Chương ĐẤt và dinh dưỠng đẤt gs. Tskh: Đỗ Đình Sâm pgs. Ts: Ngô Đình Quế Ts: Nguyễn Tử Siêm ks: Nguyễn Ngọc Bình



tải về 2.06 Mb.
trang7/12
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích2.06 Mb.
#31118
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

(6) Đất xám trên phù sa cổ (Orthic Acrisols) Có diện tích: 1.045.184 ha.

Phân bố theo các vùng như sau:


- Miền Đông Nam bộ: 781.646 ha.
- Duyên hải Nam Trung Bộ: 137.807 ha.

- Đồng bằng sông Cửu Long: 64.705 ha. (Viện QHTKNN – 1982).

57

Đất xám trên phù sa cổ, có tuổi hình thành cách đây 670.000 – 700.000 năm (thuộc niên



đại địa chất: Neogen 2 đến pleitocence Q1 – Q3).
Đất xám trên phù sa cổ có dạng địa hình gợn sóng, với độ dốc thoải:
- Độ dốc < 3 º, chiếm 68,3 % tổng diện tích đất xám.
- Độ dốc từ 3 – 8 º, chiếm 28,1 % tổng diện tích đất xám.
- Từ 8 – 15 º, chiếm 3,6 % diện tích (rất ít).
- Đất có độ dày ≥ 100 cm chiếm 87,5 % tổng diện tích đất xám.
- Đất mỏng ≤ 50 cm chiếm 8,6 % tổng diện tích đất xám.

- Tỷ lệ


SiO2

Al2O3
trong keo sét = 1,87 – 2,28 biểu hiện quá trình Feralít diễn ra chưa

mạnh (vỏ phong hoá Sialit – Feralít).


- Đất nghèo mùn, (< 2 %) tỷ lệ C/N thấp = 8 – 9.
- Đất có phản ứng chua hoặc chua mạnh, độ bão hoà bazơ rất thấp.
- Hàm lượng các chất khoáng dinh dưỡng N,P,K đều nghèo.
Các rừng nhiệt đới nguyên sinh chiếm ưu thế trên loại đất xám này là rừng dầu nước (Dipterocarpus alatus) rừng dầu chai (Shorea vulgaris), rừng Sao đen (Hopea odorata) và các rừng gỗ quí họ Đậu, như rừng gỗ đỏ (Pahudia cochinchinensis), rừng dáng hương (Pterocapus indicatus) v.v.…
Khi rừng bị tàn phá, đất xám trên phù sa cổ, nhanh chóng chuyển sang dạng đất xám bạc màu, hiện nay loại đất này đã có tới 183.960 ha, cho nên có nhiều nhà thổ nhưỡng đặt tên đất xám trên phù sa cổ là đất xám bạc màu.
Ở các nơi địa hình thấp và trũng còn hình thành loại đất xám đọng mùn, glây (Humic Gleyic Acrisols), hiện nay có diện tích 88.527 ha, tập trung chủ yếu ở miền Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
(7) Đất nâu đỏ trên đá vôi
Có diện tích: 545.300 ha.
Phân bố tập trung ở vùng Tây Bắc, Việt Bắc, Đồng Giao (Ninh Bình) và Nghĩa Đàn

(Nghệ An).


Đất có thành phần cơ giới nặng, cấu tượng tốt, tơi xốp. Đất có độ pH thấp (chua), hàm lượng Al+++ di động cao, các cation kiềm và kiềm thổ bị rửa trôi mạnh, độ no bazơ thấp. Hiện đang được sử dụng chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp.
3.2.5. Nhóm đất nâu nhiệt đới bán khô hạn (Lixisols)
58

Chú thích: Cũng có tác giả đặt tên là đất đỏ, xám nâu nhiệt đới bán khô hạn (Nguyễn

Tứ Siêm – Thái Phiên 1999).


Trên bản đồ đất của tỉnh Ninh Thuận, với tỷ lệ 1/50.000 phân loại đất theo phương pháp

định lượng của FAO – UNESCO (2000), lại đặt tên là nhóm đất xám vùng bán khô hạn.


Đây là một trong những nhóm đất ở Việt Nam còn nhiều tồn tại nhất, đầu tiên là tên nhóm đất, hầu như chưa thống nhất giữa các nhà khoa học, như trên đã trình bày.
Thứ hai là vùng phân bố của đất nâu nhiệt đới bán khô hạn, nhiều nhà thổ nhưỡng nông nghiệp cho rằng: Nhóm đất này tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận và 1 diện tích nhỏ phân bố ở Tây Nguyên (khu vực Cheo Reo – Phú Bổn có 1.861 ha).
Tuy nhiên khi nghiên cứu các loại đất rừng Việt Nam, chúng ta còn phát hiện loại đất này phân bố ở khu vực Mường Xén (tỉnh Nghệ An), nơi có nhiệt độ trung bình năm 23,8ºC , có mùa đông với lượng mưa rất thấp: 625 mm/năm và lượng bốc hơi nước > 1000 mm/năm, có mùa khô dài và sâu sắc (9 tháng, từ tháng 10 đến tháng 6 năm sau), với loại rừng nhiệt đới nguyên sinh, thưa, rụng lá: Rừng săng lẻ (Lagerstroemia tomentosa).
Ngoài ra còn có khu vực thượng nguồn sông Mã (tỉnh Sơn La), có nhiệt độ trung bình năm 21,8ºC, với lượng mưa thấp hơn lượng bốc hơi, lượng mưa trung bình cả năm 1.050 mm. Rừng khí hậu ở đây là rừng nhiệt đới thưa rụng lá (rừng săng lẻ), sinh trưởng xấu. Khu vực này cũng có nhiều cây chủ thả cánh kiến đỏ, cho năng xuất và chất lượng cao, như cây cọ phèn (Protium serratum) và cây cọ khiết (Dalbergia hupeana). Loại đất xám nâu nhiệt đới bán khô hạn cũng phân bố ở đây (Nguyễn Ngọc Bình, 1996).
Vấn đề tồn tại cuối cùng là diện tích đất nâu nhiệt đới bán khô hạn ở Việt Nam, theo Hội Khoa Học Đất Việt Nam, viện QHTKNN, và Tổng Cục Địa Chính (năm 2000) thì diện tích đất nâu nhiệt đới bán khô hạn ở Việt Nam chỉ có: 42.330 ha, bao gồm 2 đơn vị:
Đất đỏ vùng bán khô hạn (Chromic Lixisols): 2.230 ha. (hình thành trên đá mẹ mác ma trung tính và kiềm, đá bazan và Andesite).
Đất nâu vàng nhiệt đới bán khô hạn, có diện tích: 40.100 ha (hình thành trên phù sa cổ

và đá Granite).


Năm 2000, một bản đồ đất của tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng trên hệ thống phân loại định lượng của FAO – UNESCO, với tỷ lệ 1/50.000, gồm 9 nhóm đất với 75 đơn vị đất được phân loại, do Sở NN và PTNT chủ trì, thì nhóm đất xám vùng bán khô hạn ở tỉnh Ninh Thuận rộng tới 232.015 ha (chiếm 69 % diện tích đất tự nhiên của tỉnh) lớn hơn gấp 5 lần diện tích nhóm đất này trong toàn quốc.
Nhóm đất xám vùng bán khô hạn ở tỉnh Ninh Thuận chỉ gồm 2 đơn vị:
- Đất xám vùng bán khô hạn trên đá Granite giàu thạch anh (diện tích rộng nhất).

59

- Đất xám nâu vùng bán khô hạn trên phù sa cổ (diện tích ít hơn).


Như vậy diện tích nhóm đất nâu nhiệt đới bán khô hạn chắc chắn không thể quá nhỏ bé, như trên bản đồ đất toàn quốc, 1996 đã xác định.
Đặc điểm chung của nhóm đất nâu nhiệt đới bán khô hạn

Đặc điểm quan trọng đầu tiên là đất nâu nhiệt đới bán khô hạn là đất có phản ứng ít chua và trung tính pH (H2O) = 5,8 – 6,8.



Hàm lưng cation Ca++,Mg++ trao đổi trong đt ơng đối cao: T 5,5 20 lđl/100g

đất.

Độ bão hoà bazơ của đất cũng cao: 50 – 80 % (do quá trình rửa trôi, trong đất yếu). Hàm lượng mùn ở trong đất rất thấp, hoặc thấp (1,67 – 3,68 %).



Tỷ lệ C/N cũng rất thấp (6 – 10), biểu hiện cường độ phân giải chất hữu cơ diễn ra

nhanh và khả năng tích luỹ mùn trong đất thấp.

Tỷ lệ

Tỷ lệ

SiO2

Al2O3
SiO2

R2O3
trong keo sét khá cao: 2,12 – 2,50.

trong keo sét = 1,63 – 1,97.


AFC

Tỷ lệ keo dương so với keo âm

CEC

= 0,40 – 0,60.


(PTS Hoàng Văn Huây – 1979).


Như vậy đất nâu nhiệt đới bán khô hạn có cường độ Feralít yếu và Fe2O3 được tích luỹ ở dạng it ngậm nước, nên đất có màu lẫn nâu.
Theo Nguyễn Ngọc Bình (1995) thì đất nâu nhiệt đới bán khô hạn mang đặc điểm của vỏ phong hoá: Fersialit.
Đặc điểm các đơn vị đất trong nhóm đất nâu nhiệt đới bán khô hạn

(1) Đất đỏ hoặc đỏ nâu nhiệt đi bán khô hạn (Chromic Lixisols)
Có diện tích: 2.230 ha, phân bố chủ yếu ở ven thị xã Phan Rang thuộc tỉnh Ninh Thuận.
Đất được hình thành trên đá mác ma trung tính – Andesite. Đất có màu đỏ hoặc đỏ nâu.
(2) Đất xám nâu nhiệt đới bán khô hạn
Có diện tích: 40.100 ha, phân bố ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
Đất được hình thành trên sản phẩm phù sa cổ, giầu SiO2.
Đất có màu xám nâu, thành phần cơ giới nhẹ, có phản ứng trung tính và ít chua.
Độ bão hoà bazơ cao, đất nghèo mùn và dễ hình thành tầng kết von Fe, Al trong phẫu
60

diện.
(3) Đất xám nhiệt đới bán khô hạn
Đây là đơn vị đất nâu nhiệt đới bán khô hạn có diện tích lớn nhất, nhưng hiện chưa xác

định được chính xác về diện tích.


Đất được hình thành trên đá Granite, giàu thạch anh và trên đá cát v.v…
Đất xám nhiệt đới bán khô hạn có hàm lượng cát tương đối cao 65 – 75 %, hàm lượng sét: 10 – 15 %, đất ít chua hoặc trung tính pH(KCl) = 5,5 – 7,1.
Độ bão hoà bazơ khá cao: ≥ 70 %.
Trong phẫu diện, tầng đất mặt (A) bị chai cứng, khô; tầng B có tích tụ sét (Argic) và kết von Fe, Al.
Ngoài các đơn vị chính trong nhóm đất nâu nhiệt đới bán khô hạn trên, chúng ta còn gặp các đơn vị đất sau, nhưng chưa được nghiên cứu sâu và cụ thể:
Đất nâu vàng trên phiến thạch sét ở vùng bán khô hạn (Nghệ An).
Đất cát ở vùng bán khô hạn (ven biển Nam Trung Bộ).
Đất phù sa mặn kiềm (đất Cà rang – Solonetz). Đất có pH (KCL) = 8 hàm lượng muối

Na2CO3 rất cao > 9 %, có diện tích hẹp 202 ha, phân bố ở Ninh Thuân và Bình Thuận vv…


3.2.6. Nhóm đất đen nhiệt đới (Rendzinas, Luvisols)
Có diện tích: 167.600 ha (chưa tính đất trên núi đá vôi).
Đất có màu đen, hoặc nâu thẩm, được hình thành trên các loại đá mẹ mác ma bazơ

trung tính và trên đá vôi.


Hàm lượng sét trong đất cao, dễ bị trương nở khi ẩm ướt và co lại khi bị khô.
Đất có cấu tượng hạt, bền.
Khoáng sét Montmorilonit chiếm ưu thế trong thành phần khoáng sét của đất.
Đất có phản ứng ít chua hoặc trung tính.
Độ bão hoà bazơ của đất tương đối cao.
Hàm lượng các chất khoáng dinh dưỡng N, P, K có trong đất khá cao. Nhìn chung, nhóm đất đen nhiệt đới là một loại đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây nông nghiệp như ngô, đậu, đỗ. Nó thuộc loại đất không mang tính địa đới.
Đặc điểm các đơn vị đất trong nhóm đất đen nhiệt đới
Trên quan điểm sản xuất lâm nghiệp, chúng ta cần chú ý đến các đơn vị đất hình thành trên núi đá vôi, có liên quan đến các loại rừng gỗ lớn và quí phân bố trên núi đá vôi (các loài

61

cây ưa can xi).


Việt Nam có diện tích núi đá vôi khá rộng: 1.471.600 ha, phân bố suốt từ Bắc vào Nam. Hiện nay trên các núi đá vôi này đang còn rừng che phủ là 442.200 ha (1980 – Viện ĐTQH Rừng Bộ LN).
Và trên núi đá vôi có các đơn vị đất sau đây:
(1) Đất đen trên núi đá vôi (Orthic – Rendzinas)
Đất đen nhiệt đới trên núi đá vôi, phân bố ở các đỉnh núi và phần sườn gần đỉnh núi. Ở

đây có các loại rừng nguyên sinh lá kim gỗ lớn và quí hiếm, phân bố như:


- Rừng hoàng đàn (Cupresus terulsus).
- Rừng kim giao (Podocarpus fleuryi).
- Đất mỏng lớp, có màu đen (có nơi là màu hạt dẻ sẫm).
- Đất rất giàu mùn (15,65 %), giàu đạm N = 0,65 %.
- Tỷ lệ C/N tương đối cao: 14,0. Biểu hiện tốc độ phân giải chất hữu cơ diễn ra trong

đất chậm, do độ ẩm của đất thấp.


- Hàm lượng Ca++, Mg++ trao đổi trong đất rất cao 91 lđl/100g (hàm lượng Ca++ trao

đổi chiếm tới 94 % tổng hàm lượng cation trao đổi).


- Đất giàu hạt sét, có cấu tượng viên, bền trong nước.
- Đất gần như bão hoà bazơ: (98 %).
- Đất có pH(KCl) = 6,8 (trung tính).
Đất đen trên núi đá vôi, không tạo thành một diện tích đất liên tục mà chỉ là các mảnh đất nhỏ hẹp, nằm ở trong các khe đá, tỷ lệ diện tích có đất không vượt quá 15 % diện tích núi đá vôi.
(2) Đất nâu và đỏ trên núi đá vôi (Chromic Luvisols)
Loại đất này thường phân bố ở sườn núi đá vôi. Ở đây rừng tự nhiên nguyên thuỷ là các rừng gỗ lớn và quí, lá rộng thường xanh, như:
- Rừng nghiến (Parapentace tonkinensis).
- Rừng nghiến + trai (Garcinia fagracoides).
- Rừng nghiến + lát hoa (Chukrassia tabularis).
- Rừng đinh (Markhamia stipulata).
- Lớp đất có màu nâu hoặc đỏ, mỏng lớp được tích tụ trong các hốc đá và khe đá.
- Đất có hàm lượng mùn tương đối cao 9 – 10 %.
62

- Hàm lượng cation Ca++ Mg++ trao đổi cao 27 – 42 lđl/100g.


- Độ bão hoà bazơ thấp hơn đất đen, nhưng vẫn cao từ 70 – 93 %, thuộc ít chua hoặc trung tính.
- Đất giàu sét, có cấu tượng viên bền, độ xốp khá 51 – 60 %.
(3) Đất đen cacbonat (Calcic Luvisols) Có diện tích: 20.943 ha.

Đất đen cacbonat được phân bố ở chân các núi đá vôi, địa hình thấp, tập trung nước, nên CaCO3 được tích luỹ trong đất, người ta còn gọi là loại đất đen cacbonat thuỷ thành (V.M.Fridland, 1964).


Đất có màu đen, giàu hạt sét, thành phần cơ giới nặng, cấu tượng viên bền. Hàm lượng mùn khá cao.

Đất có phản ứng trung tính đến kiềm yếu.


Ở tầng B, có nơi xuất hiện các kết von CaCO3.
Một số nơi đất đen cacbonat bị glây do ảnh hưởng của nước ngầm, hoặc đọng nước. Loại đất này phần lớn đã được khai hoang để sản xuất nông nghiệp.

(4) Đất đen trên tro núi lửa và đá bọt bazan (Haplic Andosols)
Đất đen trên tro núi lửa (tuf) hay đá bọt bazan, có diện tích 39.035 ha, tập trung nhiều ở

miền Đông Nam bộ, một diện tích hẹp ở Plâyku (tỉnh Gia Rai) và Phủ Quỳ (tỉnh Nghệ An).


Đất có màu đen, nhưng khác với đất đen trên núi đá vôi, màu đen của đất trên núi đá vôi luôn gắn với hàm lượng mùn cao, do humat canxi tạo thành, còn màu đen của đất trên tro núi lửa và đá bọt bazan là do chứa nhiều khoáng manhêtít (Castagnol, Hồ Đắc Vy – 1934).
Trong đất không có khoáng Montmorilonit mà là khoáng sét metahaluzit.
(5) Đất nâu thẫm trên đá bọt bazan
Có diện tích: 86.199 ha.
Phân bố nhiều nhất ở Tây Nguyên: 57.727 ha, sau đó đến Duyên hải Nam Trung bộ:

16.408 ha và Đông Nam bộ: 12.064 ha.


Đất có màu nâu thẫm, thành phần cơ giới nặng, ít chua, độ bão hoà bazơ khá cao (60–

70%). Đất có cấu tượng viên bền trong nước, độ xốp khá, thấm nước nhanh, khả năng giữ nước của đất cao. Hàm lượng N, P, K khá, thuộc loại đất tốt, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các cây công nghiệp lâu năm, như cà phê, cao su.


(6) Đất đen trên sản phẩn bồi tụ của bazan

63

Có diện tích: 86.055 ha.


Loại đất này tập trung chủ yếu ở 2 vùng có diện tích đất đỏ trên bazan rộng nhất cả

nước đó là Tây Nguyên (57.727 ha), Đông Nam bộ (12.064 ha).


Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của bazan có địa hình thấp, trũng, thường ngập nước trong mùa mưa. Đất có quá trình glây ở các tầng đất sâu.
3.2.7. Nhóm đất vàng alít vùng núi (nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi – Alisols)
Có diện tích: 3.239.717 ha đến 3.503.024 ha.
Đất vàng alít vùng núi phân bố trên độ cao:
- Miền Bắc: 600 (700) – 1.600 m trên mặt biển
- Miền Trung: 800 (900) – 1.800 m.
- Miền Nam: 1.000 – 2.000 m trên mặt biển.
Đặc điểm chung của nhóm đất vàng alít trên núi

Đây là vùng mang đặc điểm khí hậu á nhiệt đới ẩm vùng núi cận nhiệt đới ở Việt Nam. Rừng tự nhiên phân bố ở đây là đai rừng á nhiệt đới, gió mùa, lá rộng thường xanh,

khớp với điều kiện khí hậu á nhiệt đới ẩm vùng núi (cận nhiệt đới), gồm các kiểu rừng á nhiệt

đới:


như:


- Kiểu rừng á nhiệt đới lá rộng thường xanh, với các loại rừng nguyên sinh, rừng dẻ,

- Rừng dẻ tribuloides (Castsnopsis tribuloides).


- Rừng dẻ fleuryi (Castsnopsis fleuryi).
- Rừng dẻ ferox (Castsnopsis ferox).
- Rừng sồi (Pasania pinetti).
- Kiểu rừng á nhiệt đới lá kim, với các loại rừng nguyên sinh sau đây:
- Rừng Pơmu (Fokienia hodginsii).
- Rừng thông 3 lá (Pinus kesiya).
- Rừng thông đỏ (Taxus chinensis) vv…


Đặc điểm đất
Hình thái phẫu diện (đất dưới rừng nguyên sinh)
Trên mặt đất luôn xuất hiện tầng thảm mục A0 phủ kín mặt đất, độ dày của tầng thảm mục phụ thuộc vào chế độ nhiệt - ẩm ở địa phương.
Dưới tầng thảm mục là tầng tích luỹ mùn, thường có màu xẫm do tích luỹ mùn với

64


hàm lượng tương đối cao, tầng này các rễ cây sống đan vào nhau chằng chịt.
Tầng tâm (tầng B) chịu ảnh hưởng mạnh của 2 yếu tố khí hậu, sinh vật thường có màu vàng, màu đặc trưng của loại đất á nhiệt đới ẩm, có quan hệ chặt chẽ với khoáng gơtít (Fe2O3.3H2O). Đôi khi tầng B có màu vàng đỏ.
Sự chuyển tiếp giữa các tầng đất trong phẫu diện về màu sắc khá rõ rệt.



phá).

Đặc điểm đất
Hàm lượng mùn ở tầng đất mặt tương đối cao 8 – 15%. Tỷ lệ C/N: (12 – 15).

Đất có phản ứng chua mạnh, độ bão hoà bazơ rất thấp.


Trong thành phần cơ giới, tỷ lệ các cấp hạt trung gian thường cao.
Sự bất đồng hoá về thành phần cơ giới giữa các tầng đất trong phẫu diện khá rõ nét.
Đất thường đủ ẩm quanh năm (trừ trường hợp đất bị thoái hoá do rừng tự nhiên bị tàn

Tỷ lệ


SiO2

Al2O3
trong keo sét ở tầng B và tầng C: 1,47 – 1,84 (tương đối thấp). Biểu hiện

mức độ alitíc tương đối mạnh, do có độ ẩm cao, ngoài yếu tố về nhiệt độ.


Các loại khoáng sét chủ yếu là kaolinít, haluzít và gơtít. Hàm lượng Al2O3 tương đối cao và có một số lượng nằm ở dạng khoáng oxít nhôm tự do (gipxít).
Trong thành phần mùn hàm lượng axít fulvônic chiếm ưu thế (trừ các loại đất hình thành trên đá vôi).
Hàm lượng các khoáng nguyên sinh còn lại trong đất tương đối cao (không tính các khoáng vật bền).
Các đơn vị đất trong nhóm đất vàng alít vùng núi Việt Nam (Humic Chromic

Luvisols)


(1) Đất mùn nâu đỏ trên đá mác ma bazơ và trung tính (Humic Rhodic Ferralsols) Có diện tích 90.437 ha.

Phân bố nhiều ở các huyện Kon Plong, Đacley, Đắc Tô, An Khê (thuộc tỉnh Kon Tum và Gia Lai).


(2) Đất mùn vàng đỏ hay đỏ vàng trên các loại đá trầm tích, biến hình và mác ma chua
Loại đất này có diện tích tương đối rộng 2.483.000 ha. Gồm: Đất mùn đỏ trên đá sét và biến hình chua, 1.288.500 ha. Đất mùn vàng đỏ trên đá mác ma chua, 1.194.500 ha.

65


Phân bố nhiều ở dãy Hoàng Liên Sơn, miền Trung và Tây Nguyên.
Nếu loại đất này hình thành trên đá granite giàu thạch anh thì đất có màu vàng xám, thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ hạt cát cao, quá trình rửa trôi trong phẫu diện rõ nét (bất đồng hóa trong phẫu diện).
(3) Đất mùn vàng nhạt trên đá cát
Có diện tích: 600.000 ha.
Phân bố tập trung ở các huyện vùng cao Tây Bắc và miền Trung.
Đất có thành phần cơ giới nhẹ, giàu hạt cát.
3.2.8. Nhóm đất vàng – alít nhiều mùn núi cao (Đất mùn alít và mùn thô than bùn núi cao – Humic Alisols)
Có diện tích từ: 193.570 ha – 280.714 ha.
Nhóm đất vàng – alít nhiều mùn núi cao phân bố ở độ cao:
- Miền Bắc từ 1.600 – 3.142 m.
- Miền Trung > 1.800 m.
- Miền Nam > 2.000 m.
- Phân bố theo các vùng như sau:
- Trung du và miền núi Bắc bộ: 223.628 ha (79,6 %).
- Khu IV cũ: 55.995 ha (20 %).
- Tây nguyên: 1.091 ha (0,4 %).
Đặc điểm chung
Đất được hình thành trong điều kiện khí hậu: ôn đới núi cao, có nhiệt độ trung bình năm

< 12 ºC, với tổng tích ôn 1.700 – 4.500 ºC. Quanh năm giá lạnh, có băng giá và tuyết rơi trong mùa đông, lượng mưa cao 2.500 – 3.500 mm/năm. Đây là nơi phân bố của đai rừng á nhiệt đới mưa mù núi cao, với các kiểu rừng á nhiệt đới mưa mù, lá kim.
Trên mặt đất luôn có tầng thảm mục dày (tầng A0) từ 2 – 5 cm. Đất có hàm lượng mùn rất cao: từ 19 – 59 %, tỷ lệ C/N = 15 – 17. Tầng tích luỹ chất hữu cơ trong đất khá dày ≥ 30 cm.

Tầng đất thường mỏng hoặc dày trung bình. Tầng Tâm (tầng B) có màu vàng.



Đất có phản ứng chua rất mạnh và độ bão hào bazơ rất thấp < 5 %.

66

Tỷ lệ

SiO2

Al2O3
trong keo sét phân hóa rất lớn từ tầng đất mặt đến tầng đất sâu (tầng

phong hoá C) biến động từ 8,55 đến 1,20.


Fe2O3 di động mạnh theo chiều sâu của phẫu diện đất.
Đặc điểm của các đơn vị đất trong nhóm:
(1) Đất mùn alít núi cao (đất vàng – alít nhiều mùn núi cao – Humic Alisols)
Đất mùn alít núi cao là đơn vị đất có diện tích rộng nhất trong nhóm 280.075 ha (chiếm

99,7 % diện tích toàn nhóm). Nó có tất cả các đặc điểm chung của nhóm đã trình bày ở trên.


(2) Đất mùn – alít bị glây trên núi cao (Humic Gleyic Alisols)
Loại đất này có diện tích hẹp: 639 ha, phân bố tập trung ở vùng trung du và miền núi

Bắc bộ.
Xuất hiện quá trình glây ở tầng đất mặt, ngay trên địa hình dốc > 35 º là do tầng thảm mục rất dày: 5 cm. Hàm lượng mùn rất cao 47 % (0 – 10 cm) khả năng thấm nước và giữ nước ở tầng đất mặt rất lớn, nên tầng đất dưới tầng tích luỹ mùn đã bị glây (vùng này mưa nhiều và độ ẩm không khí cao) đất có màu xám tro, xanh thép nguội, xen lẫn những vệt màu vàng không đều. Đất luôn luôn ướt.


Tầng C có màu vàng tươi hoặc vàng nhạt.
Đất được hình thành dưới rừng dẻ + sồi, cây thấp chỉ cao 12 m , thân cây cong queo. Tầng dưới rừng là tre sặt, đường kính nhỏ (Phyllostrachys). Tầng thảm tươi là quyết: rêu và địa y bám đầy trên thân, cành và lá cây.
(3) Đất vàng – alít pôtzôn hoá trên núi cao (Dystric Podzolic Alisols)
Loại đất này được phát hiện vào năm 1968 (Nguyễn Ngọc Bình - Viện Khoa Học Lâm Nghiệp – 1968), diện tích hẹp và phân tán, nó có ý nghĩa về khoa học nhiều hơn là về tầm quan trọng trong sản xuất.
Loại đất này phân bố ở các đỉnh núi cao từ 1.400 – 2.600 m trên mặt biển hoặc cao hơn nữa - nằm chủ yếu trong đai khí hậu ôn đới núi cao, nhiều mây mù, độ ẩm lớn với kiểu rừng á nhiệt đới mưa mù núi cao, lá kim: Rừng Pơmu (Fokienia hodginsii) + hồi núi (Illicium griffithii).
Trong phẫu diện đất, đã xuất hiện tầng A2, có màu xám tro bẩn rất rõ nằm dưới tầng tích luỹ mùn mầu đen.
Tầng thảm mục dầy tới 6 – 10 cm.
Hàm lượng ở tầng A (tầng tích luỹ mùn) 7 – 17 %.
Trong thực tế cũng có thể còn xuất hiện một loại đất phụ nữa của đất vàng alít pốtzôn
67

hoá trên núi cao đó là đất vàng alít trên núi cao bị glây.
(4) Đất mùn thô than bùn núi cao (Histric Alisols)
Khi leo gần đỉnh núi Fanxifăng (cao 3.143 m), các nhà thổ nhưỡng đã phát hiện một loại đất mùn thô, than bùn, dưới rừng cây thấp bé và cong queo, rêu và địa y bám đầy trên cành, thân và lá cây. Quá trình phong hoá đá rất yếu. Tầng hữu cơ, mùn thô, than bùn nằm ngay trên tầng đá mẹ. (Chưa xuất hiện tầng phong hoá - tầng C).
Mùn thô, than bùn có phản ứng chua.

tải về 2.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương