Chương ĐẤt và dinh dưỠng đẤt gs. Tskh: Đỗ Đình Sâm pgs. Ts: Ngô Đình Quế Ts: Nguyễn Tử Siêm ks: Nguyễn Ngọc Bình



tải về 2.06 Mb.
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích2.06 Mb.
#31118
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Đặc điểm chung của đất ngập mặn
Đây là nhóm đất có tuổi hình thành non trẻ nhất do đó trong phẫu diện đất chưa hình thành các tầng phát sinh. Sự khác nhau về màu sắc, thành phần cấp hạt, hàm lượng các cation kiềm trao đổi từ tầng đất mặt xuống các tầng đất sâu, phụ thuộc chủ yếu vào các quá trình trầm tích, bồi tụ phù sa địa hoá ở vùng ven biển, có nghĩa là các quá trình địa chất có ảnh hưởng mạnh hơn các quá trình hình thành đất.
Do ảnh hưởng quan trọng của nước mặn và nước lợ ven biển qua quá trình ngập nước triều khi triều cường; do đó, đã hình thành nhóm đất ngập mặn (hay đất mặn thường xuyên).

Độ mặn (hàm lượng Cl- ‰) phân chia như sau
1. Không mặn: <1,5 ‰.
2. Mặn ít: 1,5 – 3 ‰.
3. Mặn vừa: 3,0 – 5 ‰.
4. Mặn nhiều: 5 – 8 ‰.
5. Rất mặn: > 8 ‰.
Độ mặn của đất (tổng số muối tan %): 6 – 20 ‰ – vùng cửa sông: 20 – 45 ‰ – vùng bãi bồi. Có nơi lượng muối (tổng muối hoà tan) lên tới 65 ‰. Trong muối hoà tan thì hàm lượng muối Chlorua hoà tan thường cao hơn lượng muối Sulfate hoà tan.



a- Vùng cửa sông:




b- Ở vùng bãi bồi:

Cl- (%): 0,25 % - 0,75 % ( hay 2,5 ‰ – 7,5 ‰) SO4= (%): 0,05 % - 0,33 % (hay 5 ‰ – 3,3 ‰)



Cl- (%): 2,0 % - 4,57 % (hay 20 ‰ – 45,7 ‰) SO4= (%): 0,66 % - 2,12 % (hay 6,6 ‰ – 21,2 ‰)

Ở tầng phèn tiềm tàng: Hàm lượng SO4-- hòa tan cũng có xu hướng tăng lên rõ rệt.


47

Về hàm lượng Ca++ và Mg++ trao đổi trong đất thì hàm lượng Mg++ trao đổi thường cao hơn hàm lượng Ca++ trao đổi.
Do hàm lượng sét trong đất quá cao vì bị ngập nước, nên đất luôn bị thiếu oxy, quá trình khử oxy trong đất chiếm ưu thế, cho nên xuất hiện hiện tượng glây và đất có màu xanh thép nguội, nếu đất có hàm lượng chất hữu cơ tương đối khá thì xuất hiện màu xám xanh.
Quá trình phân giải chất hữu cơ diễn ra trong đất ngập mặn tương đối chậm, nên chất hữu cơ được tích luỹ mỗi ngày một nhiều ở trong đất dưới rừng ngập mặn sinh trưởng tốt, như rừng đước ở bán đảo Cà Mau, hàng năm trả lại cho đất từ 8 – 18 tấn chất hữu cơ rơi rụng hàng năm theo trọng lượng khô, nên đã biến đổi đất ngập mặn trở thành đất ngập mặn giàu chất hữu cơ, thậm chí có nơi chở thành đất than bùn ngập mặn phèn tiềm tàng.
3.2.3. Đất phèn (Thionic Fluvisols -đất phù sa phèn)
Theo số liệu 1982 của Tổng Cục quản lý ruộng đất (nay là Tổng cục Địa chính) thì nhóm đất phèn ở Việt Nam có diện tích là: 2.140.306 ha trong đó không có chia thành 2 đơn vị đất phèn, loại đất phèn tiềm tàng và loại đất phèn hoạt động, mà chỉ có loại đất phèn chung và được phân bố theo 6 vùng trong cả nước như sau: (theo mức độ phèn và sự nhiễm mặn trong mùa khô).
Bảng 12: Diện tích các loại đất phèn ở các vùng của Việt Nam

Tên đất


Cả nước

(ha)


Đông

Bắc bộ


(ha)

Đồng bằng sông Hồng
(ha)

Khu

IV cũ


(ha)

Duyên hải Nam Trung bộ

(ha)


Đông

Nam bộ


(ha)

Đồng bằng sông Cửu Long

(ha)

Đất phèn

2.140.306


7.600

79.209

21.14


6

7.135

139.326

1.885.890


1.Đất phèn nhiều

2.Đất phèn trung bình và ít
3.Đất phèn nhiều và mặn
4.Đất phèn trung bình và ít mặn.

286.241

640.804

530.064

683.197

-

7.600


-

79.209


-

21.14



6

-

-

74


936

6.125

13.408

42.844

63.892

19.182

272.833

597.886

444.000

571.081



Nguồn: Tổng cục Quản lí ruộng đất, 1982

48

Như vậy các loại đất phèn tập trung chủ yếu ở miền Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long chiếm tới 2.025.216 ha (chiếm 94,6 % tổng diện tích đất phèn trong cả nước). Riêng đồng bằng sông Cửu Long chiếm tới hơn 88 % diện tích đất phèn trong cả nước.


Đến năm 1996, nhóm biên tập bản đồ đất tỷ lệ 1/1.000.000 theo phân loại định lượng của FAO – UNESCO thì:
- Nhóm đất phèn (Thionic Fluvisols) có diện tích 1.863.128 ha và được chia thành 2

đơn vị:
• Đất phèn tiềm tàng (Proto – thionic Gleysols) có diện tích 652.244 ha (bao gồm cả đất phèn tiềm tàng dưới rừng ngập mặn).


• Đất phèn hoạt động (Orthi – thionic Fluvisols) có diện tích 1.210.884 ha.
- Và diện tích đất phèn ở Việt Nam tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long

(Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau).


Trong phân loại đất phèn, thì nhóm đất phèn mà chúng ta sử dụng trên bản đồ theo phân loại của FAO – UNESCO chỉ là cấp đơn vị (soil units) nằm trong 3 nhóm đất: Đất phù sa (Fluvisols), Đất glây (Gleysols) và nhóm đất than bùn (Histosols), như vậy sẽ có các đơn vị đất phèn sau đây:
- Đất phù sa phèn (Thionic Fluvisols)
- Đất glây phèn (Thionic Gleysols)
- Đất than bùn phèn (Thionic Histosols)
Đặc điểm chung của đất phèn

Đất phèn ở Việt Nam đều tập trung ở các đồng bằng châu thổ, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Trong một năm, đất có từ 168 – 252 ngày bị ngập nước (trong mùa mưa), bắt đầu từ 15/5 cho đến ngày 20/1 năm sau.


Do ảnh hưởng của ngập nước ngọt trong mùa mưa, nên đất thường xuất hiện quá trình glây từ yếu đến mạnh.
Đất có tích lũy chất hữu cơ tương đối khá (từ 4 – 12 %) ở tầng đất mặt, đặc biệt đất dưới rừng tràm phân bố tự nhiên trên đất phèn.
Mặc dù đất phèn không bị ảnh hưởng ngập của nước triều, nhưng hàm lượng SO3 %

trong đất khá cao, như:


- Đất phèn yếu: 0,50 – 1 % hàm lượng SO3 % tổng số trong đất khô.
- Đất phèn trung bình: 1 – 1,75 % hàm lượng SO3 % tổng số trong đất khô.
- Đất phèn mạnh > 1,75 % hàm lượng SO3 % tổng số trong đất khô.

49

Đất phèn ở trạng thái đất khô, do ảnh hưởng của

)
Fe2

(SO4 3

)
Al2

(SO4 3
( khi bị thuỷ

phân làm cho độ chua của đất tăng lên rất cao pH (đất khô):


- Đất phèn yếu: pH = 4,5 – 5,5
- Đất phèn trung bình: pH = 3,5 – 4,5
- Đất phèn mạnh: pH < 3,5
(GS.TS Vũ Cao Thái – 1995)
Về hình thành phẫu diện đất phèn, đã hình thành các tầng đất trong phẫu diện khá rõ ràng, khác với đất ngập mặn ven biển, như:
- Tầng A: Tầng tích lũy nhiều chất hữu cơ và có oxit Ferric, nên đất thường có màu nâu đen hoặc đen.
- Tầng Bj: Là tầng có chứa khoáng jarôsit, có màu xám lẫn vàng da cam và nâu (chỉ

có ở loại đất phèn hoạt động).


- Tầng Cp: Là tầng sinh phèn, có chứa khoáng pyrit (FeS2) có màu xám nâu, đất bị

glây mạnh, thường có mùi lưu huỳnh và mùi thối của khí H2S.


Đất phèn khi phân bố ở nơi đất thấp, gần biển, thường bị nhiễm nước mặn, qua các hệ

thống kênh rạch và các mạch nước ngầm trong mùa khô.


Đặc điểm các loại đất phèn được sử dụng trong ngành Lâm nghiệp
Trong tổng diện tích đất phèn ở Việt Nam: 1.863.128 ha, thì ở đồng bằng sông Cửu Long có tới 1.600.263 ha chiếm 86 % tổng diện tích đất phèn trong cả nước và bằng 40 % diện tích tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long (Viện QHTKNN – 1991).
Năm 1994, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (12 tỉnh) đều xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế từ năm 1995 đến năm 2000 và đã xây dựng qui hoạch sử dụng đất trong ngành Lâm nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long, với tổng diện tích là: 334.568 ha đất phèn, chiếm khoảng 21 % tổng diện tích đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có 3 loại đất phèn được qui hoạch sử dụng trong lâm nghiệp, đó là:
- Đất phèn hoạt động mạnh (Epi Orthi – thionic Fluvisols) 192.081 ha – 57,4 %.
- Đất phèn hoạt động mạnh bị nhiễm mặn (Hyposali – Dystri – Epi – Orthithionic

Thionic Fluvisols): 118.460 ha (35,4 %).


- Đất than bùn phèn tiềm tàng (Protothionic Histosols): 24.027 ha (7,2 %).
a. Đặc điểm đất phèn hoạt động mạnh sử dụng trong lâm nghiệp ở đồng bằng sông

Cửu Long
Đây là loại đất phèn hoạt động mạnh, phân bố ở những nơi, không có đủ hệ thống kênh
50

mương sử dụng nước ngọt để rửa phèn và thoát phèn.
Đặc điểm về hình thái phẫu diện
Tầng A: Là tầng đất mặt tích luỹ nhiều chất hữu cơ và oxit ferric nên thường có màu

đen nâu (5YR 4/2).

Tầng AB: Là tầng chuyển tiếp giữa tầng A và tầng B, đất có màu xám nâu (5YR 4/1). Tầng Bj: Đây là tầng tâm của phẫu diện đất phèn hoạt động mạnh, nó cũng là tầng chỉ

thị đặc trưng của đất phèn hoạt động. Đất có màu vàng rơm, màu sắc điển hình của khoáng

jarôsit [1 / 3 KFe (SO

) (OH )
]. Tầng này cũng gọi là tầng sulfuric, với màu sắc: xám nâu


3 4 2 6
(5YR 6/1) hoặc màu nâu xám (5YR 6/2) lẫn với các vệt hoặc đốm màu vàng da cam (5YR

7/6). Trong tầng B cũng có thể chia chi tiết hơn thành các tầng B khác nhau, như sau:


- Tầng Bj (tầng B có chứa khoáng jarôsit)
- Tầng Bjg (tầng Bj bị glây)
- Tầng BGj (tầng bị glây mạnh, có chứa jarôsit)
Tầng Cp: Là tầng sét có chứa khoáng pyrit (FeS2), tầng sinh phèn hay còn gọi là tầng sulfít. Đất bị glây mạnh, các khoáng pyrít nằm trong điều kiện khử oxy, nên chưa xuất hiện quá trình phèn hoá. Đất thường có màu xám nâu (5YR 6/1 hoặc 5YR 5/1). Đôi khi xuất hiện mùi lưu huỳnh và mùi thối của khí H2S.
Tiếp theo tầng Cp là tầng CG: Tầng đất bị glây mạnh và không chứa khoáng pyrit.
Trong mùa mưa, nước ngập trên mặt đất phèn hoạt động mạnh thường trong suốt. Về
mùa khô mực nước ngầm thường ở sâu ≥ 70 cm.
Đặc điểm hoá tính của đất phèn hoạt động mạnh
Đất ở trạng thái tươi hoặc khô đều có phản ứng chua rất mạnh pH(KCl) từ 2,50 – 3,50 (trừ tầng Cp và CG).

Hàm lượng Al+++ hoạt tính trong đất khá cao: 6,81 lđl/100g – 11,10 lđl/100g. Hàm lượng SO4= hoà tan ≥ 0,15 – 0,73 %.

Hàm lượng SO3 % tổng số từ 2,5 – 4,2 %.
Hàm lượng chất hữu cơ ở tầng mặt tương đối cao từ 6 – 11 %.
Hàm lượng N tổng số % cũng cao, nhưng hàm lượng P2O5 và K2O dễ tiêu đều nghèo,

đặc biệt là lân.


Bên cạnh loại đất phèn hoạt động mạnh điển hình ở trên, chúng ta còn gặp loại đất phèn hoạt động mạnh, được hình thành do quá trình đọng phèn.
Loại đất phèn này thường phân bố ở địa hình trũng và thấp, nên là nơi tập trung nước

51


phèn ở nơi cao hơn dồn tới, trong đầu mùa mưa.
Mặc dù đất phèn hoạt động mạnh do đọng phèn đất có phản ứng chua mạnh (pH của đất tươi 3,0 – 3,5), nhưng trong phẫu diện đất đặc biệt không có tầng chuẩn đoán Bj (tầng có vệt loang lổ màu vàng rơm). Tuy hàm lượng SO4= (hoà tan) % trong đất khá cao từ 0,25 – 1,9 %, nhưng hàm lượng SO3 tổng số % lại thấp hơn 1,75 %.
b. Đất phèn hoạt động mạnh bị nhiễm mặn trong mùa khô
Thường gặp loại đất này ở vùng bán đảo Cà Mau, vì trong mùa khô, hầu hết nước trong các kênh rạch ở vùng này đều có độ mặn lên cao tới 15 – 20 ‰
Nếu nước ngập trên đất phèn có độ mặn 7 ‰, làm giảm tỷ lệ nẩy mầm của hạt tràm và lúa nước thường bị chết.
Nếu nước có độ mặn 15 ‰ thì hạt tràm không có khả năng nẩy mầm.
Nếu nước có độ mặn 15 – 20 ‰ thì tốc độ sinh trưởng của cây tràm bị giảm sút đáng kể. Nước có độ mặn quá cao > 20 ‰ (2 %) thì rừng tràm non (≤ 4 tuổi) bị chết.

Cho nên để giảm thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, tất cả các khu vực

sản xuất ở bán đảo Cà mau đều có bờ bao và cửa cống đóng lại trong mùa khô, nhằm giảm bớt ảnh hưởng của nước mặn trong các sông, kênh rạch, thông ra biển, tới các diện tích canh tác.
Một đặc điểm quan trọng của loại đất phèn hoạt động mạnh bị nhiễm mặn là hàm lượng SO4= (%) hoà tan đã cao, thêm vào đó là hàm lượng Cl- (%) hoà tan cũng đã xuất hiện ở mức đáng chú ý (0,05 – 0,20 %).
c. Đất than bùn phèn tiềm tàng
Đất than bùn phèn tiềm tàng có diện tích tới 24.027 ha, phân bố tập trung ở vùng rừng tràm U Minh hạ (tỉnh Cà mau) và vùng rừng tràm U Minh thượng (tỉnh Kiên Giang). Rừng tràm trên đất than bùn phèn tiềm tàng chủ yếu là rừng tràm tự nhiên. Cho nên, vùng rừng tràm U Minh trên đất than bùn phèn tiềm tàng, hiện nay là các khu rừng đặc dụng, khu bảo vệ thiên nhiên hoặc vườn quốc gia, được bảo vệ nghiêm ngặt.
Đất than bùn phèn tiềm tàng cũng bị ngập nước trong mùa mưa, với mức ngập sâu tới

40 – 50 cm, thời gian ngập từ 5 – 6 tháng/năm


Đặc biệt màu nước ngập trên đất than bùn phèn tiềm tàng dưới rừng tràm thường có màu đỏ đục, ít chua ( pH = 5,0 – 5,5) rất tốt cho lúa và nuôi cá nước ngọt, nó có tác dụng rửa phèn rất nhanh.
Hình thái phẫu diện
- 0 – 1 cm (Ho), lớp thảm mục thô, chưa phân giải, bao gồm thân, lá, cành, rễ cây
52

tràm khô.


- 1 – 30 cm (H1), Tầng hữu cơ bán phân giải, nhiều rễ cây tràm phân bố, hàm lượng mùn 63 – 90 % có màu nâu đen.
- 30 – 72 cm (H2), Lớp than bùn thô, hàm lượng mùn 65 – 85 % than bùn có màu

đen.
- 72 – 100 cm (H3), Lớp than bùn mịn, hàm lượng mùn 35 – 55 % lẫn sét, đất có màu

đen hoặc đen đậm.
- 100 – 150 cm (Cp), tầng sinh phèn, sét pha thịt, có màu xám đen, rất ẩm ướt, vẫn còn lẫn than bùn, đất bị glây mạnh. Mùa khô độ sâu của mực nước ngầm xuất hiện

130 cm cách mặt đất.


Đặc điểm hóa tính
Độ dày của tầng than bùn thường từ 40 – 100 cm có nơi tới trên 100 cm. Hàm lượng chất hữu cơ trong tầng than bùn biến động từ 30 – 90 %.

Tỷ lệ C/N của than bùn rất cao tới 40 – 60, biểu hiện than bùn là chất hữu cơ phân giải rất kém và nghèo đạm, nhưng đất vẫn thuộc loại giàu N %, 0,4 – 0,8 %.


Than bùn có phản ứng chua: pH 4,0 – 4,8.
Sự chênh lệch pH giữa than bùn tươi và than bùn khô không lớn (than bùn tươi pH =

4,5. Khô pH = 4,0).


Tầng sinh phèn (Cp) nằm dưới tầng than bùn, có độ chênh lệch pH giữa đất tươi và đất khô tương đối nhiều.
Hàm lượng SO3 % tổng số ≥ 0,70 %, ở tầng Cp hàm lượng SO3 % ≥ 1,4.
Hàm lượng SO4= % hoà tan tương đối cao 0,11 – 0,25 %, do trong lá cây tràm có nhiều lưu huỳnh S.
Hàm lượng cation trao đổi khá cao 16 – 23 lđl/100g đất.
Độ bão hoà bazơ đạt mức trung bình (45 – 58 %).
Đặc biệt ở đất than bùn phèn tiềm tàng không xuất hiện tầng Bj có màu vàng rơm của khoáng jarosite trong phẫu diện đất.
3.2.4. Nhóm đất đỏ vàng
Nhóm đất đó vàng có diện tích 14.808.319 ha, đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong cả nước, chiếm tới 61 % diện tích tự nhiên ở miền đồi núi, nó được hình thành trong điều kiện khí hậu sinh vật nhiệt đới ẩm nằm ở độ cao từ 50 – 800 m (1000 m) trên mặt biển,

bao gồm các đơn vị đất sau đây:

53

- Đất nâu đỏ và nâu vàng trên đá mác ma bazơ và trung tính.


- Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất.
- Đất vàng đỏ trên đá mác ma chua.
- Đất vàng nhạt trên đá cát
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ
- Đất xám (bao gồm cả đất xám bạc màu)
- Đất đỏ nâu trên đá vôi
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước
Đặc điểm chung của nhóm đất đỏ vàng (đất Feralít – Ferralsols)
Đất có màu đỏ hoặc lẫn đỏ.
Tầng tích luỹ chất hữu cơ (tầng A) mỏng, hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp, trong thành phần của mùn, axít fulvônic chiếm ưu thế.
Thường có tầng tích tụ Fe và Al (tầng B) trong phẫu diện.
Hàm lượng các khoáng vật nguyên sinh rất thấp, trừ các khoáng vật rất bền.
Trong thành phần keo sét của đất, chủ yếu là khoáng sét Kaolinít, bên cạnh còn có một số keo dương: hydrôxít Fe, Al và Titan.
Khả năng trao đổi của khoáng sét thấp.
Đoàn lạp của đất có tính bền tương đối cao.
(1) Đất nâu đỏ trên đá mác ma bazơ và trung tính (Rhodic Ferralsols)
Đây là loại đất điển hình trong nhóm đất đỏ vàng, có tổng diện tích: 2.587.485 ha và

được phân bố theo các vùng như sau:


- Tây Nguyên: 1.311.416 ha
- Miền Đông Nam bộ: 598.417 ha
- Trung du và miền núi Bắc bộ: 410.599 ha
- Khu IV cũ: 143.205 ha
- Duyên hải Nam Trung bộ: 106.422 ha
- Đồng bằng sông Hồng: 46.685 ha
- Đồng bằng sông Cửu Long: 1.478 ha
(Viện QHTKNN – 1982).

54

Sau đây là một số tỉnh có diện tích đất nâu đỏ trên bazan khá rộng:


- Tỉnh Sông Bé: 385.990 ha
- Tỉnh Lâm Đồng: 237.328 ha
- Tỉnh Đắc Lắ c: 221.875 ha
- Tỉnh Đồng Nai: 207.403 ha
Các đặc điểm của đá nâu đỏ trên đá mác ma bazơ và trung tính
Đất có màu nâu đỏ hoặc đỏ.
Đất dốc thoải ≤ 15 º, chiếm 84,3 % diện tích đất nâu đỏ. Tầng đất dày > 100 cm, chiếm 96,8 % diện tích đất nâu đỏ.

Hàm lượng sét trong đất cao, cấp hạt sét (<0,001 mm) chiếm 40 – 60 %.


Đất xốp hoặc rất xốp, độ xốp biến động từ 60 – 65 %.
Đất có cấu tượng viên tốt, có độ bền trong nước cao (35 – 50 %).
Đất có phản ứng chua, với độ bão hoà bazơ thấp (< 50 %). Hàm lượng mùn ở tầng đất mặt, nhìn trung khá: 4 – 8 %.

Hàm lượng N và P tổng số trong đất thuộc loại khá hoặc giàu.

Tỷ lệ


đối mạnh.

SiO2

R2O3
= 1,1 – 1,8, khá thấp, biểu hiện cường độ Feralít diễn ra trong đất tương


(2) Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (biến hình) Có diện tích: 6.091.004 ha.

Đây là loại đất có diện tích lớn nhất trong nhóm và phân bố theo các vùng như sau:


- Trung du và miền núi Bắc bộ: 2.990.701 ha.
- Khu IV cũ: 1.607.267 ha.
- Duyên hải Nam Trung bộ: 537.072 ha.
- Tây Nguyên: 647.454 ha.
- Đông Nam bộ: 193.718 ha.
- Đồng bằng sông Cửu Long: 114.792 ha.
Đất có màu đỏ vàng, so với đất nâu đỏ trên bazan, thì độ dầy của đất đỏ vàng kém hơn nhiều và tuỳ thuộc vào loại đá mẹ.
Đất đỏ vàng trên đá biến hình chua: Đất có độ dày > 150 cm, chiếm 63 %, độ dày 50 –

55


150 cm chiếm 23,5 % và độ dày < 50 cm chiếm 13,5 %.
Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét: Đất có độ dày > 150 cm, chỉ có 11 %; độ dày 50 –

150 cm, chiếm 43,5 % và độ dày < 50 cm, chiếm 45,5 %.


Đất thường có độ dốc từ 15 – 20 º.
(3) Đất vàng đỏ trên đá mác ma chua (Granite, Riolite) [Ferric Acrisols] Có diện tích: 4.037.829 ha. Phân bố theo các vùng như sau:

- Trung du và miền núi Bắc bộ: 553.732 ha.


- Khu IV cũ: 709.372 ha.
- Tây Nguyên: 991.981 ha.
- Miền Đông Nam bộ: 18.033 ha.
- Đồng bằng sông Hồng: 5.306 ha.
- Đồng bằng sông Cửu Long: 5.044 ha.
Đất vàng đỏ trên đá mác ma chua, thường mỏng lớp, nhiều đá lẫn và đá lộ đầu, thành phần cơ giới nhẹ (giàu hạt cát) đến trung bình. PH(KCl) = 4,0 – 5,0, nghèo mùn và các chất khoáng dinh dưỡng. Khả năng trao đổi cation thấp. Độ bão hoà bazơ thấp, hoặc rất thấp.
(4) Đất vàng nhạt trên đá cát (Ferralic Acrisols) Có diện tích: 2.190.278 ha.

Đây là loại đất có độ phì thấp nhất trong nhóm đất đỏ vàng và phân bố theo các vùng như sau:


- Trung du và miền núi Bắc bộ: 1.234.190 ha.
- Khu IV cũ: 363.170 ha.
- Duyên hải Nam Trung bộ: 380.118 ha.
- Đồng bằng sông Hồng: 98.867 ha.
- Tây Nguyên: 92.133 ha.
- Đồng bằng sông Cửu Long: 23.694 ha.
- Miền Đông Nam bộ: 18.106 ha.
Đất có màu vàng nhạt (màu của tầng tâm B), do hàm lượng SiO2 trong thành phần cơ giới Đất có thành phàn cơ giới nhẹ, giàu hạt cát, quá trình rửa trôi hạt sét xuóng sâu trong phẫu diện khá rõ nét.
Hàm lượng mùn ở tầng đất mặt thấp và giảm nhanh khi xuống sâu.

56

Sự rửa trôi các chất khoáng dinh dưỡng và keo sét xuống sâu, diễn ra mạnh và dễ trở



thành đất bạc màu.
(5) Đất nâu vàng trên phù sa c(Ferric Acrisols)
Có diện tích: 407.071 ha. Phân bố theo các vùng như sau:
- Trung du và vùng núi Bắc bộ: 106.613 ha.
- Miền Đông Nam bộ: 88.470 ha.
- Duyên hải Nam Trung bộ: 76.666 ha.
- Khu IV cũ: 69.106 ha.
- Tây Nguyên: 48.066 ha.
- Đồng bằng sông Hồng: 17.935 ha.
- Đồng bằng sông Cửu Long: 168 ha. (Viện QHTKNN – 1992)

Các tỉnh có diện tích đất nâu vàng trên phù sa cổ tương đối nhiều là: Đồng Nai: 48.552

.ha, Sông Bé: 35.206 ha, Vĩnh Phúc và Phú Thọ: 25.180 ha, Ninh Thuận và Bình Thuận:

31.886 ha.


Đây là loại đất được hình thành trên sản phẩm phù sa cổ có tuổi niên đại địa chất pleitocence (Q1 – Q3). Các loại rừng nhiệt đới nguyên sinh thường gặp trên loại đất này là: Rừng dầu, rừng trắc, rừng gụ, rừng kiền kiền và rừng lim.
Đất có dạng địa hình đồi thấp (độ cao trên mặt biển < 200 m). Dốc thoải, trên 90 % đất nâu vàng trên phù sa cổ có độ dốc < 8º. Có từ 70 – 80 % diện tích có tầng đất dày > 100 cm.

Loại đất này thường có ảnh hưởng của nước ngầm, nên dễ hình thành tầng kết von Fe, Al và đá ong, sau khi bị mất rừng.



tải về 2.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương