và số lượng. Thí dụ, tại chợ Cần Thơ người mua và người bán có thể trực tiếp thương lượng giá.

Như vậy, thị trường rất đa dạng và xuất hiện ở bất cứ nơi nào có sự trao đổi mua bán. Hình thức của thị trường khác nhau nhưng các thị trường có cùng một chức năng kinh tế: thị trường xác lập mức giá và số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà tại đó người mua muốn mua và người bán muốn bán. Giá cả và số lượng hàng hóa hay dịch vụ được mua bán trên thị trường thường song hành với nhau. Ứng với một mức giá nhất định, một số lượng hàng hoá nhất định sẽ được mua bán. Vì thế, thị trường sẽ giúp giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản nêu trên của kinh tế học.

Để hiểu rõ hơn cơ chế vận hành của thị trường, ta sẽ tìm hiểu hành vi của người mua (biểu hiện qua cầu) và người bán (biểu hiện qua cung) trên thị trường.



2. CẦU

2.1. Khái niệm cầu và lượng cầu

2.1.1. Khái niệm cầu

Cầu (của người mua) đối với một loại hàng hóa nào đó là số lượng của loại hàng hóa đó mà người mua muốn mua tại mỗi mức giá chấp nhận được trong một thời gian nhất định nào đó tại một địa điểm nhất định.

Khái niệm nêu trên cho thấy cầu không phải là một số lượng cụ thể mà là một sự mô tả toàn diện về số lượng hàng hóa mà người mua muốn mua ở mỗi mức giá cụ thể.

Số lượng của một loại hàng hóa nào đó mà người mua muốn mua ứng với một mức giá nhất định được gọi là lượng cầu của hàng hóa đó tại mức giá đó. Như thế, lượng cầu chỉ có ý nghĩa khi gắn với một mức giá cụ thể.

Thí dụ: Cầu đối với áo quần được trình bày trong bảng 2.1. Chúng ta nhận thấy một đặc điểm của hành vi của người tiêu dùng là: khi giá càng cao, lượng cầu của người tiêu dùng giảm đi. Chẳng hạn, ở mức giá là không, người mua được cho không áo quần. Vì thế, lượng cầu ở mức giá này sẽ rất cao và có thể không thống kê được. Khi giá tăng lên 40.000 đồng/bộ, một số người tiêu dùng không còn khả năng thanh toán hay người tiêu dùng mua ít đi do cảm thấy giá đắt hơn nên từ bỏ ý định mua. Do vậy, lượng cầu lúc này giảm xuống còn 160.000 bộ/tuần. Tương tự, khi giá càng cao, số lượng hàng hóa mà người mua muốn mua tiếp tục giảm. Nếu giá là 200.000 đồng/bộ, người mua có lẽ không chấp nhận mức giá này nên không mua một hàng hóa nào hay lượng cầu lúc này bằng không.

Bảng 2.1. Cầu và cung đối với áo quần


Giá (1.000 đồng/ bộ)

Cầu (1.000 bộ/ tuần)

Cung (1.000 bộ/ tuần)

0

-

0

40

160

0

80

120

40

120

80

80

160

40

120

200

0

160

2.1.2. Hàm cầu và đường cầu

Từ thí dụ trên ta thấy rằng cầu của người tiêu dùng đối với một loại hàng hóa nào đó phụ thuộc vào giá của mặt hàng đó, nếu như các yếu tố khác là không đổi. Khi giá tăng thì lượng cầu giảm đi và ngược lại. Vì vậy, với giả định là các yếu tố khác là không đổi, ta có thể biểu diễn lượng cầu đối với một hàng hóa nào đó như là một hàm số của giá của chính hàng hóa đó như sau:



QD = f(P)         (2.1)

  Hàm số biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu của một mặt hàng và giá của nó, như hàm số (2.1), được gọi là hàm cầu. Để tiện lợi cho việc lý giải các vấn đề cơ bản của kinh tế học vi mô, người ta thường dùng hàm số bậc nhất (hay còn gọi là hàm số tuyến tính) để biểu diễn hàm cầu. Vì vậy, hàm cầu thường có dạng:



hay (2.2)

Trong đó: QD là số lượng cầu (hay còn gọi là số cầu); P là giá cả và a, b, và  là các hằng số.

Vì lượng cầu và giá có mối quan hệ nghịch biến với nhau nên hệ số b có giá trị không dương (b 0); tương tự,   0. Với dạng hàm số như (2.2), đồ thị của hàm cầu (hay còn gọi là đường cầu) có thể được vẽ như một đường thẳng (Hình 2.1).

Các điểm nằm trên đường cầu sẽ cho biết lượng cầu của người mua ở các mức giá nhất định. Thí dụ, điểm A nằm trên đường cầu D trong hình 2.1 cho biết lượng cầu ở mức giá 120.000 đồng/bộ là 80.000 bộ. Khi giá tăng từ 120.000 đồng/bộ đến 160.000 đồng/bộ, lượng cầu giảm xuống còn 40.000 bộ (điểm B).





Hình 2.1. Đường cầu

Do giá tăng từ 120.000 đồng/bộ đến 160.000 đồng/bộ, điểm A di chuyển đến điểm B trên đường cầu D. Sự di chuyển này gọi là sự di chuyển dọc theo đường cầu. Sự di chuyển này bắt nguồn từ sự thay đổi của giá của chính hàng hóa đó.

Khi xem xét hình dạng của đường cầu, ta cần lưu ý các điểm sau:

Đường cầu thường có hướng dốc xuống từ trái sang phải vì khi giá cả tăng lên lượng cầu giảm đi.

Đường cầu không nhất thiết là một đường thẳng. Trong hình 2.1, ta vẽ đường cầu có dạng đường thẳng, điều này chỉ nhằm làm đơn giản hóa việc khảo sát của chúng ta về cầu. Trong nhiều trường hợp, đường cầu có thể có dạng đường cong.

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu đối với hàng hóa

Trong các phần trước, khi nghiên cứu đường cầu của một loại hàng hóa chúng ta giả định là các yếu tố khác với giá của hàng hóa đó là không đổi. Bây giờ, chúng ta sẽ lần lượt xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố khác với giá đến lượng cầu đối với hàng hóa. Nhận xét tổng quát là: các yếu tố khác với giá thay đổi có thể làm dịch chuyển đường cầu. Cũng cần lưu ý rằng chúng ta chỉ có thể nghiên cứu ảnh hưởng của từng yếu tố một đến cầu, mà không xem xét ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố như một tổng thể. Điều này có nghĩa là khi nghiên cứu ảnh hưởng của một yếu tố này thì ta giả định các yếu tố khác không đổi. Có như thế ta mới nhận thấy rõ tác động của yếu tố mà ta cần xem xét. Phương pháp nghiên cứu như vậy gọi là phương pháp phân tích so sánh tĩnh. Sự ảnh hưởng của các yếu tố khác với giá đến cầu đối với hàng hóa được mô tả như dưới đây.



2.2.1. Thu nhập của người tiêu dùng

Khi thu nhập tăng, cầu đối với hầu hết các hàng hóa đều gia tăng vì với thu nhập cao hơn người tiêu dùng thường có xu hướng mua hàng hóa nhiều hơn. Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ, tùy thuộc vào tính chất của hàng hóa, như được trình bày dưới đây.

Cầu đối với loại hàng hóa thông thường sẽ tăng khi thu nhập của người tiêu dùng tăng. Thí dụ, người tiêu dùng sẽ mua quần áo, sẽ mua ti-vi màu, sử dụng các dịch vụ giải trí, v.v. nhiều hơn khi thu nhập của họ tăng lên. Những hàng hóa này là những hàng hóa thông thường. Ngược lại, cầu đối với hàng hóa thứ cấp (hay còn gọi là cấp thấp) sẽ giảm khi thu nhập của người tiêu dùng tăng. Hàng cấp thấp thường là những mặt hàng rẻ tiền, chất lượng kém như ti-vi trắng đen, xe đạp, v.v. mà mọi người sẽ không thích mua khi thu nhập của họ cao hơn.

Nói chung, khi thu nhập thay đổi, người tiêu dùng sẽ thay đổi nhu cầu đối với các loại hàng hóa. Điều này sẽ tạo nên sự dịch chuyển của đường cầu. Hình 2.2 trình bày sự dịch chuyển của đường cầu do ảnh hưởng của thu nhập có tính đến tính chất của hàng hóa. Đường cầu đối với hàng hóa thông thường sẽ dịch chuyển về phía phải khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên; ngược lại, đường cầu đối với hàng hóa cấp thấp sẽ dịch chuyển về phía trái khi khi thu nhập của người tiêu dùng tang lên.

Một loại hàng hóa có thể vừa là hàng hóa thông thường và vừa là hàng hóa cấp thấp. Chẳng hạn, người tiêu dùng sẽ mua quần áo nhiều hơn ứng với một mức giá nhất định khi thu nhập tăng. Người tiêu dùng có lẽ sẽ chi tiền nhiều hơn cho các loại quần áo thời trang, cao cấp, đẹp nhưng sẽ chi ít hơn cho các loại quần áo rẻ tiền, kém chất lượng. Như vậy, quần áo có thể vừa là hàng hoá bình thường và vừa là hàng hoá cấp thấp.

Cùng với sự  gia tăng của thu nhập của người tiêu dùng theo thời gian, một hàng hóa, dịch vụ là hàng bình thường hôm nay có thể trở thành một hàng thứ cấp trong tương lai. Thí dụ, ở Việt Nam, xe đạp là hàng hóa bình thường vào đầu những năm 1990 nhưng lại là hàng thứ cấp vào cuối những năm 1990 do thu nhập của người tiêu dùng vào cuối những năm 1990 cao hơn thu nhập vào đầu những năm 1990.





Hình 2.2. Ảnh hưởng của sự gia tăng thu nhập đến cầu của

hàng hóa thông thường và thứ cấp

Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, nếu quần áo là hàng hóa thông thường, (a) tại mức giá 120, lượng cầu tăng từ 80 lên 100, làm cho đường cầu dịch chuyển sang phải từ D1 đến D2. Nếu quần áo là hàng hóa thứ cấp, người tiêu dùng giảm lượng mua xuống còn 60, đường cầu dịch chuyển sang trái (b)



  Bảng 2.2 cho thấy mối liên hệ giữa thu nhập và số lượng tiêu thụ của một số loại hàng tiêu dùng tính bình quân trên một hộ gia đình của nước ta trong giai đoạn 1997-1998. Trong các mặt hàng lương thực - thực phẩm, gạo và muối có thể được xem như là hàng cấp thấp vì các hộ gia đình có thu nhập càng cao có xu hướng tiêu dùng gạo và muối càng ít đi. Đó là do khi thu nhập tăng lên, tâm lý tiêu dùng của người dân có thể thay đổi. Khi thu nhập tăng lên, người tiêu dùng nghĩ đến việc thưởng thức bữa ăn ngon hơn là ăn cho no.

Bảng 2.2. Khối lượng tiêu dùng một số hàng lương thực thực phẩm phân theo nhóm chi tiêu




Nhóm chi tiêu




1

2

3

4

5

Thu nhập (1000 đồng)

1239

1904

2450

3440

8646

Hàng hóa
















Gạo các loại (kg)

11,48

13,37

13,62

13,22

10,94

Muối (kg)

0,32

0,33

0,31

0,31

0,25

Thịt các loại (kg)

0,49

0,81

1,03

1,44

2,06

Trứng (quả)

0,73

1,52

1,95

2,94

4,60

Thủy hải sản (kg)

0,66

0,96

1,22

1,41

1,43

Sữa, sản phẩm sữa (kg)

0,00

0,01

0,05

0,03

0,17

Nước giải khát (lít)

0,01

0,04

0,05

0,12

0,28

Bia, rượu (lít)

0,32

0,37

0,40

0,51

0,66

(Nguồn: Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1997 – 1998)

Khác với gạo và muối, các loại thực phẩm như thịt, trứng, sữa, thủy hải sản, rượu và bia đều được tiêu dùng nhiều hơn khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên. Các loại hàng hóa này có thể được xem là hàng hóa bình thường. Đặc biệt, số lượng tiêu dùng của các mặt hàng trứng, sữa và nước giải khát tăng rất cao ở nhóm chi tiêu 5 so với nhóm 4.

            Bây giờ, chúng ta hãy xem xét sự thay đổi của cơ cấu tiêu dùng đối với các mặt hàng lương thực - thực phẩm khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên theo các nhóm chi tiêu để nghiên cứu sự thay đổi của cầu trong tương lai.

Bảng 2.3. Cơ cấu chi tiêu một số mặt hàng phân theo nhóm chi tiêu

(Đơn vị tính: %)

Loại hàng hóa

Nhóm chi tiêu

1

2

3

4

5

Lương thực, thực phẩm

61,65

55,81

51,07

43,98

28,75

Ăn uống ngoài gia đình

0,70

1,86

2,74

4,48

7,63

May mặc

5,79

5,71

5,38

4,76

3,34



4,00

4,62

5,29

6,44

9,81

Y tế

4,64

5,21

5,45

5,71

5,01

Giao thông, bưu điện

0,48

0,65

0,77

0,94

1,80

Giáo dục

3,22

3,95

4,52

5,53

8,28

Văn hóa thể thao và giải trí

0,08

0,10

0,17

0,37

1,12

(Nguồn: Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1997 – 1998)

Từ bảng 2.3, ta có thể thấy rằng các mặt hàng lương thực - thực phẩm và may mặc là những mặt hàng cấp thấp vì tỷ trọng chi tiêu cho chúng giảm dần khi mức sống của người dân tăng lên. Dịch vụ y tế đối với những người có mức chi tiêu thấp có thể là loại hàng bình thường vì khi thu nhập tăng lên thì chi tiêu cho dịch vụ y tế có xu hướng tăng lên; khi nhóm chi tiêu tăng đần tứ 1 đến 4, tỷ trọng chi tiêu cho hàng hóa này tăng dần. Tuy nhiên, đối với nhóm người thứ 5, những người có mức chi tiêu cao nhất, tỷ trọng chi tiêu cho hàng hóa này lại giảm đi. Dịch vụ y tế có thể lại trở thành hàng thứ cấp. Giao thông, bưu điện, giáo dục và giải trí là những hàng hóa bình thường và có phần xa xỉ. Những người thuộc các nhóm có thu nhập thấp chi rất ít cho những hàng hóa này. Mức chi tiêu cho chúng sẽ gia tăng khi thu nhập tăng. Những người thuộc nhóm thứ 5 có mức chi tiêu cho hoạt giải trí rất cao so với nhóm 4. Điều này chứng tỏ người dân sẽ chú trọng nhiều hơn đến vui chơi giả trí khi mức sống được nâng cao.

            Việc nghiên cứu sự thay đổi của nhu cầu khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi có ý nghĩa trong việc hoạch định kế hoạch sản xuất và phân bổ tài nguyên của một nền kinh tế. Tập quán tiêu dùng sẽ thay đổi khi thu nhập thay đổi. Do vậy, cơ cấu hàng hóa sản xuất ra cũng phải thay đổi theo để phù hợp với nhu cầu mới. Có như vậy, sự phân bổ tài nguyên trong xã hội mới có hiệu quả và tránh được lãng phí.

2.2.2. Giá cả của hàng hóa có liên quan

Chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng giá xe gắn máy hay giá xăng tăng lên có thể làm tăng nhu cầu sử dụng xe buýt tại mỗi mức giá nhất định, nếu giá vé xe buýt không đổi. Các nhà kinh tế cho rằng xe gắn máy là những phương tiện thay thế cho xe buýt. Nói chung, nhu cầu đối với một loại hàng hóa nào đó chịu ảnh hưởng bởi giá cả của hàng hóa có liên quan. Có hai loại hàng hóa có liên quan mà các nhà kinh tế thường đề cập đến là: hàng hóa thay thếhàng hóa bổ sung.



Hàng hóa thay thế. Hàng hóa thay thế là những loại hàng hóa cùng thỏa mãn một nhu cầu (nhưng có thể mức độ thỏa mãn là khác nhau). Thông thường, hàng hóa thay thế là những loại hàng hóa cùng công dụng và cùng chức năng nên người tiêu dùng có thể chuyển từ mặt hàng này sang mặt hàng khác khi giá của các mặt hàng này thay đổi. Thí dụ, người tiêu dùng có thể thay thế thịt bằng cá khi giá thịt tăng lên và giá cá không đổi; khách du lịch có thể lựa chọn giữa Vũng Tàu, Đà Lạt hay Nha Trang. Quan sát trên cho phép ta đưa ra nhận xét quan trọng sau: cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) đi khi giá của (các) mặt hàng hóa thay thế của nó giảm (tăng), nếu các yếu tố khác là không đổi.

Hàng hóa bổ sung. Hàng hóa bổ sung là những hàng hóa được sử dụng song hành với nhau để bổ sung cho nhau nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định nào đó. Trong thực tế có rất nhiều hàng hóa bổ sung. Thí dụ, xăng là hàng hóa bổ sung cho xe gắn máy vì chúng ta không thể sử dụng xe gắn máy mà không có xăng. Giá xăng tăng có thể dẫn đến lượng cầu đối với xe gắn máy giảm xuống. Gas và bếp gas, máy hát CD và đĩa CD là những hàng hóa bổ sung cho nhau. Từ những thí dụ trên, ta cũng có thể dưa ra một nhận xét quan trọng sau: cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) khi giá của (các) hàng hóa bổ sung của nó tăng (giảm), nếu các yếu tố khác không đổi.

2.2.3. Giá cả của chính loại hàng hóa đó trong tương lai

Cầu đối với một hàng hóa, dịch vụ còn có thể phụ thuộc vào sự dự đoán của người tiêu dùng về giá của hàng hóa, dịch vụ đó trong tương lai. Việc người dân đổ xô mua đất đai trong thời gian gần đây là do họ dự đoán giá đất đai sẽ gia tăng trong thời gian tới khi nhu cầu về đất để sinh sống và đô thị hóa gia tăng. Thông thường, người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn khi họ dự đoán giá trong tương lai của hàng hóa, dịch vụ đó tăng và ngược lại.



2.2.4. Thị hiếu của người tiêu dùng

Trong các phần trước, có một một yếu tố nữa được giữ cố định khi phân tích đường cầu. Đó là thị hiếu hay sở thích của người tiêu dùng. Sở thích của người tiêu dùng có thể chịu ảnh hưởng của phong tục, tập quán, môi trường văn hóa - xã hội, thói quen tiêu dùng, v.v. của người tiêu dùng. Khi những yếu tố này thay đổi, nhu cầu đối với một số loại hàng hóa cũng đổi theo. Thí dụ, khi phim Hàn Quốc được trình chiếu phổ biến ở nước ta, thị hiếu về nhuộm tóc và quần áo thời trang Hàn Quốc trong thanh niên gia tăng. Điều này dẫn đến nhu cầu đối với thời trang Hàn Quốc cũng gia tăng.



2.2.5. Quy mô thị trường

Số người tiêu dùng trên thị trường đối với một hàng hóa, dịch vụ cụ thể nào đó có ảnh hưởng quan trọng đến cầu đối với hàng hóa, dịch vụ đó. Có những mặt hàng được tiêu dùng bởi hầu hết người dân như nước giải khát, bột giặt, lúa gạo, v.v. Vì vậy, số lượng người mua trên thị trường những mặt hàng này rất lớn nên cầu đối với những mặt hàng này rất lớn. Ngược lại, có những mặt hàng chỉ phục vụ cho một số ít khách hàng như rượu ngoại, nữ trang cao cấp, kính cận thị, v.v. Do số lượng người tiêu dùng đối với những mặt hàng này tương đối ít nên cầu đối với những mặt hàng này cũng thấp. Dân số nơi tồn tại của thị trường là yếu tố quan trọng quyết định quy mô thị trường. Cùng với sự gia tăng dân số, cầu đối với hầu hết các loại hàng hóa đều có thể gia tăng.



2.2.6. Các yếu tố khác

Sự thay đổi của cầu đối với hàng hóa, dịch vụ còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác. Đó có thể là các yếu tố thuộc về tự nhiên như thời tiết, khí hậu hay những yếu tố mà chúng ta không thể dự đoán trước được. Thí dụ, cầu đối với dịch vụ đi lại bằng máy bay đột ngột suy giảm sau khi xảy ra sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại New York (Mỹ) hay cầu về thịt bò giảm mạnh khi xảy ra dịch bệnh “bò điên” ở Anh và các nước châu Âu khác.

Nói chung, đường cầu đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó sẽ dịch chuyển khi các yếu tố khác với giá ảnh hưởng đến cầu đối với loại hàng hóa, dịch vụ đó thay đổi. Lượng cầu của người tiêu dùng tại mỗi mức giá sẽ thay đổi khi các yếu tố này thay đổi.  


Каталог: resources
resources -> HƯỚng dẫn sử DỤng tài liệU Ôn tập thi thpt quốc gia môN: tiếng anh
resources -> KHỔ giấY, kiểu trình bày và ĐỊnh lề trang văn bảN a Khổ giấy
resources -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
resources -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
resources -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 205/2004/NĐ-cp ngàY 14 tháng 12 NĂM 2004 quy đỊnh hệ thống thang lưƠNG, BẢng lưƠng và chế ĐỘ phụ CẤp lưƠng trong các công ty nhà NƯỚC
resources -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
resources -> QuyếT ĐỊnh của bộ TÀi chính số 32/2008/QĐ-btc ngàY 29 tháng 05 NĂM 2008 VỀ việc ban hành chế ĐỘ quản lý, TÍnh hao mòN
resources -> Ban tổ chức số 09-hd/btctw đẢng cộng sản việt nam

tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương