Chương ĐẤt và dinh dưỠng đẤt gs. Tskh: Đỗ Đình Sâm pgs. Ts: Ngô Đình Quế Ts: Nguyễn Tử Siêm ks: Nguyễn Ngọc Bình



tải về 2.06 Mb.
trang9/12
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích2.06 Mb.
#31118
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Đất loại I
đất không có rừng

IA: Đất các trảng cỏ chịu hạn: Đất rất xấu.



IB: Đất các trảng cây bụi chịu hạn

(đất trồng rừng)

IC: Đất trảng cây bụi, có các cây gỗ tái sinh tự nhiên, mật độ < 1000 cây/ha

Đất xấu



Đất loại II
(đất khoáng nuôi tái sinh phục hồi rừng tự

IIA: Đất trảng cỏ cây bụi có nhiều cây gỗ



tái sinh tự nhiên > 1.000 cây/ha.

Đất tương đối xấu



nhiên) IIB: Rừng non phục hồi trên trảng cây bụi. Đt trung bình.



Đất loại III
(đất có rừng tự nhiên bị tác động)

IIIA1: Rừng tự nhiên phục hồi sau nương rẫy.


IIIA2: Rừng tự nhiên nghèo kiệt (bị tác

động mạnh)

IIIB: Rừng tự nhiên ít bị tác động, có trữ

lượng gỗ 200 – 300 m³/ha

Đất có độ phì khá

Đất tốt (có độ



phì cao)


Đất loại IV
(Rừng tự nhiên giầu có trữ lượng gỗ > 400 m³/ha) hầu như chưa bị tác động

Rừng giàu

Đất rất tốt
(có độ phì rất cao)



3.3.6. Thoái hoá và phục hồi độ phì của đất rừng
(1) Sự thoái hoá độ phì của đất rừng
A - Miền đồi núi
Sau khi rừng bị tác động ở mức nặng nhẹ khác nhau đều có ảnh hưởng rõ rệt đến sự suy giảm độ phì của đất.
Khi rừng tự nhiên bị tác động từ rừng giàu biến thành rừng nghèo kiệt sẽ làm suy giảm khả năng phòng hộ của rừng. Dòng chảy kiệt ngày càng ít đi.
Sự tuần hoàn sinh học về các chất khoáng dinh dưỡng diễn ra giữa rừng và đất ngày càng nghèo nàn hơn.
Đặc biệt nghiêm trọng nếu rừng bị mất đi và trở thành đất trống đồi núi trọc, thì sự thái

81

hoá độ phì của đất sẽ diễn ra ác liệt và trầm trọng hơn, biểu hiện:
Cường độ xói mòn đất trở nên gay gắt hơn. Lượng đất bị rửa trôi có thể lên tới 115 -

170 tấn/ha/năm, với bề dày lớp đất mặt bị bào mòn mất từ 1 – 1,5 cm/năm.


Hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng trong đất cũng mất đi mỗi năm khoảng 15 – 20

% khối lượng vốn có trong đất.


Lý tính đất bị thoái hóa mạnh. Dung trọng, độ xốp giảm, đất mất cấu tượng, chặt, kém thoát nước. Độ ẩm của đất tuiừ trạng thái quanh năm đầy đủ cho cây rừng tồn tại, đến trạng thái bị khô hạn gay gắt, thiếu nước trầm trọng cho cây rừng, nhất là trong mùa khô.
Quá trình rửa trôi các chất khoáng dinh dưỡng và kéo sét theo dòng chảy ngày càng mạnh vì dòng chảy trên mặt đất khoảng 802 m3 nước/ha/năm khi còn có rừng tự nhiên che phủ, tăng lên 4.680 m3 nước/ha/năm, khi mất rừng.
Quá trình hình thành tầng kết von Fe2O3 + Al2O3 và tầng đá ong, diễn ra mạnh hơn, do đất bốc hơi nước vào không khí quá mạnh và Fe++ và Al+++ từ nước ngầm đưa lên, tích tụ ở tầng B, tạo thành kết von Fe, Al và đá ong, làm đất thoái hoá.
B – Vùng đất ngập mặn ven biển
Sự tàn phá rừng ngập mặn ven biển đã và đang diễn ra rất gay gắt trong những năm gần

đây, chủ yếu là lấy đất để làm các đầm nuôi tôm nước lợ. Hậu quả là:


Quá trình phèn hoá diễn ra dữ dội trên đất ngập mặn phèn tiềm tàng. Giảm tốc độ trầm tích phù sa vùng ven biển.

Giảm đáng kể khả năng cố định các bãi bồi, khả năng nâng cao độ thành thục cần thiết của đất.


Quy luật ngập nước triều ven biển trên đất ngập mặn bị đảo lộn.
C – Vùng đất phèn
Sau khi rừng tràm bị tàn phá sự thoái hoá của đất phèn đã diễn ra:
Đất than bùn phèn tiềm tàng, trở thành đất phèn hoạt động mạnh và không còn tầng than bùn.
Cường độ phèn của đất tăng lên rõ rệt.
Muối phèn không những làm ô nhiễm môi trường đất mà còn làm ô nhiễm cả nguồn nước trong vùng.
Hàm lượng các độc tố trong đất tăng lên đáng kể vvv…
(2) Phục hồi độ phì của đất rừng
Để phục hồi và nâng cao độ phì của đất rừng, con đường duy nhất là cần phải phục hồi
82

lại các hệ sinh thái rừng trên 10.602.728 ha đất trống đồi núi trọc (Viện QHTKNN – 1997) và ngay trên các trạng thái rừng tự nhiên bị tác động nhiều trở thành trạng thái rừng nghèo kiệt, chúng ta cũng cần phải áp dụng các biện pháp lâm sinh làm giàu các rừng tự nhiên nghèo kiệt này.


Sau đây là các biện pháp phục hồi và nâng cao độ phì của đất rừng.
A. Đất miền đồi núi
Khoanh nuôi tái sinh, phục hồi lại rừng trên các trạng thái đất trống sau nương rẫy và đất trảng cây bụi, cỏ cao trên đất trống đồi núi trọc (đây là biện pháp dễ làm, đầu tư ít, nhưng hiệu quả cao).
Làm giàu các trạng thái rừng tự nhiên, trở thành các trạng thái rừng có cấu trúc nhiều hơn về số loài và tầng tán (chú ý: sử dụng các loài cây bản địa, có giá trị kinh tế cao và cho nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế ngoài gỗ).
Trồng rừng: Trồng lại rừng trên các đối tượng rừng tự nhiên nghèo kiệt, cần phải cải

tạo.

Trồng rừng trên đất trống đồi núi trọc.


Trong công tác trồng rừng, cố gắng trồng rừng hỗn loài, chú ý đến các cây gỗ họ Đậu

có khả năng cố đinh N, như keo lá tràm, keo tai tượng và keo lai v.v.…và ưu tiên áp dụng phương thức trồng rừng theo phương thức Lâm Nông kết hợp.
B - Đất ngập mặn
Đảm bảo tái sinh tự nhiên của các loại rừng ngập mặn tiên phong cố định các bãi bồi, như rừng mắm trắng, rừng mắm biển, rừng mắm đen và rừng bần chua được thuận lợi như nghiêm cấm việc cào sò, ngao trên các bãi bùn loãng, bắt đầu có rừng ngập mặn tiên phong cố định bãi bồi.
Quy hoạch khu phòng hộ nghiêm ngặt trên đất ngập mặn ven biển có bề rộng từ 500 –

1000 m, nằm ngoài cùng, tiếp giáp với biển, bảo vệ diện tích rừng ngập mặn đã có và trồng thêm các diện tích rừng ngập mặn mới nhằm:


- Mở rộng nhanh diện tích đất ngập mặn ra biển.
- Nâng cao độ thành thục của đất để cố định bãi bồi.
- Nâng cao hàm lượng chất hữu cơ và các chất khoáng dinh dưỡng cho đất ngập mặn.
Trồng lại rừng ngập mặn theo phương thức Lâm Ngư kết hợp, 60 % diện tích đầm là rừng ngập mặn 40 % diện tích là xây dựng kênh, mương bờ bao để nuôi tôm, cua, cá ở vùng đất ngập mặn ven biển.
C - Đất phèn
83

Nghiêm cấm việc chặt phá rừng tràm và đốt tầng than bùn dưới rừng tràm để lấy đất sản xuất nông nghiệp.
Trồng lại rừng tràm trên đất phèn hoạt động mạnh, theo các phương thức sau đây: Trồng rừng tràm quảng canh.

Trồng rừng tràm thâm canh.


Trồng rừng tràm theo phương thức Lâm, Nông, Ngư kết hợp (Rừng tràm + lúa nước +

cá nước ngọt).


4. Dinh dưỡng đất và cây trồng
4.1. Đặc điểm các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng
4.1.1. Khái niệm chung
Cây trồng sinh trưởng và phát triển dựa vào 3 yếu tố cơ bản ; nước, dinh dưỡng khoáng, ánh sáng và thành phần cácbonic trong không khí.
Dinh dưỡng khoáng cho cây trồng được phân chia thành 3 dạng: các chất dinh dưỡng cơ bán cây trồng sử dụng với lượng lớn và đất thường thiếu hụt. Đó là các chất đạm (N) lân (P) và kali (K);
Các chất dinh dưỡng thứ cấp mà cây trồng yêu cầu với lượng ít hơn, không thiếu hụt thường xuyên gồm có Canxi (Ca), Manhê (Mg), lưu huỳnh (S); các chất vi lượng cây trồng sử dụng với lượng rất ít như Bor (B), Đồng (Cu),kẽm (Zn), mang-gan (Mn), Molipđen (Mo)…Dinh dưỡng khoáng trong đất tồn tại dưới các dạng dễ tiêu, rễ cây trồng có thể hấp phụ được; dạng dự trữ trong các khoáng đất được giái phóng dần để cung cấp cho cây trồng; dạng khó tiêu bị cố định lại rễ cây không có khả năng hấp thụ.
Nhu cầu dinh dưỡng khoáng của cây trồng rất phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khí hậu, đặc điểm đất, các loài cây cụ thể, nhu cầu sinh học của chúng. Sự cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng còn phụ thuộc vào “nguyên tắc các yếu tố hạn chế” ví dụ trong nhiều trường hợp là nước, không phải là yếu tố dinh dưỡng và vào cân bằng dinh dưỡng trong đất. Trong một số trường hợp đất có độ no ba-dơ cao (hàm lượng Ca lớn) sẽ dẫn tới sự thiếu hụt kali, hoặc tạo ra bệnh úa vàng do thiếu sắt.
Các nghiên cứu còn cho thấy cung cấp các chất dinh dưỡng cơ bản cho cây trồng chỉ có một loại năng suất sẽ thấp hơn nhiều so với cung cấp kết hợp 3 loại NPK. Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng còn phải hết sức chú ý tới các nhân tố sinh thái khác đặc biệt thời vụ, thời điểm gây trồng phù hợp.
Các số liệu phân tích dinh dưỡng trong đất nhiều hay ít hoàn toàn chưa phản ánh được mức độ đầy đủ hoặc thiếu hụt chất nào đó đối với cây trồng. Đối với cây lâm nghiệp mối quan hệ giữa dinh dưỡng đất và sinh trưởng của cây còn phức tạp hơn vì đặc điểm của vòng tiểu tuần hoàn sinh học cung cấp dinh dưỡng từ các vật rơi rụng (cành , lá …). Nhiều diện

84

tích đất mỏng lớp, nghèo dinh dưỡng nhưng vẫn gặp những rừng tự nhiên phát triển tốt hoặc các rừng trồng khác (thông nhựa , bạch đàn…).


4.1.2. Các chất dinh dưỡng đa lượng chủ yếu
Đạm (N): Đạm trong đất chủ yếu là đạm hữu cơ hình thành từ quá trình tổng hợp chất mùn từ thảm rơi của rừng (cành, lá …).Đạm tổng hợp được từ không khí là rất nhỏ. Đạm hữu cơ qua quả trình khoáng hoá sẽ cung cấp cho cây trồng dưới dạng amôn (NH4), nitrit (NO2 ),

nitrat (NO3) Nitrat dng đạm khoáng cây trng sử dụng chủ yếu.Trong đất nhit đới đm

luôn là yếu tố thiếu hụt. Đối với đất rừng hàm lượng đạm trong đất phụ thuộc rất nhiều vào các kiểu thảm thực vật ngoài các yéu tố khác như loại đất, độ cao so mặt biển…Các kiểu thảm thực vật, điều kiện khí hậu khác nhau….dẫn đến quá trình tích luỹ, phân giải hữu cơ, chất mùn… khác nhau, do vậy lượng đạm tổng số, dễ tiêu trong đất cũng khác biệt. Dưới đây giới thiệu số liệu trung bình về hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số trong đất rừng trong các điều kiện khác nhau: (Nguồn: Đõ Đình Sâm,1990 ).


Bảng 16. Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số trong đất
ĐẤT MÙN TRÊN NÚI (ĐẤT VÀNG ALÍT :1800-1900m ) RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH.

Độ dày tầng đất 0-10 cm 10-30 cm 30-50 cm 50-100cm


Hàm lượng hữu cơ (%) 24 - 10.5 1.91
Dự trữ hữu cơ (T/ha ). 504 - 220.5 124.1
Hàm lượng đạm tống số (% ) 0.66 - 0.29 0.1
Dự trữ đạm TS (T/ha ) 13.86 - 6.09 6.5
RỪNG LÁ KIM
Hàm lượng hữu cơ (%) 9.0 2.2 0.57 0.42
Dự trữ hữu cơ (T/ha) 63 41.4 12.0 27.3
Đạm tổng số (% ) 0.28 0.07 0.03 - Dự trữ đạm TS (T/ha) 1.96 1.31 0.63 -

Đất mùn vàng đỏ trên phún xuất chua (1000-1700m) Rừng lá kim

Hàm lượng hữu cơ (%) 9.1 4.59 2.08 0.96


Dự trữ hữu cơ (T/ha) 63.1 86.3 43.7 62.4
Đạm tổng số (% ) 0.258 0.15 0.083 0.049

85

Dự trữ đạm TS (T/ha) 1.81 2.82 1.74 3.18


Rừng lá rộng thường xanh .
Hàm lượng hữu cơ (%) 8.5 5.5 3.05 2.8
Dự trữ hữu cơ (T/ha) 59.7 92.4 51.2 182.0
Đạm tổng số (% ) 0.407 0.31 0.166 - Dự trữ đạm TS (T/ha) 2.86 5.21 2.79 -

Cỏ và cây bụi
Hàm lượng hữu cơ (%) 8.56 4.15 2.75 1.39
Đạm tổng số (% ) 0.284 0.149 0.086 -
Đất đỏ vàng trên phún xuất chua (500-1000m) Rừng lá rộng thường xanh

Hàm lượng hữu cơ (%) 5.9 3.7 2.02 1.23


Đạm tổng số (% ) 0.281 0.184 0.123 0.111
Đồi trọc, cỏ
Hàm lượng hữu cơ (%) 2.86 1.5 1.1 0.79
Đạm tổng số (% ) 0.143 0.104 0.07 0.06
Rừng lá kim
Hàm lượng hữu cơ (%) 4.6 1.75 1.24 0.83
Đạm tổng số (% ) 0.198 0.132 0.08 0.07
Đất đỏ trên Ba dan (500-1000m) Rừng lá rộng thường xanh

Hàm lượng hữu cơ (%) 7.9 4.2 2.73 1.82


Đạm tổng số (%) 0.336 0.182 0.118 0.092
Rừng lá kim
Hàm lượng hữu cơ (%) 5.79 2.49 1.50 1.07
Đạm tổng số (%) 0.22 0.116 0.077 0.053
Đất trống, cỏ
Hàm lượng hữu cơ (%) 4.16 2,52 1.82 1.3
Đạm tổng số (%) 0.167 0.122 0.102 -
86

Đất đỏ vàng trên biến chất (< 500m ) Rừng lá rộng thường xanh .

Hàm lượng hữu c ơ (%) 4.43 2.23 1.61 1.11


Đạm tổng số (%) 0.232 0.138 0.106 0.087
Đồi trọc, cỏ
Hàm lượng hữu cơ (%) 2.47 1.08 0.86 0.86
Đạm tổng số (%) 0.126 0.108 0.100 0.090
Đất đỏ trên mác ma kiềm (Ba dan) < 500m
Rừng lá rộng thường xanh
Hàm lượng hữu cơ (%) 5.71 2.99 1.86 1.32
Đạm tổng số (%) 0.292 0.158 0.111 0.103
Đất đỏ vàng trên mác ma axit ( <500m) Rừng lá rộng thường xanh.

Hàm lượng hữu cơ (%) 3.06 1.84 1.37 1.1


Đạm tổng s ố (%) 0.162 0.102 0.087 0.06
Đất trống, cỏ
Hàm lượng h ữu c ơ (%) 1.43 0.83 0.72 0.06
Đ ạm tổng s ố (%) 0.086 0.066 0.06 0.043
Đất đỏ trên đá vôi (<500m) Rừng lá rộng

Hàm lượng hữu cơ (%) 4.95 3.29 1.88 0.81


Đạm tổng số (%) 0.32 0.228 0.173 0.116
Đất xám trên phù sa cổ và granit ( <500m ) Rừng thứ sinh và rừng khộp

Hàm lượng hữu c ơ (%) 1.63 0.84 0.52 0.35


Đạm tổng số (%) 0.076 0.045 0.042 0.038
(Nguồn: Đỗ Đình Sâm, 1990)
Từ các bảng trên có thể rút ra những nhận xét chủ yếu sau: Dinh dưỡng đạm trong đất phụ thuộc vào hàm lượng tich luỹ hữu cơ. Lượng hữu cơ trong đất lại phụ thuộc vào nhiều
87

yếu tố trước hết vào đặc điểm khí hậu (đai cao), đá mẹ hình thành đất, thảm thực vật che phủ. Mối quan hệ giữa dinh dưỡng đạm và rừng là mối tương tác 2 chiều dựa trên chu trình của vòng tiểu tuần học sinh học. Đạm được hình thành từ sản phẩm tổng hợp ,phân giải chất chất hữu cơ từ rừng và ngược lại lại trực tiếp cung cấp cho cây rừng.


Ở các đai cao lượng tích luỹ hữu cơ khá lớn nên lượng đạm khá cao, tầng mặt có thể đạt tới 9-24% tương ứng lượng đạm là 0.3-0.66%. Ở những tầng sâu 30-50 cm lượng hữu cơ vẫn còn đạt tới 2-3%. Các đai thấp hơn (500-1000m), lượng hữu cơ dưới rừng tầng mặt đạt 4.5-

6% với hàm lượng đạm 0.22-0.33%, ở dưới 500m lượng hữu cơ giảm xuống còn 3-4%, lượng đạm tổng số là 0.16-0.23%.


Trong cùng một đai cao, lượng hưũ cơ, lượng đạm tích luỹ ở tầng mặt (không kể thảm mục) dưới rừng lá rộng cao hơn dưới rừng lá kim. Cũng cùng điều kiện như vậy tích luỹ hữu cơ và đạm dưới rừng trrên đất phát triến trên đá kiềm, badơ, đá vôi, biến chất .. . thường cao hơn trên đá phún xuất chua,và đá cát. Đáng chú ý là đất dưới rừng tự nhiên phát triển trên Ba dan có hàm lượng hữu cơ và đạm khá cao: Dưới đai cao 400-500m hàm lượng hữu cơ, đạm trung bình đạt tương ứng 5.7 % và 0.292 %, có những phẫu diện đạt tới 8-9% hàm lượng mùn và 0.35 % hàm lượng đạm.
Một điều đáng chú ý là ở đất trống có cỏ, cây bụi phân bố trên các đai cao (trên 1000m) hàm lượng hữu cơ và đạm trong đất vẫn còn cao , đạt tới 4-8% hữu cơ, 0.167-0.284% đạm. Ở các đai thấp (<500m), lượng hữu cơ và đạm giảm rõ rệt trong đất không có rừng với 1.4-2.4

% hữu cơ và 0.083 -0.126% đạm.


Lượng đạm dễ tiêu cung cấp cho cây trồng được biểu hiện qua hàm lượng đạm thuỷ phân, quá trình amôn hoá, nitrat hoá. Nghiên cứu của Đõ Đình Sâm (1990) cho kết quả như sau (Bảng 17).


Bảng 17: Hàm lượng đạm thuỷ phân trong đất dưới rừng tự nhiên

Loại đất

Độ sâu (cm)

Đạm tổng số


(% )

Đạm thuỷ phân

(mg/100 g đất)

% so đạm tổng số


Đất đỏ trên ba dan


0-10
10-20


45-55

0.37
0.19


0.11

31.8
23.1


14.9

8
12


13

Đất đỏ vàng trên granit


0-10
10-20


0.15
0.10


18.8
15.0


12
15


88

Loại đất

Độ sâu (cm)


Đạm tổng số


(% )

Đạm thuỷ phân

(mg/100 g đất)

% so đạm tổng số


Đất đỏ vàng trên gơ-nai


0-10
10-20


0.32
0.19


28.0
22.6


8
12


Đất nâu tím trên phiến sét


0-10
10-20


30-40

0.40
0.21


0.18

11.0
7.5


6.3

2.7
3.6


3.5

Đất nâu tím trên sa thạch


0-10
20-30


0.15
0.06


9.4
6.0


6.0
10.0


Nguồn: Đỗ Đình Sâm, 1990


Từ bảng trên cho thấy lượng đạm thuỷ phân phụ thuộc vào các loại đất. Hàm lượng biến động từ 6 tới 31 mg /100 g đất. So với đất vùng ôn đới lượng đạm thuỷ phân cao hơn rất nhiều (ở Liên xô cũ theo Chi-u-rin nếu lượng đạm thuỷ phân đạt trên 6 mg/100g đất là đất đủ đạm cung cấp cho cây trồng), trung bình chiếm 8-12% lượng đạm tổng số. Ở điều kiện nhiệt đới như nước ta đất luôn thiếu đạm nên tiêu chuẩn đó không phù hợp.
Nghiên cứu quá trình amôn hoá và nitrat hoá cho thấy:
.- Qúa trình amôn hoá diễn ra ưu thế ở đất rừng trong điều kiện đất hầu hết là chua,quả trình nitrat hoá diễn ra trên đất có phản ứng trung tính chủ yếu trên đất đen, một số đất đá vôi, đất nâu tím, đất bán khô hạn….
- Cường độ amôn hoá hay nitrat hoá được tính bằng hiệu số giữa lượng amôn hay nitrat chuyến hoá ra trong đièu kiện giữ đất tối ưu về nhiệt độ và ẩm độ (27-30o, đất đủ ẩm) khoảng

15, 30 ,45 ngày với hàm lượng của chúng có ban đầu. Cường độ amôn hoá ở đất đỏ phát triển trên ba dan dưới rừng tự nhiên có thể đạt 20.7 mg/100g đất với hàm lượng đạm tổng số

0.36%, giảm mạnh trên đất đỏ vàng trên gơ- nai dưới rừng trồng 8mg /100g đất (đạm tổng số

:0.16%), thấp hơn nữa trên đất xám thoái hoá chỉ có 1.2-1.6 mg/100g đất vì đất rất nghèo đạm (0.077%).Trên đai cao ( 1500-1700m) đất dưới rừng thông 3 lá cường độ amôn hoá bị kìm hãm ,chỉ đạt 3.6 mg/100g với hàm lượng đạm khá cao (0.316 %) trong khi dưới rừng lá rông ưu thế họ giẻ cường độ amôn đạt tới 25.2 mg (hàm lượng đạm rất cao :0.81%)

Quá trình amôn hoá diễn ra rất nhanh, sau 15 ngày cường độ đạt cao nhất, giảm nhanh sau 30 ngày. Do vậy đầu mùa mưa cần trồng rừng sớm để có thể hấp phụ đạm đã chuyển hoá ở dạng dễ tiêu. Lượng amôn giải phóng chiếm 4-10%.

89

Qủa trình nitrat hoá trên đất có phản ứng trung tính diễn ra khá chậm.Cường độ nitrat hoá đạt 20.6 mg/100g đất sau 15 ngày, sau 30 ngày đạt 30.8 mg với hàm lượng đạm tổng số là



0.38% dưới rừng trồng. Một thí nghiệm khác thu được kết quả sau 15 ngày cường độ nitrat

đạt 5.3 mg/100g đất nhưng sau 45 ngày đạt tới 13.9 mg .


Tóm lại đối với đất rừng dinh dưỡng đạm chủ yếu dưới dạng đạm amôn. Cường độ

amôn hoá diễn ra khá nhanh.Cường độ nitrat diễn ra chậm và từ từ.


Xem xét qúa trình amôn hoá dưới các trạng thái biến đổi thực vật khác nhau cho ta một kết quả rất đáng chú ý. Ví dụ đất dưới rừng tự nhiên chưa tác động trên đất ba dan cường độ amôn hoá đạt 20.7 mg/100g đất, sau khi khai thác chọn giảm xuống còn 12-13 mg, trên đất trống đồi trọc quả trình amôn hoá bị kìm hãm mạnh, cường độ giảm tới không hoặc không đáng kể (0-2.4 mg /100g) mặc dù hàm lượng đạm trong đất vẫn còn cao (0.20-0.32%). Như vậy ngay trong điều kiện tối ưu về nhiệt độ và độ ẩm đất quả trình amôn hoá hầu như không thay đổi. Lượng amôn ban đầu khi thí nghiệm chỉ đạt 6-7 mg/100g đất. Rõ ràng là sự thoái hoái đất cũng kèm theo sự kìm hãm quả trình amon hoá cung cấp đạm dễ tiêu cho cây trồng.
Phospho (P): Trong đất lân tồn tại dưới dạng khoáng và hữu cơ. Hàm lượng lân tổng số cao trong một số đất phát triển trên đá vôi (0.10-0.20 %), trên ba dan (0.20-0.40 %), đất đen nhiệt đới, các nhóm đá khác biến động 0.03-0.08%. Tuy hàm lượng P trong đất ít hơn nhiều so với đạm nhưng vẫn là yếu tố dinh dưỡng cơ bản vì thiếu lân sẽ ảnh hưởng tới phát triển hệ rễ cây trồng, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cây.
Đất nhiệt đới luôn thiếu lân mạnh vì bị giữ chặt do ion nhôm, sắt và trong môi trường axit. Lân khoáng cung cấp hữu ích từ phong hoá đá gốc apatit. Còn lại đa số lân cung cấp cho cây từ khoáng hoá chất hữu cơ và mùn. Giải quyết vấn đề cố định lân trong điều kiện đất nhiệt đới giàu sắt, nhôm, đất chua mạnh là một việc nan giản, không dễ dàng.
Bón vôi là một biện pháp ít hữu hiệu và lâu dài còn dẫn tới rửa trôi dinh dưỡng. Do vậy tạo cho đất có nguồn hữu cơ tốt sẽ đảm báo cung cấp lân điều hoà cho cây trồng vì 3 lý do sau: lân dễ tiêu được giái phóng trong quá trình khoáng hoá mùn, lân hữu cơ ít bị cố định, axit hữu cơ có khả năng hoà tan một số lân cố định. Do vậy trong đất rừng lân dễ tiêu chủ yếu giữ ở tầng mặt có chứa lớp hữu cơ và mùn. Các phương pháp phân tích lân dễ tiêu trong đất chủ yếu cho ta một khái niệm so sánh, đánh giá hàm lượng tương đối của chúng. Các kết quả phân tích thu được khác nhau cho mỗi phương pháp. Ba phương pháp thường dùng là phương pháp Bray, Olsen, Troyg. Trong lâm nghiệp còn dùng phương pháp Onien (dung dịch chiết 0.1 N H2SO4).

Các cây gỗ mềm như các loài thông nhiệt đới sinh trưởng kém do đất thiếu lân.Tạo cây con trong vườn ươm lâm nghiệp luôn phải bón thêm super lân tạo điều kiện cho hệ rễ phát triển.Trên đất nâu đỏ badan, lân bị giữ chặt rất mạnh, nếu bón phân hoá học chỉ có thể nâng lân dễ tiêu lên tạm thời trong khi bón phân xanh có thể duy trì mức lân cần thiết cho cả năm


90

(Nguyễn Tử Siêm, Lương Đức Loan 1987).


Kali (K): Kali trong đất chứa lượng lớn hơn lân. Sự phân bố kali trong đất phụ thuộc vào đặc điểm keo khoáng và hàm lượng sét. Đất tương đối giàu kali là đất phát triển trên thạch anh, granit,ryolit, lượng kali tổng số đạt 1,82 %.
Đất trên badan, đất bạc mầu, đất cát , đất phèn khá nghèo kali. Đất trên ba dan giàu sét nhưng lượng kali chỉ đạt 0,38%. Đất bạc mầu, đất cát mặc dù lượng kali trong sét cao nhưng lượng kali tổng số thấp (0,26-0,28% ) vì ion kali bị nhốt trong mạng lưới tinh thể của keo sét, hơn nữa các đất này hàm lượng sét cũng thấp. Kali cung cấp cho cây trồng dưới dạng trao đổi K+, dễ tiêu. Nó được giải phóng ra từ phong hoá khoáng fenpat, mica, một phần từ khoáng hoá chất hữu cơ hay từ tro đốt.
Nhìn chung đất Việt nam đa số có quá trình phong hoá mạnh, silicat bị phá huỷ nên lượng kali cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng tương đối thấp. Kali cần cho sự phát triển bộ rễ, cây cứng cáp, đặc biệt rất cần cho các cây cho quả, hạt trong lâm nghiệp như trám, giẻ ăn quả, trẩu , thảo quả, hồi
Canxi (Ca)và manhê (Mg) .Các đất ở Việt nam đều có hàm lượng CaO không cao loại trừ đất cacbonat. Do quá trình rửa trôi mạnh mẽ kiềm nên ngay cả đất phát triển trên đá vôi đất vẫn chua, hàm lượng canxi vẫn thấp. Các đất chua có tỉ lệ CaO thường < 0,5%. Đất bạc màu tỉ lệ canxi rất thấp (0,04%).
Canxi và manhê cây trồng hấp thụ dưới dạng cation. Nhìn chung hàm lượng Ca, Mg trao đổi ở đất vùng đồi núi thấp hơn đất đồng bằng. Lượng Ca trao đổi thường cao hơn lượng Mg trao đổi. Đất còn rừng Ca, Mg trao đổi đạt 5-6 lđl/100gđất, đất bị xói mòn chỉ còn 1-2 lđl/100g. Hàm lượng Ca, Mg cao hơn trên đất phiến thạch tím, đất nâu vùng bán khô hạn, đất đen, đất ngập mặn.
Lưu huỳnh (S). Trừ đất mặn, đất phèn, các loại đất khác đều thiếu lưu huỳnh. S tổng số thường dưới 0,01 % tức là dưới ngưỡng nghèo. Đất phèn, đất dốc tụ trên đá vôi giàu lưu huỳnh (0,14-0,17%), đất cát biển, đất nâu đỏ trên badan, đỏ vàng trên phiến sét, đất đỏ trên đá vôi, nâu vàng trên phù sa cổ đều rất nghèo S (dưới 0,05%). Dấu hiệu thiếu S thường phát hiện thấy ở nhóm cây họ đậu vì vốn là cây lấy đi nhiều S (Thái Phiên 1992 ). Bón phân có chứa S (sunfat đạm, sunfat lân) làm tăng năng suất lạc, đỗ tương, ngô trên đất cát, bạc màu. Nhiều tác giả còn cho rằng bón định kỳ sunfat đạm thay sunfat lân, urê, tecmo photphat sẽ khắc phục hiện tượng thiếu S đối với cà phê trồng trên đất badan.

tải về 2.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương