Chương TỔng quan về kinh tế VI mô Mục tiêu


Chương 6. THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT



tải về 1.05 Mb.
trang11/12
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.05 Mb.
#12631
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Chương 6. THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT


Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có thể:

- Giải thích được đặc điểm của thị trường yếu tố sản xuất.

- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người mua, người bán trên thị trường yếu tố sản xuất.


1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


1.1. Giá và thu nhập của các yếu tố sản xuất

Yếu tố sản xuất hay đầu vào sản xuất chia làm 3 nhóm chính :

- Lao động (sức lao động).

- Đất đai.

- Vốn (hiện vật).



Giá các yếu tố sản xuất

- Giá của lao động: tiền công (W - Wage).

- Giá của đất đai: tiền thuê (R - Rent).

- Giá của vốn: tiền thuê (R).

- Giá yếu tố sản xuất do thị trường yếu tố sản xuất quy định.



Hình 6.1. Thị trường các yếu tố sản xuất

Thu nhập của 1 yếu tố sản xuất: Thu nhập của 1 yếu tố sản xuất là giá cả của yếu tố sản xuất nhân với lượng trao đổi.

1.2. Cầu về yếu tố sản xuất

Cầu về yếu tố sản xuất là cầu thứ phát. Các doanh nghiệp muốn sản xuất ra hàng hóa vì vậy họ có nhu cầu về yếu tố sản xuất.

Doanh nghiệp sẽ quyết định đồng thời mức cung ứng sản phẩm và mức cầu về yếu tố sản xuất.

Cầu về yếu tố sản xuất được xác định cụ thể dựa trên:

- Mục tiêu và điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp: TPr max tại MR = MC.

- Quy luật năng suất cận biên của yếu tố sản xuất giảm dần: tỉ lệ phối hợp tối ưu các yếu tố sản xuất.

- Các quan hệ thị trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp và đối với các yếu tố sản xuất: thị trường cạnh tranh hay độc quyền …

2. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG


2.1. Cầu về lao động

2.1.1. Khái niệm

Cầu về lao động là số lượng lao động mà doanh nghiệp mong muốn và có khả năng thuê tại các mức tiền công khác nhau trong những khoảng thời gian nhất định.

Số lượng lao động được thuê phụ thuộc:

- Quy mô về cầu của xả hội đối với hàng hóa của doanh nghiệp: số lượng hàng hóa, giá cả hàng hóa.

- Mức tiền công mà doanh nghiệp có khả năng và sẵn sàng trả khi thuê nhân công: sự biến đổi của số lượng lao động và tiền công.

- Trình độ công nghệ của sản xuất, trình độ người lao động …



2.1.2. Cầu về lao động và tiền công

Khi xác định cầu về lao động phụ thuộc vào tiền công (W) ta giả định các yếu tố khác không đổi: cầu về lao động nghịch biến với tiền lương.





2.1.3. Doanh nghiệp quyết định mức thuê nhân công

Các khái niệm phân tích cầu về lao động

- Sản phẩm biên của lao động (MPL - Marginal Product of Labour) : là số sản phẩm tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị lao động



Với : TP: tổng sản phẩm

L : lao động

- Sản phẩm giá trị cận biên của lao động (MVPL - Marginal Value Product of Labour).

MVPL = P.MPL

MVPL là doanh thu tăng thêm khi bán sản phẩm do tăng thêm 1 đơn vị lao động tạo ra, trong điều kiện giá cả hàng hóa không đổi.

- Sản phẩm doanh thu cận biên của lao động (MRPL - Marginal Revenue Product of Labour): Khi giá cả sản phẩm thay đổi sử dụng thêm một đơn vị lao động doanh nghiệp thu được MRPL

MRPL: là lượng doanh thu tăng thêm khi bán sản phẩm do tăng thêm 1 đơn vị lao động tạo ra. Trong điều kiện giá cả sản phẩm thay đổi.

MRPL = TR(n+1) - TRn

Trong đó : TRn là tổng doanh thu khi sử dụng lượng n đơn vị lao động.

TR(n+1) là tổng doanh thu khi sử dụng lượng n+1 đơn vị lao động.

- Chi phí cận biên của lao động (MCL - Marginal Cost of Labour).

Khi tiền công không đổi: W = MCL

Khi tiền công thay đổi:

MCL là chi phí tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị lao động.

* Doanh nghiệp quyết định mức thuê nhân công

- Điều kiện: giá cả sản phẩm và tiền lương không đổi. Doanh nghiệp thuê nhân công tại mức tiền công bằng sản phẩm giá trị cận biên của lao động.

W = MVPL

- Điều kiện: giá cả sản phẩm thay đổi, tiền lương không đổi . Doanh nghiệp thuê nhân công tại mức tiền công bằng sản phẩm doanh thu cận biên của lao động.

W = MRPL

- Điều kiện: tiền lương thay đổi, giá cả sản phẩm không đổi. Doanh nghiệp thuê nhân công tại mức chi phí cận biên của lao động bằng với sản phẩm giá trị cận biên của lao động.

MCL = MVPL

- Điều kiện: cả tiền lương và giá cả sản phẩm thay đổi. Doanh nghiệp thuê nhân công tại mức chi phí cận biên của lao động bằng với sản phẩm doanh thu cận biên của lao động.

MCL = MRPL

2.1.4. Cầu về lao động của ngành

Cầu về lao động của ngành là tổng mức cầu của các doanh nghiệp ở các mức giá. Chẳng hạn:

Trong thị trường cạnh tranh với giá cả hàng hóa P1, doanh nghiệp thuê nhân công tại mức cân bằng MVPL = W1. Cộng các đường MVPL của các doanh nghiệp được MVPL1 của ngành với mức W1 được điểm cân bằng E1 (H6.3) là mức cầu lao động của ngành tại W1. Khi tiền công thay đổi với W2 < W1 cung về hàng hóa của ngành gia tăng, giá hàng hóa hạ P2 < P1 đường MVPL của ngành dịch chuyển sang trái thành đường MVPL2 với mức tiền công W2 được điểm cân bằng E2. Nối E1 và E2 được đường cầu về lao động của ngành.













2.2. Cung về lao động

2.2.1. Khái niệm

Cung về lao động là tổng số lương lao động mà lực lượng lao động chấp nhận làm việc tại các mức tiền công khác nhau trong những khoảng thời gian nhất định.

Cung về lao động phụ thuộc vào lực lượng lao động và ý muốn của người lao động.

- Lực lượng lao động: tất cả các cá nhân đang làm việc hay đang tìm kiếm việc làm.

- Ý muốn của người lao động hay mức cung về lao động của cá nhân gắn với mức tiền công thực tế và được xác định bởi các lựa chọn về sử dụng thời gian khác nhau để một người đạt được thỏa mãn tốt nhất về làm việc và nghỉ ngơi. Mặt khác, cung về lao động của cá nhân còn phụ thuộc mức thỏa mãn về tất cả các hàng hóa và dịch vụ do thu nhập đã được tích lũy mang lại, vào tình trạng sức khỏe, vào giá cả hàng hóa tiêu dùng… Ngoài ra cung về lao động còn bị chi phối bởi lĩnh vực tinh thần như: sự yêu thích công việc, niềm tin vào lý tưởng cuộc sống…






A









































































20




































H6.4 Lựa chọn giữa lao động và nghỉ ngơi

2.2.2. Cung về lao động và tiền công

Khi coi cung về lao động phụ thuộc vào tiền công thực tế: L= f (Wr ) ta giả định rằng tất cả các yếu tố khác không đổi. Đường cung về lao động dốc lên và vòng về phía sau (H6.5) phản ánh khi đã thỏa mãn về tất cả các hàng hóa và dịch vụ cung về lao động sẽ nghịch biến với tiền lương thực tế.





2.3. Cân bằng thị trường lao động

Cân bằng thị trường lao động là trạng thái lượng cung và lượng cầu trên thị trường lao động bằng nhau. Xác định dồng thời số lượng lao động cân bằng và mức tiền công tương ứng.


DL

SL

Q3




Hình 6.6. Thị trường la động

Sự thay đổi điểm cân bằng thị trường lao động của ngành do sự thay đổi cung và cầu về lao động của ngành gây ra .

- Cung về lao động của ngành thay đổi do sự biến động về tiền lương, về nhu cầu tăng giảm số lượng lao động giữa các ngành.

- Cầu về lao động của ngành thay đổi do sự biến động về cầu hàng hóa của ngành, sự thay đổi công nghệ sản xuất của ngành…



Каталог: resources
resources -> HƯỚng dẫn sử DỤng tài liệU Ôn tập thi thpt quốc gia môN: tiếng anh
resources -> KHỔ giấY, kiểu trình bày và ĐỊnh lề trang văn bảN a Khổ giấy
resources -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
resources -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
resources -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 205/2004/NĐ-cp ngàY 14 tháng 12 NĂM 2004 quy đỊnh hệ thống thang lưƠNG, BẢng lưƠng và chế ĐỘ phụ CẤp lưƠng trong các công ty nhà NƯỚC
resources -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
resources -> QuyếT ĐỊnh của bộ TÀi chính số 32/2008/QĐ-btc ngàY 29 tháng 05 NĂM 2008 VỀ việc ban hành chế ĐỘ quản lý, TÍnh hao mòN
resources -> Ban tổ chức số 09-hd/btctw đẢng cộng sản việt nam

tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương